intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Muốn ăn ít, đừng ăn cùng người gầy

Chia sẻ: Kata Kata | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

48
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những người dù ăn nhiều hay bất kỳ thứ gì vẫn gầy có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ ăn kiêng của bạn. Theo một nghiên cứu mới đây, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn nếu người ngồi ăn cùng bạn gầy gò và ăn nhiều. Các nhà nghiên cứu đã cho các sinh viên ngồi xem phim và ăn snack cùng với một người gầy gò hoặc béo phì và nhận thấy các sinh viên này thường có xu hướng bắt chước những người bạn gầy gò ăn nhiều. Ngược lại, họ sẽ có khả năng kiểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Muốn ăn ít, đừng ăn cùng người gầy

  1. Muốn ăn ít, đừng ăn cùng người gầy Những người dù ăn nhiều hay bất kỳ thứ gì vẫn gầy có thể ảnh hưởng xấu đến chế độ ăn kiêng của bạn.
  2. Theo một nghiên cứu mới đây, bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn nếu người ngồi ăn cùng bạn gầy gò và ăn nhiều. Các nhà nghiên cứu đã cho các sinh viên ngồi xem phim và ăn snack cùng với một người gầy gò hoặc béo phì và nhận thấy các sinh viên này thường có xu hướng bắt chước những người bạn gầy gò ăn nhiều. Ngược lại, họ sẽ có khả năng kiểm soát việc ăn uống cao hơn nếu ăn cùng với một người béo ăn nhiều. Những phát hiện này cho thấy việc chứng kiến một người bạn gầy gò ngấu nghiến cả đống thức ăn sẽ khiến c húng ta ngấm ngầm cho phép mình làm điều tương tự. Tiến sỹ Brent McFerran, phó giáo sư khoa marketing của trường Đại học Colombia Anh quốc ở Kelowna, Canada, giải thích: "Khi chứng kiến một người gầy ăn nhiều, chúng ta sẽ ‘Nếu cô ấy ăn nhiều như thế mà vẫn gầy, vậy thì tôi cũng có thể như vậy’ hoặc ‘Cô ấy ăn bánh ngọt, vậy thì mình cũng có thể'”. Trong một email gửi đến chuyên mục Sức kở của Reuters, ông nói: “Nói cách khác, người nguy hiểm nhất để ăn cùng không phải là người béo phì mà là một người gầy ăn nhiều”. McFerran và các đồng nghiệp đã tuyển 210 sinh viên nữ tham gia vào cuộc nghiên cứu và chỉ để họ nghĩ rằng đây là cuộc nghiên cứu về việc xem phim. Mỗi sinh viên sẽ xem phim cùng với một thành viên của nhóm nghiên cứu nhưng không được cho biết điều đó.
  3. Trong một số trường hợp, nhà nghiên cứu này xuất hiện với trọng lượng thật của mình, 47kg, còn trong những trường hợp khác, cô độn thêm một số thứ vào người để trông béo phì. Trong thời gian xem phim, cặp sinh viên- nhà nghiên cứu được cho ăn snack, trong đó nhà nghiên cứu đóng giả sẽ ăn phần của mình trước. Kết quả, nhóm của McFerran nhận thấy các sinh viên ăn nhiều hơn khi người ngồi cạnh người gầy ăn nhiều nhưng với trường hợp người ngồi cạnh “béo phì” ăn khẩu phần tương tự thì không như vậy. Chẳng hạn, khi nhà nghiên cứu gầy gò ăn nhiều (30 viên kẹo), những người tham gia ăn trung bình 10 viên kẹo. Khi nhà nghiên cứu “béo phì” và ăn nhiều, người tham gia sẽ ăn khoảng 6 viên kẹo. McFerran chỉ ra rằng các ảnh hưởng xã hội có thể là nhân tố tác động mạnh nhất đến những gì chúng ta ăn: "Ăn uống liên quan nhiều đến áp lực xã hội". Tuy nhiên, những phát hiện này không có nghĩa chúng ta nên hủy toàn bộ kế hoạch ăn uống trong tương lai với những người bạn gầy gò mà ăn nhiều. McFerran cho biết: "Nếu chúng ta vạch trước những gì chúng ta sắp làm, chúng ta sẽ ăn ít hơn”. Ông cũng gợi ý rằng thay vì nhìn người bạn gầy gò thưởng thức món ăn và cho phép mình làm điều tương tự, chúng ta nên tự nhắc mình rằng con người không ai giống ai, chẳng hạn, mỗi người sẽ khác nhau về sự trao đổi chất và các thói quen tập thể dục…”.
  4. Ông cũng nói thêm rằng chúng ta nên tập trung vào mục tiêu ăn uống lành mạnh của mình thay vì bắt chước người bạn đó. Ngoài ra, ông cũng cho biết những người bạn chọn khẩu phần ăn nhỏ hơn và thực phẩm lành mạnh hơn có thể khuyến khích chúng ta làm điều tương tự, đặc biệt nếu đó là những người gầy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2