intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mỹ thuật Việt Nam chưa có tranh lịch sử

Chia sẻ: Pham Thai Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

106
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử Mỹ thuật hiện đại Việt Nam chưa có thể loại tranh lịch sử, chúng ta chưa có cơ sở đào tạo thể loại này, nhất là chưa hội đủ tư liệu lịch sử: vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật về lịch sử cổ đại. Chúng ta mới sáng tác được tranh nghệ thuật về đề tài lịch sử, chứ chưa có hẳn một thể loại tranh lịch sử. Mặc dù, trên thực tế, những nhân vật lịch sử, diện mạo lịch sử mà thế hệ hôm nay hình dung được phần lớn phụ thuộc vào loại hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mỹ thuật Việt Nam chưa có tranh lịch sử

  1. Mỹ thuật Việt Nam chưa có tranh lịch sử
  2. Lịch sử Mỹ thuật hiện đại Việt Nam chưa có thể loại tranh lịch sử, chúng ta chưa có cơ sở đào tạo thể loại này, nhất là chưa hội đủ tư liệu lịch sử: vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật về lịch sử cổ đại. Chúng ta mới sáng tác được tranh nghệ thuật về đề tài lịch sử, chứ chưa có hẳn một thể loại tranh lịch sử. Mặc dù, trên thực tế, những nhân vật lịch sử, diện mạo lịch sử mà thế hệ hôm nay hình dung được phần lớn phụ thuộc vào loại hình nghệ thuật này. Nhiều cái khó Chúng ta hẳn còn nhớ, khi bức tượng đài vua Lý Thái Tổ được dựng ở Bờ Hồ đã nổ ra nhiều ý kiến tranh luận về việc giống hay không giống. Điều này chỉ minh chứng rằng, công tác lưu trữ của chúng ta còn quá yếu. Nếu như ở nhiều nước, họ có các Bảo tàng lịch sử lưu trữ đầy đủ các tài liệu về y
  3. phục của các giai đoạn lịch sử, các triều đại giúp họa sĩ hình dung được dễ dàng hơn trong sáng tạo nghệ thuật thì ở ta, việc này hầu như không có. Các họa sỹ phải thu thập tư liệu cho sáng tác tranh, tượng lịch sử từ sách sử. Với những nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử càng xa xưa như Hai Bà Trưng đánh quân Đông Hán, Bà Triệu đánh Ngô, Ngô Quyền đánh Nam Hán… thì càng không có “mẫu số chung” nào. Mỹ thuật đề tài lịch sử Việt Nam mới chỉ ghi nhận được
  4. khoảnh khắc lịch sử, chứ chưa thể hiện được cả giai đoạn lịch sử (ảnh minh họa) Nhà phê bình Mỹ thuật Lê Quốc Bảo chia sẻ: “Sáng tạo nghệ thuật về đề tài lịch sử đòi hỏi cao về tư duy lịch sử và trải nghiệm lịch sử bằng vốn sống, vốn hiểu biết, vốn nghệ thuật của mỗi nghệ sỹ. Lịch sử cận đại hiện đại cho dù có sống cùng với thời đại của nhân vật, sự kiện lịch sử cũng chẳng đơn giản chút nào, lịch sử cổ đại xa xưa thì chưa đủ cơ sở tư liệu nên càng khó”. Điều này lý giải vì sao, những nhân vật lịch sử chưa có diện mạo rõ nét trong nền văn hóa, lịch sử nước ta. Các nhân vật lịch sử thời kỳ phong kiến chưa đậm nét, giống trên “sân khấu”. Nhà phê bình Mỹ thuật Nguyễn Văn Chiến kể: “Họa sỹ Thang Trần Phềnh khi vẽ nhân vật lịch sử Hai Bà Trưng đã cho biết, ông đi tìm các nhà lịch sử để hỏi về chân dung,
  5. trang phục, quần áo…những gì mang “tính ảnh” của thời đó nhưng đều gặp cái lắc đầu vì các sử gia thời đó không hề lưu lại, không có tư liệu gì. Cuối cùng, Trần Phềnh vẽ chân dung theo “tưởng tượng”. Và thành ra, phục trang theo như ăn vận của các vai trên…sân khấu”. Điều này, cũng dẫn tới việc các nhân vật lịch sử cứ “na ná” nhau. Họa sỹ Trần Khánh Chương- Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam thừa nhận: “Trong những năm gần đây, chúng ta làm nhiều tượng đài về các nhân vật lịch sử như Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… và những danh nhân, tướng lĩnh nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Toản… nhưng không có một tài liệu nào về chân dung các vị đó. Bởi vậy đã xảy ra tình trạng, gương mặt của các vị này giông giống nhau, trang phục cũng tương tự với khăn đóng áo dài”. Cũng vì vậy, những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc
  6. không được tái hiện đầy đủ, tương xứng với một quốc gia giàu truyền thống, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm như Việt Nam. Trong khi, thế giới có những cái tên như: “Phòng thủ Xêvastôpôn” của Đâynêca thể hiện những chiến sĩ hải quân xông lên chiến đấu giáp lá cà với quân Phát xít Đức; “Trận tấn công ở đồi Xapun” của P. Manxép diễn tả trận đánh của Hồng quân Nga với quân Phát xít hoặc “Trận đánh gần làng Egorlucxcaia” của B.Grêcốp thể hiện các cỗ xe tứ mã, những chiến binh trên ngựa dũng mãnh lao vào chiến trận… nổi tiếng thế giới bởi nói được cả giai đoạn lịch sử thì ở ta, các tác phẩm mới chỉ ghi nhận một khoảnh khắc lịch sử tiêu biểu. Những cái tên như “Nguyễn Du đi săn” (sơn mài của Nguyễn Đức Nùng); “Nguyễn Trãi” (tranh lụa của Đặng Quý Khoa); “Ông Nghè vinh quy” (Sơn mài của Nguyễn Khang)… và sau này là “Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập” (sơn mài của Văn Thơ); “Chiến lũy” (sơn dầu của Lê Anh Vân); “Kéo
  7. pháo vào Điện Biên” (Sơn mài của Huỳnh Văn Gấm)… là tiêu biểu của mỹ thuật lịch sử Việt Nam song vẫn còn khiêm tốn về sức vang, sức lay động trên bản đồ mỹ thuật thế giới. Cần một đội ngũ chuyên nghiệp
  8. Khởi nghĩa Tháng 8-1945 ở Tỉnh lỵ Tân An (Tranh Huỳnh Văn Gấm) Để có một thể loại tranh lịch sử, cần có một đội ngũ sáng tác chuyên về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, ở nước ta, các nghệ sỹ tạo hình được đào tạo tại các trường mỹ thuật đều có một chương trình đào tạo chung cho tất cả. Chỉ chú ý chuyên sâu cho các ngành chuyên môn như: Sơn dầu, sơn mài, lụa, đồ họa, điêu khắc…nói chung chứ không có trường nào đào tạo chuyên sâu cho những người sáng tác về đề tài lịch sử. Họa sỹ Trần Khánh Chương cho biết, trường Đại học Mỹ thuật của Nga thành lập hẳn một khoa chuyên đào tạo các nghệ sỹ tạo hình sáng tác về đề tài lịch sử, phương pháp sáng tạo, ngôn ngữ và khả năng biểu đạt. Nên chăng, chúng ta học
  9. tập họ để có một đội ngũ sáng tác chuyên về đề tài lịch sử? Ý tưởng này cũng được nhà phê bình mỹ thuật Bùi Thị Thanh Mai ủng hộ. Bởi theo bà Mai, nếu như các nhà viết sử thường trình bày sự kiện theo trình tự thời gian thì người nghệ sỹ tạo hình chỉ chọn và làm nổi bật lên một cách sống động, thẩm mỹ và nhân văn về một thời khắc, một khía cạnh của sự kiện, hay một vấn đề của lịch sử. Muốn làm được điều này, người nghệ sỹ phải am hiểu sâu sắc về lịch sử. Vẽ một bức tranh đã khó, vẽ một tác phẩm mang tầm tư tưởng, nội dung sâu sắc về lịch sử lại càng khó hơn. Nếu chỉ đơn thuần là minh họa lịch sử thì sẽ giảm đi giá trị của hội họa, song nếu hư cấu mà làm sai lệch tinh thần lịch sử lại có tội với lịch sử. Sau việc đào tạo để có một đội ngũ chuyên sáng tác đề tài lịch sử, cái cần là đưa tác phẩm đến với rộng rãi công chúng với các phương thức như triển lãm, in sách…để các tác phẩm
  10. đến được với công chúng. Đó là cách để tạo nên sức sống của mỹ thuật và cũng là cách để nghệ thuật phát huy giá trị của nó, khơi dậy những rung động thẩm mỹ và đưa các bài học lịch sử đi vào tâm hồn người Việt, góp phần giúp “dân ta biết sử ta”./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2