intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nấm linh chi

Chia sẻ: Duong Van Huy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

456
lượt xem
168
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục" coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nấm linh chi

  1. Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, màu nâu sẫm, mũ nấm lớn từ 2-15cm. Sở dĩ, nấm linh chi bán đắt nhất trong các loại nấm vì chúng là một thảo dược quý hiếm có giá trị dinh dưỡng cao. Dùng nấm linh chi dưới dạng sắc uống, bào chế thành thuốc viên, trà, ngâm rượu uống có thể tăng khả năng miễn dịch và chữa được nhiều bệnh như: hen phế quản, huyết áp cao, mỡ trong máu, co thắt tim, an thần, đau nhức xương, phòng ngừa bệnh ung thư.... Nấm Linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nấm Linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung, Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong "Thần nông  bản thảo" xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong "Bản thảo cương mục"  coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện nảo  (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật phát  hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ. Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác  dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic,  ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta­D­glucan,g  (đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm  lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 ­ 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy  trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của  cơ thể như: đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calciumc Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí,  an thần, tăng trí nhớa Ngày nay người ta biết trong nấm Linh chi có germanium giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn;  polysaccharit làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid  ganodermic chống dị ứng, chống viêm.
  2. Trong bã mía có chứa một lượng xenlulô rất cao, có thể nuôi được các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương và nấm linh chi. Nếu tận dụng nguồn bã Nấm là món ăn phổ biến mía hiện nay cho việc nuôi nấm, mỗi năm có thể thu về trong bữa cơm Việt Nam. 250 triệu USD. Thế nhưng, 2,5 triệu tấn bã mía/năm tập trung ở khoảng 40 nhà máy mía đường lớn trong cả nước lại chưa được tận dụng đúng mức. Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và các số liệu thống kê, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã đi tới nhận xét, nuôi nấm trên bã mía cũng đưa lại năng suất tương đương với rơm rạ, mùn cưa... Thậm chí, ở nấm sò và mộc nhĩ, phương pháp này còn đem lại năng suất cao hơn. Sau đây là vài số liệu so sánh cụ thể: • Năng suất trung bình của nấm rơm trên bã mía khô đạt 12,08%, trong khi trên rơm rạ khô đạt 12,6% (tính phần trăm sản phẩm tươi trên nguyên liệu khô). • Năng suất trung bình của nấm mỡ trên bã mía khô đạt 23,2% (trên rơm rạ khô đạt 26,2%). • Năng suất của nấm linh chi trên bã mía khô đạt 11,35% (trên mùn cưa cao su khô đạt 9,52%). • Năng suất của nấm sò trên bã mía khô đạt 80% (trên rơm rạ khô đạt 78,12%). • Năng suất của mộc nhĩ trên bã mía khô đạt 95,04% (trên mùn cưa khô đạt 93,92%). Nếu sử dụng hết lượng bã mía vào sản xuất nấm các loại, sẽ tạo việc làm cho khoảng 300.000-500.000 người, tạo lượng sản phẩm có giá trị khoảng 250 triệu USD/năm. Ngoài ra, việc nuôi nấm sẽ làm cho môi trường trong sạch do giải quyết được lượng rác thải do bã mía gây ra. Hiện phương pháp nuôi nấm này đang được thực nghiệm trên diện rộng tại Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn. Trồng nấm linh chi trên bã mía  Gửi bởi: minhquan   Ngày 14­4­2004 lúc 18 giờ 31 phút  Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông  
  3. nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu   dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa từ   10 – 15%.  Lâu nay các nhà máy đường thường đem đốt một phần bã mía sau khi sản xuất đường để cung   cấp điện cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván sàn ép, nhưng chủ yếu   lượng lớn bã mía được đổt đi và gây ô nhiễm môi trường, chúng khó phân hủy, nhiều loại nấm mốc   ăn đường gây chua, thối, có những bãi chôn sau 3 năm đào lên bã mía vẫn không phân hủy. Mới   đây, đề tài “Nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía” đã được công nhận là công nghệ tiến bộ cấp Nhà   nước. Đề tài do một Bí thư Đoàn Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật ­ Viện Di truyền Nông   nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. > Nấm linh chi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cũng như chữa bệnh cao, nó có tác dụng lớn trong hạ  huyết áp, điều trị phòng bệnh ung thư. Ước tính hàng năm thị trường Việt Nam tiêu thụ 100 tấn linh chi khô. Nấm linh chi trồng được trồng ở nước ta từ năm 1997 với nguyên liệu là mùn cưa. Tuy nhiên nguồn nguyên  liệu này không phải vô tận và không phải địa phương nào cũng sẵn có. Đề tài nghiên cứu nuôi trồng nấm  linh chi trên bã mía được các Đoàn viên trong Trung tâm nghiên cứu từ năm 1999 với mục đích tìm nguồn  nguyên liệu mới để nhân rộng mô hình trồng nấm cho nhiều địa phương. Về chất lượng nấm linh chi trồng trên bã mía, KS. Nguyễn Văn Dũng (Phó Bí thư Đoàn) cho biết, nấm linh  chi trồng trên bã mía có một số hoạt chất nhóm polysarcarit và một số axit amin không thay thế với hàm  lượng cao hơn trong nấm linh chi trồng trên mùn cưa. Những hoạt chất này có tác dụng tăng sức đề kháng  của cơ thể, điều chỉnh hàm lượng cholesterol trong máu … Quy trinh: Bã mía sau chế biến khi trồng và thu hoạch nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân  hóa học để cải tạo đất trồng mía. Qua quá trình nuôi cấy, cây nấm sẽ phân hủy bã mía thành các phân vi  sinh nhờ enzyme. Các chất dinh dưỡng nấm tiết ra sẽ góp phần phục hồi độ màu của đất, phục vụ ngành  sản xuất đường sạch. Nấm linh chi trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mạt cưa 10 – 15% và đạt 45 kg nấm khô trên 1 tấn bã  mía. Một tấn mùn cưa giá 600.000 – 700.000 đ/tấn, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ  mất chi phí vận chuyển. Hiện giá 1 kg nấm linh chi không dưới 200.000 đồng. (LanPhương – theo bản tin KHCN TP.HCM) Quy trinh san xuat nam linh chi: ND - Nấm linh chi là loại nấm thuốc có nhiều giá trị dược học như tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Sau nhiều năm nghiên cứu Trường đại học Tây Nguyên đã hoàn chỉnh quy trình nuôi trồng nấm linh chi. Quy trình bao gồm các bước: Phối trộn nguyên liệu, đóng bịch, hấp vô trùng, cây giống, ủ, hình thành quả thể, chăm sóc, thu quả thể, xử lý phế thải, vệ sinh môi trường. Trường đại học Tây Nguyên sẽ chuyển giao quy trình nuôi trồng nấm linh chi
  4. quy mô công nghiệp cho các đơn vị có nhu cầu trong đó có hệ thống thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực. Cách trồng nấm linh chi Thời gian trồng nấm Linh chi tốt nhất là từ 15-1 đến 15-3 và từ 15-8 đến 15-9 dương lịch. 1. Các công đoạn trồng nấm linh chi: a. Cách xử lý nguyên liệu: Muốn trồng nấm linh chi phải chuẩn bị: Mùn cưa; các loại gỗ không có tinh dầu, độc tố; túi nylon chịu nhiệt; bông nút, cổ nút; các phụ gia(bột nhẹ); nước tưới sạch(nước sinh hoạt ăn uống hàng ngày, nước máy). b. Cách đóng túi: Lấy nước sạch phun lên mùn cưa, ủ thành đống che cho mùn cưa đủ ngấm nước, trương nở. Sau 24 giờ tiến hành phối trộn thêm các phụ gia: cứ 100kg nguyên liệu cho 1 kg bột nhẹ(CaCO3) HOẶC 0,5 kg vôi bột, đảm bảo độ ẩm 67-70 %, ủ đống 2-3 ngày, đảo đống ủ. Ủ đống cho lên men hiếu khí 2-3 ngày nữa, bổ sung 0,5kg đạm urê, 2% đạm sunfat. Sau đó đóng vào túi, mỗi túi nặng 1,1-1,4 kg, đầu túi giống cho ống nhựa nhỏ tạo cổ túi, buộc chặt lại rồi đưa đi thanh trùng. c. Thanh trùng: Phương pháp 1: Xếp các túi mùn cưa vào thùng hấp cách thuỷ, sao cho lớp nọ không chồng lên lớp kia để đảm boả nhiệt độ trong thùng chỗ nào cũng được 100oC, hấp trong thời gian 10-12 giờ. Phương pháp 2: Thường dùng trong các cơ sở sản xuất lớn. Người ta cho các túi (bịch) nguyên liệu vào nồi áp suất ở nhiệt độ 119-126oC, áp suất đạt 1,2-1,5 at trong thời gian 90-120 phút. d. Cấy giống:
  5. Các túi nguyên liệu sau khi khử trùng lấy ra để nguội trong phòng sạch(phòng được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh), thóang mát. Cách 1:Cấy giống trên que gỗ Muốn cấy giống phải tao các lỗ ở túi nguyên liệu, mỗi lỗ có đường kính 1,8-2cm, sâu 15- 17cm. Khi cấy phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. Cách 2: Cấy giống trên hạt Dùng que cấy khều nhẹ các hạt giống, bỏ đều lên bề mặt túi nguyên liệu, tránh giập nát hạt giống(lượng giống cấy cho 1 túi nguyên liệu là 10-15g tức 300g giống cấy cho 25-30 túi). Cần lưu ý: Giống cấy phải đúng độ tuổi, giống mọc đều trong lọ(chai túi), không có nấm dai, vi khuẩn, nấm mốc. Trước khi cấy phải dùng cồn lau miệng lọ giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không để bề hạt giống bị nát.trong thời gian cấy, chai giống luôn để nằm ngang, sau khi cấy xong, dùng bông đậy nút lại, chuyển túi vào khu vực ươm. e. Ươm túi: Túi nguyên liệu đã cấy giống chuyển đến khu vực ươm, ở trong lán, phòng thông thoáng sạch sẽ, độ ẩm từ 75-85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-30oC. Đặt các túi trên giàn giá hoặc xếp thành luống, khoảng cách giữa các túi 2-3cm.Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra. Trong thời gia ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa vận chuyển, thời gian sợi nấm phát triển nếu có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, nếu túi bị nhiễm trên bề mặt có thể do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm. Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do túi bị thủng hoặc hấp vô khuẩn chưa đạt yêu cầu. f. Chăm sóc thu hái: Nhà trồng nấm phải sạch sẽ, thông thoáng có mái chống mưa dột và chủ động điều chỉnh: nhiệt độ cho phù hợp từ 22-28oC; độ ẩm không khí đạt 80-90%; ánh sáng khuếch tán và chiếu đều mọi phiá, kín gió.Nhà trồng có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng. Trong quá trình chăm sóc thu hái có 2 cách: * Phương pháp không phủ đất:Sau khi cấy giống đến khi rạch túi khoảng 25-30 ngày sợi nấm đã ăn kín 3/4 túi, rạch 2 vết sâu vào trong túi dài 0,2-0.5cm đói xứng 2 bên, đặt túi lên giàn cách nhau 2-3cm để nấm không chạm vào nhau. Từ 7-10 ngày đầu chỉ tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì vừa tạo ẩm vừa tưới phun sương nhẹ vào túi mỗi ngày 1-3 lần (tuỳ theo thời tiết)cho đến khi trên mũ nấm không còn viền trắng là thu hái.
  6. Thu hái: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt sát mặt túi, lau sạch nấm, đem phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40-45oC. Độ ẩm nấm khô 23%, cứ khoảng 3kg nấm tươi được 1kg nấm khô. Khi đã hái xong đợt 1, chăm sóc như ban đầu để tận dụng thu đợt 2. Năng suất thu hoạch: cứ 1 tấn nguyên liệu cho 18-30 kg linh chi khô. Kết thúc đợt nuôi trồng phải tẩy trùng nhà xưởng bằng focmon 0,5-1%. * Phương pháp phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín 3/4 túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi phủ lên trên một lớp đất dày2-3cm. Đất phủ được lấy từ ruộng màu,(dùng cuốc, xẻng đập nhỏ đất) sàng bỏ tạp chất(bụi, rác) lấy hết đất to chỉ để lại những hạt bằng hạt gạo đến hạt ngô là được. Sau khi phủ đất cần lưu ý chăm sóc, nếu thấy đất phủ khô dùng bình tưới phun nhẹ lớp nước như sương để đất ẩm lại, không được tưới nhiều để tránh nước thấm xuống nền gây nhiễm bệnh ảnh hưởng đến quá trình tạo nấm(quả thể).Trong thời gian 7-10 ngày đầu kể từ khi phủ đất, độ ẩm không khí trong nhà phải đạt80-90% bằng cách tưới nước xuống nền nhà, cho đến khi quả thể bắt đầu nhô lên khỏ mặt đất là thu hoạch được.Thời gian từ lúc nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài 65-70 ngày. (Theo VNG) Trồng thành công nấm linh chi trên bã mía Các nhà khoa học trẻ thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa trồng thành công nấm linh chi trên bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa từ 10 - 15% và đạt 45kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Nấm linh chi trồng trên bã mía có một số hoạt chất nhóm polysarcarit và một số axit amin không thay thế với hàm lượng cao hơn trong nấm linh chi trồng trên mùn cưa. Bã mía sau khi trồng nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía... NTNN, 11/2003 Sản xuất thành công nấm linh chi sinh khối Bằng việc sản xuất nấm linh chi sinh khối từ sợi nấm, công nghệ lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam, sản phẩm linh chi được tạo ra không những lớn về số lượng mà còn có một số thành phần hoạt chất quan trọng không thua kém nấm cổ linh chi vốn đã và đang được nhiều người săn lùng ráo riết. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Chính, Chủ nhiệm công trình hoàn thiện công nghệ sản xuất một số chủng nấm linh chi đoạt giải ba Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam của Quỹ VIFOTEC, nói: Linh chi sinh khối
  7. được chứng minh có chứa các thành phần hoạt chất quý cao gấp nhiều lần so với linh chi sản xuất bằng phương thức truyền thống. Thành phần chống khối u của nấm linh chi của công trình đạt 18%, có trường hợp đạt 20-36%, trong khi nấm linh chi từ các nơi khác, tức sản phẩm nấm dưới dạng quả thể to như cái đĩa, chỉ đạt 5-6%. Đó là các enzym, kháng sinh, protein, 17 loại acid min, polysacharid (1-3 beta-D-glucan)... Không những thế, linh chi sinh khối còn hơn hẳn công nghệ sản xuất nấm quả thể như thời gian thu hoạch ngắn. Đặc biệt, giá bán của linh chi sinh khối cao gấp đôi quả thể, 600.000 đồng/kg so với 300.000 đồng/kg. Khi sử dụng, không cần loại bỏ bã như nấm quả thể. Trong số tám sản phẩm của công trình, đáng chú ý có sản phẩm mang tên Sinh linh và Bào tử nấm linh chi. Bào tử nấm linh chi lâu nay bị nhiều người cho là không tốt nên thậm chí cho rửa trôi bào tử. Các nhà khoa học trong nhóm đề tài làm ngược lại. Họ cho thu hồi và sử dụng chúng như một trong những sản phẩm chính. Điều thú vị là chính những bào tử này chứa hoạt chất germanium có tác dụng làm giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Chính vì tác dụng to lớn ấy giá 1 kg bào tử nấm linh chi vọt lên 5 triệu đồng. Bột linh chi tổng hợp và nguyên chất từ sinh khối được ứng dụng thử tại một số bệnh viện như Saint Paul, Hữu nghị cho các bệnh nhân cao huyết áp, viêm gan, ung thư, v.v. Kết quả bước đầu được đánh giá rất khả quan. Sản lượng nấm linh chi cả nước hiện đạt 10- 15 tấn. Nếu sản xuất sinh khối nấm theo công nghệ của công trình, mỗi năm có thể đạt vài chục tấn. Giá trị kinh tế của nấm linh chi cao hơn hẳn các loại nấm thông thường. Trong khi nấm linh chị có thể bán 300.000- 600.00 đồng/kg, nấm khác chỉ bán được 15.000-20.000 đồng/kg. Sinh linh là loại bột sinh khối nấm linh chi nguyên chất đóng gói 100 g/hộp giá 60.000 đồng/hộp từng đoạt Huy chương Vàng tại hội chợ XNK và tiêu dùng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2003. Sinh linh tỏ ra hữu hiệu trong việc chống một số loại vi khuẩn gây bệnh, gây ngộ độc thức ăn, chống khối u, chống phóng xạ. Đặc biệt, khả năng bảo vệ tế bào khi đột biến gene (khi tế bào lành chuyển sang tế bào ác tính, tế bào ung thư) của linh chi sinh khối cao hơn linh chi ở dạng quả thể. Trong khuôn khổ hợp tác với Hàn Quốc theo nghị định thư cấp chính phủ thuộc Trường đại học Khoa học Tự nhiên, sản phẩm sinh Sinh linh khối vừa được cấp cho 30 bệnh nhân ung thư gan tại BV Ung thư Trung ương dùng thử trong ba tháng để đánh giá tác dụng hỗ trợ chữa ung thư của sản phẩm độc đáo này. Ưu điểm nổi bật về công nghệ của linh chi sinh khối mà nhóm đề tài thực hiện chính là ở chỗ công nghệ đơn giản trong khi sản phẩm có hoạt chất sinh học cao như nêu qua ở trên. Không cần máy móc đắt tiền, các nhà khoa học có thể giúp bà con sản xuất sinh khối quanh năm và không phải theo thời vụ. Các nước phát triển cũng đã và đang sản xuất linh chi sinh khối và đúng là họ đi trước ta từ lâu. Song công nghệ của họ phức tạp, đắt và vì thế, không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam. Bài học thú vị từ công trình này chính là ở chỗ các nhà khoa học hoàn toàn có thể sống bằng sản phẩm của mình nếu đề tài xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Một khi Bộ Y tế
  8. tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng thử, các sản phẩm nấm linh chi không cải của đề tài sẽ được khẳng định sớm hơn, có lợi không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn cho các nhà sản xuất, nhất là cho người tiêu dùng. Nhan dan, 26/7/2004 - Theo Tiền phong Ung dung phát triển nghề trồng nấm bằng nguyên liệu bã mía trên diện rộng sẽ góp phần bảo vệ môi trường trong sạch do ô nhiễm từ bã mía phế thải gây ra. Ngoài ra, sau khi thu hoạch nấm, bằng các loại vi sinh vật hoại sinh phân huỷ bã nấm sẽ thu được một lượng lớn phân hữu cơ. Qui trình trồng nấm từ mạt cưa, mụn gỗ Tác giả: Nguyễn Văn Vinh 28/03/2008 Nấm Bào Ngư Việc tận dụng mạt cưa, mụn gỗ để trồng nấm vừa giải quyết môi trường, cung cấp phân hữu cơ sau đợt thu hoạch nấm, cải thiện kinh tế gia đình.... Tuy nhiên, để có được mô hình hiệu quả, khả thi cần phải tuân thủ một số điều kiện kỹ thuật. Sau đây là một số qui trình trồng nấm để lựa chọn 1. Trồng nấm bào ngư trên mạt cưa, mụn gỗ: Mạt cưa / mụn gỗ → Ủ đống 1 ngày (trộn nước vôi 1%, nâng độ ẩm đống ủ lên 60%) → Bổ sung dinh dưỡng → Đóng bịch → Hấp thanh trùng → Làm nguội → Cấy giống → Ủ tơ → Rạch bịch →Thu hái. Mạt cưa được trộn với nước vôi 1% đến độ ẩm 60%, ủ đống khoảng 3 ngày (tùy nguyên liệu, nếu là mụn gỗ như mụn dừa cần xả chát trước), sau đó bổ sung dinh dưỡng là cám hoặc tấm, hay bắp 6% và một ít khoáng vô cơ như đạm, DAP. Cho nguyên liệu vào túi nylon nén chặt vừa phải, trọng lượng trung bình mỗi túi khoảng 1,1 kg. Dùng một khúc cây tròn, đường kính 1,5 cm để nong một lổ ở giữa túi, cách đáy khoảng 1-2cm, sau đó dùng nút nhựa cố định miệng túi như một nút chai và dùng bông gòn chặn kín miệng túi và bao kín bằng giấy. Đem hấp ở nhiệt độ 100oC, 6 giờ (hoặc 120oC, 2 giờ). Làm nguội tự nhiên 24 giờ. Cấy meo bằng dụng cụ vô trùng và nuôi ủ tơ ở nhiệt độ 25-30oC, khoảng 20 ngày tơ đều, màu trắng, dày, không loang lổ, không bị nhiễm nấm mốc, nấm dại là có thể đem ra treo nấm để chăm sóc, tưới sương ít nhưng thường xuyên và thu hoạch. Ngoài nấm bào ngư mô hình này có thể sản xuất nấm mèo, nấm linh chi Điều kiện: nguyên liệu (mạt cưa/mụn gỗ); thanh trùng (lò nấu hơi nước 100oC; hoặc nồi hấp áp suất 121oC); nắm vững kỹ thuật (cần dự lớp tập huấn); meo giống (mua nơi có uy tín, tránh mua giống meo cấy chuyền nhiều lần; tự làm meo giống thì phải nắm kỹ thuật và đủ dụng cụ).
  9. (Lưu ý: Mụn gỗ - không phải là mùn gỗ, vì nếu thành mùn thì không thể làm nấm được và mỗi loại nấm cần nguyên liệu có một tỷ lệ C/N thích hợp) 2. Trồng nấm bào ngư trên rơm hoặc bã mía: Rơm → Xử lý nguyên liệu → Vớt ra → Vô túi và cấy giống → Ủ tơ → Chăm sóc và tưới đón nấm →Thu hái. + Xử lý nguyên liệu: Rơm phơi khô, làm ẩm bằng nước vôi 0.5%-1.0%, ngâm trong hồ hoặc ủ đống 3-5 ngày, đống ủ chất cao từ 1-1,5m và phải phủ nilông kín đất. + Vô túi và cấy giống: Rơm cho vào túi nilông (30-40) xếp thành từng lớp cao khoảng 4cm, ta cấy 1 lớp meo mỏng. Meo cấy gần bìa để tơ nấm hô hấp. + Ủ tơ: Để vào vị trí có ánh sáng hơi tối, nhiệt độ khoảng 25oC. Thời gian ủ khoảng 25-30 ngày (khi meo ăn trắng túi nilông). + Chăm sóc và tưới đón nấm: Theo dõi và tạo nhiệt độ thích hợp (nhiệt độ sản xuất: khoảng 27-28oC; nhiệt độ tạo quả thể: 20-25oC), ẩm độ của nhà trồng (70-95%). Thời gian khoảng 1 tuần sau khi rạch bịch nấm sẽ bắt đầu tạo quả thể. + Thu hái: Hái nấm ở giai đoạn trưởng thành (mũ nấm mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằng xuống). Nhiệt độ 5-10oC, nấm bào ngư có thể giữ tươi từ 5-7 ngày. * Đối với bã mía cách làm cũng tương tự như rơm rạ, nhưng phải phơi khô nghiền nhỏ hoặc chặt vụn ra, rồi xử lý bằng nước vôi hay xông hơi nước nóng để giảm độ acid và đường thừa. Điều kiện: nguyên liệu (rơm, bã mía); nắm vững kỹ thuật (cần trãi qua lớp tập huấn hoặc tham quan); meo giống (phải mua). 3. Trồng nấm rơm trên rơm: - Trồng nấm rơm bằng rơm trong bịch: tương tự như trồng nấm bào ngư - Trồng nấm rơm bằng cách chất rơm trên líp. Đây là cách làm truyền thống của nhân dân ta bao đời nay. Điều kiện: nguyên liệu (rơm); kỹ thuật (cần tham quan); meo giống (mua nơi có uy tín, tránh mua giống meo cấy chuyền nhiều lần). Tóm lại, trồng nấm ăn trên nguyên liệu sẵn có là nhu cầu của nông dân, nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cần chọn lựa cách làm thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện, mục đích sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Ngày nay, các thông tin hướng dẫn trồng nấm được tìm thấy khắp nơi (trên báo, đài, internet, tài liệu của Trung tâm khuyến nông, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề). Để trồng nấm thành công cần tìm hiểu tường tận và thực hành nhằm tích lũy kinh nghiệm, vững tin và hứng thú trước khi bắt tay vào sản xuất lớn. Ung dung cua nam linh chi: Nấm Linh Chi có những lợi ích gì? Những tác dụng sau đây được in trong tạp chí Cancer Research UK dưới tựa đề: Medicinal mushrooms: their therapeutic properties and current medical usage with special emphasis on cancer treatments.
  10. Bảng dược tính của tinh chất trích từ nấm Linh Chi: * Trị đau nhức. * Chống dị ứng. * Phòng ngừa viêm cuống phổi. * Kháng viêm. * Kháng khuẩn, chẳng hạn như vi khuẩn staphylococca, streptococci, bacillus pneumoniae. (Có thể do tính tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.) * Kháng độc tố, nhờ vào tính đào thải đuợc gốc tự do. * Chống ung thư. * Kháng siêu vi. * Làm giảm huyết áp. * Trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch. * Giúp thư giãn thần kinh, làm giảm ảnh hưởng của caffeine và làm thư giãn bắp thịt. * Long đàm (nghiên cứu ở chuột). * Chống HIV. * Làm tăng cường hoạt động của nang thượng thận. Dược tính này có được nhờ hoạt tính của: * Beta và hetero-beta-glucans (chống ung thư, kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch). * Ling Zhi-8 protein (chống dị ứng, điều chỉnh hệ thống miễn dịch). * Garnodermic acids – triterpenes (kháng dị ứng, làm hạ cholesterol và làm hạ huyết áp) Nguồn: Dược thảo Tre Xanh Biên soạn và chỉnh sửa bởi www.linhchi.co.kr II. TRỒNG NẤM LINH CHI TRÊN CÂY MAI DƯƠNG 1.Giới thiệu về nấm Linh Chi Tên gọi Nấm linh chi (hiện nay), nấm lim (miền Bắc xưa) hay nấm trường thọ (thư tịch cổ). Tên khoa học Ganoderma lucidum Phân bố Ở vùng nhiệt dới và cận nhiệt đới Hình thái quả thể Tai nấm hình quạt hoặc thận. Mặt trên mũ có vân đồng tâm và bóng láng, màu vàng
  11. cam cho đến nâu hoặc nâu đen. Mặt dưới phẳng, có nhiều lổ nhỏ li ti, là cơ quan sinh bào tử. Cuống nấm đặc và cứng, sậm màu và bóng láng. Giá thể tự nhiên Gỗ mục, các nguyên liệu có chất xơ 2. Dược tính của nấm Linh Chi Theo Y học cổ truyền, thì Linh chi có những công dụng : • Kiện não (làm cho bộ óc tráng kiện). • Bảo can (bảo vệ gan). • Cường tâm (tăng sức cho tim). • Kiện vị (củng cố dạ dày, hệ tiêu hóa). • Cường phế (thêm sức cho phổi). • Giải độc (giải tỏa trạng thái nhiễm độc). • Giải cảm (giải tỏa trng thái dị cảm). • Trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ). 3. Phương pháp xử lý và nuôi trồng với cây Mai Dương Mai Dương chọn cây có thân to, tước hết gai, phơi khô, cắt khúc, chẻ nhỏ, ngâm trong nước vôi 1% trong 2 ngày, sau đó rửa sạch, để ráo, bổ sung cám gạo vừa đủ tạo áo bao quanh thân cây. Hấp khử trùng ở 121oC trong 120 phút.
  12. Sơ đồ nuôi trồng nấm Linh chi trên mạt cưa cao su
  13. Bảng 1: các nhóm hợp chất được phân tích sơ bộ trên nấm Linh chi thu từ cây Mai Dương   + có - không có ( ) không thấy kết tủa nên không thực hiện tiếp được phản ứng III. Các dược tính có trong nấm Linh chi trồng trên cây Mai Dương
  14. Quả thể nấm Linh chi trồng trên cây Mai Dương đạt độ ẩm an toàn để làm thuốc (phạm vi độ ẩm an toàn để có thể bảo quản dược liệu và tránh nấm mốc là dưới 12 – 13%) : có thể bảo quan trong thời gian dài, tránh được nấm mốc. Linh Chi trồng trên Mai Dương cũng có gần như đầy đủ các dược chất có trong nấm Linh chi trồng trên mạt cưa cao su và những hoạt chất sinh học đó đã được các nghiên cứu trước đây chứng minh có trong Linh Chi. Đặc biệt là 1 số hợp chất đặc biệt có hoạt chất sinh học mạnh như alcaloid và saponin. Vậy hoàn toàn có thể sử dụng Mai Dương làm cơ chất trồng nấm Linh chi tại Đồng Tháp giúp kiểm soát cây Mai Dương và giải quyết nguồn nguyên liệu trồng nấm cho bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hình 2 : Linh chi mọc trên thân cây Mai Dương đã qua xử lý
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2