intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 3

Chia sẻ: Tt Cao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 3

  1. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com sản lượng trong cùng một thời kì, nguyên nhân chủ yếu là do giá thép phế liệu trên thị trường trong nước và Thế giới đang biến động theo xu hướng ngày càng tăng. Trong giai đoạn đầu thành lập, ngành kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu của Công ty còn non trẻ, chủ yếu thực hiện theo phương thức “nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất sắt thép. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” trong giai đoạn này chưa thực sự làm ăn có hiệu quả, doanh thu thấp, hình9thức kinh doanh còn manh mún, nhỏ bé, phân tán. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của Công ty, do đó chỉ có thể được tính gộp vào là doanh thu chung của ngành “ phá dỡ tàu”. * Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do: 1. Do mới thành lập nên vốn của Công ty còn hạn hẹp, nên không thể thực hiện các hợp đồng lớn về nhập khẩu tàu cũ được, mà sản lượng thép phế liệu hoàn toàn dựa vào số lương tàu cũ nhập về để phá dỡ. Điều này dẫn đến sản lượng thép phế liệu của Công ty thấp. Ngoài ra, mới thành lập cũng là nguyên nhân tạo ra sự bất lợi về thời gian và điều kiện gia nhập thị trường chưa đủ để tạo lập cho mình một vị trí và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy Công ty chưa khẳng định được uy tín của mình, Điều này khiến cho công việc kinh doanh của Công ty gặp rất nhiều khó khăn: khó khăn trong việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu tàu cũ (khó khăn trong khâu đầu vào), các doanh nghiệp trong nước còn ít biết đến sự tồn tại của Công ty hoặc nếu có biết thì vẫn chưa có cơ sở để họ đặt niềm tin để kí các hợp đồng mua sắt thép phế liệu của Công ty (khó về đầu ra).
  2. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 3. Nhiệm vụ đóng tàu gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản lượng thép phế liệu thấp: Do từ sau khi Nhà nước cho phép các doanh nghiệp được phép phá dỡ tàu cũ để lấy sắt thép phế liệu, khiến cho ngày càng có nhiều doanh nghiệp phá dỡ tàu cũ nên việc mua tàu cũ bị căng giá. 4. Việc làm thủ tục mua bán còn nhiều phiền toái, phụ phí cao, nhất là đối với tàu cũ của nước ngoài. Nhiều khi bế tắc sản xuất do khâu thủ tục phải “qua” nhiều “ cửa”, nhiều “dấu”, đối tác mất niềm tin, Công ty mất nguồn cung. 5.Mặt khác, lúc bấy giờ quy trình công nghệ phá dỡ tàu để sản xuất sắt thép phế liệu còn rất xa lạ đối với Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa tự sản xuất vừa tự rút ra quy trình công nghệ sản xuất cho mình. Do vậy năng suất thấp, việc quản lý lao động rất khó khăn, khó giao chỉ tiêu, khó đạt mức khoán, khó quản lý sản phẩm và tài sản dễ dẫn đến lãng phí, hao hụt, mất mát... 6. Giá phế liệu không ổn, do việc cung cấp sản phẩm khi thì dồn dập, khi thì khan hiếm 7.Chất lượng công nhân viên làm việc chưa có chuyên môn kĩ năng cao dẫn đến năng suất lao động thấp, sản lượng thép phế liệu thấp. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc kinh doanh “ thép phế liệu nhập khẩu” nói riêng và hiệu quả kinh doanh của cả Công ty nói chung ch ưa cao. Tính cho tới cuối năm 1999, doanh thu của cả ngành “phá dỡ tàu cũ” ước tính đạt trên 20 tỷ VNĐ. Thực trạng trên đòi hỏi Công ty phải có sự đổi mới từ công tác tổ chức, quản lý, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ cho tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
  3. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com * Giai đoạn 2000- 2004 Trước thực trạng làm ăn kém hiệu quả như vậy, Công ty đã phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để góp phần cải thiện lại tình hình. Trước hết phải kể đến sự đổi mới trong phương thức kinh doanh: thay vì nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn dưới hình thức “ nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ để sản xuất thép phế liệu”, nay Công ty đã tiến hành nhập khẩu trực tiếp thông qua thu mua thép phế liệu. Điều này giúp cho sản lượng thép phế liệu mà Công ty nhập khẩu tăng cao. Từ bảng trên cho thấy, số lượng thép phế liệu Công ty nhập khẩu tăng nhanh trong giai đoạn 2000- 2004, tuy nhiên sự tăng trưởng này không đồng đều giữa các năm: 2000- 2001 tăng 3500 tấn (tăng trên 40%), 2001- 2002 tăng 2000 tấn( tăng 18%), 2002- 2003 tăng 3000 tấn (tăng 24%), 2003- 2004 tăng 5000 tấn (tăng 30%). Mặc dù, sự tăng sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty trong những năm qua là không đồng đều cả về số lượng và tỷ lệ tăng trưởng giữa các năm, nhưng nhìn chung sản lượng thép phế nhập khẩu của Công ty đã tăng khá cao từ năm đầu giai đoạn (năm2000) cho tới năm kết thúc giai đoạn (năm 2004) từ 7.500tấn lên tới 21.000tấn ( tăng 180%). Cùng với sự tăng lên về số lượng thì KNNK đối với mặt hàng này cũng tăng với mức tăng cao hơn. Đặc biệt là trong giai đoạn 2001 – 2004, KNNK tăng tới mức chóng mặt (tăng 5.600.000 – tương ứng trên 660%). Nguyên nhân chủ yếu là do giá thép trong giai đoạn này tăng cao( tăng từ 77USD/tấn năm 2001 lên tới 307USD/tấn năm 2004),và một phần cũng là do sản lượng tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2005, sản lựong thép phế liệu nhập khẩu của Công ty đạt 16.450tấn, đạt 57% kế hoạch năm, KNNK đạt trên 5triệu USD. Mặc dù con số này còn rất nhỏ so với tổng KNNK của Việt Nam nhưng
  4. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com nó cũng góp phần bình ổn lại thị trường đang trong tình trạng hỗn loạn cung – cầu về thép. Nếu tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng như vậy việc hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu năm nay của Công ty sẽ là tất yếu. Từ bảng 2 cũng cho ta thấy sự thay đổi đáng kể về thị trường nhập khẩu của Công ty, chuyển dịch từ nhập khẩu thép phế liệu hoàn toàn từ Châu Âu (năm 2000, 2001 nhập khẩu 100%) dần sang nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Châu á ( hiện nay lượng thép phế nhập khẩu từ châu á chiếm trên 70%). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trên? Trước đây, bạn hàng truyền thống của Công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền là các nước nằm trong khu vực Châu Âu, Công ty chủ yếu tiến hành các hoạt động kinh doanh ở khu vực thị trường này, do đó việc thép phế liệu được nhập khẩu 100% từ đây là hoàn toàn phù hợp . Tuy nhiên đó chỉ mang tính tạm thời và tình thế. Xuất phát từ mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận, đòi hỏi Công ty phải chủ động tìm kiếm những khu vực thị trường mới có giá rẻ hơn, có nhiều lợi thế đối với công việc kinh doanh của mình. Thị trường Châu á bao gồm các nước nằm trong cùng khu vực địa lý, có cùng chung đường bờ biển, hoặc là những nước có đường biên giới giáp với Việt Nam, vì vậy thuận lợi rất nhiều cho các hoạt động giao lưu kinh tế văn hoá giữa ta với các nước bạn nói chung và cho hoạt động nhập khẩu của Công ty nói riêng. Điều này giúp cho Công ty tiết kiệm được chi phí và thời gian từ khâu nghiên cứu thị trường, kí kết hợp đồng và cuối cùng là vận chuyển thép phế liệu về nước. Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước Châu á là tương đối gần so với Châu âu, vì vậy ta có bắt thể nắm bắt tình hình thị trường và có thông tin nhanh về sự thay đổi của thị trường này giúp ta có sự điều chỉnh nhanh, chính
  5. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com xác và kịp thời. Ngoài ra, lợi thế có chung đường bờ biển sẽ tạo lợi thế cho việc tiến hành mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, do việc vận chuyển dễ dàng, mà thép phế liệu do Công ty tàu thuỷ Ngô Quyền nhập khẩu được coi là mặt hàng cồng kềnh, có trọng tải lớn nên phương tiện vận chuyển chủ yếu là bằng tàu thuỷ. Trên cơ sở đó cho thấy quyết định chuyển hướng thị trường này của Công ty là đúng đắn, phù hợp với thực tế kinh doanh của Công ty. 3. Cơ cấu, giá, chất lượng và thị trường nhập khẩu thép phế liệu của Công ty * Về cơ cấu nhập khẩu: Do chính sách bảo hộ ngành thép của Nhà nước nên hoạt động nhập khẩu thép phế liệu có những bước phát triển đáng kể nhằm đáp ứng thị trường về cơ cấu, chủng loại, chất lượng. Trong số các mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật, cơ cấu nhập khẩu của Công ty chủ yếu tập trung vào 2 mặt hàng sau: Thép phế liệu dùng cho cán kéo chiếm 48% tổng KNNK, thép phế liệu dùng cho nấu chảy chiếm 45% tổng KNNK của Công ty. * Về giá nhập khẩu: Cũng như hầu hết các đơn vị kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận thì việc xem xét và lựa chọn giá trước khi kí hợp đồng mua bán là rất cần thiết. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu, giá cả ở một số thị trường lớn đóng vai trò quyết định và là cơ sở để người mua chấp nhận giá từ phía chào hàng đưa ra. Đối với Công ty công nghiệp tàu thủy Ngô Quyền cũn vậy: Sau khi nhận được đơn chào hàng của nước ngoài chào bán, cơ sở để tính giá nhập khẩu của Công ty là giá ở một số thị trường thép phế liệu lớn trên thế giới, hoặc có thể tham khảo giá của bạn hàng truyền thống Châu Âu hay giá trên các tạp chí , bản tin có uy tín trên thế giới. Tuy nhiên, Công ty không thể không tính đến giá đầu ra cho mặt hàng này nhằm đảm bảo
  6. Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com thu lợi nhuận và làm ăn có hiệu quả. Để đi đến quyết định có chấp nhận giá của phía chào hàng đưa ra hay không, Công ty phải tính toán phần chênh lệch giữa giá thép phế liệu nhập khẩu và giá bán lại ở thị trường trong nước, sau khi trừ đi các khoản chi phí có liên quan có thu được lợi nhuận không và khoản lợi nhuận thu được này có được coi là hiệu quả kinh doanh hay không? Hiện nay, giá nhập khẩu và giá bán lại thép phế trên thị trường Việt Nam của Công ty: Tuỳ từng chủng loại mà Công ty sẽ nhập khẩu và bán lại với các mức giá khác nhau: - Loại thép phế liệu dùng cho Cán kéo: Công ty nhập khẩu với giá là 270- 280 USD/ tấn giá CNF Cảng Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C, phí giao nhận bốc xếp Cảng, phí giám định...), giá bán loại này trên thị trường hiện nay: từ 4.800.000đ/tấn đến 5.400.000đ/tấn tuỳ thuộc vào kích thước và chủng loại cụ thể. - Loại thép phế liệu dùng cho nấu chảy: giá nhập khẩu là 225 USD/tấn giá CNF Hải Phòng (chưa có thuế VAT, bảo hiểm, phí mở L/C...), giá bán 3.900.000đ/tấn- 4.100.000đ/tấn( chỉ bán cho các lò luyện phôi thép, như: Công ty gang thép Thái nguyên, Thép Hoà Phát...). Ngoài việc thụ động chờ phía chào hàng đưa ra đơn giá, sau đó so sánh và đưa ra quyết định có chấp nhận giá đó hay không, Công ty cũng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường để chuyển mình sang thế chủ động tìm đến những thị trường mới có giá thấp và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài cho Công ty. * Về chất lượng thép phế liệu nhập khẩu: Chất lượng là một trong những điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Vì vậy, phải đề cập chi tiết, cụ thể về chất lượng và quy cách phẩm chất của hàng hoá để tránh xảy ra sự tranh chấp giữa người bán và người mua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2