intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

301
lượt xem
142
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công nghệ khí sinh học mà bà con nông dân thường gọi là Biogas đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Công nghệ này không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng như: sử dụng khí làm chất đốt, thắp sáng, chạy bình nóng lạnh, sưởi ấm cho gia súc và đặc biệt sử dụng phụ phẩm từ công trình biogas để làm phân bón cho cây trồng rất hiệu quả và có thể coi như loại phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón

  1. Nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm khí sinh học làm phân bón Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Công nghệ khí sinh học mà bà con nông dân thường gọi là Biogas đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Công nghệ này không những giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải trong chăn nuôi mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng như: sử dụng khí làm chất đốt, thắp sáng, chạy bình nóng lạnh, sưởi ấm cho gia súc và đặc biệt sử dụng phụ phẩm từ công trình biogas để làm phân bón cho cây trồng rất hiệu quả và có thể coi như loại phân hữu cơ sạch. Phụ phẩm là sản phẩm thứ hai của thiết bị khí sinh học. Việc khai thác và sử dụng phụ phẩm khí sinh học có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sử dụng khí. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng phụ phẩm một cách toàn diện sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Cả hai loại phụ phẩm khí sinh học lỏng và đặc đều có thể sử dụng bón trực tiếp cho cây trồng hoặc qua chế biến. Căn cứ vào đặc tính của hai loại phụ phẩm khí sinh học, về nguyên tắc sử dụng, thông thường phụ phẩm lỏng chủ yếu dùng để bón thúc, phụ phẩm đặc chủ yếu dùng để bón lót. Phụ phẩm khí sinh học có 2 dạng: nước thải lỏng gồm các chất hoà tan, lơ lửng và phụ phẩm đặc là phần lắng đọng ở đáy thiết bị khí sinh học. Các thiết bị khí sinh học quy mô nhỏ hoạt động theo kiểu nạp liên tục hàng ngày nên nước thải lỏng được đẩy ra thường xuyên với số lượng bằng lượng dịch phân giải nạp vào. Phụ phẩm đặc nằm trong thiết bị và được định kỳ lấy đi. Sau đây là kỹ thuật bón cho ngô, đậu tương và rau cải bắp 1. Bón lót: - Sử dụng chủ yếu là bã cặn đặc, nhưng do đặc điểm của cây trồng cạn nên chỉ
  2. được dùng bã cặn đặc đã thông qua chế biến (ủ đống) để bón. - Tác dụng chủ yếu không chỉ ngay sau khi bón mà trong quá trình phân giải tiếp chất hữu cơ trong đất có tác dụng cung cấp dinh dưỡng từ từ cho cây, hoạt động của vi sinh vật hiếu khí tăng, làm cho đất tơi xốp. - Lượng bón: 15-20 tấn/ha (phân ủ đống) tương đương với 500-700 kg/sào. - Có thể bón theo hàng hoặc theo hốc. - Sau khi bón xong, cần lấp 1 lớp đất mỏng trên phân sau đó mới gieo hạt hoặc trồng cây con. 2. Bón thúc: - Đối với cây hoa màu trồng cạn có thể dùng cả hai loại: bã cặn đặc (đã thông qua chế biến) và phụ phẩm lỏng để bón thúc. Bã cặn đặc dùng bón trực tiếp vào gần gốc cây, sau đó phải xới đất vun gốc lấp phân. - Phụ phẩm lỏng được hoà vào nước với tỷ lệ 1:1 và tưới trực tiếp vào gốc cây. - Tác dụng chủ yếu là cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng ngày từ thời kỳ đó. - Lượng bón: tuỳ theo loại cây trồng mà bón với lượng khác nhau. + Với ngô: có thể bón 5 tấn/ha (180 kg/sào) bã cặn đặc đã thông qua chế biến và khoảng 20 m3/ha (0,7 m3/sào) phụ phẩm lỏng. Thời kỳ bón: với các cây màu trồng cạn có thể sử dụng bón thúc nhiều lần, hiệu quả năng suất khá rõ, nhất là trong điều kiện mùa đông. Các thời kỳ chủ yếu cần được bón là: + Với ngô: khi cây ngô có 3 - 4 lá; khi có 7 - 9 lá và trước trổ cờ 10 - 15 ngày. + Với đậu tương: khi cây có 2 lá kép và khi cây ra hoa. Có thể dùng phụ phẩm lỏng phun lên lá vào lúc cây đậu tương vào hạt. Mục đích để duy trì diện tích lá thời gian cuối của cây, có lợi cho quả vào chắc, nhất là đối với thời vụ đậu tương đông. + Với bắp cải: lúc cây trải lá; lúc bắt đầu cuốn và lúc bắt đầu cuốn chặt. Với bắp cải cần lưu ý trước khi thu hoạch 3-4 tuần thì dừng việc tưới nước, bón
  3. phân cho bắp cải. Nếu bón muộn bắp cải dễ bị nứt và hàm lượng tồn dư nitơrát trong bắp cải sẽ cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2