intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

New Zealand thanh bình

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ lâu, tôi đã muốn thăm New Zealand, một đất nước của châu Đại dương nổi tiếng giàu có, thanh bình, có môi trường cực kỳ trong sạch, nhưng không công ty du lịch nào tổ chức được chuyến đi vì quá ít khách đăng ký.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: New Zealand thanh bình

  1. New Zealand thanh bình Từ lâu, tôi đã muốn thăm New Zealand, một đất nước của châu Đại dương nổi tiếng giàu có, thanh bình, có môi trường cực kỳ trong sạch, nhưng không công ty du lịch nào tổ chức được chuyến đi vì quá ít khách đăng ký. Trang trại cây kiwi May thay, vào cuối tháng 11/2010, Công ty Du lịch Dịch vụ Dầu khí Sài gòn (SPSC Tour) nhận tổ chức chuyến tham quan New Zealand cho lãnh đạo và giảng viên trường cao đẳng kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh và Giám đốc SPSC vốn là bạn thân thiết của tôi, đã thu xếp cho tôi ghép vào đoàn. Chuyến đi đã giúp tôi khám phá nhiều điều kỳ thú về một đất nước thật tươi đẹp và quyến rũ. New Zealand nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, cách nước Úc 2.000km về phía Tây Nam. Quốc gia này gồm hai hòn đảo lớn (đảo Bắc và đảo Nam) và nhiều đảo nhỏ. Diện tích 270.000km2 (bằng diện tích nước Nhật) với số dân 4,3 triệu người (dân số nước Nhật là 128 triệu người). Ba phần tư dân số sống trên đảo Bắc. Thủ đô Wellington cũng nằm trên đảo Bắc.
  2. Thành phố của những cánh buồm Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Auckland, thành phố lớn nhất với số dân 1,3 triệu người (một phần ba dân số của New Zealand). Auckland thoạt trông hao hao giống các thành phố Sydney và Melbourne của nước Úc nhưng quy mô nhỏ hơn. Giống ở các kiến trúc cổ xưa của Anh thời kỳ nữ hoàng Victoria xen lẫn với những cao ốc hiện đại. Giống vì các thành phố này đều nằm trên bờ biển, nhìn đâu cũng thấy bãi biển với sóng đại dương. Giống ở ngôn ngữ được sử dụng và phong cách sinh hoạt của người dân. Cái khác biệt của Auckland là thành phố này nằm trên một quần thể núi lửa không còn hoạt động. Có tất cả 49 cái, trong đó có hai miệng núi lửa đẹp nhất l à Mount Eden (Núi Eden) và One Tree Hill (Đồi một cây). Chúng tôi trèo lên Mount Eden, đây là đỉnh cao nhất của thành phố. Miệng núi lửa đã bị đất đá phủ kín, cỏ mọc lên trên trông như một cái chén khổng lồ. Đứng ngắm thành phố Auckland từ trên cao, cảnh tượng thật đẹp mắt. Chúng tôi còn có dịp ngắm Auckland từ trên cao, khi lên tháp truyền hình cao 328 mét nằm ngay trung tâm thành phố. Nó được đặt tên là Sky Tower (Tháp trời), nằm bên cạnh khách sạn hiện đại và cao nhất có tên là Sky City Hotel. Rồi còn nhiều lần ra bến cảng để ngắm các tàu thuyền và chiếc cầu cảng khá đẹp. Đặc biệt bến Westhaven là nơi dành cho các du thuyền neo đậu. Các du thuyền đều cùng kích cỡ, các cánh buồn trắng xếp hàng ngay ngắn trông thật đẹp mắt. Người dân Auckland rất thích các môn thể thao dưới nước. Auckland nổi tiếng với các cuộc đua thuyền buồm quốc tế diễn ra hằng năm n ên còn được mệnh danh là thành phố của những cánh buồm (City of Sails). Buổi tối, các đường phố ở trung tâm rất nhộn nhịp, sôi nổi nhất l à trên đại lộ Queen (Nữ hoàng). Sau buổi ăn tối, tôi và hai anh bạn Tuấn và Phong đi dạo chơi
  3. tại đại lộ Queen, làm cái việc gọi là windowshopping (ngắm hàng mà không mua), tiếng Pháp có một từ rất hay là lèche-vitrines (nghĩa đen là “liếm các cửa kính”). Bỗng chúng tôi thấy một xe cảnh sát đuổi theo một xe du lịch, bắt dừng lại và xét giấy tờ. Sau đó, cảnh sát còng tay một người và đưa lên xe cảnh sát, còn người lái xe du lịch thì cho đi. Vì tò mò, ba chúng tôi đi đến gần để xem nhưng giả bộ như người qua đường chứ không dừng lại. Người qua lại khá đông, nhưng không ai dừng lại để xem cảnh sát bắt người, không như ở nước ta, nếu gặp trường hợp này thì tụ tập rất đông, gây trở ngại giao thông. Thăm hang đom đóm, thành phố resort và thành phố lưu huỳnh Trang trại nuôi bò sữa Rời Auckland, chúng tôi đi về phía Nam để đến thăm hang động Waitomo, cách 202km. Quang cảnh nông thôn như những tấm thảm xanh khổng lồ ghép với nhau. Những cánh đồng cỏ rộng lớn với đàn bò, đàn cừu hiền lành, di chuyển chậm chạp. Những cánh rừng trải dài xen lẫn với những đồi núi, những hồ nước trong veo in bóng mây trời. Thỉnh thoảng, gặp những trang trại của nông dân ở bên đường, một số gia đình có cả máy bay đậu trên sân cạnh nhà.
  4. Hang động Waitomo được phát hiện cách đây 120 năm và sau đó trở thành một điểm du lịch hấp dẫn vì tính chất độc đáo có một không hai. Chui vào cửa hang, du khách đi dần xuống lòng đất và đến một con suối, có thuyền đón đi dọc theo dòng suối. Thuyền lướt trong bóng tối, ngước nhìn lên trần đá vôi thấy vô số điểm sáng như những vì sao li ti, có nơi dày đặc như dải ngân hà thu nhỏ. Loài đom đóm ở đây phát sáng liên tục chứ không lập lòe như đom đóm ở quê nhà, chúng không bay lượn mà chỉ bám chặt vào trần đá vôi, tiết một chất dung dịch như keo thả xuống, các côn trùng khác bay đến dính vào và trở thành mồi của đom đóm. Rời Waitomo, đi về phía Nam thêm 152km thì đến Taupo, một thành phố resort xinh đẹp, có 22.300 dân nằm bên hồ Taupo. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất ở New Zealand, với diện tích 616km2. Hồ Taupo được hình thành từ một cuộc động đất lớn xảy ra cách đây hàng triệu năm. Xung quanh hồ, sừng sững nhiều ngọn núi lửa, trong đó có núi Ruapehu cao 2.797 mét, là ngọn núi cao nhất trên đảo Bắc. Chúng tôi đến thăm thác Huka (Huka Falls), nơi con sông Waikato rộng 100 mét đổ nước vào hồ Taupo thông qua cổ chai hẹp chỉ có 25 mét khiến n ước chồm lên và réo mạnh từ độ cao 20 mét đổ xuống, hình thành một dòng thác trắng xóa và giận dữ. Ở đây, có một trò chơi “đứng tim” là đi trên thuyền jetboat, thuyền đi gần đến thác Huka thì nhảy chồm chồm và xoay vòng như muốn chìm theo dòng thác. Đoàn chúng tôi không ai dám tham gia trò chơi này. Quanh hồ Taupo là nhiều điểm câu cá hồi có người hướng dẫn. Sau khi thăm thác Huka, chúng tôi đến một nơi gọi là Prawn Park (Công viên tôm sú), nơi đây có thể giải trí bằng cách câu tôm, sau đó ăn một bữa tôm no nê.
  5. Hành trình đi ngược về phía Bắc, đoạn đường này rất ngắn, chỉ 82km là đến Rotorua. Vừa đến địa phận thành phố, đãngửi thấy một mùi hăng hắc xông vào mũi, đó là mùi lưu huỳnh. Thành phố Rotorua có 56.000 dân, nổi tiếng với những suối n ước nóng (65 cái), các hồ bùn nóng (300 cái) lúc nào cũng sôi sùng sục, các mạch phun đều có chất lưu huỳnh, những dấu ấn còn lại của núi lửa. Do đó, Rotorua còn có tên là “Thành phố lưu huỳnh” (Sulphur City). Trung tâm văn hóa Maori, chim Kiwi và trái Kiwi Điệu múa của chiến binh Maori Người Maori chiếm 12% dân số của New Zealand. Họ sống tập trung nhiều nhất ở vùng Rotorua và vẫn bảo tồn được những đặc điểm sinh hoạt, văn hóa truyền thống. Ngày đầu tiên đến Rotorua, chúng tôi đã ăn buổi tối tự chọn với các món ăn hangi của người Maori gồm thịt cừu, thịt bò, các loại ốc, khoai, bí đỏ luộc. Sau bữa ăn là một chương trình ca múa đặc sắc của người Maori, nổi bật nhất là điệu múa của các chiến binh. Hôm sau, chúng tôi đến Khu du lịch Te Puia. Ở đây, có nhiều suối nước nóng (geyser), ngọn suối lớn nhất có tên Pohutu, cứ mỗi giờ có hai lần phun nước, nước phun có thể lên cao đến 30 mét.
  6. Nơi đây, có Viện bảo tàng nghệ thuật và nghề thủ công Maori (Maori Arts and Crafts Institute). Các hướng dẫn viên Maori nói tiếng Anh lưu loát đưa du khách đi thăm một làng Maori với những nhà ở thấp lè tè và kín mít, ngôi nhà công cộng để hội họp có tên là marae (giống như nhà rông của đồng bào Tây Nguyên ở nước ta), trường dạy nghề dệt và điêu khắc gỗ của người Maori. Đến New Zealand mà không tìm hiểu về chim kiwi thì thật là thiếu sót lớn. Đây là loài chim chỉ có ở New Zealand, nó phát tiếng kêu “kiwi” nên người New Zealand đặt luôn cho nó cái tên là kiwi và lấy làm biểu trưng cho đất nước mình. Họ thường tự hào nói rằng “tôi là chim kiwi”, có nghĩa là “tôi là người New Zealand”. Chúng tôi đến thăm một công viên nuôi kiwi ở phía Bắc Rotorua có tên là Kiwi Wildlife Park và thật sự bất ngờ khi tìm hiểu về đặc tính của loài chim này. Con kiwi to bằng con gà mái, có hình dáng như quả lê, mình mọc lông vũ nhỏ, không có lông cánh, lông đuôi. Nó biết bay, nhưng với đôi chân ngắn và khỏe, nó chạy rất nhanh, tốc độ 16km/giờ. Kiwi ăn giun, côn trùng, các quả mềm. Chúng rất sợ ánh sáng, ban ngày ẩn trong hốc cây, kẽ đá, hang đất, tối mới ra ngoài kiếm mồi. Mỗi năm chỉ đẻ trứng một lần, mỗi lần hai quả. Trứng kiwi rất to, gần bằng trứng đà điểu. Kiwi con khi nở ra, bị các loài thú rừng ăn gần hết, chỉ còn độ 5 – 10% sống đến khi lớn. Nguy cơ tuyệt chủng của chim kiwi là rất lớn. Cách đây một thế kỷ, ở New Zealand có hai triệu kiwi, nay chỉ còn khoảng 70.000. Vấn đề bảo tồn chim kiwi là một nhiệm vụ rất quan trọng của chính phủ New Zealand. Chúng tôi đến thăm vườn kiwi phải đi lò dò trong bóng tối và cũng chỉ nhìn thấy bóng chim lờ mờ trong hốc cây, kẽ đá. New Zealand còn có một đặc sản nữa là trái kiwi. Trái kiwi được xuất sang Việt Nam khá nhiều, nên tôi tưởng rằng trồng cây kiwi chắc cũng đơn giản. Nào ngờ nếu nuôi chim kiwi khó khăn thế nào thì trồng cây kiwi cũng gian khổ thế ấy.
  7. Cây kiwi trồng theo giàn, giống như giàn nho. Nó không tự thụ phấn được, nên đến mùa thụ phấn, người ta phải đưa về đây hàng nghìn thùng tổ ong để cho ong thụ phấn giùm. Quả non dễ rụng, nên xung quanh vườn, phải dựng lên những bức tường bằng cây xanh thật cao để che chắn gió. Nhưng khi quả gần chín thì phải có gió mạnh để thổi rụng những quả xấu và giữ lại những quả chắc, khỏe. Do đó, phải dựng những cây quạt to cao hơn cả cột đèn để thổi gió vào vườn; nếu gió không đủ mạnh thì phải dùng máy bay trực thăng từ trên cao quạt xuống. Đến mùa thu hoạch, chỉ được hái bằng tay. Cảm nghĩ sau chuyến đi… Khi nghe tin tôi sắp đi thăm New Zealand, vài người bạn nói rằng đất nước này đâu có gì đặc biệt. Sau khi đến đảo quốc này, mới thấy có quá nhiều thứ để xem và khám phá, tầm mắt được mở rộng, như hiểu thêm về nền văn hóa Maori, cách nuôi dưỡng và chăm sóc loài chim kiwi và trái kiwi. Auckland nhìn từ bờ biển
  8. Phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: những cánh đồng thanh bình, những khu rừng trải dài, núi lửa hùng vĩ, thác nước réo rắt, suối nước nóng hừng hực, hồ nước mênh mông trong vắt, bãi biển thơ mộng… Môi trường quá sạch, cuộc sống thanh bình, tuy là một quốc gia sinh hoạt theo lối phương Tây nhưng không quá ồn ào náo nhiệt. Cách làm du lịch của họ có nhiều cái quá hay, không tiện kể hết ra đây. Chuyến đi thăm New Zealand (bao gồm cả vương quốc Brunei) kéo dài tám ngày, bảy đêm được Công ty STSC tổ chức khá chu đáo, địa điểm tham quan, nơi ăn chốn ở đều tốt. Đặc biệt, tôi rất có cảm tình với ông Peter Brundell, người lái xe kiêm hướng dẫn viên của công ty đối tác, lúc nào cũng ân cần vui vẻ. Ông đã trên 60 tuổi, tóc bạc phơ nhưng rất nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Suốt chuyến đi, chúng tôi thường xuyên trò chuyện bằng tiếng Pháp… Về phần công ty STSC, hướng dẫn viên trẻ tuổi Lê Phương Tú rất nhiệt tình, tháo vát, nói và nghe tiếng Anh rất tốt (người địa phương phát âm theo giọng của Úc rất khó nghe), được cảm tình của tất cả thành viên trong đoàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2