intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN 1

Chia sẻ: Nguyễn Chí Cao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:39

502
lượt xem
219
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'nghệ thuật phỏng vấn 1', kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN 1

  1. NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN I. I. 1. Năm cách lãnh đạo công ty: Lãnh đạo doanh nghiệp tức là lãnh đạo con người. Bản chất của công việc này là sự tác động tổng hợp lên ý chí, nhận thức và tiềm thức của các nhân viên. Nghệ thuật lãnh đạo được tất cả các chủ doanh nghiệp của mọi thời đại coi trọng. John Rockefeller có nói rằng: nghệ thuật giao tiếp với con người là một mặt hàng giá trị mà ông sẵn sàng trả với giá cao nhất. Bản chất của công việc lãnh đạo công ty nằm ở chỗ phải biết cách sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực đầu tư để đạt được mục tiêu đề ra. Điều này lại phụ thuộc vào khả năng của các nhân viên được chủ doanh nghiệp phó thác cho các nguồn lực này. Và trong quá trình làm việc, chính đội ngũ nhân viên cũng trở thành một nguồn lực nữa, quan trọng vào bậc nhất của công ty. Một mặt, con người được sử dụng để “lãnh đạo” các nguồn lực vật chất, mặt khác là để lãnh đạo những con người khác. Và công cụ được sử dụng để đạt được mục đích này là rất khác nhau. Những phương pháp lãnh đạo thông dụng nhất là: thuyết phục, khuyến khích, kích thích và cưỡng bức. a. Phương pháp thuyết phục Đây là phương pháp được tất cả các nhà lãnh đạo sử dụng. Cách thức này rất hiệu quả ở những công ty có quy mô vừa và nhỏ, khi các chủ doanh nghiệp chưa có khả năng dồi dào về vật chất để kích thích công việc, và cả ở những công ty lớn vì công cụ này có thể tác động lên hàng nghìn nhân viên mà gần như không phải mất bất cứ một sự chi phí nào. Nếu biết cách và kiên trì thuyết phục, bạn có thể tạo ra niềm tin và trạng thái tinh thần hưng phấn trong đội ngũ nhân viên, điều này sẽ đem lại cho bạn những thành quả to lớn. Các biện pháp được các chủ doanh nghiệp sử dụng có thể là: đưa thông tin mang tính thuyết phục; giải thích; giáo dục; quảng cáo; cổ động; tuyên truyền; khuyến khích về tinh thần... Thuyết phục bao giờ cũng là vũ khí mạnh mẽ nhất tác động lên ý chí và nhận thức của con người. Trong thời gian cuối, rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng: ý nghĩ cũng mang tính vật chất. Sự thuyết phục trong một thời gian dài tác động lên nhận thức có thể biến thành vật chất thông qua con người.
  2. Kolin Terner đã viết trong cuốn sách: “Chúng ta sinh ra là để thành công” rằng “những điều mà chúng ta tin tưởng và luôn hướng đến sớm hay muộn sẽ trở thành hiện thực. Mỗi chúng ta đều được ban cho những quyền năng nhất định mà nhờ đó có thể sáng tạo ra một thế giới riêng như chúng ta mong muốn”. b. Phương pháp khuyến khích Giống với phương pháp thuyết phục, nhưng cách thức này còn được kèm thêm các phần thưởng về tinh thần và vật chất khi các nhân viên đạt được những thành quả nhất định. Để có thể sử dụng thành công phương pháp này, các chủ doanh nghiệp phải liên tục đặt cho mình các câu hỏi: Liệu các biện pháp khuyến khích về tinh thần và vật chất đã được sử dụng đủ và hiệu quả chưa? Những hành động và thành quả tích cực trong công việc của các nhân viên có được chú ý đến không? Họ đã được khen ngợi vì những điều này chưa? Các tuyên bố khen thưởng có được công bố trước toàn thể công ty? Thành tích của các nhân viên có được nhắc đến trong phòng truyền thống của công ty? Hình như, nhân viên này trong cả 10 năm qua chưa được khen ngợi lần nào cả?... Các lãnh đạo thông thường hay bỏ qua cơ hội sử dụng công cụ lãnh đạo hiệu quả này trong công việc thường nhật. c. Phương pháp kích thích Đây là phương pháp thông thường nhất và hay được các chủ doanh nghiệp sử dụng nhất. Khác với khuyến khích, các biện pháp kích thích thường được xác định rõ, sử dụng định kỳ. Các nhân viên biết trước nếu mình đạt được thành quả này, thì sẽ nhận được phần thưởng nào. Mức khen thưởng được chủ doanh nghiệp đặt ra và công bố rộng rãi trước toàn thể công ty. Chính vì vậy, các phần thưởng trong khuôn khổ hệ thống kích thích mang tính ổn định và được đảm bảo. d. Phương pháp cưỡng bức Và, cuối cùng, phương pháp cưỡng bức với các hình phạt mang tính tiêu cực cũng là một trong những vũ khí hữu hiệu của các nhà lãnh đạo. Trên thực tế, biện pháp này có thể đưa hoạt động của công ty đi vào khuôn khổ nhưng không thể tạo ra trong đội ngũ nhân viên bầu không khí hứng khởi và sự toàn tâm toàn ý đối với công việc như các phương thức trên. Phương pháp này dựa trên nỗi sợ bị phạt khi không đạt được những yêu cầu nào đó.
  3. Các hình phạt có thể là nhắc nhở; khiển trách; trừ lương hoặc cao nhất là sa thải. Thông thường, các chủ doanh nghiệp sử dụng phương pháp cưỡng bức không có hệ thống. Đánh lẽ phải phản ứng ngay khi các nhân viên mắc lỗi lần đầu tiên, thì lại để cho các nhân viên lặp đi lặp lại lỗi của mình nhiều lần và cuối cùng, họ sử dụng ngay biện pháp cực đoan nhất là sa thải. e. Phương pháp tổng hợp Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo vẫn còn một sự lựa chọn nữa. Đó là sử dụng đồng thời các phương pháp trên. Và có lẽ, đây là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Các nhà quản lý tùy vào từng trường hợp cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn muốn nhân viên hoàn thành công việc được giao vượt mức kế hoạch hoặc trước thời hạn, thì nên sử dụng phương pháp kích thích bằng cách đặt ra những phần thưởng để họ hướng tới. Nếu không muốn các nhân viên vi phạm các quy định trong công ty, hoặc buộc họ phải làm việc theo một quy trình định sẵn, thì bạn có thể sử dụng phương pháp cưỡng bức bằng cách đặt ra các hình phạt. Còn đối với phương pháp thuyết phục và kích thích đòi hỏi nhà lãnh đạo phải hiểu rõ tâm lý của các nhân viên để đánh đúng vào nhu cầu, tình cảm và mơ ước của họ. Đây là hai phương pháp khó áp dụng hơn, nhưng nếu thành công, thì kết quả sẽ bền vững hơn. Cuối cùng, muốn phối hợp nhuần nhuyễn bốn phương pháp trên, người lãnh đạo phải cảm nhận được tình huống, có phản ứng nhanh nhạy mà điều này thường chỉ có được cùng với thời gian và sự kiên trì. 2. Năm sai lầm tài chính lớn: Những sai lầm tài chính lớn nhất của các chủ doanh nghiệp là gì? Và làm thế nào để tránh được chúng? Đó là hai câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời chính xác. Nhưng bạn có thể rút kinh nghiệm từ sai lầm của những người đi trước nhằm tránh những sự cố đáng tiếc, để “ý tưởng triệu đô” của bạn không trở thành các “cơn ác mộng triệu đô”. Dưới đây là 5 sai lầm tài chính lớn nhất, nhưng lại thường gặp nhất trong thế giới kinh doanh. a. Cường điệu trong những tính toán và lời hứa tài chính. Enron không phải là công ty đầu tiên “hứa quá nhiều - làm quá ít” (overpromise - underdeliver), và đáng buồn là đó cũng không phải là công ty duy nhất. Các nhà đầu tư đôi lúc
  4. bị lừa phỉnh bởi những con số “đẹp như mơ”, nhưng cuối cùng, công ty mà họ góp vốn lại suy sụp đáng kể. Tuy những tính toán tài chính cùng các dự đoán lợi nhuận sẽ kéo dài quá trình tìm kiếm các nguồn vốn huy động của bạn, nhưng khi tiền bạc thật sự đổ vào, bạn vẫn phải có sẵn trong tay một kế hoạch sinh lời thật thuyết phục, có tính thực tế cho một vài năm kinh doanh tiếp theo. Bên cạnh đó, nếu bạn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình hình tài chính của các hoạt động kinh doanh. Bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để có được khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận tài chính. Điều này khiến bạn sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, thậm chí ngay cả khi bạn bị phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng tiền vay mượn, các khoản nợ có thể ám ảnh bạn trong nhiều năm. b. Bỏ qua những nhu cầu tài chính trước mắt. Nói cách khác, nếu kế hoạch của bạn cho thấy bạn cần 50.000 USD để đưa sản phẩm ra thị trường, thì đừng yêu cầu chỉ có 30.000 USD. Các ngân hàng và nhà đầu tư tiềm năng sẽ băn khoăn về việc tại sao họ nên đầu tư tiền bạc vào dự án kinh doanh của bạn, liệu nó có thất bại không, nếu chỉ đầu tư 30.000 USD mà không phải là 50.000 USD? Đây là bài học đáng buồn rút ra từ “cuộc khủng hoảng dotcom”. Các công ty đã lâm vào tình trạng lao đao sau khi tiêu hết những khoản tiền đầu tư ban đầu mà vẫn chưa kịp làm cho chúng sinh lời, và sau đó họ buộc phải đầu hàng. Các nhà đầu tư ngày nay đã trở nên khôn ngoan hơn và họ sẵn sàng bỏ 50.000 USD cho một kế hoạch kinh doanh triển vọng thật sự, chứ không chấp nhận cầm 30.000 USD ném qua cửa sổ. Đối với những cầu tài chính trước mắt, khi nhận ra rằng bạn không có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn, bạn hãy giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí xuống mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ bạn và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, bạn hãy ưu tiên thanh toán những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, và bạn có thể hoãn chi trả những hóa đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. c. Cho rằng các khoản doanh thu và lợi nhuận hiện tại là biểu hiện của tình hình tài chính vững mạnh. Trong mỗi một giao dịch kinh doanh luôn có một khoảng thời gian chậm trễ giữa thời điểm hoàn tất giao dịch với thời điểm thanh toán đầy đủ tiền bạc. Đây là một sự thật trong
  5. kinh doanh, song nó sẽ không phải là vấn đề gì quá lớn nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng. Đáng tiếc là nhiều công ty đã không dự liệu trước điều này và họ lập tức vấp phải các vấn đề tài chính nghiêm trọng, khi họ vội tiêu ngay những đồng tiền mà họ còn chưa có được. Có lẽ rắc rối lớn nhất là trong rất nhiều giao dịch kinh doanh, việc thanh toán có thể dễ dàng bị trì hoãn đến 30 ngày, và đến lúc đó bạn mới có thể sử dụng số tiền trong tài khoản của mình. Vì thế, chỉ đôi chút suy tính sáng suốt, cân nhắc thận trọng và lường trước tương lai cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của công ty. d. Xem nhẹ các cơ quan quản lý nhà nước. Số dư tài chính vào cuối mỗi ngày có thể lớn hơn những gì bạn có được trên thực tế. Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và nhiều loại thuế khác có thể hiện tại vẫn nằm trong tài khoản, nhưng rồi cuối cùng chúng sẽ thuộc về nhà nước. Do đó, bảng tính toán số dư tài chính của bạn không nên đưa vào những khoản này, còn bằng không, bạn sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tài chính trong những kế hoạch kinh doanh tương lai, cùng những chi phí mà có thể bạn không chi trả nổi. Bên cạnh đó, bạn cần hoàn thành việc đóng các khoản thuế theo quy định và đúng hạn. Nếu mô hình công ty bạn là công ty cổ phần hay trách nhiệm hữu hạn, các cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ có thể phạt công ty vì lý do chậm nộp thuế. Thậm chí, nếu hoạt động kinh doanh chuẩn bị đi đến phá sản, bạn vẫn có mặt trong danh sách đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. e. Quản lý và tính toán sai lầm các chi phí quảng cáo. Quảng cáo dẫn tới các giao dịch bán hàng - điều này xem ra rất sơ đẳng. Tuy nhiên, trong các hoạt động quản lý tài chính, nhiều công ty vẫn xem chi phí quảng cáo như tỷ lệ phần trăm trong tổng doanh số bán hàng tại cùng một thời kỳ. Trên thực tế, để những đồng tiền quảng cáo thật sự hiệu quả, chiến dịch quảng cáo/tiếp thị phải được bắt đầu một thời gian trước khi các giao dịch bán hàng đầu tiên được tiến hành. Khi những chi phí tiền mặt bổ sung được tính thêm vào sổ sách tài chính, thì một ngân quỹ lành mạnh dành cho hoạt động quảng cáo là điều hết sức quan trọng, trước khi bạn tính đến bất cứ khoản doanh thu nào. Việc tính toán sai những đầu mục chi phí trong bảng sổ sách kế toán vào những quãng thời gian chiến lược sẽ dẫn tới việc dự kiến sai khoản tài chính cần thiết để hoàn thành các mục tiêu bán hàng, từ đó có thể dẫn tới việc chi tiêu quá khả năng trong những tháng tiếp theo. Việc lên công thức cho một kế hoạch kinh doanh là nhiệm vụ khá khó khăn, trong khi việc tính toán, sử dụng các con số lại đơn giản hơn rất nhiều. Song có lẽ cũng chính vì vậy
  6. mà đây cũng là nơi nhiều giấc mơ tan vỡ. Hy vọng là những lưu ý có vẻ đơn giản và khá hiển nhiên trên đây sẽ giúp bạn đi vào “vết xe đổ” của những người đi trước. 3. Chín điều nên tránh nói trên điện thoại: Trong cuộc điều tra gần đây của Public Agenda, bộ phận nghiên cứu phi lợi nhuận của Tổ chức The Pew Charitable Trusts, cứ 8 trong số 10 người được hỏi (chiếm tới 79%) cho rằng sự thô lỗ nên được xem như một vấn đề nghiêm trọng trong kinh doanh ngày nay. Một phát hiện đáng ngạc nhiên là phong cách giao tiếp bất lịch sự dường như không có biên giới - nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và tại bất cứ thời điểm nào. Ấn tượng về một tác phong giao tiếp lịch thiệp qua điện thoại luôn dựa phần lớn trên các cảm giác thông thường. Vì thế, bạn nên trả lời điện thoại theo đúng cách mà bạn mong muốn được nghe từ những người khác. Vậy, nếu bạn muốn giữ chân và thu hút thêm ngày một nhiều các khách hàng, hãy đảm bảo rằng các nhân viên của bạn khi trả lời điện thoại sẽ không vô tình hay cố ý thốt ra những lời dưới đây: a. “Đó không phải là chính sách của chúng tôi” Chẳng ai quan tâm tới “kẻ đần độn” nào đặt ra chính sách hay không phải chính sách của công ty bạn. Nếu một nhân viên không thể giúp đỡ khách hàng giải quyết khúc mắc, họ nên hướng dẫn khách hàng liên hệ với người có thể đưa ra lời khuyên, hay ít nhất là được trao quyền để tìm kiếm giải pháp giúp đỡ. Như vậy, bạn sẽ có thể biến những khách hàng bất mãn thành những khách hàng hài lòng và cảm kích. b. “Đó không phải phòng ban của tôi” hay “Đó không phải công việc của tôi” Đây là một sự trốn tránh trách nhiệm rõ ràng. Bất cứ nhân viên nào làm việc trong công ty cũng đều phải chuẩn bị để giải quyết tất cả các nhu cầu của khách hàng. Hay chí ít thì họ phải có số điện thoại, và gọi điện cho nhà quản lý để được giúp đỡ, sau đó nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng. c. “Quý vị có thể gọi lại vào lúc khác không? Hiện chúng tôi đang rất bận” Đây là một thái độ băn khoăn, do dự. Thế nhưng các nhân viên thường nói ra điều này nhiều lần hơn bạn tưởng. Nó luôn khiến người gọi điện đến phải băn khoăn: Bận rộn điều
  7. gì vậy? Một buổi hẹn ăn trưa chăng? Hãy đảm bảo rằng không nhân viên nào trong công ty có thói quen nói những điều tương tự. d. “Máy tính của tôi có vấn đề” hay “Chúng tôi đang gặp trục trặc với hệ thống máy chủ” Đây hoàn toàn không phải là vấn đề của người gọi điện, cũng như lý do để trì hoãn phục vụ. Hoạt động kinh doanh ngày nay vẫn được tiến hành, cho dù có hay không có những hệ thống máy tính giám sát tự động. Hãy lịch thiệp xin lỗi, vì quả thật bạn không thể làm gì để giúp đỡ khách hàng. Sau đó lấy bút chì, ghi số điện thoại và kiểm tra lại cẩn thận, sau đó nói để người khách biết rằng bạn sẽ gọi lại cho ngay khi bạn có thể giúp đỡ họ. e. “Quý vị không nhận được tin nhắn của tôi sao?” Trước đây, khi điện thoại chưa có khả năng tự động ghi âm, bạn còn có lý do để trốn trách nhiệm bằng cách nói này. Tuy nhiên, hiện nay, với hệ thống tin nhắn 24/24 cùng thiết bị ghi âm điện thoại, bạn không thể giả vờ rằng đã gọi điện thoại, nếu thật sự bạn không làm điều đó. Nếu bạn quên không gọi điện thoại, hãy thành thật và im lặng lắng nghe khách hàng phàn nàn rồi xin lỗi họ. f. “Tôi đang đợi để có thêm thông tin trước khi gọi điện lại” Đây lại là một cái cớ hết sức vô lý. Mọi người đều biết rằng thực tế không phải như vậy. Nếu bạn đang thu thập thông tin, bạn sẽ gửi một e-mail hay gọi điện thoại để giải thích - điều mà nhiều người vẫn làm với các mối liên hệ quan trọng. Chưa kể câu nói này còn khiến người bên kia đầu dây cảm thấy bị xúc phạm khi nó thể hiện rằng họ không phải là một ưu tiên trong suy nghĩ của bạn - hoặc bạn là một người thiếu năng lực. g. “Xin quý vị đợi trong chốc lát, tôi sẽ bật nút nói chuyện ra loa” Điều này không nên được sử dụng mà chưa có sự đồng ý của người bên kia đầu dây. Mặc dù thoạt đầu có thể họ đồng ý, nhưng dần dần họ sẽ cảm thấy khó chịu và bực tức khi âm thanh giọng nói nghe vang và không thật chút nào, đồng thời đoán rằng lời nói của họ đang bị người khác nghe thấy. h. “Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ gọi điện cho bạn” Đây rõ ràng là một lời chống chế, sự tự vệ. “Bạn nên hứa là sẽ gửi thông điệp, chứ không phải là một ai đó sẽ có một cuộc điện thoại trả lời”. Đừng hứa điều gì hộ người khác.
  8. Nếu không có cuộc điện thoại trả lời như vậy, bạn đã tạo ra một tâm trạng thất vọng và giận dữ trong tâm trí khách hàng. j. “Xin lỗi, gia đình tôi vừa có chuyện buồn là ....” Có khách hàng gọi điện đến một nhà bán lẻ trực tuyến để hỏi về việc một đơn đặt hàng chưa được thực hiện. Nhân viên trả lời điện thoại trả lời rằng do mẹ cô ta mới mất nên xin lỗi vì sự chậm trễ này. Khách hàng đó nổi giận và chỉ trích cả công ty rằng: “Chẳng lẽ chỉ có mỗi mình cô ta làm việc thôi sao”. Do đó, đừng bao giờ đưa những vấn đề cá nhân của bạn vào các cuộc nói chuyện điện thoại, trừ khi bạn có một quan hệ cá nhân lâu dài và thân thiết với người gọi điện. Có thể nói, giờ đây các cuộc trò chuyện điện thoại đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một mối quan hệ hữu hảo với khách hàng. Mỗi lần nhân viên nhấc máy điện thoại trả lời là một lần công ty bạn có cơ hội thể hiện thái độ quan tâm với khách hàng. Bạn đừng bỏ phí những cơ hội này. 4. 10 bí quyết tạo niềm vui nơi công sở Được làm việc tại Google quả là một cơ hội hiếm có. Ở đó, các nhân viên được phục vụ ăn uống miễn phí, các kỹ sư được phép dành 20% quỹ thời gian làm việc cho dự án riêng. ăn Môi trường làm việc tại đây luôn sinh động và khuyến khích lối tư duy sáng tạo. Môi Google tạo ra điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên, giống như Genentech hay các công ty khác trong top 100 công ty hàng đầu do tạp chí Fortune bình chọn. công Tuy nhiên, những chính sách đó lại khiến nhân viên lao đầu vào công việc, vắt kiệt sức lực của họ để rồi phá vỡ thế cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Nghĩa là, một công ty tốt chưa chắc đã phù hợp với tất cả mọi người, một công việc tốt cũng không thể khiến người ch ta luôn luôn vui vẻ. Dưới đây là 10 bí quyết giúp bạn làm việc nơi công sở với nụ cười ta thường trực trên gương mặt: th a. Tự mang lại niềm vui cho mình: Hạnh phúc phần lớn là do tự kỷ ám thị mà nên. Nhiều người từng tranh luận về vấn đề này, nhưng thực tế là chúng ta có thể tự biến mình thành những người hạnh phúc. Lý thuyết này, này nghe có vẻ đơn giản nhưng những điều đơn giản lại thường rất khó thực hiện. Giá như này mỗi chúng ta đều tìm được những ông chủ thật tốt, tuy nhiên, hãy chấp nhận thực tế rằng
  9. điều đó không thể xảy ra. Do đó, hãy suy nghĩ tích cực về công việc của bạn. Hãy hướng tới đi những khía cạnh của công việc làm bạn thích thú. Tránh xa những người không ưa bạn và nh những cuộc tán gẫu vô bổ. Tiếp cận với những đồng nghiệp bạn thấy hợp với mình và làm nh việc cùng với họ. Bằng những việc như vậy, bạn sẽ tự làm mình vui vẻ trong công việc. vi b. Làm điều bạn yêu thích mỗi ngày: Bạn có thể yêu hoặc không yêu công việc bạn đang làm. Thậm chí, bạn có thể không tin rằng có lúc nào đó bạn sẽ thấy yêu công việc đó. Nhưng bạn luôn có thể nhìn lại bản thân, nhìn lại những kỹ năng và sở thích của mình để tìm thấy một điều gì đó mà bạn rất yêu thích nhìn để làm mỗi ngày. Nếu mỗi ngày bạn đều làm một điều bạn thích, công việc sẽ trở nên đỡ làm nhàm chán. nhàm c. Tự học hỏi để phát triển nghề nghiệp và bản thân: Có một nhân viên trẻ từng phàn nàn rằng cô ấy muốn chuyển công ty vì sếp của cô Có không hết lòng giúp đỡ cô phát triển các kỹ năng chuyên môn. Tuy nhiên, cô nên tự hỏi mình không rằng: ai là người quan tâm đến việc phát triển kỹ năng chuyên môn của cô nhất? Đương nhiên câu trả lời là chính bản thân cô ấy. Vậy nên, bạn phải tự học hỏi để tiến bộ. Hãy đòi nhiên hỏi sếp của bạn giúp đỡ để bạn đạt được những kế hoạch và mục tiêu của mình. Bạn là người được lợi nhiều nhất từ những tiến bộ đó và cũng là người thiệt hại nhiều nhất nếu ng bạn giậm tại chỗ. chân d. Nắm được những gì đang diễn ra tại công ty: Nhiều người nói với tôi rằng không ai cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về tình hình công ty, về những dự án của các phòng ban và về các đồng nghiệp của họ. Họ cứ thụ động công chờ đợi sếp cung cấp thông tin cho họ và thường thì họ không nhận được đủ những gì họ ch mong muốn. Tại sao vậy? Vì sếp của bạn luôn luôn bận rộn giải quyết rất nhiều việc và mong không có thời gian để ý xem bạn thiếu những thông tin gì. Vì vậy, hãy tự tìm hiểu những không thông tin phục vụ cho công việc của bạn bằng cách thiết lập một “mạng lưới” cung cấp thông thông tin và tận dụng nó. Hãy cương quyết đòi hỏi được gặp gỡ với sếp một tuần một lần thông để đặt các câu hỏi và tìm kiếm thông tin. Bạn phải tự mình làm việc đó chứ không phải ai khác. khác. e. Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc:
  10. Rất có thể bạn từng thốt lên: “Sếp tôi chẳng bao giờ đánh giá những việc tôi làm nên tôi chẳng biết mình làm tốt hay dở.” Thực ra, bạn luôn biết mình đang làm việc có tốt hay không. ch Nếu bạn cảm thấy tự hào về thành tích của mình, hãy để sếp đánh giá và công nhận khả năng của bạn. Nếu bạn thấy chưa thật hiệu quả trong công việc, hãy cố gắng hết mình. Sau năng đó lắng nghe phản hồi của sếp. Hãy cho sếp biết bạn rất muốn có người đánh giá công việc đó bạn làm. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi chuyện khách hàng để biết họ có hài lòng với cách phục vụ của bạn hay không. ph f. Chỉ cam kết đảm nhận những nhiệm vụ nằm trong khả năng của mình: Một trong những lý do quan trọng gây ra áp lực và lo lắng trong công việc là do bạn không thực hiện được những điều đã hứa. Nhiều nhân viên chỉ mải tìm lý do biện minh cho không việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao và lo lắng về hậu quả của nó mà quên mất phải vi tập trung hoàn thành công việc. Hãy rèn luyện tính tổ chức và đặt kế hoạch để đánh giá khả năng hoàn thành công việc được giao. Đừng xung phong đảm nhận nhiệm vụ nếu bạn không năng có đủ thời gian. Nếu cảm thấy quá tải, hãy xin hỗ trợ thời gian và nguồn lực. Đừng biến có mình thành người luôn thất hứa. mình g. Tránh những điều tiêu cực: Tự tạo cảm giác vui vẻ trong công việc nghĩa là tránh xa những người luôn có tư tưởng tiêu cực, những cuộc đối thoại, tán gẫu làm bạn nản chí. Bởi vì, cho dù bạn có tư tưởng tích tiêu cực nhưng những suy nghĩ tiêu cực của người khác có thể có ảnh hưởng đến bạn. Đừng để họ làm bạn nản chí mà hãy luôn giữ lấy nụ cười mỗi khi đến phòng làm việc. làm h. Dũng cảm đối mặt với xung đột: Hầu hết chúng ta đều không thích xảy ra xung đột. Đơn giản là vì chúng ta không biết cách xử lý chúng một cách xây dựng. Xung đột có thể đáng sợ, có thể làm hại bạn và làm tổn cách thương bạn nhưng chúng cũng giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và đạt được mục tiêu th riêng. Xung đột còn có thể giúp bạn rút ra kinh nghiệm để phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo riêng. ra các sản phẩm/dịch vụ ưa thích. Hãy dũng cảm đối mặt với xung đột để tiến bộ trong công ra việc và trưởng thành trong tư tưởng. vi
  11. j. Kết bạn với đồng nghiệp: Trong cuốn sách kinh điển với tựa đề “First, Break All The Rules: What the World’s Trong Greatest Managers Do Differently” (Tạm dịch: Loại bỏ các nguyên tắc: Các nhà quản lý nổi Greatest tiếng thế giới hành động khác chúng ta như thế nào?), Marcus Buckingham và Curt Coffman ti liệt kê 12 câu hỏi. Câu trả lời cho 12 câu hỏi này có thể đánh giá mức độ hài lòng và tận tụy li của nhân viên với công việc của họ. Một trong số 12 câu hỏi là: “Ai là đồng nghiệp tốt nhất của bạn?”. Điều đó chứng tỏ, mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp chính là dấu hiệu của sự ham mê công việc. Do đó, hãy dành thời gian gần gũi với các đồng nghiệp của bạn. Bạn có ham thể tìm thấy người bạn tốt, có thể giúp đỡ, chia sẻ và quan tâm đến bạn. th k. Nếu tất cả các bí quyết trên đều không hiệu quả, tốt nhất là bạn nên tìm công việc khác: khác Nếu tất cả những bí quyết trên đều không làm bạn hài lòng với công việc hiện tại, thì đó là lúc đánh giá lại ông chủ của bạn, công việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Bạn sẽ đó không thể làm cả đời công việc mà bạn không thích trong một môi trường làm việc thiếu thân không thiện. Hầu hết môi trường làm việc sẽ không thay đổi nhiều, nhưng cảm xúc của nhân viên thi bất mãn thì sẽ ngày càng trở nên tồi tệ. Hãy từ bỏ công việc hiện tại và tìm công việc khác phù hợp hơn với bạn. phù 10 lời khuyên thật đơn giản nhưng có thể giúp bạn yêu thích công việc hiện tại của mình hơn, hay ít nhất cũng cho bạn biết liệu đã đến lúc phải tìm một ông chủ mới, một công mình việc mới chưa? vi 5. Các nhân tố của sự thành công Sức khỏe không chỉ thuần túy mang tính thể chất. Nó còn là sức mạnh tinh thần và vật chất. Đó là có một cơ thể có thể chống đỡ và theo đuổi sự thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Sức khỏe là nguồn gốc của sự sống lâu, của nguồn năng lượng dồi dào và trí tuệ minh mẫn. Trong nhân tố sức khỏe, khám phá và phát triển những thói quen tốt sẽ rất có lợi cho một cuộc sống lành mạnh. Sự giàu có
  12. Sự giàu có ở đây là cả của cải vật chất cũng như những tích lũy trong nghề nghiệp của bạn. Nhiều người không có được cái nhìn bao quát về tài sản của cá nhân như thế. Trong nhân tố này, hãy ứng dụng những kiến thức và các giá trị mà bạn có để làm giàu có tài sản cá nhân và các kiến thức nghề nghiệp. Sự hiểu biết, từng trải Bạn thỉnh thoảng quên mất rằng trí tuệ cũng giống như sức lực. Nếu không sử dụng nó sẽ mất đi quyền lực. Trong nhân tố sự hiểu biết, việc luyện tập liên tục bộ não, mở rộng đời sống tinh thần, và giữ cho tinh thần lành mạnh và sắc sảo trong suốt cả cuộc đời là rất quan trọng. Các mối quan hệ Đây có thể là lĩnh vực mà mọi người ít chú ý đến. Hãy cố gắng cân bằng thời gian của bạn trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân. Hãy tận dụng để đạt được những lợi thế mà các mối quan hệ có thể mang lại cho bạn. Trong nhân tố các mối quan hệ, hãy tìm ra một con đường mới để làm giàu có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bạn với những người khác. Tài năng Cái mà bạn thường thiếu, đó là khám phá ra khả năng của chính bản thân mình. Trong mỗi con người chúng ta đều có những khả năng nhất định. Do đó, viên gạch đầu tiên xây dựng nên sự thành công chính là phải biết được một cách rõ ràng và chính xác tài năng và thiên hướng của mình là gì? Bạn là một nhà đổi mới hay người có tầm nhìn chiến lược? Một người có tài tổ chức? Một nhà nghiên cứu? Bạn có tài trong việc đưa ra các ý tưởng mới hay áp dụng các ý tưởng đó vào công việc và cuộc sống? Khi biết chắc mình là người có tài trong lĩnh vực nào, bạn có thể tránh được những thử nghiệm và sai lầm không cần thiết. Con đường xác định một cách rõ ràng Tất cả chúng ta, bất chấp tuổi tác, đều mơ ước xây dựng cho mình một gia tài bền vững. Nhưng bạn có thể phát triển gia tài đó như thế nào? Nhiều nhà nghiên cứu về cách thiết lập mục tiêu cho biết: những người đặt ra những mục tiêu rõ ràng bao giờ cũng thành công hơn là những người không làm được điều này. Chìa khóa để tạo ra những mục tiêu rõ ràng, đầy thách thức, có thể đánh giá được và nhiều điều khác nữa đều dựa trên những khả năng tự nhiên riêng biệt của chính bản thân bạn. Các giá trị
  13. Đó là một bộ các giá trị cốt lõi, chủ yếu cung cấp nguồn năng lượng cho sự thành công. Xác định các giá trị cốt lõi của mình không chỉ giúp bạn vươn tới các thành công, mà còn khiến cho thành công đó sâu sắc và giàu có hơn. Khả năng phát hiện và truyền tải chính xác những giá trị của mình sẽ giúp bạn phát triển nghề nghiệp cũng như các mối quan hệ cá nhân, đồng thời giúp bạn có được những định hướng để vượt qua các thách thức hàng ngày. Thành công được tạo ra bởi sự kết hợp tất cả các yếu tố trên. Các công cụ cần thiết cho thành công trong tương lai là tài năng thiên bẩm, mục tiêu được xác định rõ ràng, sự cân bằng trong tất cả các mặt của cuộc sống và các giá trị cốt lõi. Tất cả những yếu tố mà bạn có sẵn, không những giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho những thử nghiệm và sai lầm không đáng có, mà còn giúp bạn đi trên một con đường thích hợp và đích thực thuộc về mình. Bạn hãy nghĩ xem mình thường làm gì trong những ngày nghỉ cuối tuần: đi mua sắm tại các siêu thị lớn, xem một bộ phim hay, nói chuyện phiếm trên điện thoại, chơi golf? Tất cả những hoạt động này đều mang lại cho bạn sự sảng khoái, thư giãn và ít nhiều cũng có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, nếu đem so sánh những giá trị nhận được đó với những gì bạn sẽ có được nếu chịu bỏ thời gian để khám phá bản thân và con đường đi đến thành công cho mình chắc hẳn sẽ có ích hơn nhiều. 6. Chọn người quản lý nhân sự: Ch Trong hàng trăm hồ sơ đã được các ứng viên ngày càng lão luyện chuẩn bị, thật không dễ để lựa chọn những ứng viên phù hợp với vị trí quản lý nhân sự. Đây là vị trí rất quan trọng vì nó quyết định chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức. vì Một số căn cứ sau sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong sự lựa chọn của mình. Căn cứ trên các giai đoạn phát triển khác nhau của tổ chức Ở những giai đoạn khác nhau, các tổ chức cần quản lý nhân sự có những trình độ và những thế mạnh khác nhau. Giai đoạn tổ chức mới thành lập cần người quản lý nhân sự chuyên về thiết lập hệ thống và có kinh nghiệm đào tạo nhân lực. Đây là giai đoạn nhất thiết phải tuyển dụng những người đã có bề dày kinh nghiệm hoạt động. Trong thời kỳ tổ chức đã đi vào ổn định hay trong giai đoạn phát triển nhanh, cần phải có những nhân tố có tính sáng tạo, năng động và sự gắn bó lâu dài. Chính họ cũng là những nhân tố cần thiết để tạo nên những cải cách về đường lối cho công ty. Giai đoạn phát triển này cũng rất cần bổ sung nhân sự nên công tác đào tạo phát hiện càng được coi trọng. Cần tập trung tuyển chọn những nhân tố có khả năng sư phạm, truyền đạt tốt, có tầm nhìn và năng lực định hướng.
  14. Sự thay đổi về môi trường sản xuất khách quan Khi tuyển nhân viên cũng cần căn cứ trên những điều kiện khách quan về môi trường làm việc của công ty. Trong điều kiện tổ chức phát triển ổn định, vai trò của đội ngũ nhân lực không giữ vai trò hàng đầu nữa, nhiều người trong tổ chức đều có thể đảm nhận thay thế vai trò này. Xuất phát từ quan điểm đó, nhiều người cho rằng đây có thể là cơ hội để thay đổi, làm linh hoạt đội ngũ. Tuy nhiên tất cả các thay đổi cần được chú ý làm sao cho không xáo trộn những quy tắc chung của công ty hay xâm hại quyền lợi tổ chức. Tính chất của tổ chức Các tổ chức có tính chất khác nhau đòi hỏi những phẩm chất khác nhau của đội ngũ nhân lực. Các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống tổ chức được xây dựng khá bài bản từ công ty mẹ, phân công chi tiết, hệ thống quản lý được xây dựng theo mẫu tương đối hoàn thiện, từ tổng công ty đến các công ty con, từ giám đốc đến quản lý các phòng. Khi đó, phẩm chất cần nhấn mạnh nhất trong những tổ chức kiểu này là tính chấp hành. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sự biến động nhân sự trong nội bộ tổ chức rất thường xuyên. Vì vậy phẩm chất cẩn thiết nhất của người quản lý nhân lực ở đây là sự linh hoạt, tính tích cực và chủ động nắm bắt thời cơ. Nhưng nhìn chung ở tổ chức nào, những phẩm chất không thể thiếu được của người phụ trách nhân lực là công tâm, nhẫn nại, tinh tế, chịu học hỏi để áp dụng được những phong cách quản lý tiên tiến. Văn hóa tổ chức khác nhau Bộ phận nhân lực chính là một thành tố quan trọng tạo nên văn hóa tổ chức, vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận này với các bộ phận khác. Cần tuyển chọn những người có hiểu biết rõ về phong cách làm việc của công ty, nghiêm túc trong công việc, hòa nhã trong ứng xử. Với những công ty thiên về văn hóa, truyền thông người phụ trách phải có phông nền văn hóa tốt với những hiểu biết chuyên ngành phong phú. Những tổ chức sản xuất kỹ thuật, tính kỷ luật là một phẩm chất không thể thiếu đối với người phụ trách nhân lực. Bên cạnh đó, cần ưu tiên tuyển chọn những nhân viên thông hiểu những phong tục địa phương hay có những mối quan hệ rộng rãi, tốt đẹp với nhiều giới để tạo nên những mối quan hệ nhiều chiều cho tổ chức. Kinh nghiệm, kiến thức, phẩm chất người tuyển chọn Người tuyển chọn lực lượng nhân lực phải là những nhân tố hàng đầu trong đội ngũ quản lý hiểu rõ từng bộ phận của công ty cũng như những kế hoạch về phát triển công ty trong tương lai 10 năm nữa. Người tuyển chọn cần công tâm, hiểu biết, có sự gắn bó sâu sắc về quyền lợi với tổ chức. Tóm lại, người tuyển chọn càng ưu tú thì khả năng tuyển chọn được những quản lý nhân sự xuất sắc ngày càng lớn.
  15. 7. ĐỂ Tỏa sáng trong Buổi Phỏng Vấn – Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Chào các bạn, tôi là Chris Harvey, Tổng giám đốc công ty Vietnamworks. Tôi rất vui khi thấy xu hướng tìm việc ở Việt Nam ngày càng trở nên năng động và người tìm việc đã biết áp th dụng những ‘công nghệ và kỹ năng’ mới nhất. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên ở cương vị là nhà tuyển dụng (NTD) và người quản lý cấp cao; tôi rất muốn nhấn mạnh những kỹ năng cơ bản mà ứng viên cần có để buổi phỏng vấn với NTD thành nh công. Làm được điều đó, bạn có đến 90% cơ hội vượt trội hơn đối thủ. công. Ở VietnamWorks, chúng tôi MUỐN bạn đạt được công việc mà mình mơ ước. Nhưng hãy nhớ rằng NTD sẽ không quan tâm là bạn giỏi giang, thông minh và tài năng như thế nào hãy nếu bạn không tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp, hoặc không thể trình bày về năng lực của mình một cách thuyết phục. Tôi rút ra cho mình 8 nguyên tắc vàng sau đây và rất vui được chia sẻ với các bạn. chia a. Đến sớm 10 phút Để tạo ấn tượng tốt đẹp với NTD, tôi muốn nhấn mạnh điều quan trọng này: luôn đến nơi phỏng vấn sớm ít nhất là 10 phút. Nếu bạn không đến sớm, nghĩa là bạn trễ nải. Ấn tượng của NTD sẽ hết sức tiêu cực, họ sẽ nghĩ rằng “Ứng viên đến phỏng vấn trễ thế này thì sẽ tiếp tục trễ nải cho những việc khác nữa”. và “có lẽ anh ta chẳng quan tâm lắm đến thì công việc này”. công Bạn hãy nhớ: sẽ không có cơ hội thứ hai để bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp này. b. Ăn mặc chuyên nghiệp Phục trang lịch sự và tươm tất là bằng chứng cho thấy bạn hiểu rõ cách ăn mặc và giao tiếp lịch thiệp trong một môi trường chuyên nghiệp. Bạn cần kiểm tra lại xem tổng thể mình ti có “được mắt” không, trang phục có gọn gàng và chuyên nghiệp không? Điều này rất quan có trọng: đừng bao giờ đi phỏng vấn trong “phục trang” quần jeans và áo thun, hay đại loại như tr thể bạn chuẩn bị đi pic nic vào cuối tuần. th c. Hãy thể hiện sự nhiệt thành Giống như mọi NTD mà tôi biết, tôi chẳng thích làm việc với những người buồn bã hay có tính khí cục cằn. Với NTD, ứng viên cần thể hiện sự nhiệt thành và niềm vui làm việc có bằng nụ cười tươi của mình. Hãy thể hiện với NTD sự nhiệt thành đó: chào hỏi và mỉm cười với mọi người ngay khi bạn bước vào công ty phỏng vấn. d. Mang theo 5 bản hồ sơ tìm việc của bạn Từ kinh nghiệm thực tế, đôi khi tôi không có hồ sơ tìm việc của ứng viên trong tay bởi vì tôi quá bận rộn với công việc hoặc vì máy in bị trục trặc. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ít nhất vì là 5 bộ hồ sơ tìm việc, đựng trong bìa hồ sơ thật đẹp và chuyên nghiệp. Từ khi tôi đến Việt là Nam, tôi đã phỏng vấn ít nhất là 100 ứng viên nhưng chỉ có 2 trong số đó thực hiện điều đơn Nam, giản này. Đây là một cách dễ dàng giúp bạn nổi bật hơn hàng trăm ứng viên khác. Thật đơn gi giản biết bao! gi e. Tìm hiểu kỹ về công việc và công ty ứng tuyển NTD sẽ thật sự thất vọng khi ứng viên chẳng dành một chút thời gian nào để tìm hiểu về công việc hay công ty. Nếu bạn không biết gì về công việc hay công ty tuyển dụng, làm công
  16. sao bạn có thể trả lời những câu hỏi như “Tại sao anh muốn làm việc ở đây?”, hay “Tại sao sao anh là ứng viên phù hợp nhất cho công việc này?”. Không có gì khó khăn cả: bạn chỉ cần dành anh 15 phút tìm hiểu website của công ty, điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của doanh 15 nghiệp. Tiếp theo bạn hãy đọc mô tả công việc thật nhiều lần và tự trình bày lý do vì sao bạn nghi là ứng viên lý tưởng cho vị trí này. là f. Cho biết bạn giúp được gì cho NTD, chứ không phải NTD làm được gì cho bạn Tôi có thể đoán chắc với bạn một điều: tất cả các NTD, trong đó có tôi, rất muốn biết bạn sẽ giúp NTD giải quyết các vấn đề của công ty họ như thế nào và sẽ không quan tâm họ có thể giúp giải quyết vấn đề của bạn hay không. Vì vậy, hãy cho NTD thấy với kỹ năng và có kinh nghiệm của mình, bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty. kinh Nếu NTD hỏi bạn “Vì sao bạn muốn làm công việc này?”, hãy dùng một ví dụ minh họa cho biết bạn có thể giúp được gì cho NTD thay vì hỏi công ty có thể làm được gì cho bạn. Tôi cho đã từng nhận một câu trả lời chẳng hay chút nào “Tôi muốn làm công việc này vì nó cho tôi đã mức lương cao hơn mức lương ở công ty cũ”. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời hay hơn nhiều “Tôi muốn làm công việc này vì tôi thích viết quảng cáo tiếp thị. Tôi nghĩ mình hay có thế mạnh trong lĩnh vực này. Kinh nghiệm và kiến thức của tôi giúp tôi tin mình có đủ khả có năng phù hợp với vị trí này”. năng Trước khi đi phỏng vấn bạn nên dành thời gian suy nghĩ cách trả lời câu hỏi này. Hãy cho NTD thấy bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề họ đang gặp phải. cho g. Hãy thể hiện lòng đam mê công việc của bạn David Beckham có ghét bóng đá không? Chắc chắn không. Bill Gates có ghét máy tính không? Dĩ nhiên không. Cả David Beckham và Bill Gates là những người rất giỏi ở lĩnh vực không? của họ vì họ đam mê những gì mình làm. Bạn sẽ khó thành công trong một công việc nếu bạn không có sự đam mê đích thực. Khi tôi phỏng vấn, tôi luôn tìm kiếm người có đam mê với công việc. Ví dụ, nếu đó là ứng viên tôi trong lĩnh vực thiết kế, tôi sẽ quan sát xem gương mặt ứng viên có ngời sáng khi anh ta mô tả trong kế hoạch tạo ra một thiết kế độc đáo hay không. Tôi sẽ đánh giá liệu ứng viên có đầu tư thời ho gian và tâm huyết của mình vào công việc, và có tự hào về nó? Nếu anh ta không thể hiện gian điều đó, tôi sẽ đắn đo khi quyết định tuyển ứng viên này. đi Nếu bạn không đam mê công việc mình đang làm, tôi khuyên bạn nên chuyển nghề sang lĩnh vực khác mà mình thực sự yêu thích. Còn nếu bạn đam mê công việc của mình, hãy thể lĩnh hiện điều đó trong buổi phỏng vấn và cho biết lý do bạn chọn nghề nghiệp này. hi h. Gửi thư cảm ơn Gửi email cảm ơn NTD vì đã dành thời gian phỏng vấn bạn cho thấy bạn hiểu rõ cách hành xử chuyên nghiệp. Hãy viết một thông điệp ngắn gọn cho NTD, nói rằng bạn rất thích hành công việc này. Dĩ nhiên, gửi thư cảm ơn chẳng thể cứu vãn được một cuộc phỏng vấn quá công tệ, nhưng sẽ giúp bạn được NTD chú ý trong số hàng trăm ứng viên khác. Tôi hy vọng bạn thấy những chia sẻ này hữu dụng. Hàng tháng, tôi sẽ rất vinh dự nếu tiếp tục được chia sẻ về những chủ đề khác nữa. Hãy cho tôi biết bạn thích chủ đề gì, và hãy ti gửi câu hỏi cho tôi qua email careeradvice@vietnamworks.com. Tôi rất mong nhận được phản hồi của các bạn.
  17. Các bạn cũng có thể tìm kiếm những chia sẻ tương tự tại chuyên mục Tư vấn nghề Các nghiệp trên trang Vietnamworks.com. Đó là những tư vấn bổ ích cho bạn khi đi tìm việc hay nghi trong công việc hàng ngày ở công ty. trong 8. Giải quyết 4 nỗi sợ khi thay đổi công việc 8. Gi Nhiều người cảm thấy bị mắc cạn trên con đường sự nghiệp của mình. Một công việc thật nhàm chán, không có cơ hội phát huy tài năng, một môi trường làm việc ngột vi ngạt… Thế nhưng họ rất ngại thay công đổi việc. Họ ngại rằng biết đâu đấy mình lại ng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” và nhiều nỗi sợ khác nữa… “tránh Phương Trang là một ví dụ điển hình. Cô hiện làm việc với một tập đoàn đa quốc gia gần 4 năm trời, nhưng công việc của cô vẫn đều đều trôi qua, và cô vẫn “yên vị” ở vị trí hiện tại dù làm việc rất tốt. Nhiều khi cô cảm thấy ngán với công việc này vì ngày 8 tiếng cô vẫn làm công việc đó, nhưng cơ hội phát triển và thăng chức chưa bao giờ đến với cô. Khi được làm hỏi vì sao cô không tìm một công việc mới tốt hơn, Trang trả lời “Ngại tìm việc mới lắm. Đâu biết được môi trường mới có phù hợp với mình không…” Đó là 1 trong 4 nỗi sợ chính đã Đâu ngăn cản nhiều người tìm kiếm công việc yêu thích của mình. ngăn Nỗi sợ thứ nhất - "Đâu biết được môi trường mới có phù hợp với mình không…" Thay đổi công việc có thể là một viễn cảnh không tươi sáng đối với nhiều người. Dù không hài lòng với công việc hiện tại (như trường hợp trên), nhiều người không dám “mạo hiểm” đi hài tìm cơ hội mới. Họ âm thầm chấp nhận công việc không mang đến cho họ cơ hội phát triển tìm hay thăng tiến nhưng trong thâm tâm họ vẫn mong muốn một công việc khác tốt đẹp hơn. Đó hay là tâm lý “sợ thay đổi” khá phổ biến đối với nhiều người. là Thế nhưng, Thanh Hằng là một trường hợp ngược lại. Cô từng là một thư ký cho một công ty khá tiếng tăm. Thế nhưng quanh đi quẩn lại cô vẫn làm những công việc khá nhàm công chán vì cô đã quá quen với tính chất “thường nhật” của chúng. Là một người năng động và chán yêu thích học hỏi thăng tiến, Hằng không ngại đi tìm công việc mới dù nhiều người quen yêu khuyên cô “Mức lương này khá tốt với em rồi, sao lại thay đổi làm gì…”. Hằng vẫn kiên định khuyên với mục tiêu của mình và sau vài tháng cô đã tìm được công việc mang đến cho cô nhiều cơ hội học hỏi và thăng tiến. Nỗi sợ thứ hai - "Tôi không có kinh nghiệm để làm công việc mình yêu thích" Nỗi sợ này xuất phát từ việc bạn ngại mình không có hoặc không thể làm công việc mới có tính chất khác biệt với công việc hiện tại của mình. tính Bạn hãy nói chuyện với một số người đang làm công việc bạn mong muốn. Hãy hỏi họ xem những kỹ năng và kinh nghiệm nào là cần thiết để làm công việc mới mà bạn yêu thích. xem Nhờ đó bạn sẽ đánh giá được bản thân để biết được mình có đáp ứng được yêu cầu của công Nh việc đó hay không và đâu là những điểm yếu cần khắc phục. Để nâng cao kỹ năng cần thiết vi cho công việc mới, hãy tích cực tìm hiểu và tham gia các hoạt động tình nguyện có liên quan cho đến công việc mới bạn muốn theo đuổi. Đối với những người muốn chuyển sang một nghề nghiệp hoàn toàn mới, thường họ sẽ phải bắt đầu từ đầu, nghĩa là chấp nhận một công việc từ một vị trí thấp hơn và phát triển ph dần lên. Thay đổi nghề nghiệp cần một kế hoạch dài hạn, chứ không chỉ ngày một ngày hai. Nhiều người để theo đuổi một nghề hoàn toàn mới đã không ngại đầu tư thời gian và tiền Nhi bạc để học thêm một chuyên ngành mới hoặc theo học các khóa cao học ( MBA là một ví dụ điển hình). đi
  18. Nỗi sợ thứ ba - "Tôi không thể gánh vác nổi các khoản chi tiêu khi tìm việc" Đừng để bạn bị áp lực về tài chính. Bạn nên đặt ra một kế hoạch từ 6 đến 12 tháng để có thời gian chuẩn bị cho việc chuyển công tác. Kế hoạch này có thể là cắt giảm chi phí, gửi th tiền tiết kiệm để bạn có thể chi tiêu trong thời gian đi tìm việc mới. ti Hoặc bạn có thể làm hai việc song song. Bạn có thể làm những công việc mà mình yêu thích cho công ty khác vào những ngày cuối tuần. Bằng cách đó bạn vừa có thu nhập chắc thích chắn, lại vừa có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công ch việc mới. vi Nỗi sợ thứ tư - "Bây giờ tôi đã quá già để thay đổi công việc” Nhiều người ngại đổi việc với cách giải thích trên trong khi họ chỉ hơn 30 tuổi là cùng! Tuổi tác không phải là vấn đề lớn bởi phụ nữ và nam giới ở độ tuổi 45-60, thậm chí trên 70 Tu (cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu – người đã trên độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, là (c một ví dụ điển hình) vẫn có thể đóng góp được nhiều kinh nghiệm quý giá cho công việc. Đối mặt với nỗi sợ và quẳng gánh lo đi Một nghiên cứu cho thấy rằng những người yêu thích công việc của họ thường sống lâu hơn và đạt được kết quả làm việc tốt hơn hẳn. Điều đó hoàn toàn đúng. Vì vậy, đừng để nỗi sợ và hãi là một yếu tố cản trở con đường sự nghiệp của bạn. Hãy bắt đầu với việc lập kế hoạch hãi cho tương lai của bạn ngay ngày hôm nay. cho 9. Hãy linh hoạt trong suy nghĩ Một khi suy nghĩ của bạn đã thành hình và trở nên cứng nhắc, bạn sẽ thất bại. Khi bạn nghĩ bạn biết tất cả các câu trả lời, bạn sẽ mắc kẹt. Khi bạn đóng đinh trên con đường của bạn, bạn đã trở thành một phần của lịch sử. Để sống rộng mở với cuộc đời, bạn hãy để ngỏ cho mình những lựa chọn, hãy tiếp tục suy nghĩ và linh hoạt trong những suy nghĩ ấy, hãy sẵn sàng bất cứ khi nào giông bão nổi lên và thề có Chúa, những cơn bão luôn ập đến vào lúc bạn không ngờ tới. Ngay giây phút bạn để mình sa vào khuôn mẫu, bạn đã tự để mình bị loại khỏi cuộc chơi. Có lẽ để hiểu tôi muốn nói gì, bạn thử tự kiểm nghiệm lại ý nghĩ của mình xem. Suy nghĩ linh động cũng gần giống như một môn võ tinh thần - luôn sẵn sàng né đòn. Cố gắng đừng xem cuộc đời như kẻ thù địch, hãy xem nó như đối thủ thân thiện trên sàn đấm bốc. Bạn linh động, bạn sẽ thấy nó thật tuyệt. Nếu bạn đứng yên một chỗ, gần như chắc chắn bạn sẽ bị nốc ao. Chúng ta đều tự đặt ra những hình mẫu trong cuộc sống. Chúng ta tự gán cho mình cái nhãn mác thế này hay thế khác và có vẻ tự hào về quan điểm và niềm tin của mình. Chúng ta đều thích đọc những tờ báo in sẵn, xem cùng chương trình truyền hình hay phim truyện giống nhau, mua đồ cùng cửa hàng, ăn cùng những thức ăn mình ưa thích, mặc cùng loại quần áo. Cũng tốt thôi. Nhưng rồi chính chúng ta đã tự làm thui chột những khả năng khác của mình, chúng ta trở nên buồn tẻ, nhạt nhẽo và vô vị và vì thế chung ta bị đánh bật. ́
  19. Đừng xem cuộc đời như kẻ thù địch, hãy xem nó như đối thủ thân thiện trên sàn đấm bốc. Hãy nhìn cuộc sống như một chuỗi những cuộc phiêu lưu. Mỗi cuộc phiêu lưu như thế là một cơ hội để vui thú, để học hỏi, khám phá thế giới, mở rộng kinh nghiệm và mối quan hệ bạn bè, để kéo dài đường chân trời của bạn. Chấm dứt chuỗi phiêu lưu đó đồng nghĩa với viêc bạn cũng chấm hết. ̣ Ngay giây phút ai đó đề nghị cùng phiêu lưu, để thay đổi suy nghĩ, để thoát khỏi chính mình, thì hãy nhập cuộc và xem chuyện gì xảy ra. Và nếu nó làm bạn sợ, hãy nhớ rằng bạn luôn có thể quay lại vỏ ốc của bạn ngay khi mọi chuyện kết thúc, tất nhiên là nếu bạn muốn. Tuy vây, không phải lúc nào cũng cứng nhắc chấp nhận mọi lời mời gọi, như thế cũng ̣ tức là không linh hoạt. Người thực sự linh hoạt là người biết khi nào cần nói “không” và khi nào cần nói “có”. Nếu bạn muốn biết mình linh hoạt đến mức nào, hãy thử trả lời vài câu hỏi nhỏ thế này: Những quyển sách gối đầu giường của bạn tất cả đều cùng một thể loại chứ? Hãy nhớ lại xem có bao giờ bạn từng nói “Tôi chẳng biết người nào như thế” hay “Tôi chẳng bao giờ đến những nơi như thế”? Nếu câu trả lời là “có” thì đã đến lúc mở rông tầm nhìn và gỡ bỏ ̣ những sợi xích trói buộc suy nghĩ của bạn rồi đấy. II. KỸ NĂNG TRONG NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN 1. Kỹ năng đàm phán: Các giá trị được bạn đề cao trong kinh doanh là gì? Đó là tất cả những gì mà bạn nói và làm với các nhân viên cũng như khách hàng của mình. Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều thời gian để đưa ra một danh sách những giá trị rất có ích trong kinh doanh... Những giá trị đó là: - Tích cực trao đổi thông tin: Chúng ta ai cũng cần phải giao tiếp. Đó là thời gian bạn dành để trò chuyện và lắng nghe. Thông tin khi chuyển đổi sẽ góp phần định hình nên suy nghĩ của con người. - Tôn trọng lẫn nhau: Bạn hãy đối xử với mọi người giống như cách đối xử mà bạn muốn nhận được từ họ. Sự lừa dối, vô lễ và bất kính là những điều không bao giờ được tha thứ.
  20. - Chính trực, liêm chính: Bạn làm việc với khách hàng và những người có thể là khách hàng tiềm năng với một thái độ cởi mở, trung thực và thân thiện. Khi bạn nói rằng sẽ làm điều gì đó, thì bạn phải thực hiện bằng mọi giá. Hãy làm đúng như những gì bạn nói. - Xuất sắc/nổi trội: Bạn sẽ cảm thấy rất hài lòng nếu làm ra được những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Vậy hãy không ngừng nỗ lực để làm cho sản phẩm/dịch vụ của mình trở nên xuất sắc và nổi trội nhất. Đó là tất cả những giá trị mà trong kinh doanh được nhiều người đánh giá cao. Tuy nhiên, trên thực tế mọi người toàn nói một đằng làm một nẻo. Một mặt, họ đề cao các giá trị trong kinh doanh, như: khách hàng là thượng đế; tôn trọng khách hàng; tin tưởng khách hàng… Nhưng mặt khác, tại các cửa hàng của họ lại có treo những biển hiệu: “Nếu làm hỏng sản phẩm, bạn sẽ phải mua nó”; “trong cửa hàng chỉ được phép có nhiều nhất hai trẻ em”; “mỗi chủng loại hàng hóa yêu cầu phải đặt cọc trước 100%”… Tất cả những thông điệp này đều nói lên một điều: “Chúng tôi không tin tưởng ở bạn”. Không ở đâu có nhiều cơ hội để chứng minh các giá trị này như trong lĩnh vực đàm phán bán hàng. Trong đa số các tình huống, với tư cách là người bán hàng, bạn bao giờ cũng có nhiều lợi thế hơn người mua. Bạn biết giá thực của sản phẩm và có thể sử dụng điều đó một cách có lợi nhất. Tuy nhiên, người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp hơn mức giá mà bạn đưa ra và thấp hơn mức giá trên mặt bằng thị trường. Và khi đó đàm phán để có được một mức giá hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Bạn biết được giá thành của sản phẩm hay còn gọi là giá sàn, tức là mức giá tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận được, và bạn mong muốn bán được càng cao hơn mức giá sàn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nhưng liệu điều này có đúng không? Nếu bạn có thể bán nó với giá cao hơn giá trị thực của nó quá nhiều, thì tức là bạn đang rơi vào giới hạn nguy hiểm của những giá trị kinh doanh mà bạn đã đề cao. Khi đó, bạn sẽ có một chút cảm giác tội lỗi, giống như người hành động gian lận. Vậy, bạn cần phải xác định cho mình mức giá “lý tưởng” để cân đối giữa lợi nhuận và các tiêu chí đạo đức của mình. Sau khi đã xác định được mức giá “lý tưởng”, tiếp theo bạn cần phải tập hợp càng nhiều càng tốt các thông tin về đối tác trong cuộc đàm phán mua bán sắp tới. Ví dụ như họ là ai? Lĩnh vực kinh doanh của họ là gì? Họ đang có những lợi thế gì? Cái gì là quan trọng nhất đối với họ tại thời điểm này? Khi đó, bạn sẽ đoán được mức giá tối đa mà họ có thể chấp nhận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2