intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

140
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành ngữ là một biểu hiện đặc trưng của tiếng nói dân tộc, diễn tả đời sống văn hóa tinh thần và tình cảm, chứa đựng những giá trị sâu sắc tinh tế của con người Việt Nam. Thành ngữ được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sử dụng một cách phong phú, sinh động và hết sức độc đáo trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật sử dụng thành ngữ trong tiểu thuyết "Mảnh đất lắm người nhiều ma" của Nguyễn Khắc Trường

K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG THÀNH NGỮ TRONG TIỂU<br /> THUYẾT "MẢNH ĐẤT LẮM NGƯỜI NHIỀU MA" CỦA<br /> NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG<br /> Ths. Nguyễn Thị Hoa<br /> Bộ môn Việt Nam học, Trường Đại học Thăng Long<br /> Tóm tắt: Thành ngữ là một biểu hiện đặc trưng của tiếng nói dân tộc, diễn tả đời<br /> sống văn hóa tinh thần và tình cảm, chứa đựng những giá trị sâu sắc tinh tế của con người<br /> Việt Nam. Thành ngữ được nhà văn Nguyễn Khắc Trường sử dụng một cách phong phú, sinh<br /> động và hết sức độc đáo trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma. Tìm hiểu nghệ thuật<br /> sử dụng thành ngữ trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma sẽ cho chúng ta thấy được<br /> giá trị biểu đạt tinh tế và đặc sắc của thành ngữ, thấy được tài năng nghệ thuật ngôn từ của<br /> nhà văn đồng thời góp phần thiết thực cho việc sử dụng và giảng dạy về từ ngữ nói riêng và<br /> tiếng Việt nói chung.<br /> Từ khoá: thành ngữ, Mảnh đất lắm người nhiều ma…<br /> 1. Thống kê chung<br /> Tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma dày gần 400 trang và hầu như trang nào tác<br /> giả cũng sử dụng thành ngữ. Tổng số thành ngữ được sử dụng là 371 với 416 lần được nhắc<br /> đến. Có những thành ngữ xuất hiện với tần số cao như: ném đá giấu tay (5 lần), bôi gio trát<br /> trấu (4 lần), ngồi chơi xơi nước (3 lần), mật ngọt chết ruồi (3 lần) v.v…<br /> Trong 371 thành ngữ thì chiếm ưu thế là thành ngữ đối xứng với 217 thành ngữ chiếm<br /> 58,5%, tiếp đến là thành ngữ phi đối xứng là 92 thành ngữ chiếm 24,8% và thành ngữ so sánh<br /> là 62 chiếm 16,7%.<br /> Đối với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma, tỷ lệ sử dụng thành ngữ so với các<br /> tác phẩm khác là khá cao. Phần lớn thành ngữ được phân bố đều ở các trang. Một số thành<br /> ngữ được nhắc đến nhiều lần trong cùng một trang, một đoạn. Một số trang lại xuất hiện nhiều<br /> thành ngữ khác nhau với đủ các kiểu loại. Chính hệ thống thành ngữ này đã tạo nên một giá<br /> trị nghệ thuật ngôn từ rất lớn , mang ý nghĩa thẩm mỹ cao cho tác phẩm.<br /> 2. Các phương thức sử dụng thành ngữ chủ yếu trong Mảnh đất lắm người nhiều<br /> ma<br /> Cách dùng thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm<br /> người nhiều ma rất linh hoạt và đặc sắc. Qua khảo sát, chúng ta có thể thấy Nguyễn Khắc<br /> Trường khi vận dụng thành ngữ vào văn chương thường chủ yếu thông qua hai phương thức<br /> chính sau:<br /> a. Phương thức thứ nhất là vận dụng trực tiếp thành ngữ vào câu văn, nguyên dạng<br /> những câu thành ngữ vốn có của dân gian để đưa vào truyện như trường hợp :<br /> - Mặc dù vợ chồng Quý làm ăn chỉ giật gấu vá vai chứ không dư dật như ông Phúc'!<br /> - Vợ chồng Quàng trước cũng túng, bóc ngán cắn dài, nhưng dăm bảy năm nay, kể từ<br /> ngày Quàng được giữ chân quỹ tín dụng của hợp tác xã thì đã khá dần lên" ;<br /> - Thế tức là hắn ném đá giấu tay.<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 335<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> Cách dùng thành ngữ ở nguyên thể là hiện tượng phổ biến. Điều đó cũng dễ hiểu vì<br /> thành ngữ là một đơn vị bền vững của ngôn ngữ. Tính bền vững đó do sự rắn chắc về kết cấu,<br /> sự hoàn chỉnh và bóng bẩy vì nó không phải là tổng số nghĩa của các thành tố mà kết quả của<br /> sự chuyển nghĩa hoặc biểu trưng hoá toan bộ các thành tố cửa thành ngữ coi như một khối<br /> thống nhất Cũng do có tính bóng bẩy mà thành ngữ thưởng làm chức năng biểu hiện (gợi tả<br /> và biểu cảm) hơn là chức năng định danh. Nó trước hết là một phạm trù tu từ- ngữ nghĩa. Về<br /> mặt kết cấu, tính bền vững của thành ngữ thể hiện ở sự cố kết ở mối quan hệ giữa các thành<br /> tố, mà những thành tố ấy là những cái xác định (không thể tuỳ tiện thay đổi được).<br /> Như vậy cách vận dụng trực tiếp thành ngữ vào câu văn phải nói là tương dối khó vì<br /> nó đòi hỏi nhà văn một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về nghĩa của những câu thành ngữ<br /> mà họ định sử dụng để xem nó có phù, hợp với ý nghĩa mà mình định trình bày ở trong câu và<br /> trong đoạn văn hay không. Đồng thời, nhà văn cũng phải là người hết sức giỏi và vững tay về<br /> khả năng xử lý ngôn từ để có thể ghép những câu thành ngữ vốn là một,'khối tù ngữ đúc sẵn"<br /> vào với những từ ngữ chủ quan riêng của mình đề tạo nên một câu văn, ý văn hoàn chỉnh mà<br /> không bị cứng nhắc, gượng ép về nghĩa.<br /> b. Phương thức thứ hai là sử dụng thành ngữ ở dạng biến thể của nó.<br /> Nói thành ngữ là một đơn vị bền vững và ổn định không có nghĩa là đông cứng và bất<br /> biến. Dưới ngòi bút bậc thầy của Nguyễn Khắc Trường, thành ngữ trở thành một phương tiện<br /> tu từ rất sinh động và tinh tế. Nhà văn không bao giờ tự hạn chế mình trong khuôn khổ của<br /> việc dùng thành ngữ như một hằng thể. Sự linh hoạt trong việc sử dụng thành ngữ của<br /> Nguyễn Trường thể hiện ở chỗ nhà văn đã chọn cách dùng các biến thể của thành ngữ trong<br /> văn của mình rất nhuần nhị.<br /> Trong tiếng Việt, biến thể của thành ngữ mà hình thức mới so với nguyên thể bao giờ<br /> cũng có ít nhiều biến đổi trong phạm vi các yếu tố có tính chất thứ yếu. Nghĩa là kết cấu của<br /> biến thể so với nghĩa và kết cấu của nguyên thể về cơ bản là không đổi. Mỗi thành ngữ có thể<br /> có ít hoặc nhiều biến thể. Việc tạo biến thể của thành ngữ tuỳ thuộc vào đặc điểm kết cấu của<br /> thành ngữ, còn việc chọn dùng thành ngữ thì tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc diễn đạt tư<br /> tưởng, tình cảm.<br /> Thực tế trong tác phẩm Mảnh đất lắm ngữ nhiều ma cho thấy những biến thể của<br /> thành ngữ xuất hiện trong tác phẩm có nhiều vẻ.<br /> *Trước hết đó là những thành ngữ mà trật tự các thành tố được nhà văn đảo lại bằng<br /> nhiều cách khác nhau.<br /> Khi thì tác giả đổi vị trí của hai vế trong thành ngữ chẳng hạn:<br /> - "Ông định bao che để trả ơn thằng Thủ hả? Định để sáng mai rồi đổi trắng thay đen,<br /> cứt trâu hoá bùn hả? "<br /> - "Dòng họ Vũ nhà này chua cay ác độc, mấy đời nay thường thay đen đổi trắng, từng<br /> buôn quạ bán diều, buôn rết bán rắn, gây nhiều tai vách với họ Trịnh nhà con!”<br /> Ở câu thứ hai, Nguyễn Khắc Trường đã đảo lại trật tự của thành ngữ " đổi trắng thay<br /> đen". Hoặc thành ngữ "nửa tỉnh nửa mê" được tác giả đổi thành "nửa mê nửa tỉnh" ( "nửa mê<br /> nửa tỉnh vội vã nằm trên đất" )<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 336<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> Như một quy luật tất cả những biến thể đảo ngữ của thành ngữ (phần lớn là thuần<br /> Việt) đều bắt nguồn từ những thành ngữ được cấu tạo theo phương thức liên hợp (hay cũng<br /> gọi là đẳng lập). Chúng tôi không gặp một biến thể đảo nào ở những thành ngữ được cấu tạo<br /> theo các phương thức khác kiểu như: cá nằm trên thớt, châu chấu đá xe...<br /> Phần lớn những thành ngữ đảo có tác dụng làm cho âm diệu câu văn thêm hài hoà,<br /> uyển chuyển, góp phần đắc lực vào việc thể hiện ý đồ của nhà văn.<br /> *Một cách khác mà Nguyễn Khắc Trường đã dùng để tạo ra các biến thể là chêm xen<br /> những yếu tố phụ vào thành ngữ. Các yếu tố phụ này được chêm vào nhằm thể hiện dụng ý<br /> của nhà văn. Ví dụ:<br /> - "Cũng đã nhiều phen bò lê bò càng bố mẹ phải bán tất cả lợn nái, và đàn lợn giống<br /> để mua mật gấu bóp mới khỏi, nhưng rồi chứng nào lại tật ấy. Ưởng đi lính được một năm thì<br /> bị loại ngũ vì quá nhiều vụ vô kỷ luật "<br /> Phụ từ "lại" được thêm vào trong thành ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh tính cách nhân<br /> vật trong. Một con người đã "từng nhiều thành tích bất hảo, đã đón đường đánh cả thầy giáo<br /> vì không cho chúng lên lớp học vì quá dốt... đến khi đi lính chưa được một năm thì bị loại ngũ<br /> vì quá nhiều vụ vô kỷ luật." Đó là kiểu người không sửa chữa được tật xấu của mình, vẫn<br /> "chứng nào tật ấy", " ngựa quen đường cũ".<br /> 3. Sự sáng tạo trong cách dùng thành ngữ của Nguyễn Khắc Trường.<br /> Nói đến văn chương là nói đến sáng tạo. Để làm nên nét riêng cho mình trên hành<br /> trình tìm đến nghệ thuật, Nguyễn Khắc Trường đã dụng công sáng tạo ra một hệ thống ngôn<br /> ngữ đậm chất khẩu ngữ bằng một loạt thành ngữ phong phú sinh động. Bên cạnh những<br /> phương thức sử dụng thường gặp chúng ta cũng thấy được những sáng tạo riêng biệt của nhà<br /> văn trong cách dùng thành ngữ để tạo nên một giọng văn riêng, một phong cách riêng của<br /> Nguyễn Khắc Trường.<br /> Đọc những trang viết của Nguyễn Khắc Trưởng, nhiều khi chúng ta không thấy có<br /> thành ngữ hiện lên trên bề mặt văn bản, trên câu, trên chữ, nhưng lại thấy nó ở bề sâu, ở<br /> những hàm ý ẩn sau câu chữ ấy, nhưng đó là cách dùng thành ngữ dưới dạng không thành<br /> ngữ. Đó là cách dùng thành ngữ ẩn sau một từ vốn là thành tố của nó. Như câu: "Con ma keo<br /> kiệt trong người Quàng đã xui Quàng làm một việc táng tận". Trong câu này, táng tận xuất<br /> hiện cùng với ý nghĩa của câu làm cho ta liên tưởng tới thành ngữ "táng tận lương tâm". Ở<br /> đây việc làm "táng tận" của chúng là "hắn chôn ông anh khốn khổ bắng bó chiếu". Hoặc trong<br /> câu "một nồi thóc, đó là cách gọi cổ truyền ở đây, là chừng 330 cân đến mùa mới trả không<br /> lấy lãi, lòng tốt ấy bây giờ đến bói không ra". Ở đây tác giả sử dụng tắt thành ngữ "bói chẳng<br /> ra sờ chẳng thấy" bằng cụm từ bói không ra. Thực ra thành ngữ bói chẳng ra sở chẳng thấy là<br /> dùng để chỉ trong lúc túng thiếu không có cách gì để kiếm tiền tiêu. Còn ở trong này tác giả<br /> không nói đến tiền bạc, vật chất mà nói đến tình cảm, về lòng tốt, với ý nghĩa: trong thời buổi<br /> này “lòng lốt ấy" không thể tìm thấy được. Vì thế mà tác giả không dùng cả nguyên câu thành<br /> ngữ mà chỉ dùng một cụm từ “bói không ra”. Thành công của Nguyễn Khắc Trường là ở chỗ<br /> nhà văn đã tạo ra được một ngữ cảnh có hàm ý sâu: Trong văn bản là "táng tận" và "bói<br /> không ra" xuất hiện vừa như một từ ngữ được vận dụng độc lập, lại vừa như một thành tố vốn<br /> có của các thành ngữ " táng tận lương tâm", " bói chẳng ra sờ chẳng thấy" lại vừa như choán<br /> nghĩa của cái thành ngữ mà nó vốn chỉ là một thành tố. Mối quan hệ giữa cái bề mặt và cái<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 337<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> chiều sâu của câu văn giữa cái riêng trong ngôn ngữ của Nguyễn Khắc Trường với cái chung<br /> của Tiếng Việt ở đây rất mật thiết và tế nhị.<br /> Hay là những câu như:" Thế là đã giết nhau không gươm giáo " tạo cho người đọc một<br /> ấn tượng gần gũi thân thuộc vì ẩn đằng sau nó là một thành ngữ "giết người không dao " ;<br /> "đến lão Khẩu say đái ra quần mà còn biết có yên gia mới bình được quốc” có ẩn thành ngữ<br /> "tề gia tri quốc bình thiên hạ "; Hay "cô ả xem ra đã quá trớn, ngựa không quen đường cũ<br /> (ngựa quen đường cũ).<br /> Những câu văn của Nguyễn Khắc Trường rất giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói của<br /> quần chúng, sở dĩ như thế một phần là nhờ sau những câu, những chữ ấy có ẩn thành ngữ .<br /> Như vậy dưới bất kỳ hình thức nào, về thực chất phương thức dùng thành ngữ dưới<br /> dạng không thành ngữ là: thành ngữ được đưa vào ngữ cảnh không phải với nghĩa là kết cấu<br /> nguyên vẹn của nó, mà dưới dạng những từ ngữ vốn là thành tố của thành ngữ ấy, cùng với<br /> cái ẩn ý, cái hình ảnh của nó thấp thoáng ở chiều sâu trong ngữ cảnh. Nói một cách khác,<br /> dùng thành ngữ dưới dạng không thành ngữ tức là dùng cái thần của thành ngữ chứ không<br /> dùng cấu trúc của nó.<br /> Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ vốn có một cách linh hoạt, sáng tạo. Nguyễn Khắc<br /> Trường còn tạo ra những tổ hợp từ có tính thành ngữ. Đó là những tổ hợp từ do cách dùng<br /> thành công của tác giả mà có sự chuyển nghĩa hoặc biểu trưng hoá toàn khối mới nay sinh ra<br /> lời nói. Xét về nguồn gốc và cấu tạo thì thấy những tổ hợp có tính thành ngữ trong tiểu thuyết<br /> Mảnh đất lắm người nhiều ma gồm hai loại :<br /> 1 Một loại bắt nguồn từ các thành ngữ vốn có.<br /> 2. Một loại được tạo từ các tổ hợp từ tự do.<br /> Nhìn chung loại thứ nhất chiếm tỷ lệ cao. Chúng được tạo ra bằng cách chính là thay<br /> thế một vài thành tố của thành ngữ vốn có. Ví dụ: " ra ngô ra khoai " gốc của nó là " ra môn<br /> ra khoai ", " bán ngựa tậu trâu gốc của nó là: “bán bò tậu ễnh ương”, " sống hiền thác lành "<br /> có gốc là " sống khôn thác thiêng', " nghĩ tới nghĩ lui” có nguồn gốc thành ngữ " nghĩ trước<br /> nghĩ sau" ... Đây là những thành ngữ được biến thể từ một thành ngữ gốc.<br /> Biến các tổ hợp từ tự do thành các tổ hợp từ có tính thành ngữ là làm cho nó chuyển<br /> nghĩa hoặc có nghĩa biểu trưng. Điều đó được Nguyễn Khắc Trường thực hiện bằng nhiều<br /> cách khác nhau. Chẳng hạn trong câu: Tiếng hót của con chim trước khi chết là tiếng hót hay,<br /> lơi dặn dò trước khi chết là lời thiêng nước độc. "Lời thiêng nước độc" là tổ hợp có tính thành<br /> ngữ được lắp ráp theo khuôn mẫu của thành ngữ, kiểu như: "rừng thiêng nước độc”. Hay<br /> trong câu: "cũng nói vanh vách những thượng thu hạ thách, những cầu kìm chống chéo để bớt<br /> được tụi Ba Sao" thì trong " thượng thu hạ thách "" là tổ hợp có tính thành ngữ được lắp ráp<br /> theo khuôn mẫu " thượng vàng hạ cám" .v.v...<br /> Có những tổ hợp kiểu như vậy nảy sinh từ cách viết hoặc cách nói thành công của<br /> chính tác giả: Lão húp sịt soạt, nuốt chửng, như voi uống thuốc gió/ Vừa chén chú chén anh,<br /> Thủ và chồng Lan từ trò chuyện rất vui vẻ/ Cứ yên trí là khi lật ngược được thế cờ thì tất cả<br /> thòng đong tép mạ đang a dua nhay nhớn đớp bóng lại tự khắc im re!<br /> Những tổ hợp có tính thành ngữ trong "Mảnh đất lắm người nhiều ma" được tạo ra<br /> trên cơ sở ngữ liệu và quy luật trên của tiếng Việt, nhưng chúng có tính riêng biệt, mang dấu<br /> ấn của cá nhân rất đậm nét. Một số những tổ hợp đó được chấp nhận là thành ngữ , trở thành<br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 338<br /> <br /> K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II<br /> <br /> chuẩn mực của tiếng Việt văn học, nếu chúng vượt qua được những thử thách của thời gian<br /> trong đời sống ngôn ngữ.<br /> Vậy là các thành ngữ của văn học dân gian nói chung và thành ngữ tục ngữ nói riêng<br /> đi vào văn thơ được các nhà văn nhà thơ sáng tạo theo những phong cách riêng. Nét sáng tạo,<br /> nét riêng đặc sắc ấy, làm nên cái tôi riêng cho mỗi tác giả.<br /> 4. Kết luận<br /> Thành ngữ là một đơn vị bền vững và ổn định nhưng không có nghĩa là đông cứng và<br /> bất biến. Trong văn chương cũng như trong giao tiếp hằng ngày, thành ngữ được sử dụng một<br /> cách linh hoạt và đầy sáng tạo bằng nhiều phương thức khác nhau. Đặc biệt bên cạnh những<br /> thành ngữ nguyên dạng, cố định có thể tạo ra những tổ hợp có tính thành ngữ. Nếu vượt qua<br /> được những thử thách của thời gian trong đời sống ngôn ngữ, những tổ hợp đó được sẽ chấp<br /> nhận là thành ngữ, trở thành chuẩn mực của Tiếng Việt văn học.<br /> Thành ngữ được sử dụng trong tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma với một khối<br /> lượng đồ sộ và hết sức phong phú. Bên cạnh việc sử dụng thành ngữ theo những cách thông<br /> thường một cách linh hoạt, Nguyễn Khắc Trường còn có những sáng tạo rất riêng, rất độc đáo<br /> mang đậm dấu ấn cá nhân. Đó cũng là sự thể hiện tài năng nghệ thuật ngôn từ của một nhà<br /> văn quân đội - nhà văn Nguyễn Khắc Trường.<br /> 5. Tài liệu tham khảo<br /> [1]. Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, tái bản năm 2003<br /> [2]. Hoàng Văn Hành, Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB Khoa học xã hội, 2002<br /> [3]. Nguyền Nhề Ý (chề biên), Tề iền giềi thích thành ngề tiềng Viềt , NXB<br /> Giáo dục, 1997<br /> ART AND VALUES OF USING IDIOMS IN THE NOVEL "LAND OF MANY PEOPLE,<br /> MANY GHOSTS" BY NGUYEN KHAC TRUONG<br /> Abstract: Idioms are a typical manifestation of ethnic voice, expressing cultural and<br /> spiritual life and affection, containing profound and subtle values of Vietnamese people.<br /> Idioms are used by Nguyen Khac Truong in a rich, lively and unique way in his novel “Land<br /> of Many People, Many Ghosts”. Investigation into the art of using the idioms in the work will<br /> reveal us values in sophisticated and distinctive expression of idioms, to see the writer<br /> linguistic artistic talentsand contribute to practical use as well as teaching of words in<br /> particular and Vietnamese language in general.<br /> Keywords: Idioms, Land of Many People, Many Ghosts.<br /> <br /> Trư ng Đ i h c Thăng Long<br /> <br /> 339<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2