intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghi thức giao tiếp với đối tác Ấn Độ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

282
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hợp tác làm ăn với các khách hàng quốc tế không chỉ yêu cầu sự năng động về tài chính mà còn phải có hiểu biết về nền văn hóa của họ. Thiếu hiểu biết về nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và những mối quan hệ như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghi thức giao tiếp với đối tác Ấn Độ

  1. Nghi thức giao tiếp với đối tác Ấn Độ Hợp tác làm ăn với các khách hàng quốc tế không chỉ yêu cầu sự năng động về tài chính mà còn phải có hiểu biết về nền văn hóa của họ. Thiếu hiểu biết về nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong cách ứng xử. Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào. Và những mối quan hệ như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ được những mong đợi và ý định của khách hàng hay không Mỗi nền văn hoá đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Là đại diện công ty,
  2. bạn cần chắc rằng mình sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp nhất với những khách hàng tiềm năng. Đó cũng chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ những quy tắc giao tiếp cơ bản dựa trên phong tục và văn hóa của nước họ. Một số quy tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh sau đây sẽ có ích nếu bạn đang làm ăn với các đối tác đến từ Ấn Độ. * Một cái bắt tay nhẹ nhàng không quá mạnh là cách thức truyền thông để bắt đầu một cuộc họp. Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ân độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Miss X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng. * Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp. * Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và
  3. kỹ thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt. * Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống. * Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiên nghi
  4. thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste”. * Trong văn hoá Ân Độ, sẽ không phải phép lịch sự nếu hai người khác giới ôm hôn nhau ở nơi công cộng. * Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ân Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng. Theo quan niêm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng. * Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ân Độ không uống rượu và ăn thịt bò. * Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó
  5. được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ân Độ. * Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng bạn cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất. Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ, vậy nên khi định giờ cuộc hẹn, bạn có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2