intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG LÁT HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

157
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lát hoa (Chukrasia tabulais) là một trong những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Gỗ Lát hoa được dùng để trang trí bề mặt cho nhiều loại đồ mộc như bàn ghế, giường, tủ…cao cấp. Nhân giống bằng nuôi cấy mô kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu sử dụng HgCl 2 1%, thời gian 15 phút cho tỷ lệ bật chồi cao đạt 60,37%. Hệ số nhân chồi của Lát hoa ở môi trường MWP cải tiến có bổ sung BAP 1,0mg/l cao đạt 6,45 6,48 chồi/cụm. * Môi trường tạo rễ invitro...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " NHÂN GIỐNG LÁT HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ "

  1. Nghiên cứu khoa học NHÂN GIỐNG LÁT HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ
  2. NHÂN GIỐNG LÁT HOA BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ Đoàn Thị Mai, Nguyễn Thị Mỹ Hương,Văn Thu Huyền, Vũ Thị Ngọc, Trần Thanh Hương Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Vi ệt Nam TÓM TẮT Lát hoa (Chukrasia tabulais) l à một trong những loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Gỗ Lát hoa được dùng để trang trí bề mặt cho nhiều loại đồ mộc như bàn ghế, giường, tủ…cao cấp. Nhân giống bằng nuôi cấy mô kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu sử dụng HgCl 2 1%, thời gian 15 phút cho tỷ l ệ bật chồi cao đạt 60,37%. Hệ số nhân chồi của Lát hoa ở môi trường MWP cải tiến có bổ sung BAP 1,0mg/l cao đạt 6,45 - 6,48 chồi/cụm. * Môi trường tạo rễ i nvitro thích hợp là 1/2 MWP + IBA 1,0mg/l, tỷ lệ ra rễ đạt 93,33% Chồi nuôi cấy mô cao khoảng 5cm cắt chấm thuốc bột (TTG1) có gốc IBA 1,0 mg/l cho tỷ l ệ ra rễ đạt 96,30% Thời gian ra rễ sau 15 - 20 ngày cấy giâm (mùa xuân - hè); 30 - 40 ngày giâm (mùa thu - đông). Từ khóa: Lát hoa, Nhân gi ống, Nuôi cấy mô. ĐẶT V ẤN ĐỀ Ở Vi ệt Nam Chukrasia tabulais có các tên gọi khác nhau như Lát hoa, Lát da, Lát chun. Là loài cây phân bố rộng trong các nước vùng Đông Nam Á. Những nước có Lát hoa phân bố tự nhiên là Vi ệt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ (Pellegrin, 1908; Hooker, 1879; Phạm Hoàng Hộ, 1992; Association of Chinese Tree, 1978). Tại Việt Nam, Lát hoa đã được tìm thấy ở một số vùng như Kon Hà Nừng, Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn (Viện Điều tra Quy hoạch, 1990; Sách đỏ Vi ệt Nam, 1996), thường ở độ cao 150- 800m. Song đặc biệt ở độ cao 1450m của vùng Sa Pa cũng tìm thấy Lát hoa (Nguyễn Bá Chất, 1996). Trước đây Lát hoa có phân bố ở hầu hết các tỉnh đến tận vùng Đông Nam Bộ song hiện nay đã không còn sự xuất hiện của Lát hoa ở vùng này nữa. Lát hoa là cây rụng lá trong mùa đông, thời kỳ quả chín vào khoảng 11 đến 12 hàng năm. Hạt Lát hoa nhỏ, mỏng. Vì thế có thể phát tán cách cây mẹ tới 120m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng từ 50-60m. Cây con chịu bóng ở giai đoạn 1-3 tháng tuổi sau đó chuyển thành cây ưa sáng. Lát hoa phân bố rải rác và có tỉ lệ rất ít khoảng 0,55-6,11% trong tự nhiên (Tri ệu Văn Hùng, 1993) và đang bị khai thác triệt để. Ngoài một số cây lác đác ở l âm trường Chư Pa, Kon Nà Nừng (Gia Lai), hầu hết không còn cây nào sống trong rừng tự nhiên (Lê Đình Khả, 2003).Vì vậy, Lát hoa được đưa vào sách đỏ Vi ệt Nam (Bộ KHCN&MT 1996). Lát hoa đã được Nhà nước công nhận là loài cây trong cơ cấu cây trồng của nghành (Nghị định 18 HĐBT, 1992) là loài cây trồng trong Chương trình 327 và gần đây nhất là Chương trình trồng mới 5 tri ệu ha rừng (giai đoạn từ 2000-2010). Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu Gi ống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn, tạo và nhân gi ống cho một số giống cây rừng có năng suất, chất lượng cao như Keo lai tự nhiên, Bạch đàn….Trong chương trình của đề tài “nghiên cứu nhân giống Keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo (mới chọn tạo) và Lát hoa bằng công nghệ tế bào”, phòng công nghệ của Trung tâm đã thử nghiệm nhân giống cho một số xuất xứ Lát hoa có khả năng sinh trưởng tốt để nhằm phát triển đưa nhanh giống vào sản xuất trồng rừng, bước đầu có kết quả tốt. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nuôi cấy Vật liệu nuôi cấy là các chồi Lát hoa xuất xứ Vi ệt Nam và Thái Lan lấy từ cây vật liệu gốc 1 năm tuổi tại vườn ươm Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng, Vi ện Khoa học Lâm nghi ệp Việt Nam, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội. Thời gian tiến hành thí nghiệm là các mùa trong năm. Phương pháp nghiên cứu * Khử trùng đưa mẫu vào nuôi cấy in vitro Tiến hành qua các bước: - Rửa mẫu vật bằng chất tẩy nhẹ, rồi làm sạch dưới vòi nước chảy - Mẫu vật được lau bằng cồn 70o - Khử trùng bằng Clorua thuỷ ngân (HgCl2), Canxi hypoclorit (Ca(OCl)2 ) và Hyđro peroxit (H2O2 ) ở các nồng độ khác nhau từ 5-15 phút, sau tráng lại bằng nước cất vô trùng 3-5 lần. - Cấy mẫu vào môi trường tái sinh chồi ban đầu trong điều kiện vô trùng * Tạo và nhân nhanh chồi 1
  3. - Tái sinh chồi ban đầu : Tiến hành cấy trên các môi trường khác nhau MS (Murashige và Skoog Medium), MWP (McCown Woody Plant Medium), B5 (Micro-Macro Gamborg’s B5 medium) có bổ sung 7g/l agar-agar, 30g/l đường. - Nhân chồi: sử dụng môi trường xác định được từ thí nghiệm tái sinh chồi đã được cải tiến về thành phần, tỷ lệ các chất đa lượng, vi lượng, có bổ sung các axit amin; các chất phụ gia; các vitamin; một số chất cytokinin BAP (Benzylaminopurine) và Kn (Kinetin ) ở các nồng độ khác nhau 0,1; 0,5; 1,0; 1,5mg/l ri êng rẽ hoặc phối hợp gọi l à môi trường cải tiến (MS*). * Quá trình tạo rễ: được tiến hành theo 2 phương pháp: - Ra rễ invitro: Chọn các chồi đủ tiêu chuẩn cao 3cm chất lượng tốt cắt cấy sang môi tr ường tạo rễ, thành phần 1/2MS* có bổ sung IBA, NAA nồng độ 0,5; 1,0; 1,5; 2,0mg/l. - Ra rễ exsitu: Cũng từ các chồi đủ ti êu chuẩn cấy ra rễ được cắt rồi chấm vào thuốc bột thương phẩm TTG1 (gốc là IBA) và TTG2 (gốc là NAA) cấy trực tiếp trên cát sạch hay vào bầu đất. Các chồi thí nghiệm được chăm sóc như với giâm hom thông thường (Đoàn Thị Mai và cs, 2003). * Đưa cây invitro ra ngoài vườn ươm: Vào 2 l oại giá thể là cát sạch và bầu đất ở các thời điểm khác nhau trong năm. Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai theo chương trình phần mềm Excel (Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi, 1996). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của các loại hoá chất và thời gian khử trùng đến kết quả vào mẫu Mẫu vật được khử trùng bằng 2 l oại hoá chất là HgCl 2 0,05% và 0,1%, Ca(OCl)2 10% và 20% trong các khoảng thời gian 5, 10 và 15 phút. Bảng 1. Kết quả thí nghiệm khử trùng cho Lát hoa Tỷ lệ sạch (%) Tỷ lệ bật chồi (%) Thời Hoá chất Trung gian Trung bình Sd Sd bình 5 22,48 1,04 5,56 1,18 HgCl2 0,05% 10 57,41 0,75 10,00 1,57 15 46,67 1,55 5,93 0,35 5 30,27 1,12 6,30 1,57 10 50,00 1,69 10,00 1,32 HgCl2 0,1% 15 60,37 1,37 20,37 1,45 20 77,11 1,50 7,78 1,08 5 10,00 1,86 3,33 0,98 Ca(OCl)2 10% 10 20,00 1,35 4,44 0,35 15 35,18 0,89 2,04 1,43 5 7,78 1,25 1,48 1,55 Ca(OCl)2 20% 10 20,00 1,80 4,07 1,76 15 28.89 1,34 3,70 1,86 Kết quả thí nghi ệm cho thấy đối với Lát hoa khử trùng bằng HgCl 2 0,1% trong 15 phút cho hiệu quả tốt nhất, với tỷ lệ mẫu sạch đạt 60,37% và tỷ l ệ mẫu bật chồi cao đạt 20,37%. Khả năng tái sinh chồi của Lát hoa Để đánh giá đánh giá khả năng nhân gi ống của Lát hoa thì vi ệc theo dõi khả năng tái sinh chồi sau quá trình khử trùng được ti ến hành. Với kết quả thu được về loại hoá chất, nồng độ, thời gian khử trùng thích hợp từ các thí nghiệm trước cho thấy hai dòng Lát hoa khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 15 phút là phù hợp nhất, thí nghiệm ti ến hành với 3 l ần lặp (30 mẫu/dòng/lần l ặp) được thể hi ện như bảng sau. Bảng 2. Khả năng tái sinh chồi của Lát hoa Tỷ lệ nhiễm (%) Tỷ lệ bật chồi (%) Đối tượng Trung Trung Sd Sd bình bình Lát Vi ệt Nam (NA3) 37,78 1,86 20,74 1,85 2
  4. Lát Thái Lan (TL3) 41,48 1,45 20,00 1,40 Kết quả thí nghi ệm cho thấy tỷ lệ nhi ễm trung bình của NA3 là 37,78% thấp hơn so với TL3 (41,48%) và đồng thời tỷ lệ bật chồi là 20,74% cũng đạt tốt hơn so với TL3 (20%). Hình 2. Chồi Lát hoa tái sinh (4 - 5 tháng sau khi vào mẫu) Xác định môi trường thích hợp cho từng đối tượng nghiên cứu Xác định môi trường nuôi cấy cơ bản cho từng đối tượng nghiên cứu Thử nghiệm trên các môi trường khác như môi trường MS, B5 và SH. Kết quả cho thấy môi trường MWP là môi trường thích hợp nhất cho sự phát tri ển của hai dòng Lát hoa. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 3 Bảng 3. Kết quả xác định môi trường cơ bản cho Lát hoa MWP B5 MS SH Đối tượng Số Số Số Số HSNC HSNC HSNC HSNC chồi/cụm chồi/cụm chồi/cụm chồi/cụm Lát Việt Nam 4,40 1,65 2,80 1,58 2,10 1,45 3,20 1,12 (NA3) Lát Thái Lan 4,80 1,80 3,10 1,75 2,60 1,53 3,01 1,03 (TL3) Ghi chú: HSNC: Hệ số nhân chồi Hình 3. Chồi Lát hoa tái sinh sau 30 ngày cấy Xác định môi trường nhân chồi thích hợp cho từng đối tượng nghiên cứu Để xác đị nh được môi trường thích hợp cho từng dòng Lát hoa nghiên cứu, môi trường MWP được bổ sung thêm BAP và Kinetin ở các nồng độ l à 0,5mg/l; 1,0mg/l; 1,5mg/l; 2,0mg/l. Số liệu thu thập được tổng hợp trong bảng 4 Bảng 4. Ảnh hưởng của BAP và Kinetin đến khả năng nhân chồi của Lát hoa Môi trường Lát Việt Nam (NA3) Lát Thái Lan (TL3) 3
  5. * MWP Chiều dài Chiều dài Số chồi/cụm Số chồi/cụm cụm (cm) cụm (cm) Trung Trung Trung Trung Sd Sd Sd Sd bình bình bình bình Đối chứng 3,07 1,35 3,24 0,76 3,23 1,22 3,04 1,29 BAP 0,5mg/l 5,61 1,14 5,44 1,22 5,32 1,08 5,60 0,69 BAP 1,0mg/l 6,48 1,60 6,63 1,11 6,45 1,73 6,49 0,89 BAP 1,5mg/l 6,02 1,98 5,67 1,18 5,89 1,94 5,89 1,06 BAP 2,0mg/l 5,84 1,82 6,00 1,04 5,80 2,37 6,01 1,05 Kn 0,5mg/l 4,48 1,25 3,91 1,34 5,00 0,82 3,83 1,37 Kn 1,0mg/l 2,48 1,63 3,89 1,58 5,27 1,55 4,39 1,69 Kn 1,5mg/l 5,43 1,89 3,48 1,41 4,49 1,80 3,63 1,25 Kn 2,0mg/l 5,61 1,84 3,33 1,18 4,71 2,05 3,43 1,08 Hình 4. Cụm chồi Lát hoa khi nuôi cấy trong môi trường nhân chồi Lát Việt Nam (NA3) Lát Thái Lan (TL3) Kết quả thí nghi ệm cho thấy, BAP có tác dụng rõ lên quá trình tạo chồi cũng như chi ều cao của chồi so với đối chứng hay khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng Ki netin. Khi bổ sung BAP với nồng độ 1,0mg/l vào môi trường nuôi cấy số l ượng chồi thu được sau quá trình kích thích tạo chồi đạt từ 6,45 - 6,48 chồi/cụm, chi ều cao trung bình đạt từ 6,49 - 6,63 cm. Xác định môi trường ra rễ cho Lát hoa Môi trường được sử dụng là môi trường 1/2 MWP* được bổ sung thêm các chất kích thích IBA, NAA ở nồng độ khác nhau. Hình 5. Chồi Lát hoa khi ra rễ 4
  6. Bảng 5. Kết quả thí nghiệm ra rễ cho hai dòng Lát hoa Lát Việt Nam (NA3) Lát Thái Lan (TL3) Môi trường Tỷ lệ Chiều dài Số Tỷ lệ ra Chiều dài Số 1/2 MWP + ra rễ rễ (cm) rễ/chồi rễ (%) rễ (cm) rễ/chồi (%) Đối chứng 38,52 3,38 2,00 35,56 3,55 1,80 IBA 0,5mg/l 59,31 5,42 3,40 63,70 5,67 3,20 IBA 1,0mg/l 93,33 5,83 4,70 89,63 5,95 4,90 IBA 1,5mg/l 88,15 5,72 3 ,0 5 80,00 5,35 3,60 IBA 2,0mg/l 71,85 5,65 3,40 68,69 5,10 3,50 NAA 0,5mg/l 48,15 4,22 2,70 50,37 4,29 3,00 NAA 1,0mg/l 51,11 4,33 2,40 57,03 4,53 2,80 NAA 1,5mg/l 61,48 3,95 2,90 66,67 4,23 3,00 NAA 2,0mg/l 57,04 3,58 2,20 56,30 3,56 2,20 Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối với hai dòng Lát hoa nghiên cứu IBA có tác dụng mạnh mẽ đến quá trình tạo rễ. Tỷ l ệ ra rễ của cả hai dòng Lát hoa khi có bổ sung của IBA đạt khá cao 59,31% - 93,33%, trong khi đó sử dụng NAA để kích thích tạo rễ thì tỷ lệ này chỉ đạt từ 48,15% - 66,67%. * Từ số liệu thu thập được cho thấy, môi trường 1/2MWP + IBA 1,0mg/l là thích hợp nhất cho quá trình tạo rễ nhân tạo cho hai dòng Lát hoa. Nếu sử dụng môi trường 1/2MWP*+ IBA 1,5mg/l cũng cho tỷ l ệ ra rễ khá cao (80%-88,15%). Nhìn vào bảng kết quả thì môi trường 1/2MWP*+ IBA 1,0mg/l * và môi trường 1/2MWP + IBA 1,5mg/l đều có khả năng kích thích chiều dài của rễ l à tương đương nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai môi trường này chính là khả năng tạo số rễ/chồi . Nếu môi * trường 1/2MWP + IBA 1,0mg/l cho số l ượng rễ/chồi là khá cao (4,7 - 4,9 rễ/chồi ) thì môi trường 1/2MWP*+ IBA 1,5mg/l là thấp hơn nhiều (3,5 - 3,6 rễ/chồi). Như vậy, từ bảng số liệu ta có thể kết luận môi trường thích hợp nhất để tạo rễ cho hai dòng * Lát hoa nghiên cứu là môi trường 1/2MWP + IBA 1,0mg/l. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế l à thời gian ra rễ dài (45 ngày). Tạo rễ trực tiếp cho hai dòng Lát hoa bằng chấm thuốc bột TTG Phương pháp tạo rễ trực tiếp là phương pháp sử dụng chồi đủ tiêu chuẩn trong giai đoạn nhân chồi i nvitro đem xử l ý chấm thuốc bột TTG có gốc IBA. Với Lát hoa phương pháp này cho kết quả bước đầu khá tốt. Các chồi đủ tiêu chuẩn sau khi được chấm thuốc sẽ cấy vào luống cát hoặc bầu đất tại vườn ươm và được chăm sóc như phương pháp giâm hom bình thường. Ưu đi ểm của phương pháp này là rút ngắn được thời gian nhân giống (mùa xuân - hè: 15-20 ngày, mùa thu - đông: 30-40 ngày), tiết ki ệm vật tư, công nhân vì vậy giảm giá thành cây con mà vẫn tạo được số lượng cây con lớn và thời gian ra rễ l à ngắn hơn rất nhiều so với phương pháp ra rễ trong l ọ.Tuy nhiên, phương pháp này vẫn phải thử nghi ệm một vài mùa vụ ra rễ nữa để đạt hiệu quả cao hơn. Bảng 6. Kết quả ra rễ trực tiếp bằng phương pháp chấm thuốc bột TTG Lát Việt Nam (NA3) Lát Thái Lan (TL3) Nồng Tỷ lệ Hoá chất độ Chiều dài Số Tỷ lệ ra Chiều dài Số ra rễ (mg/l) rễ (cm) rễ/chồi rễ (%) rễ (cm) rễ/chồi ( %) Đối chứng 0 42,22 3,66 2,39 40,00 3,89 2,16 0 ,5 72,59 5,44 3,59 76,60 5,53 3,50 1 ,0 96,30 5,98 5,32 93,33 6,01 5,60 TTG1 (gốc là IBA) 1 ,5 90,37 5,65 3,80 92,60 5,41 4,02 2 ,0 79,26 5,37 3,86 77,04 5,18 3,81 0 ,5 61,48 4,48 3,05 64,44 5,08 3,34 1 ,0 72,60 4,03 3,05 71,11 4,45 3,07 TTG2 (gốc là NAA) 1 ,5 76,30 4,41 3,25 75,60 4,71 3,27 2 ,0 63,00 3,74 2,61 45,93 4,34 2,59 5
  7. Qua bảng trên cho thấy ra rễ trực tiếp bằng cách chấm thuốc bột TTG có gốc IBA cho kết quả cao hơn rất nhi ều so với các công thức khác. Ra rễ trực ti ếp chấm thuốc TTG gốc IBA 1,0mg/l cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 93,33% - 96,30%. Kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc bột TTG gốc IBA 1,0mg/l có khả năng kích thích chồi ra rễ cao, thích hợp cho cả hai dòng Lát hoa nghiên cứu. Đây được coi là một trong những hướng nghiên để tạo ra cây con chất lượng cao với giá thành rẻ. Hình 6. Cây con Lát hoa tại vườn ươm KẾT LUẬN - Đã xác định được kỹ thuật khử trùng tạo mẫu sạch thích hợp cho 2 dòng Lát hoa (NA3 và TL3): Sử dụng chất HgCl 2 nồng độ 1% khử trùng trong 15 phút với tỷ lệ mẫu sạch là 60,37% * - Đã xác định được môi trường nhân chồi thích hợp cho 2 dòng Lát hoa (NA3 và TL3) là MWP + 1,0mg/l BAP với tỷ lệ 6,45 - 6,48 chồi/cụm sau 20 ngày. - Đã xác định được 2 phương pháp tạo rễ cho chồi Lát hoa invitro * +Môi trường tạo rễ i nvitro thích hợp là 1/2 MWP + 1,0mg/l IBA có tỷ lệ đạt chồi ra rễ đạt 93,33% (NA3) và 89,63% (TL3) sau 20-30 ngày cấy. +Sử dụng thuốc bột TTG có gốc IBA 1,0 mg/l cho hiệu quả ra rễ trực tiép thích hợp nhất, với tỷ l ệ chồi ra rễ đạt 96,30% (NA3) và 93,33% (TL3) sau 15-20 ngày cấy giâm (mùa xuân – hè); 30-40 ngày giâm (mùa thu – đông). TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Đình Khả, Đoàn Thị Mai , 2002. Một số phương thức nhân giống sinh dưỡng trong sản xuất lâm nghi ệp. Tạp chí Khoa học Lâm nghi ệp,(5), trang 23 – 24. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999. Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính, NXB Nông nghi ệp, Hà Nội. Nguyễn Quang Thạch, 1996. Công nghệ sinh học thực vật. NXB trường ĐH Nông nghi ệp I. Đoàn Thị Mai, 2001. Nhân gi ống cho một số gi ống cây rừng năng suất cao. Hội nghị CNSH toàn quốc trang 3. Đoàn Thị Mai, Trần Hồ Quang, Ngô Thị Minh Duyên, 1998. Kỹ thuật nhân giống Keo lai bằng nuôi cấy mô phân sinh. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 7, trang 35-36. Nguyễn Đức Thành, 2000. Nuôi cấy mô tế bào thực vật – Nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Hải Tuân, Ngô Kim Khôi , 1996. Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp trên máy vi tính. NXB Nông nghiệp. Propagation of Chukrasia species by tissue culture Doan Thi Mai, Nguyen Thi My Huong, Van Thu Huyen, Vu Thi Ngoc, Tran Thanh Huong Research Centre for Forest Tree Improvement Forest Science Institute of Viet Nam SUMMARY Chukrasia is one of the most important commercial tree species in Vietnam. It is used f or various purposes. Plant tissue culture can be applied to quickly propagate selected Chukrasia species. The suitable sterilization method is 1% HgCl2 f or 15 minutes. The suitable medium for shoot formation i s 6
  8. MWP with 1,0 mg/l BAP. The rooting medium is 1/2MWP with 1,0mg/l IBA. Rooting directly by rooting powder (TTG1) is an effective method for Chukrasia. Key words: Chukrasia, Propagation, Tissue culture. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2