intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ mất thị phần

Chia sẻ: Sunshine_4 Sunshine_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

63
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo đánh giá chung, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn nhiều điểm yếu, như khả năng thiết kế mẫu mã còn kém; thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm; công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết hợp tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ mất thị phần

  1. Nguy cơ mất thị phần
  2. Theo đánh giá chung, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn nhiều điểm yếu, như khả năng thiết kế mẫu mã còn kém; thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm; công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết hợp tác. Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức khó khăn đối với các cơ sở sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ là ngành này phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang chững lại và có nhiều dấu hiệu bất ổn. Thống kê của Bộ Thương mại cho thấy, năm 2006, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 630 triệu USD (so với mục tiêu kế hoạch là 660 triệu USD), tăng trưởng ở mức 10,8% so với dự kiến là 16,3%. Không những thế, hàng thủ công mỹ nghệ đang mất dần thị phần ở các thị trường quan trọng. Một nghiên cứu cho thấy, liên tục trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giảm khoảng 10 triệu USD ở thị trường châu Âu. Còn tại thị trường châu Á, mức giảm cũng tương tự. Những bất cập trong sản xuất, tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ đã được phân tích cụ thể tại Hội nghị Toàn quốc về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ do Bộ Thương mại tổ chức mới đây. Theo đánh giá chung, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn nhiều điểm yếu, như khả năng thiết kế mẫu mã còn kém; thiếu đa dạng về hình thức, chủng loại sản phẩm; công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu sự liên kết hợp tác. Bên cạnh đó, một vấn đề
  3. hết sức khó khăn đối với các cơ sở sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ là ngành này phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nếu như những năm trước đây, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nước (tỷ trọng vật tư nhập khẩu ở mức dưới 10%) thì tại thời điểm này, nguyên liệu nhập khẩu đã chiếm tới 50%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ năm 2006, chỉ 4 nhóm hàng chính (gỗ; mây, tre, cói, lá; gốm; dệt, thêu) đã chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu. Yêu cầu về nguyên liệu đối với các ngành hàng này rất lớn, nhưng khả năng đáp ứng trong nước lại rất hạn chế, do tốc độ phát triển quá nhanh của các làng nghề, việc thiếu đầu tư quy hoạch, tình trạng khai thác bừa bãi đã dẫn đến cạn kiệt nguồn nguyên liệu. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, những năm gần đây, Việt Nam đã phải nhập khẩu nguyên liệu (tre, nứa, song mây...) từ Lào, Cam-pu-chia và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu nhóm trên tăng mạnh, như giá nguyên liệu tre trong 2 năm qua đã tăng từ 7.000 đồng/cây lên 17.000 đồng/cây. Giá nguyên tăng cao đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của nhóm hàng này. Đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng, đa số các sơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ có quy mô nhỏ, cung cách sản xuất manh mún nhiều năm nay không được thay đổi, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, đầu tư vào công nghệ còn rất hạn chế. Không những thế, sự thiếu liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề trong ngành hàng này còn dẫn tới việc không đủ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn. Một điểm yếu khác của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là không thể hiện được tính sáng tạo và sự “khẳng định” thương hiệu của sản
  4. phẩm. Thống kê cho thấy, có tới 90% sản phẩm thủ công mỹ nghệ có hình thức... na ná như nhau. Giám đốc một công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cho biết, đội ngũ thợ sản xuất thủ công mỹ nghệ chỉ nắm được các kỹ năng cơ bản theo kiểu “công thức” dập khuôn, chứ không được đào tạo một cách chuyên sâu, bài bản về thiết kế mẫu mã. “Không thể phủ nhận rằng, nhiều sản phẩm thủ công mang tính truyền thống cao, chứa đựng những yếu tố văn hóa dân tộc, thể hiện sự tài hoa của người thợ. Song xét về phương diện thương mại, không thể ‘bê’ nguyên xi những sản phẩm này ra thị trường quốc tế, mà đòi hỏi có sự thích nghi nhất định”, vị giám đốc này nói. Điều này có nghĩa là, cần có sự sáng tạo dựa trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thị hiếu, xu thế của thị trường, nhu cầu của khách hàng. Sự thiếu hụt lớn về thiết kế mẫu mã sản phẩm khiến sức vươn ra thị trường quốc tế của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam bị hạn chế. Bộ Thương mại đánh giá, hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều tiềm năng phát triển, không chỉ phát huy ưu thế của làng nghề truyền thống, mà còn giải quyết một lực lượng lao động rất lớn. Theo tính toán, cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì sẽ thu hút khoảng 4.000 lao động/năm. Tại Hội nghị, ông Đỗ Như Đính, Thứ trưởng Thương mại cho biết, mục tiêu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 1,5 tỷ USD, riêng trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này dự kiến đạt khoảng 820 triệu USD. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì việc thực hiện mục tiêu trên là rất khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2