intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

128
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như các bạn đã biết hồ thủy sinh là một hệ sinh thái khép kín. Trong hồ có nhiều loại động vât thủy sinh sinh sống kể cả những loại vi khuẩn. Mỗi ngày chúng ăn và thải ra nhiều chất thải. Chất thải này nếu không được sử lý hay sử lý không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong hồ. Thậm chí nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây và thủy sinh vật. Để sử lý những chất thải này, thay nước cũng là 1...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh

  1. Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh Như các bạn đã biết hồ thủy sinh là một hệ sinh thái khép kín. Trong hồ có nhiều loại động vât thủy sinh sinh sống kể cả những loại vi khuẩn. Mỗi ngày chúng ăn và thải ra nhiều chất thải. Chất thải này nếu không được sử lý hay sử lý không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trong hồ. Thậm chí nó sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe của cây và thủy sinh vật. Để sử lý những chất thải này, thay nước cũng là 1 biện pháp để giảm thiểu lượng chất thải. Nhưng thay nước nhiều hay thường xuyên cũng không phải việc làm có lợi cho hồ thuỷ sinh (việc thay nước chỉ nên thay mỗi tuần 1 - 2 lần). Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử lý chất thải trong hồ thủy sinh, lọc nước sẽ đóng vai trò này. Máy lọc dùng cho việc lọc nước trong hồ có hình dạng khác nhau cũng như nguyên lý hoạt động. Loại máy lọc thường gặp là: Lọc treo (Overhang fillter)  Lọc đáy (lọc nền) dùng sỏi đáy trong hồ  làm vật liệu lọc Lọc ngoài (Canister or External fillter)  đặt ở ngoài hồ Cây thủy sinh sẽ nhả ra Oxy mà thủy sinh vật cần và làm sạch nước "tự nhiên" bằng cách hấp thu chất độc hại như Ammonia
  2. và Nitrogen mà thủy sinh vật thải ra. Đó là lý do tôi luôn luôn nói "Nếu cây thủy sinh trong hồ khỏe thì cá, tép đương nhiên cũng sẽ khỏe (ngoại trừ cá mới mang về hoặc cá đã có mầm bệnh)". Nhưng ngoài hệ thống lọc, chúng ta cũng nên nghĩ đến những nhu cầu cơ bản của cây thủy sinh: Nước  Ánh sáng  CO2 (carbon dioxide).  Cây thủy sinh sống và tồn tại dựa vào nước. Cây thủy sinh thực thụ mà chúng ta trồng có thể sống trong môi trường nước nghèo nàn dinh dưỡng. Khi nước trở nên giầu dinh dưỡng, rêu tảo sẽ thừa cơ hội hấp thu dinh dưỡng và phát triển nhanh hơn cây thủy sinh. Trong trường hợp này nếu lọc nước tốt sẽ có khả năng loại trừ vấn đề này song song với việc thay nước thường xuyên. Nếu lọc nước của chúng ta có dung tích nhỏ, đương nhiên là số lượng nước được lọc sẽ ít theo và không thể loại trừ hay ngăn cản rêu tảo ra khỏi hồ. Ngoài ra cá, tép trong hồ sẽ bị bệnh nếu lọc nước không được làm vệ sinh thường xuyên. Nếu lọc tốt, hệ vi sinh trong lọc sẽ loại trừ hay khống chế mầm bệnh (gây bệnh cho cá tép) và rêu tảo không tồn tại được. Tiếp theo, xét về yếu tố ánh sáng, Lọc treo hay lọc trên hồ sẽ làm giảm hay ngăn cản nguồn ánh sáng mà cây thủy sinh rất cần. Hồ thủy sinh, ánh sáng phải được phân bổ đều khắp hồ và không bị che khuất.
  3. Read more: Nguyên lý và quá trình lọc nước trong hồ thủy sinh | Sinhvatcanh.org
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2