intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhà quản trị sửa sai như thế nào?

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

115
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc phải sai lầm và quan trọng hơn hết là khi đó sửa chữa sai lầm như thế nào. Riêng đối với những nhà quản trị kinh doanh thì sai lầm là điều tối kỵ, do vậy khắc phục hậu quả từ sai sót cá nhân còn cần thiết và quan trọng hơn rất nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhà quản trị sửa sai như thế nào?

  1. Nhà quản trị sửa sai như thế nào?
  2. Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc phải sai lầm và quan trọng hơn hết là khi đó sửa chữa sai lầm như thế nào. Riêng đối với những nhà quản trị kinh doanh thì sai lầm là điều tối kỵ, do vậy khắc phục hậu quả từ sai sót cá nhân còn cần thiết và quan trọng hơn rất nhiều. Nhà quản trị sửa sai như thế nào? Sai lầm có thể xuất phát từ nhiều phía, từ đối tác do thương thảo có sự nhầm lẫn, từ cấp dưới khi chưa thông suốt kế hoạch triển khai, cũng có thể từ chính người lãnh đạo đưa ra quyết định thiếu quyết đoán. Vậy, sửa sai như thế nào, hãy cùng chú ý những gợi ý dưới đây. Với đối tác: "Dĩ hòa vi quý" Chắc chắn khi một dự án hợp tác gặp trắc trở, ảnh hưởng và thiệt hại sẽ chia cho cả hai bên cùng gánh chịu. Mọi chi tiết đều sẽ được quy định rõ ràng
  3. trong hợp đồng về việc chia sẻ tổn thất. Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý thích tỏ ra mình là người "trên cơ" khi đẩy không khí trở nên căng thẳng, quy chụp trách nhiệm hay chỉ trích công khai, đổ lỗi cho đối phương. Đó là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, không chỉ hủy hoại quan hệ hai bên mà còn làm giảm giá trị của chính nhà quản trị. Hãy tập xác định ngay từ đầu rằng khi hợp tác với nhau cần cư xử có tình có lý, giữ thể diện cho đối tác. Trong trường hợp đối phương là người quyết định sự thành bại của dự án và chủ động chọn đối tác khác, gây nên thất bại cho doanh nghiệp của bạn cũng tránh làm to chuyện mà chủ động đi tìm đối tác khác. Với cấp dưới: "Giơ cao đánh khẽ" Nếu như đối tác là người ngoài, điều quan trọng là giữ hòa khí thì với những "đàn em" cấp dưới thì nhà quản trị càng cần cẩn trọng hơn. Nhân viên của mình không đơn thuần là người thừa lệnh dưới quyền mà còn là những người đồng hành, sát cánh trong công việc. Khi họ mắc lỗi hoặc là nguyên nhân dẫn tới hệ quả sai sót thì cần làm rõ ràng họ sai ở đâu, chứ không phải là trách cứ và lên án hệ quả đó. Hơn nữa nhân viên sai thì cũng có phần lỗi của sếp, không thể vì đã sai mà tiếp tục sai thêm, khiến tình hình nghiêm trọng hơn nữa.
  4. Không cần quở phạt nhất là khi người đó đã bị xử lý về kinh tế. Tốt hơn cả là có một buổi trao đổi rút kinh nghiệm thẳng thắn và cởi mở. Nhớ rằng sa thải luôn là giải pháp mang tính tiêu cực được áp dụng cuối cùng, cũng như không cần thiết phải nhắc lại những lỗi cũ khi đã giao nhiệm vụ mới cho cấp dưới. Tóm lại, người lãnh đạo cần đảm bảo một môi trường làm việc thân thiện để nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Với đồng nghiệp: "Công tư phân minh" Khi sai sót xảy ra, điều cần thiết phải làm là tìm ra nguyên nhân và nhanh chóng khắc phục ngay lập tức. Đôi khi nhà quản trị phải chấp nhận một điều rằng niềm tin của đội nhóm mình đã bị suy giảm từ thất bại. Công việc có thể được chuyển giao cho một người khác, một nhóm khác. Nhiều người tỏ thái độ không phục và bất mãn, dần dà làm xấu đi quan hệ với đồng nghiệp. Nhớ rằng đây là một tình huống có thể lần sau chính bạn sẽ là người được giao nhiệm vụ sửa sai. Nhớ rằng công việc là trên hết, đừng vì tự ái cá nhân mà gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng trong hoạt động chung. Đừng tiếc hay ngần ngại nói lời cảm ơn và đề nghị tham gia đóng góp với người sửa sai để công việc trôi chảy. Một
  5. thái độ cầu thị bao giờ cũng tốt hơn là "hậm hực", đừng bỏ qua cơ hội để chứng minh sự tâm huyết với dự án được giao từ đầu. Với bản thân: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" Là "Sếp" nghĩa là nên sẵn sàng đối mặt với cái sai và thẳng thắn nhận về mình. Có một nguyên tắc ứng xử rất khôn ngoan mà các nhà quản trị cần xem xét trong trường hợp này là phê bình người khác tế nhị trong khi đó công khai nhận lỗi của bản thân. Tuy nhiên, việc này cũng không cần thiết phải làm cho ầm ỹ, chỉ cần những người trong nhóm có ý thức trách nhiệm hơn trong việc khắc phục hâu quả là được. Tuy nhiên, với cấp trên bạn phải chuẩn bị sẵn phương án sửa sai cùng lúc nhận lỗi. Tốt nhất giành được cơ hội khắc phục hậu quả trước khi được giao nhiệm vụ khác. Và điều tối kỵ khi giải trình với cấp trên là đổ lỗi cho một nguyên nhân khách quan nào khác. Quan trọng nhất, là nhà quản trị phải nhớ không bao giờ mắc lại những sai lầm đã từng xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2