intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

118
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ Hiện tượng phát ban, sưng tấy trên da trẻ có thể là do viêm nhiễm, dị ứng hay sốt cao đều. Phần nhiều trong số này không nghiêm trọng và dễ điều trị. Dưới đây là những hình ảnh giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu ngoài da thường gặp ở trẻ. Bệnh ecpet mảng tròn Đây là bệnh do nấm sống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốm xếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏ ngứa bao ngoài. Bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

  1. Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ Hiện tượng phát ban, sưng tấy trên da trẻ có thể là do viêm nhiễm, dị ứng hay sốt cao đều. Phần nhiều trong số này không nghiêm trọng và dễ điều trị. Dưới đây là những hình ảnh giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu ngoài da thường gặp ở trẻ. Bệnh ecpet mảng tròn Đây là bệnh do nấm sống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốm xếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏ ngứa bao ngoài. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với người bệnh hay vật nuôi mang bệnh. Có thể điều trị với loại kem kháng nấm Bệnh ban đỏ
  2. Đây là một bệnh dễ lây (do siêu vi) và có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu (15-30% có biểu hiện), xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày rồi ban lan tới cánh tay, chân và toàn thân. Thời gian bị bệnh kéo dài 5-14 ngày. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau (không dùng aspirin nếu bé sốt). Nếu con bị bệnh ban đỏ trong khi mẹ đang mang thai thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay. Bệnh thủy đậu
  3. Rất dễ lây, các nốt thủy đậu có thể lan rộng dễ dàng, với các nốt ngứa, đỏ hay phồng rộp khắp cơ thể. Đây không phải là bệnh nghiêm trọng và bệnh chỉ mắc 1 lần. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sốt và các biểu hiện giống cảm cúm khác. Bệnh chốc lở Là một bệnh bội nhiễm, bệnh chốc lở gây ra tình trạng viêm đỏ hay phồng rộm mà có thể bị vỡ hay rỉ nước và phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Các vùng viêm có thể lan ra bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở quanh miệng và mũi. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc hay dùng chung, chơi chung đồ. Thuốc mỡ kháng sinh và thuốc uống kháng sinh thường được dùng cho các trường hợp này. Mụn cơm
  4. Đây là bệnh do virus papilloma gây ra vì thế có thể lây qua tiếp xúc. Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bằng cách không đụng vào chúng, dùng băng gạc che kín và giữ cho vùng da tổn thương luôn khô ráo. Hầu hết các trường hợp là vô hại, không gây đau và tự biến mất. Nếu chúng tiếp tục tồn tại thì có thể tiểu phẫu bằng laser hay kỹ thuật đốt lạnh. Rôm sảy Đây là hậu quả của tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông như những nốt
  5. mụn nhỏ màu hồng hay đỏ. Chúng thường xuất hiện ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ do cha mẹ ủ quá ấm hoặc do thời tiết quá nóng. Trẻ cũng cần được mặc nhẹ, thoáng như người lớn mặc dù sờ chân tay có thể hơi lạnh, mát nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với chất dị ứng có trong thực phẩm, xà phòng, nhựa cây độc. Tình trạng phát ban thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau tiếp xúc. Một số có biểu hiện phát ban, số khác nổi mẩn và nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bệnh tay chân miệng
  6. Đây là bệnh dễ lây và thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ. Cần rửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung nhiều chất lỏng. Viêm phong da Đây là một bệnh mãn gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng. Nguyên
  7. nhân không rõ ràng nhưng có thể là tiền sử gia đình có bệnh dị ứng và hen hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm. Chứng mày đay Chứng mày đay là một phản ứng viêm của da với biểu hiện là các sẩn phù màu hồng, xuất rầm rộ, đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Các vùng sẩn này đặc biệt ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ, lan rộng khắp người; thậm chí có thể gây khó thở. Các loại thuốc như aspirin, penicillin, trứng, các loại hạt họ lạc, nhuyễn thể… có thể gây ra chứng mày đay. Nhận biết bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ vannghi cập nhật ngày: 23/09/2009 Hiện tượng phát ban, sưng tấy trên da trẻ có thể là do viêm nhiễm, dị ứng hay sốt cao đều. Phần nhiều trong số này không nghiêm trọng và dễ điều trị. Dưới đây là những hình ảnh giúp bạn nhận biết một số dấu hiệu ngoài da thường gặp ở trẻ. Bệnh ecpet mảng tròn
  8. Đây là bệnh do nấm sống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốm xếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏ ngứa bao ngoài. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với người bệnh hay vật nuôi mang bệnh. Có thể điều trị với loại kem kháng nấm Bệnh ban đỏ Đây là một bệnh dễ lây (do siêu vi) và có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu (15-30% có biểu hiện), xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày rồi ban lan tới cánh tay, chân và toàn thân.
  9. Thời gian bị bệnh kéo dài 5-14 ngày. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau (không dùng aspirin nếu bé sốt). Nếu con bị bệnh ban đỏ trong khi mẹ đang mang thai thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay. Bệnh thủy đậu Rất dễ lây, các nốt thủy đậu có thể lan rộng dễ dàng, với các nốt ngứa, đỏ hay phồng rộp khắp cơ thể. Đây không phải là bệnh nghiêm trọng và bệnh chỉ mắc 1 lần. Hầu hết các trường hợp có thể điều trị tại nhà, bao gồm nghỉ ngơi và dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc để giảm nhanh các triệu chứng ngứa, sốt và các biểu hiện giống cảm cúm khác. Bệnh chốc lở
  10. Là một bệnh bội nhiễm, bệnh chốc lở gây ra tình trạng viêm đỏ hay phồng rộm mà có thể bị vỡ hay rỉ nước và phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Các vùng viêm có thể lan ra bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở quanh miệng và mũi. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc hay dùng chung, chơi chung đồ. Thuốc mỡ kháng sinh và thuốc uống kháng sinh thường được dùng cho các trường hợp này. Mụn cơm
  11. Đây là bệnh do virus papilloma gây ra vì thế có thể lây qua tiếp xúc. Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh bằng cách không đụng vào chúng, dùng băng gạc che kín và giữ cho vùng da tổn thương luôn khô ráo. Hầu hết các trường hợp là vô hại, không gây đau và tự biến mất. Nếu chúng tiếp tục tồn tại thì có thể tiểu phẫu bằng laser hay kỹ thuật đốt lạnh. Rôm sảy Đây là hậu quả của tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông như những nốt mụn nhỏ màu hồng hay đỏ. Chúng thường xuất hiện ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ do cha mẹ ủ quá ấm hoặc do thời tiết quá nóng. Trẻ cũng cần được mặc nhẹ, thoáng như người lớn mặc dù sờ chân tay có thể hơi lạnh, mát nhưng điều này hoàn toàn bình thường. Viêm da tiếp xúc
  12. Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với chất dị ứng có trong thực phẩm, xà phòng, nhựa cây độc. Tình trạng phát ban thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau tiếp xúc. Một số có biểu hiện phát ban, số khác nổi mẩn và nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là tránh các tác nhân gây dị ứng. Bệnh tay chân miệng Đây là bệnh dễ lây và thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các
  13. nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ. Cần rửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung nhiều chất lỏng. Viêm phong da Đây là một bệnh mãn gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng. Nguyên nhân không rõ ràng nhưng có thể là tiền sử gia đình có bệnh dị ứng và hen hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm. Chứng mày đay
  14. Chứng mày đay là một phản ứng viêm của da với biểu hiện là các sẩn phù màu hồng, xuất rầm rộ, đột ngột ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Các vùng sẩn này đặc biệt ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ, lan rộng khắp người; thậm chí có thể gây khó thở. Các loại thuốc như aspirin, penicillin, trứng, các loại hạt họ lạc, nhuyễn thể… có thể gây ra chứng mày đay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2