intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhân một trường hợp Sarcom sợi vùng thái dương tái phát

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bài viết trình bày về trường hợp Sarcom sợi vùng thái dương tái phát ở bệnh nhân, bệnh nhân nhập viện vì khối u vùng thái dương tái phát sau 4 năm phẫu thuật, u tái phát tại chỗ và lớn nhanh, khối u đã gây biến dạng mặt và đầu, u gồ ghề, mặt ngoài có nhiều tĩnh mạch nổi to.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhân một trường hợp Sarcom sợi vùng thái dương tái phát

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SARCOM SỢI VÙNG THÁI DƯƠNG TÁI PHÁT<br /> Văn Tần*, Nguyễn Ngọc Bình*, Hoàng Danh Tấn*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> BN Trần Tấn L. sanh 1977, Nhập viện vì khối u vùng thái dương tái phát sau 4 năm phẫu thuật. Hồi năm<br /> 2008, khối u ở vùng thái dương 150 x150 mm nghi là u máu nên BV Ung bướu chuyển BV Bình Dân, đã mổ cắt<br /> trọn khối u, mô bướu là u lành tính. 1 năm sau u tái phát tại chỗ và lớn nhanh, vì đau ít nên không đến lại bệnh<br /> viện. 3 năm sau vì u quá lớn nên trở lại bệnh viện. Khối u đã gây biến dạng mặt và đầu. U gồ ghề, mặt ngoài có<br /> nhiều tĩnh mạch nổi to. CT thấy u rất lớn chưa di căn não, chỉ đến vỏ não 135x87x174 mm. Hội chẩn bác sĩ thần<br /> kinh, và bác sĩ mạch máu, MSCT cho thấy bướu chỉ có các nhánh động mạch cảnh ngoài đến nuôi. Mổ ngày<br /> 16/1/2013, cắt bỏ trọn khối u, máu chảy rất nhiều. Sau mổ phải tạo hình vết mổ. 12 ngày sau mổ và tạo hình, vết<br /> mổ lành tốt, mặc dù có gây biến dạng một ít ở đầu - mặt. Mô bướu trên vi thể là sarcom sợi. 3-4 tuần sau mổ, BN<br /> được hoá trị.<br /> Từ khoá: Sarcom sợi vùng thái dương<br /> <br /> ABSTRACT<br /> A CASE OF RECURRENT FIBROSARCOMA AT TEMPORAL AREA<br /> Van Tan, Nguyen Ngoc Binh, Hoang Danh Tan<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 436 - 440<br /> Tran Tan Loc, 1977, readmission for a recurrent tumor of the temporal area. On 2008, there is a tumor of the<br /> temporal area 150 x150 mm, We operated and removed the tumor. Tissue diagnosis: Fibroma histocytomas. 1 year<br /> later, the tumor recurred and growed fast. 4 years after, the tumor became big, so the patient came to hospital. The<br /> tumor deformed the face and the head. A multilobe with a lot of venous silloned on the surface of tumor. On the<br /> CT scan, the tumor was big 135x87x174 mm.but no metastase to the nervous system Consultation of the<br /> neurologic surgeon, and of the vascular surgeon, a MSCT showed the tumor was nourished by many branches of<br /> the left external carotid. Operation on 16/1/2013, the tumor was removed all, a lot of bleeding. After operation,<br /> subcutaneous and skin must be replaced by a skin and subcutaneous tissue of the neck. 12 days later, the skin was<br /> healed, the face and the head were still deformed a little. The tissue diagnosis: Fibrosarcomas 3-4 after operation, a<br /> program of chemotherapy will be proposed.<br /> Keywords: Fibrosarcoma of the temporal area<br /> đầu-cổ-mặt(9).<br /> <br /> TỔNG QUAN<br /> Sarcôm thường rất hiếm, khoảng 1% u ác<br /> trong đó có khoảng 15-20% ở đầu và cổ. 80% ở<br /> người lớn, thường u ác sợi – mô bào(2). Di căn<br /> thường đến phổi, gan và xương nhưng tái phát<br /> tại chỗ thường xảy ra. CT scan và MRI vùng đầu<br /> và ngực cho biết u đã tái phát tại chỗ, đã di căn<br /> hay chưa(11).<br /> Điều trị gồm cắt bỏ khối u rộng và tạo hình<br /> <br /> Bệnh sử<br /> Trần Tấn Lộc, sanh năm 1977, công nhân xây<br /> dựng, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.<br /> Nhập viện vì khối u vùng thái dương trái,<br /> kích thước rất lớn, tái phát.<br /> 4 năm sau mổ khối u vùng thái dương, cắt bỏ<br /> trọn u. 1 năm sau, khối u tái phát và lớn dần. BV<br /> Ung Bướu, TP HCM chuyển BV Bình Dân, nghi<br /> <br /> * Khoa Lồng ngực – Tim mạch (Tổng quát 3) - Bệnh viện Bình Dân<br /> Tác giả liên lạc: GS.BS. Văn Tần<br /> ĐT: 0838394747<br /> Email: binhdanhospital@hcm.vnn.vn<br /> <br /> 436<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> là u máu. 4 năm trước, BV Ung Bướu cũng<br /> chuyển BV Bình Dân, đã mổ cắt bỏ trọn khối u,<br /> tạo hình, ngày 23/06/2008. Xuất viện 03/07/2008.<br /> Đại thể: u vùng thái dương 150 x 150 mm, có vỏ<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> bao, trong có nhiều mô hoại tử, nghi là sarcôm<br /> nhung vi thể: u mô bào sợi lành<br /> (fibrohistocytomas) (GS Nguyễn Sào Trung).<br /> <br /> Hình 1: U vùng thái dương 4 năm trước<br /> <br /> Hình 2: 4 năm sau: U xâm lấn xương sọ, U ở trên tai, mắt và má trái<br /> <br /> Mặc dù khối u tái phát, lớn nhanh, nhưng<br /> bệnh nhân cảm thấy đau ít và vẫn đi làm bình<br /> thường.<br /> <br /> Bệnh nhân nhập viện ngày 04/01/2013 vì<br /> khối u vùng thái dương tái phát đã 3 năm,<br /> (không đến tái khám), u rất lớn làm biến dạng<br /> vùng mặt bên trái.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> 437<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Máu nuôi u rất nhiều, đặc biệt là ĐM thái<br /> dương<br /> <br /> trên mang tai, lớn dần, đến năm 2008 thì mổ.<br /> Hiện độc thân.<br /> <br /> N/V BV Ung bướu, chuyển BV Bình Dân<br /> ngày 04/01/2013.<br /> <br /> Phẫu thuật<br /> <br /> Khối u vùng thái dương rất lớn, gồ ghề. Bên<br /> ngoài có nhiều tĩnh mạch ngoằn ngoèo, U cứng<br /> đều, gây xệ hốc mắt và méo mặt do xương mặt<br /> phía mắt trái nâng cao.<br /> <br /> Thế năm ngửa: kê vai, ưỡn cổ, nghiêng bên<br /> phải.<br /> <br /> MSCT khoảng cách lớp 3 mm: U vùng thái<br /> dương rất lớn. 135 x 87 x 174 mm, có phản quang<br /> hơi cao, không đồng nhất, bờ không đều. Tổn<br /> thương bắt cản quang nhanh, mạnh và không<br /> đều khi bơm thuốc, vài vị trí có hồi lưu tĩnh<br /> mạch sớm. Khối tổn thương được nuôi bởi ĐM<br /> cảnh ngoài, nhánh ĐM thái dương nông. Không<br /> thấy tổn thương trên não-màng não.<br /> <br /> Ngày 16/01/2013: Lý do: U rất lớn tái phát<br /> vùng thái dương sau mổ 4 năm<br /> <br /> - Mổ tìm ĐM cảnh ngoài trái, kẹp tạm.<br /> - Rạch da đường quanh khối u, khối u gồm<br /> nhiều máu nuôi, xương, mô mủn có chỗ hoại tử,<br /> ăn vào xương mặt làm gãy xương gò má, xương<br /> mặt bị đẩy ra trước. Chảy máu rất nhiều. Bóc<br /> tách khối u từ dưới da đầu đến xương mặt,<br /> xương sọ, lấy trọn khối u và da. Ép gạc, cầm<br /> máu. Khâu các chỗ chảy máu bằng vicryl 00. Mở<br /> kẹp ĐM cảnh ngoài, thấy chảy máu ít.<br /> <br /> Kết luận: Bướu máu hỗn hợp vùng thái<br /> dương-mặt trái (BS Đặng Đình Hoan,<br /> 03/01/2013).<br /> <br /> - Xẻ da vùng mặt-cổ để tạo hình. Xoay vạt da<br /> đã cắt xén vào giữa. Khâu tâm gân dưới da và<br /> da. Dẫn lưu vùng lấy bướu. Băng ép cho bớt<br /> chảy máu.<br /> <br /> Các XN. BC 13.82 K/ul, nhóm máu A, các XN<br /> khác BT.<br /> <br /> - Khâu lại chỗ mổ tìm ĐM cảnh ngoài và<br /> khâu chỗ xẻ da làm phẫu thuật tạo hình.<br /> <br /> Hội chẩn BV Chợ Rẫy 14/01/2013: U mạch<br /> máu vùng sàn sọ, đỉnh trái lớn, tái phát. Đề nghị:<br /> chụp khảo sát mạch máu (cảnh trong, cảnh<br /> ngoài) và can thiệp mạch máu.<br /> <br /> Máu mất khoảng: 2.500 ml.<br /> Thời gian mồ: 120 phút.<br /> Trong lúc mổ, có lần HA xuống 70/50.<br /> <br /> Tiền căn<br /> Tai nạn xe 1997, bị chấn thương khắp người,<br /> nằm BV Nhân Dân Gia Định, năm 2006, nổi u ở<br /> <br /> Khối u<br /> <br /> Phẫu tích, kẹp tạm ĐM cảnh ngoài<br /> <br /> Hậu phẫu<br /> HA cao liên tục mặc dù cho ngủ, phải cho hạ<br /> HA. Nằm hồi sức 2 ngày, chuyển về khoa TQ3. 3<br /> ngày, mở băng, mặt còn sưng nhưng mắt vẫn<br /> thấy rõ. Các chỉ khâu có căng nhưng da tốt. Bệnh<br /> <br /> 438<br /> <br /> Xẻ da, phẫu tích khối u<br /> <br /> Bệnh phẩm (u lấy ra)<br /> <br /> nhân được chăm sóc cẩn thận hàng ngày. Đến<br /> ngày 12, cắt hết chỉ, vết thường lành tốt.<br /> Mô bướu: Đại thể: u vùng thái dương rất lớn,<br /> gồm nhiều loại mô.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> Vi thể: Bướu cấu tạo nhiều tế bào sợi, nhân<br /> tăng sắc, ít di dạng, xếp thành bó theo nhiều<br /> hướng khác nhau, có khi hoá niêm tại một số<br /> vùng.<br /> <br /> CT scan não: Không thấy tổn thương<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Sarcom mô mềm có thể gặp ở khắp nơi(2,11),<br /> đặc biệt ở đùi nhưng ở vùng thái dương thì rất ít.<br /> Điều bất thường là lần đầu, năm 2008, khi mổ,<br /> trên đại thể nghi là sarcom nhưng trên vi thể là u<br /> lành, fibromus histocytomas. Sau mổ, 1 năm tái<br /> phát, làm cho ta nghĩ là u ác. Thật vậy, 1 năm<br /> sau, u tái phát và lớn dần, đến nổi bệnh nhân<br /> thấy đi, đứng, ngồi, nằm đều mất thăng bằng,<br /> mặc dù không ảnh hưởng nhiều đến chức năng<br /> các tạng chung quanh. Theo vi thể là mô sợi,<br /> theo bướu thì rất lớn, lại nằm sâu, ăn vào xương<br /> làm gãy xương mặt. 2 chỉ số quan trong nhất để<br /> nói là nặng là chỉ số phân chia tế bào và chỉ số<br /> hoại tử khối u, chảy máu đều có trong khối u, là<br /> nhóm biệt hoá kém(6,1,4).<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Kết luận; Sarcom sợi biệt hoá rõ (GS Nguyễn<br /> Sào Trung, 25/01/2013)<br /> <br /> MSCT lồng ngực: không thấy tổn thương<br /> <br /> Lần này phẫu thuật rất khó và mất máu rất<br /> nhiều, có lần suýt đứng tim trên bàn mổ, mới lấy<br /> được hết khối u. Khối u hoại tử nhiều chỗ, giống<br /> như lần trước và cũng nghĩ là u ác và định bệnh<br /> là u ác sợi. Như vậy, là định bệnh vi thể lần đầu<br /> có thể không đúng.<br /> U sợi ác khá hiếm, khoảng 10-19% là u mô<br /> mềm. Hơn ½ ở các đầu chi dưới, chỉ có khoảng<br /> 10% là ở đầu hoặc cổ, có thể lẫn lộn với mô sợi ác<br /> tính histocytoma, spindle cell carcinoma, u ác<br /> schwanoma và synovial carcinoma. Trong báo<br /> cáo này, vi thể lẫn lộn với u sợi histocytoma. U<br /> sợi ác có thể phát triển trên chỗ chiếu tia sau 10<br /> năm hay sẹo phỏng sau 30 năm. Bất cứ tuổi nào<br /> cũng có thể bị u sợi ác, đặc biệt ở nam giới.<br /> Trong phúc trình này thì u sợi ác gặp ở nam<br /> giới và có thể trên sẹo chấn thương. Về lâm sàng,<br /> u ban đầu không đau, u lớn dần và tuỳ theo vị trí<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br /> 439<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> mới cảm khó chịu. Trên CT scan, u ác sợi thường<br /> có hình ảnh đều, có thể làm biến dạng xương.<br /> Trên đai thể, u có màu xám. Điều này đúng với<br /> trường hợp chúng tôi. Trên vi thể u có thể biệt<br /> hoá tốt hay xấu. Trong trường hợp sau, có mô<br /> hoại tử, chảy máu và phân chia tế bào nhanh.<br /> Điều này cũng rất đúng trong trường hợp của<br /> chúng tôi.<br /> Điều trị gồm cắt bỏ trọn khối u và chiếu tia<br /> dành cho trường hợp cắt không trọn hay ăn lan<br /> xương. Khối u > 5 cm, cắt không hết, có xâm lấn<br /> xương, da và thần kinh-mạch máu thường có<br /> tiên lượng xấu. Đúng như trường hợp của chúng<br /> tôi, như vậy, ngoài hoá trị còn chiếu tia. Tái phát<br /> từ 50-75% trong đó có 20-40% di căn xa mà phần<br /> lớn là phổi. Ở đây, chưa thấy di căn phổi, đặc<br /> biệt trên CT scan. Tái phát thường xảy ra trong 2<br /> năm đầu. Sống qua 5 năm từ 50-70% (Error! Reference<br /> <br /> Sau mổ phải hoá trị và xạ trị.<br /> Tỉ lệ tái phát cao trong 2 năm đầu.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> source not found.)<br /> <br /> U GIST thường gặp ở ống tiêu hoá, tái phát<br /> di căn tại vùng, điều trị hỗ trợ với imatinib rất<br /> hiệu quả(3).<br /> Đối với u ác mỡ sau phúc mạc thì từ 50-80%<br /> tái phát, tuỳ theo loại biệt hoá(10).<br /> Về hoá trị hỗ trợ thì thường dùng Mesna,<br /> ifosfamide, doxorubicin và dacarbasine<br /> (MAID), 47% đáp ứng trong đó có 10% đáp<br /> ứng hoàn toàn(12).<br /> Di căn tại vùng cũng rất nhiều, giữa năm<br /> 1982 đến năm 2002, có 179 (13%) trong số 1421<br /> bệnh nhân cắt các chi(9,8,7), có di căn tại vùng cắt.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> 12.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Sarcôm sợi ở thái dương rất hiếm, gặp nhiều<br /> ở nam giới, có thể phát triển trên sẹo do chấn<br /> thương, thường lẫn lộn với u sợi histocytoma.<br /> Khối u phát triển chậm, vì ăn lan xương nên<br /> phải chiếu tia trong lúc mổ, thường di căn phổi.<br /> <br /> Alvegard TA, Berg NO (1989):: Histopathology peer review of<br /> high grade soft tissue sarcomas, The Scandinavian Sarcoma<br /> group experience. J Clin Oncol 7: 1845-1851.<br /> Brennan MF, Lewis JJ (2002):: Diagnosis and management of<br /> soft tissue sarcomas. London, Martin Dunitz.<br /> Canter RJ, Qin LX, Downey RJ et al (2007): Perioperatve<br /> chemotherapy in patients undergoing pulmonary resection for<br /> metastatic soft tissue sarcoma of the extremity. A retrospective<br /> analysis. Cancer 110:2050-2060.<br /> Fletcher C, Unni K, Mertens F et al (2002):: Pathology and<br /> genetics of tumors of soft tissue and bone. World Health<br /> Organisation Classification of tumors. Lyon France 2002,<br /> International for Research on cancer Press, p 427.<br /> Grobmeyer SB, Maki RG, Demetri GD et al (2004):: Neoadjuvant chemotherapy for primary high grade extremity soft<br /> tissue sarcoma, Ann Oncol 15:1667-1672<br /> Guillon L, Coindre J, Bonichon E et al (1997): Comparative<br /> study of the national cancer institute and French Federation of<br /> cancer centers sarcoma group grading system in a population<br /> of 410 adult patients with tissue sarcoma. J Clin Oncol 15:350362.<br /> Kattan M, Leung D, Brennan M (2002): Postoperative<br /> nomogram for 12-year sarcoma specific death. J Clin Oncology<br /> 20: 791- 798.<br /> Maki RG, Awan RA, Dixon RH et al (2002):: Differential<br /> sensitivity to imatinib of 2 patients with metastatic sarcomas<br /> arising from dermatofibrosarcoma protuberans. Int J Cancer<br /> 100:623-626,2002.<br /> Pisters PW, Harrison LB, Leung DH et al (1996): Long term<br /> results of a propective randomized trial of adjuvant<br /> brachytherapy in a soft tissue sarcomas. J Clin Oncol 14: 859868.<br /> Singer S, antonescu CR, Riedel E et al (2003):: Histologic<br /> subtype and margin of resection predict pattern of recurrence<br /> and survival for retroperitoneal liposarcoma, Ann Surg 238:<br /> 358-370.<br /> Singer S, Demetri GD, Baldini EH et al (2000):: Management of<br /> soft tissue sarcomas. An overview and update. Lancet Oncol<br /> 1:75-85.<br /> Singer S (2010): Soft tissue sarcomas: Sabiston Textbook of<br /> Surgery, 19 Edit, 2010, p 768-782.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 31/10/2013<br /> <br /> Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br /> <br /> 02/12/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 20/02/2014<br /> <br /> Cắt bỏ trọn khối u khó.<br /> <br /> 440<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2014<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2