intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhật ký một chuyến đi Hà Lan

Chia sẻ: Võ Thị Ngọc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhật ký một chuyến đi Hà Lan Sáng ngày 4/7, chúng tôi phải dậy từ sớm. Hai cô bạn của tôi, một bắt đầu buổi sáng với quá trình "nhiệt tình tìm kiếm các thể loại tri thức" trong hai chiếc vali lớn bé, chiếc balô và một chiếc sac nhỏ xinh của mình, một còn lại thì thầm với tôi điệp khúc "mẹ chồng" qua điệu "nhếch mép" quen thuộc. Ra khỏi nhà cô Thuỷ với nét ngái ngủ nguyên xi trên mặt, ba chúng tôi ì ạch tìm đến nhà ga xe buýt Eurolines của Brúc-xen để đi đến...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhật ký một chuyến đi Hà Lan

  1. Nhật ký một chuyến đi Hà Lan Sáng ngày 4/7, chúng tôi phải dậy từ sớm. Hai cô bạn của tôi, một bắt đầu buổi sáng với quá trình "nhiệt tình tìm kiếm các thể loại tri thức" trong hai chiếc vali lớn bé, chiếc balô và một chiếc sac nhỏ xinh của mình, một còn lại thì thầm với tôi điệp khúc "mẹ chồng" qua điệu "nhếch mép" quen thuộc. Ra khỏi nhà cô Thuỷ với nét ngái ngủ nguyên xi trên mặt, ba chúng tôi ì ạch tìm đến nhà ga xe buýt Eurolines của Brúc-xen để đi đến Am-xtéc-đam (Amx). Nỗ lực dậy sớm để đến bến xe trước nửa tiếng trở nên vô nghĩa khi hai bác lái xe già cả, cù rà cù rù, khởi hành chậm 30 phút so với lịch dự kiến. Điều đáng tiếc nhất của chuyến đi là Amx những ngày này thiếu vắng sắc rực rỡ của hoa tulíp như những ngày tháng Tư và tháng Năm. Thêm vào đó, thời tiết ở Amx hôm đó không khác gì thời tiết ở Brúc-xen ngày hôm trước, dở dở ương ương, lúc mưa lúc nắng thất thường như một cô gái đỏng đảnh. Trời xầm xì và mưa to sáng ngày mùng 5 khiến chúng tôi chẳng còn hứng thú chạy ra vùng ngoại ô của Amx để xem cối xay gió và cũng chẳng mặn mà lắm với việc đi thuyền (water bus) theo các dòng kênh, được coi là nhiều thi vị. Nhưng, khác hẳn Brúc-xen, Amx vẫn còn nhiều chỗ để chơi, nhiều thứ để xem hơn. So với các thành phố khác của châu Âu như Luân Đôn, Pa-ri hay Viên ... chủ yếu phác hoạ kiến trúc của thế kỷ 18 và 19, Amx tương đối già nua hơn, với những nét cổ kính được giữ lại khá nguyên vẹn từ thế kỷ 16 và 17. Hầu như không thấy bóng dáng của các đô thị hiện đại với các toà nhà cao tầng. Lý do đơn giản, bởi Amx được xây dựng trên một vùng đất yếu, chằng chịt kênh rạch. Giống Venice ở điểm đó, nhưng Amx không đơn thuần chỉ là thành phố du lịch, mà nó còn mang hơi thở của một trung tâm kinh tế, thương mại sầm uất.
  2. Chúng tôi dành phần lớn buổi chiều ngày đầu tiên thăm bảo tàng Heineken và đi dạo quanh khu vực trung tâm và phố Đèn Đỏ tai tiếng. Bảo tàng Heineken tái hiện lịch sử hình thành và phát triển của công ty, giới thiệu quy trình một chai bia được xuất xưởng bằng nhiều công nghệ tương tác tân tiến, giúp khách tham quan như tham gia thực thụ vào quá trình đó. Các trò chơi khác đi xe ngựa, hát Karaoke, tập làm DJ ... tương đối cuốn hút các du khách hiếu kì. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại chẳng thể bù đắp nổi sự nghèo nàn của chủ đề bia. Tôi thì chỉ thích thú với bộ sưu tập các clip quảng cáo của Heineken, luôn sáng tạo và hài hước. Thế mới thấy, "tư bản" làm tiền hiệu quả bằng mọi cách. Heineken không chỉ sản xuất và bán bia, phát triển công nghệ lên men, mà còn kiếm tiền bằng cả việc xây dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu của mình. Buổi tối hôm đó, thèm ra và thèm cơm, chúng tôi vào một nhà hàng Trung Quốc. Đoạn này, theo yêu cầu của N.M, xin phép không kể lể chi tiết, chỉ biết rằng khi gọi món xong, gương mặt nhầu nhĩ của chủ quán có thêm điệu cười méo mó, . "No cơm ấm cật" rồi ..., chúng tôi loanh quanh ở khu phố Đèn Đỏ. Quả thật, bản thân tôi khá hiếu kỳ vì đọc và nghe nhiều về con phố hay ho đó.
  3. Ở đây, lan man một chút về quan điểm của châu Âu về vấn đề tình dục (sex). Qua phim ảnh, nhiều người có cảm giác rằng, Mỹ cởi mở hơn về mặt tình dục so với châu Âu. Trên thực tế, Mỹ bảo thủ hơn rất nhiều, và người Mỹ khi đi du lịch sang châu Âu gặp phải "culture shock" khi nhìn thấy những bãi biển khoả thân Địa Trung Hải hay các nhà nghỉ tắm khoáng nude ở Đức hay các khu tắm tiên dọc sông Đa-nuýp của Áo. Nhiều nước ở châu Âu có kênh truyền hình sex công khai buổi đêm và thanh thiếu niên châu Âu, theo kinh nghiệm từ các bạn tôi, biết đến sex sớm hơn thanh thiếu niên Mỹ. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự dễ dàng trong việc tiếp cận với tình dục và khoả thân ở châu Âu không "sản sinh" ra nhiều "kẻ đồi bại" (perverts) và các vụ lạm dụng tình dục (rapes, sexual abuse) như ở Mỹ. Có nhận định cho rằng Mỹ nhiều hơn các vụ bao lực gia đình, hiếp dâm, lạm dụng tình dục trẻ em, và các vụ tội phạm liên quan đến tình dục hơn các nước châu Âu nói chung [1]. Số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ có thai sớm, nạo thai và các loại bệnh liên quan đến tình dục ở Mỹ cũng cao hơn nhiều so với ở Đức, Pháp và Hà Lan. Thanh niên ở Mỹ có xu huớng có nhiều bạn tình hơn là thanh niên ở Tây Âu . Có lẽ, cũng qua phim ảnh hoặc do thông tin không đủ, mà nhà ta thường có ngộ nhận rằng người phương Tây dễ dàng với tình dục và bất cứ sinh viên Tây học nào cũng dễ bị hư hỏng theo chiều hướng đó. Từ những chú ý trong cuộc sống hàng ngày và từ trao đổi thẳng thắn với bạn bè, tôi thấy rằng họ có vẻ thoải mái trong cách ăn mặc (theo hướng phô ra vẻ đẹp, nhưng không tục tĩu) nhưng nghiêm túc trong các vấn đề tình cảm. Và tình dục, đối với họ, là một phần rất tự nhiên của cuộc sống như ăn, mặc, ngủ, và nó gắn liền với tình yêu. Với một cô gái phương Tây, bạn bè có thể ôm hôn tạm biệt, nhưng bất cứ hành vi sám sỡ thái quá đều gặp phải phản ứng gay gắt, quá hơn là kiện tụng tùm lum. Và những kẻ Tây học tôi đã gặp, rất ít kẻ có thiên hướng hay suy nghĩ quá lệch lạc trong vấn đề tình dục hay tình yêu, thậm chí còn bảo thủ hơn cả những kẻ bảo thủ ở nhà.
  4. Hehe, đi lạc đề nhiều quá, quay trở lại với phố Đèn Đỏ. Chúng tôi đến lúc phố lúc 19h và 21h, nhưng trời vẫn sáng tơ hơ. Thế nên, những chiếc đèn đỏ mù mờ trên hai con phố dọc bờ sông không tạo được một hiệu ứng nào gợi cảm lắm. Thậm chí, tôi có cảm giác thấy đèn đỏ ở Moulin Rouge ở Pa-ri còn ấn tượng hơn. Dọc ngang qua phố, lướt qua các , lác đác thấy các cô gái, trẻ có, đẹp có, già có, xấu có, lạnh lùng có, gợi cảm có, béo có, gầy có, trắng có, đen có, nâu nâu cũng có. Chúng tôi không vào các sex show nên, tất cả cũng "chỉ có vậy". Ấn tượng nhất chắc là một cô gái chắc người Đông Âu, xinh, trắng và thon. Nhưng, bây giờ tôi cũng chẳng nhớ nổi một hoạ tiết đặc biệt nào trên khuôn mặt cô gái đó. Sáng ngày 5/7, chúng tôi đi bảo tàng Anna Frank và bảo tàng Van Gogh. Bảo tàng Anna Frank, có lẽ là bảo tàng nhỏ nhất tôi từng thăm, là căn gác xép nơi cô bé Anna Frank ngày ấy (1929- 1945) và gia đình trú ẩn trong thời gian 1942 — 1944 tránh sự truy lùng của Gestapo. Trong thời kỳ Đảng Quốc xã nắm quyền và phong trào bài Do Thái , phần gác xép trong khu nhà văn phòng của cha cô, Otto Frank, được cải tạo thành một ốc đảo bí mật, Achterhuis. Sau hai năm ẩn trốn, Achterhuis bị phát hiện và Anna Frank cùng các thành viên khác trong gia đình bị bắt giữ và đưa đến các trại tập trung. Bảy tháng sau, Anna Frank chết trong trại tập trung do sốt huyết. Cha cô là người duy nhất trong gia đình Frank sống sót sau những năm tháng chiến tranh. Quay trở lại Amsterdam khi chiến tranh kết thúc, Otto nhận đuợc cuốn nhật ký của Anna từ tay một người hàng xóm. Cuốn nhật ký là quà tặng sinh nhật lần thứ 13 của Anna, trong đó ghi chép sinh động những câu chuyện hàng ngày của cô từ 12/6/1942 đến 1/8/1944. Những dòng nhật ký vô cùng giá trị bởi nó không đơn thuần tái hiện cuộc sống và suy nghĩ, những lo lắng và ước mơ của một cô gái lứa tuổi trăng tròn, mà cung cấp một bức tranh rõ nét về cuộc sống của người Do Thái trong thời kỳ Phát xít. Bảo tàng Anna Frank vừa cố gắng gìn giữ nét nguyên sơ của khu gác xép, vừa sử dụng các công nghệ hình ảnh hiện đại để đạt được hiệu ứng miêu tả và gợi cảm xúc cao nhất. Tôi và cô bạn mất hai tiếng để nghe, để đọc và để quan sát từng bức tranh và hiện vật nhỏ bé trong các căn phòng. Đáng yêu nhất là phòng của Anna với nhiều hoạ báo đủ loại dán lên tường. Cảm động nhất có lẽ là lúc xem đoạn băng một người bạn của Anna nói vế thảm cảnh của cô trong trại tập trung và cha của Anna, quay trở lại Amsterdam sau chiến tranh để tìm hai cô con gái nhỏ và lúc ông nói về cuốn nhật ký của Anna. Thảm hoạ Holocaust và nỗi đau của biết bao người Do Thái trong và sau Holocaust như được tái hiện một cách chân thực nhất, giản dị nhất. Anna Frank làm tôi nhớ lại bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” nơi mà giá trị con người, tình yêu, trí tuệ và lòng quả cảm, chiến thắng chiến tranh và sự bạo tàn. Anna vẫn còn đó trong bức hình của cô, mãi mãi ở tuổi 12 nụ cười thánh thiện và rạng ngời. Lúc tôi còn ở nhà, những...
  5. Sau bảo tàng Anna Frank, chúng tôi đến với bảo tàng Van Gogh, nơi trưng bày một phần lớn những tác phẩm để đời của người hoạ sĩ tài ba, Vincent Willem van Gogh. Thú thực, kiến thức về nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc và hội hoạ, của tôi gần như con số không. Tôi chỉ biết đến cái tên van Gogh như là một họa sĩ tài danh người Hà Lan, còn chẳng biết thế nào là Impressionism hay Expressionism và cũng chẳng hiểu nổi đặc trưng của tranh sơn dầu hay màu nước khác nhau ra sao. Rất may, tôi được cô bạn đi cùng xoá mù cho chút ít về hội hoạ. Các hiện vật của bảo tàng được sắp xếp phản ánh đúng những thay đổi trong phong cách của tác giả trong hơn 10 năm sáng tác nghẹ thuật của ông. Trong gian trưng bày đầu tiên, gam màu chủ đạo là màu tối và nâu sẫm và những đường nét thô ráp, thiếu tính cân xứng giữa các chi tiết trong những bức tranh một mặt ẩn chứa một cá tính, một tài năng chưa được uốn nắn, gọt rũa qua các trường lớp chuyên nghiệp, mặt khác như giãi bày tâm trạng u ám của người hoạ sĩ tài ba nhưng chịu không ít những bất hạnh trong tình yêu và cuộc sống. Những bức tranh này ông vẽ khi ở Nuenen, khi mối tình của ông với Sien, rồi sau đó là Margot Begemann, bị gia đình phản đối. Phòng trưng bày kế tiếp rực rỡ với các gam màu sang và tươi mới. Đó là các tác phẩm van Gogh vẽ khi ông đã theo học các khoá học về lý thuyết màu sắc, vẽ chì và vẽ sơn dầu và dành nhiều thời gian đi thăm các bảo tàng ở Antwerpen. Ông cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các tác phẩm của trường phái Impressionism and Neo-Impressionism ở Paris. Phong cách Pointillism (sử dụng nhiều chấm nhỏ đối với tranh sơn dầu, tạo ra hiệu ứng hài hoà về màu sắc với thị giác khi nhìn từ xa) thể hiện rất rõ trong các bức tranh của van Gogh từ đó đến khi ông qua đời. Van Gogh đã làm việc cật lực để cho ra đời một kho tàng đồ sộ trong một thời gian ngắn. Hơn 2000 tác phẩm, bao gồm 900 bức tranh và 1100 các bức vẽ chì và phác thảo trong 10 năm cuối đời. Bảo tang van Gogh tại Amsterdam là bảo tang lớn nhất dành cho những tác phẩm của ông, ở đó chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng các bức hoạ nổi tiếng như The potato Eaters, Vase with Twelve Sunflowers, The Café Terrace on the Place du Forum, Arles, at Night, Bedrrom in Arles … Rất tiếc là các tác phẩm nổi tiếng khác nằm đây đó nhiều nơi, ví như bức tranh Starry Night nổi tiếng đang nằm ở Bảo tàng Nghệ thuật đương đại New York, The Red Vineyard nằm ở bảo tàng Pushkin ở Moscow. Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều tranh vẽ của các hoạ sĩ khác từng sống và làm việc cùng ông như Paul Gaugin, Henri de Toulouse-Lautrec … và các bức phác thảo chì của van Gogh. Cuộc đời của van Gogh, cũng như nhiều con người tài hoa khác, luôn vướng vào nhiều oan trái, nội tâm đa cảm và mâu thuẫn, sống phần lớn thời gian trong bế tắc, phóng túng và nghèo khó, cuối cùng tự kết liễu đời mình. Thiện Blog's
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2