intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiệm vụ của người biên tập

Chia sẻ: Nguyenhoang Phuonguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

650
lượt xem
160
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp bạn phải có tố chất và nỗ lực cũng như chịu khó học hỏi. Nhưng thế nào là biên tập viên chuyên nghiệp? Bạn sẽ phải làm gì, cần biết những gì, trong tình hình mà hầu như không mấy ai mở lớp đào tạo biên tập viên báo chí chuyên nghiệp cho bài bản? Trước hết, hãy tìm hiểu sơ qua về nhiệm vụ của một người biên tập. Trong toà soạn truyền thống của một tờ báo ngày, có khá nhiều loại biên tập viên là trưởng ban, là thư...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiệm vụ của người biên tập

  1. Nhiệm vụ của người biên tập Để trở thành biên tập viên chuyên nghiệp bạn phải có tố chất và nỗ lực cũng như chịu khó học hỏi. Nhưng thế nào là biên tập viên chuyên nghiệp? Bạn sẽ phải làm gì, cần biết những gì, trong tình hình mà hầu như không mấy ai mở lớp đào tạo biên tập viên báo chí chuyên nghiệp cho bài bản? Trước hết, hãy tìm hiểu sơ qua về nhiệm vụ của một người biên tập. Trong toà soạn truyền thống của một tờ báo ngày, có khá nhiều loại biên tập viên là trưởng ban, là thư ký toà soạn, tổng thư ký tòa soạn, phó tổng biên tập chuyên trách nội dung tổng biên tập. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng. Nếu mở rộng ra
  2. khỏi báo ngày, qua báo mạng, đài phát thanh, đài truyền hình thì số lượng biên tập viên sẽ tăng lên gấp bội phần. Tuy nhiên, nhiệm vụ của các biên tập viên này đều có những điểm tương đồng. Sự phân biệt chức danh đôi khi chỉ là hình thức, không phải dựa trên nội dung công việc. Chẳng hạn, người phụ trách tòa soạn, tại báo này có chức danh tổng thư ký tòa soạn nhưng ở báo khác lại là thư ký tòa soạn hoặc trưởng ban biên tập. Và nhiệm vụ của những người có chức danh khác nhau đó là hoàn toàn giống nhau. Các biên tập viên cũng thường khác nhau về trình độ, kinh nghiệm và mức độ chịu trách nhiệm chung; lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và bảo đảm chất lượng của tin tức. Phân công làm tin Vào 3 giờ chiều hôm qua, tòa soạn một tờ báo ngày nhận được tin một ngân hàng bị cướp và ngày lập tức đã cử một phóng viên đến hiện trường. Người phóng viên sẽ nói chuyện với các nhân chứng vụ cướp (khách hàng, nhân viên ngân hàng, người qua đường) và cảnh sát điều tra. Không lâu sau đó lại xảy ra sự kiện thứ hai: hai người được cho là cướp đã bị bắt cách trụ sở của ngân hàng không xa, sau khi đấu súng với cảnh sát. Trở về tòa soạn, người phóng viên viết lại những thông tin đã thu thập được và chuyển bài viết cho một biên tập viên. Biên tập viên này sẽ kiểm tra thông tin và sau đó báo cho người trực tòa soạn rằng bài báo đã được hoàn thành và cần có chỗ trên số báo ra ngày mai. Đó là nói một cách tóm tắt. Còn quy trình thực sự của bài báo này (và của hầu hết các bài báo thời sự) ra sao?
  3. Thứ nhất, ai quyết định cử chính phóng viên đó đi làm tin về vụ cướp ngân hàng? Đó là trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính. Thứ nhì, phóng viên đó phải ngưng công việc mình đang làm dở để đi làm tin này. Vậy công việc đang dở dang của anh hoặc chị ta sẽ ra sao? Trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính sẽ quyết định, có thể giao công việc dở dang đó cho người khác. Hoặc đơn giản hơn: cho tạm gác công việc đó lại. Tiếp đến, việc hai nghi can cướp ngân hàng bị bắt sẽ do ai tường thuật, là bài riêng hay gộp chung vào bài về cướp ngân hàng? Trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính sẽ lệnh cho một phóng viên khác đi viết. Chắc chắn đây sẽ là một bài riêng vì là tin tức hấp dẫn; không phải ngày nào cũng có đấu súng trong thành phố. Theo thông lệ, các trưởng ban sẽ họp với nhau và bàn thảo thêm về tin tức vào buổi chiều. Các tòa soạn báo ngày họp 2 lần mỗi ngày vào lúc 7 giờ hoặc 8 giờ sáng và 4 giờ hoặc 5 giờ chiều. Cuộc họp buổi chiều thường không kéo dài, chỉ để duyệt lại tin tức, bài vở và bổ sung bài mới nếu có. Bài về vụ cướp và đấu súng – tin tức mới - được quyết định tại cuộc họp này. Thứ tư, có hình ảnh gì đi kèm hai bài báo nói trên không? Nếu có, ai sẽ đi chụp hình? Một phóng viên ảnh được trưởng ban ảnh cử đi, cũng theo đề nghị của trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính. Thứ năm, bài báo có cần thêm bảng biểu hay đồ họa và ai sẽ thực hiện việc này (giờ các báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên đều có người chuyên trách đồ họa)? Thông tin để làm đồ họa sẽ được lấy từ đâu? Một nhân viên đồ họa được giao nhiệm vụ và sẽ dựa trên thông tin do phóng viên đi làm tin cung cấp. Trưởng ban đồ họa cũng có thể chỉ đạo thêm, theo sự gợi ý của trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính.
  4. Bếp núc tòa soạn Thứ sáu, một biên tập viên đọc bài để xem bài có chính xác về mặt nội dung hay không. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Ai sẽ kiểm tra và sửa bài cho đúng ngữ pháp, rõ ràng và dễ hiểu? Đó là một biên tập viên văn bản thuộc phòng biên tập. Trưởng ban thời sự hoặc trưởng ban nội chính chỉ sửa sơ qua bài rồi chuyển cho phòng biên tập (lớn nhỏ tuỳ tờ báo; cũng có tờ không có phòng này. Nếu không có, biên tập viên của từng ban sẽ sửa luôn). Tiếp đến, ai sẽ quyết định bài được đăng ở trang nhất, trang 2 hoặc trang khác? Đó là thư ký toà soạn hoặc tổng thư ký tòa soạn. Các biên tập viên tham gia cuộc họp buổi chiều cũng có thể cùng nhau ra quyết định. Và ai sẽ quyết định tít nhỏ, lớn cỡ nào? Phóng viên viết tít và trưởng ban sẽ sửa và biên tập viên văn bản có thế sửa thêm. Thư ký tòa soạn hay tổng biên tập cũng có thế sửa tiếp. Và họ sẽ cho chạy tít lớn nếu muốn thu hút độc giả đến với tin đó. Thứ chín, ai quyết định ảnh và đồ họa lớn hay nhỏ? Việc này cũng được thực hiện theo quy trình ở trên. Thư ký tòa soạn, trưởng ban ảnh hay người phụ trách thiết kế tờ báo có thể quyết định chuyện này. Thứ mười, những ngày kế tiếp tờ báo có tiếp tục viết về chủ đề cướp ngân hàng hay không? Các biên tập viên luôn giả định bạn đọc sẽ muốn biết thêm nhiều hơn vì đây là một sự kiện hấp dẫn. Trong những ngày tiếp theo sẽ có những bài báo khác về chủ đề này, với góc nhìn khác (dựa trên phỏng vấn cảnh sát điều tra, ban lãnh đạo ngân hàng…). Phóng viên đã làm tin đó sẽ tham gia đóng góp ý kiến cùng với các trưởng ban trong buổi họp tin sáng hôm sau khi báo đã đăng bài về vụ cướp và đấu súng.
  5. Thứ 11, sau khi bài được đăng nếu phát hiện sai sót ai sẽ viết đính chính? Thư ký tòa soạn sẽ quyết định và tự viết hoặc giao cho một biên tập viên khác làm. Có khi biên tập viên cấp cao hơn sẽ ra quyết định. Cuối cùng, ai sẽ đi làm tin về việc hai người bị tình nghi cướp ngân hàng được đưa ra xét xử; phóng viên đã làm tin về vụ cướp hay phóng viên chuyên về pháp luật? Việc này sẽ do trưởng ban thời sự, trưởng ban nội chính hay thư ký tòa soạn quyết định phân công. Phóng viên tòa án thường được cử đi làm tin này, đôi khi, là phóng viên đã làm tin về vụ cướp. Hẳn đọc tới đây, bạn cũng thấy rõ rằng, sau mỗi bài báo đều có bàn tay của các biên tập viên. Nhiều khi họ làm việc một mình, nhưng lắm khi họ hoạt động tập thể, có lúc chỉ gặp nhau vài phút để cùng đưa ra quyết định. Họ cũng có thể họp bất thường 10, 15 phút (ngoài hai cuộc họp chính sáng, chiều của một tờ báo ngày). Nhưng nói như thế không có nghĩa vai trò của phóng viên viết bài và phóng viên ảnh bị hạ thấp. Phóng viên luôn là tai là mắt của bất kỳ phương tiện truyền thông đại chúng nào. Họ là chân chạy, tiếp xúc với nhiều người, tạo nên mạng lưới nguồn tin, từ đó viết nên những bài báo cho biên tập viên có cái mà … sửa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2