intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên.

Chia sẻ: Hung Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

168
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên.

  1. Những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên
  2. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ. Cuối cùng ngày mà bạn mong mỏi đã đến, ngày mà bạn lần đầu tiên được nhìn con bằng xương bằng thịt, ngày bạn sẽ được áp dụng những kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, điều mà bạn đã thu thập từ trước đó để đưa vào thực tế. Ngày đầu tiên đón bé chào đời sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cảm xúc mới lạ. Trong tuần đầu tiên, bé sơ sinh có rất nhiều điểm đặc biệt mà bạn phải lưu tâm. Đối với nhiều bà mẹ, bé sinh ra chính là thời điểm mà họ thấy mình được nhẹ nhõm, yên bình nhất. Họ sẽ có cảm giác như mình rất phi thường vì đã vừa trải qua một quá trình vượt cạn khó khăn. Tùy từng bệnh viện mà bạn sẽ được tiếp cận em bé của mình theo những cách thức khác nhau, có nơi các y bác sĩ sẽ đặt em bé lên ngực bạn, họ cho rằng việc tiếp xúc này sẽ khiến bé có được cảm giác an toàn, ấm áp, là sợi chỉ liên kết với mẹ đầu tiên khi bé chào đời. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động, tiếng khóc non nớt của bé, sau đó các y tá và bác sĩ sẽ quấn bé vào trong một cái khăn để giữ ấm cho bé. Hoặc cũng có bệnh viện, bạn sẽ được bác sĩ bế em bé ra chào mẹ sau khi đã được lau sạch máu và đờm nhớt.
  3. Chăm sóc trẻ sơ sinh là một việc làm đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận của người mẹ (Ảnh minh họa) Chú ý đến những thay đổi của bé trong tuần đầu tiên Khi chào đời, bé sẽ có một vài thay đổi quan trọng xảy ra trong cơ thể của mình: bé bước ra thế giới mới với hơi thở đầu tiên của mình, oxy và máu lưu thông qua phổi khiến chất lỏng, đờm nhớt trong cổ họng bé được đẩy ra ngoài. Khi mới ra đời, vài phút đầu, cơ thể bé có màu xanh nhưng sau đó màu sắc cơ thể bé chuyển từ xanh sang hồng hào, nhưng bàn tay và chân của bé lại được thay đổi màu sắc lâu hơn một chút, điều này được lý giải là bởi các mạch máu đi đến bàn tay và bàn chân của bé hiện tại là rất nhỏ, và phải mất thời gian lâu hơn cho sự lưu thông máu khắp cơ thể bé.
  4. Nếu bạn thấy mặt bé có dấu hiệu sưng, bao gồm cả mí mắt thì bạn nên yên tâm vì hiện tượng này sẽ nhanh chóng hết đi trong vài ngày đầu. Nếu mặt hoặc đầu em bé bị thâm tím (bởi dụng cụ khi tiến hành lấy thai) thì các vết thâm tím này cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Sau 7 - 10 ngày chào đời, dây rốn của em bé sẽ dần dần khô, trở thành màu đen và tự rụng ra. Em bé của bạn có thể có một hoặc nhiều vết bớt, bớt được hình thành khi sinh hoặc phát triển sau này, và điều này là hoàn toàn bình thường. Tuần đầu tiên, em bé của bạn cần thời gian để thích nghi với cuộc sống, môi trường mới. Bạn phải hiểu rằng lúc này bé cần sự ấm áp, êm ái, an toàn, bé rất cần sự âu yếm của người mẹ và những người thân xung quanh, bạn hãy cho bé tất cả những điều mà bé muốn. Thêm vào đó, bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần về việc bạn không thể ăn tùy thích, ngủ tùy thích mà bạn sẽ phải phụ thuộc vào thời gian biểu của bé. Bé sẽ chẳng cho bạn ngủ qua đêm đâu, nhất là tuần đầu tiên từ bệnh viện về nhà. Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh, bởi giai đoạn này những chất lỏng dư thừa trong cơ thể bé được tống đẩy ra ngoài. Bé giảm số cân không nhiều hơn 10% trọng lượng sơ sinh của mình, bạn hãy yên tâm rằng rồi bé sẽ lấy lại cân nặng khi sinh của mình sau 1-
  5. 2 tuần. Nếu bạn thấy bé liên tục giảm cân, bạn cần đưa bé ngay tới bệnh viện để kiểm tra về dinh dưỡng. Giảm cân là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong năm ngày đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa) Bú mẹ Bạn có thể cho bé bú sữa của mình ngay sau khi bạn và bé đã sẵn sàng, nếu bạn thấy mình ra sữa thậm chí là chưa nhưng trong vòng một giờ đầu sau sinh, bạn hoàn toàn có thể tiến hành cho bé bú. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 2-4 giờ đồng hồ, và có khoảng 8-12 bữa ăn trong ngày. Em bé sẽ đánh thức bạn khi bé
  6. muốn ăn. Tuy nhiên, có những em bé, bạn cần phải chủ động, âu yếm, động viên cho ăn. Đó là những em bé sinh non, bị vàng da. Tiêm phòng Khi bé chào đời, việc tiêm 1 hoặc 2 mũi vào bắp đùi của mình ngay sau khi sinh vài giờ là vô cùng quan trọng: Vitamin K – mũi tiêm này có tác dụng giúp ngăn ngừa rối loạn chảy máu gây ra bởi sự thiếu hụt vitamin K (bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh), chủng ngừa viêm gan B - đây là chủng ngừa vô cùng quan trọng cho bé. Giao tiếp với bé Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi. Bạn có thể giao tiếp với bé của bạn bằng giọng nói, thị giác và khứu giác, nụ cười của bạn. Tất cả những thái độ, hành động của bạn sẽ được bé tiếp thu và ghi nhận, và bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy được ngôn ngữ cơ thể của bé.
  7. Bé thường sẽ nhận ra giọng nói của bạn bởi giọng nói này đã quá quen thuộc với bé trong suốt quãng thời gian vừa rồi (Ảnh minh họa) Hiện tượng mà bé sơ sinh hay gặp phải Bạn sẽ phải làm quen với những cơn giật mình của bé, có thể ngay cả khi bé đang nằm trong phòng yên tĩnh hoặc có tiếng ồn.
  8. Hiện tượng dính mắt khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân phổ biến nhất là do ống dẫn nước mắt của bé đang bắt đầu đi vào hoạt động. Việc cần làm của bạn lúc này đó là hãy làm sạch và massage nhẹ nhàng cho mắt bé. Nhưng tốt hơn cả, bạn cần đưa bé tới bác sĩ để thăm khám. Trẻ sơ sinh có thể bị phát ban, thường là không nghiêm trọng. Nhưng nếu em bé của bạn gặp hiện tượng này, cách tốt nhất là bạn hãy đưa bé tới bệnh viện kiểm tra. Chăm sóc người mẹ Người mẹ có khỏe thì em bé cũng mới khỏe mạnh. Do đó trong tuần đầu tiên, thậm chí cả vài tuần sau, việc tự chăm sóc bản thân cho mình là rất quan trọng. Điều này có nghĩa là bạn cần cố gắng ngủ khi bé ngủ, điều này sẽ giúp bạn thích nghi nhanh với sự có mặt của nhân vật mới trong nhà. Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên uống thật nhiều nước và thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này vừa giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho cơ thể mình, vừa giúp bạn có được một nguồn sữa mẹ dồi dào cho bé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2