intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những doanh nghiệp nhỏ thành công nhất năm 2010 (P2)

Chia sẻ: Rapper Rapper | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Trong khi các đối thủ còn mải than vãn về sự suy thoái và ảm đạm của nền kinh tế, thì chúng tôi đang còn bận tập trung nghĩ cách xem làm thế nào để luôn có những tiến bộ mới và có ích hơn.", lãnh đạo một doanh nghiệp nhỏ chia sẻ về thành công của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những doanh nghiệp nhỏ thành công nhất năm 2010 (P2)

  1. Những doanh nghiệp nhỏ thành công nhất năm 2010 (P2) "Trong khi các đối thủ còn mải than vãn về sự suy thoái và ảm đạm của nền kinh tế, thì chúng tôi đang còn bận tập trung nghĩ cách xem làm thế nào để luôn có những tiến bộ mới và có ích hơn.", lãnh đạo một doanh nghiệp nhỏ chia sẻ về thành công của mình. 5. MagnetStreet: giàu bởi ý tưởng kinh doanh với nam châm
  2. Năm 1995, David Baird ban đầu chỉ hi vọng vợ chồng ông có thể có thêm thu nhập nhờ làm việc trong công ty quảng cáo - tiếp thị của bố ông - Neville Baird, ở Chicago, và kiếm thềm tiền trả tiền nhà cho họ trong khi người vợ Lisa ở nhà chăm sóc con cái. Nhưng khi họ cung cấp mẫu nam châm quảng cáo tới 33000 đại lý Re/Max (chuyên về bất động sản) trên toàn nước Mỹ, điều kì diệu đã xảy ra: mẫu nam châm lập tức "hút" khách hàng, và hang trăm cuộc điện thoại tới tấp gọi đến. Sau đó, Baird thôi việc, và trở thành phó giám đốc marketing của công ty gia đình ông. Công ty MagnetStreet của Baird, đặt trụ sở chính tại Blaine với 100 nhân viên, đạt doanh thu năm 2010 gần chạm mốc 20 triệu USD. Các mẫu nam châm được sản xuất tại nhà máy đặt ở Wheaton, ngoại ô Chiago. 3 dòng sản phẩm nam châm của hãng không chỉ cung cấp thường xuyên cho các đại lý bất động sản mà
  3. còn rất hữu ích với các trường học, các xưởng in thương mại, và đặc biệt: cho những đôi lứa vừa đính hôn. Chỉ riêng trong năm 2010, hơn 50 000 cặp tình nhân mới đính hôn đặt hàng sản phẩm nam châm MagnetStreet in ngày cưới để "nhắc nhở" các thành viên trong gia đình và bè bạn nhớ thật kĩ ngày vui sắp tới của họ. Vào năm 2005, 80% doanh thu MagnetStreet kiếm được đến từ các đại lý bất động sản, nhưng tới năm 2010 tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 20%. Nguồn lợi to lớn của công ty lại đến từ lĩnh vực hoàn toàn khác: đám cưới. Đó là việc rất tinfhc ờ: Baird đột nhiên nhận ra nam châm "nhắc ngày" (save-to-date magnets) xuất hiện trên công cụ tìm kiếm Google và Yahoo. Khi ấy ông còn chưa hiểu nó là gì, nhưng với sự giúp đỡ của vợ và con gái, Baird phát triển dòng sản phẩm Save-to-date của MagnetStreet và ngay lập tức đạt được thành công.
  4. Công nghệ trực tuyến hiện đại của MagnetStreet cho phép các cô dâu chú rể thỏa sức thiết kế mẫu nam châm có in ngày cưới của mình. Năm 2004, MagnetStreet trở thành một trong những công ty đầu tiên sử dụng máy in Xerox iGen3, đem lại sản phẩm nam châm với chất lượng hình ảnh rất rõ nét, đồng thời đáp ứng chi phí cho cả những đơn đặt hàng nhỏ. Phần lớn nhờ vào công nghệ này, khách hàng đến với MagnetStreet có thể nhận được sản phẩm với chất lượng giống mẫu thiết kế trên mạng sau 3-5 ngày làm việc. Vào cuối năm 2010, khách hàng thậm chí còn có thể nhận được sản phẩm mẫu chỉ trong 24h. Mặc dù nam châm vẫn là sản phẩm chính của MagnetStreet, công ty đã mở rộng lĩnh vực của mình và hiện rất thành công với các sản phẩm in ấn: thông báo, thiệp mời và thiệp mừng các kì nghỉ. Tháng 1 vừa rồi, công ty thiết lập thêm dòng sản phẩm phục
  5. vụ đám cưới mới như thiệp mời đám cưới và chương trình tổ chức. "Chỉ 20-25% các cô dâu sử dụng nam châm nhắc ngày, nhưng hầu hết mọi người sử dụng thiệp cưới, và có khoảng 2.3 triệu đám cưới mỗi năm trên toàn nước Mỹ" Baird chia sẻ. Năm sau, MagnetStreet hi vọng có thể cung cấp thiệp cưới mẫu tới tận tay khách hàng chỉ trong 24h sau khi khách hàng đặt mẫu qua mạng, "Với 200 000 lễ đính hôn chỉ trong 1 tháng ở Mỹ, cơ hội thực sự là rất lớn đối với chúng tôi". Và điều tương tự cũng được mong chờ đối với sản phẩm nam châm. Năm 2011 sẽ là năm hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa với MagnetStreet. 6. Minnesota Elevator: cải tiến là cốt lõi
  6. Những tiến bộ nhờ vào công nhân viên thường là nhỏ thôi - nhưng khi nhìn một cách tổng thể, những nhà lãnh đạo của công ty này nói, "Nhiều việc nhỏ lại có thể mang lại những kết quả rất lớn." Từ năm 2006 cho đến suốt năm 2010, Minnesota Elevator đã triển khai hơn 7,000 đổi mới và tiến bộ, tiết kiệm tới 900,000 đô-la trong năm 2007, 1,3 triệu đô-la trong năm 2008, và hơn 1 triệu đô-la trong năm 2009. Năm nay, công nhân viên vẫn đang trên đà để vượt được kết quả năm trước - 1,300 đổi mới về Cá nhân và 500 đổi mới về nhóm. Công ty này đã yêu cầu mỗi nhân viên phải đề ra được ít nhất là 5 đề xuất cải tiến về mặt cá nhân và 3 cải tiến về các nhóm chéo chức năng. Những đề xuất này thường được trình bày trong các buổi họp toàn công ty tổ chức 2 tháng một lần; mỗi năm, năm công nhân viên được bình bầu bởi các bạn đồng nghiệp sẽ được
  7. trao tặng một chuyến du lịch (trong những năm trước, giải thưởng đã là các chuyến đi tới Hồ Las Vegas, Key West và Puerto Rico), nếu những ứng cử viên này là những người đã gặt hái được thành quả tốt nhất từ cải tiền mà họ đã đề xuất. Minnesota Elevator cũng cam kết với chính các công nhân viên của mình và cộng đồng khu Mankato về những tiến bộ công ty cần đạt được. Năm 2009, công ty này đã tài trợ cho mỗi công nhân viên một khóa học tự chọn, mọi người hào hứng đến độ đã có hơn 200 người tham gia. Năm nay, công ty lại yêu cầu mỗi công nhân viên dành ra 8 giờ làm việc để đi tình nguyện cho cộng đồng, bù lại, họ được thêm 8 giờ nghỉ có lương. Cho đến giờ, các công nhân viên ở đây đã dành ra thời gian để đi tình nguyện nhiều hơn nhiều so với những giờ nghỉ có lương mà công ty đền bù.
  8. Công ty cũng sản xuất thang máy và các bộ phận cấu thành cho hơn 50 khách hàng trên khắp đất nước, làm ra từ 400 đến 500 thang máy mỗi năm. Các loại thang máy được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng do công ty này làm giờ đang có mặt ở mọi nơi: bến trung chuyển, sân bay, khách sạn, trường đại học và nhiều nơi khác nữa. "Trong khi các đối thủ còn mải than vãn về sự suy thoái và ảm đạm của nền kinh tế, thì chúng tôi đang còn bận tập trung nghĩ cách xem làm thế nào để luôn có những tiến bộ mới và có ích hơn." Romnes nói, "Và cách làm này rõ ràng là rất hiệu quả." 7. Mackin Educational Resources: Tất cả vì sự học Mọi chuyện đều bắt đầu từ chồng sách bám đầy bụi bẩn trong một kho chứa hàng ở St. Paul. Năm 1983, Randal và Kitty Heise
  9. sẽ mang về nhà bất cứ cuốn sách nào họ thấy để cho vào toa xe từ năm 1971 của họ, lái xe đi và phân phát những cuốn sách này cho các thủ thư của các trưởng tiểu học và trung học cơ sở ở Twin Cities. Vào năm 1984, nhà Heise thậm chí biến ý tưởng từ đống bụi bẩn của mình thành một nhà kho cho thuê thấp cấp ở St. Paul, và đặt ra mục tiêu cạnh tranh trong việc phân phối sách học K-12 của mình. "Chuyện của chúng tôi cũng tương tự như chuyện thành công của David và Goliath vậy", Randal Heise nói. "Khi ấy chẳng có ai giúp chúng tôi thành công cả." Nhưng giờ thì họ đã có. Randal và Kitty giờ đang quản lý Quỹ tài nguyên Giáo dục Mackin, một công ty trị giá 40 triệu đô-la có trụ sở đặt tại Burnsville với 350 đến 450 nhân viên (tùy theo mùa), và đã có chỗ đứng hơn trước những đối thủ lớn như Follett
  10. Corporation (trụ sở tại Chicago), Baker&Taylor (Bắc Carolina), và Ingram Content Group (ở Tennessee). Mackin tự hào có cơ sở dữ liệu lớn nhất của Quốc Gia của các tài liệu giáo dục cho các lứa tuổi khác nhau, từ nhà trẻ mẫu giáo đến lớp 12. Khoảng 25 000 khách hàng đã truy cập vào trang web của Mackin. Ở đó, họ có thể đặt hàng các sách in hoặc sách điện tử cho thư viện và lớp học của mình, làm việc riêng với các thủ thư của Mackin. Cung cấp dịch vụ miễn phí, Mackin sẽ phân tích các bộ sưu tập hiện tại của thư viện và đề nghị mua lại dựa trên nhân khẩu học đặc biệt của cơ thể học sinh và cộng đồng xung quanh. "Chúng tôi có những dịch vụ cho khách hàng rất tuyệt vời". Kitty Heise nói. "Chúng tôi có thể làm mọi thứ khách hàng yêu cầu." "Chúng tôi nhận ra không ai thực sự lắng nghe các thủ thư" - Randal nói. "chúng tôi nghĩ 'Sao mình không tạo ra loại hình dịch
  11. vụ giải quyết vấn đề của từng thủ thư một? Chúng tôi sẽ mở dịch vụ như thế, và sẽ rất tuyệt đấy!" Nhưng vấn đề ở đây là: họ không có đủ vốn để hiện thực hóa ý tưởng đó. Phương án giải quyết đến với họ cùng với khách hàng lớn đầu tiên: trường Bloomington. Mùa xuân năm 1984 họ nhận được đơn đặt hàng từ trường tiểu học Bloomington, yêu cầu phần mềm quản lý thư viện. Randal gọi điện nói rằng Mackin không bán phần mềm, nhưng họ sẽ rất vui được quản lý giúp bất cứ hay tất cả số đơn đặt hàng sách trong thư viện. "Bloomington gửi tất cả các đơn đặt sách của họ cho mùa thu 1985, và chúng tôi bắt đầu vạch ra hướng giải quyết". Nhà Heise thuyết phục các nhà xuất bản bán sách cho họ theo từng đợt nhỏ, thay vì hàng trăm đầu sách một lúc như khi trước. "Chúng tôi thuyết phục họ
  12. rằng doanh thu sẽ tăng nếu họ cho chúng tôi tiến hành theo cách của mình". Và họ đã phát triển theo mô hình chỉ riêng họ có đó. Năn 1987, họ thế chấp nhà lần thứ 2 để duy trì hoạt động của công ty. Randal nhớ lại: "lúc đó mọi người đều lịch sự nhưng họ như đều muốn nói với chúng tôi: có lẽ đã tới lúc các anh dừng mơ mộng và tìm những công việc thực sự cho mình!" Nhưng nỗ lực và sự kiên trì của nhà Heise đã được đền đáp. Khách hàng của họ ngày càng đông và họ bắt đầu thu lợi nhuận năm 1990. Kể từ đó doanh số không ngừng tăng lên. Năm 1996, họ đổi tên công ty thành Mackin Library Media - công ty truyền thông thư viện Mackin - để mô tả rõ hơn lĩnh vực hoạt động của công ty : không chỉ là sách mà còn có cả video, băng audio và CD-ROM.
  13. 3 năm trước, công ty đổi tên thành Mackin Educational Resources, cung cấp tài nguyên học tập không chỉ cho các thư viện trường học mà còn cho giáo viên, người phụ trách các chương trình giảng dạy, hiệu trưởng và các nhà quản lý của hệ thống giáo dục. "Dịch vụ của chúng tôi cho phép thủ thư và các giáo viên dành nhiều thời gian hơn với học sinh" Randal Heise chia sẻ. "Và, chúng tôi tin rằng việc đó sẽ góp phần đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Chúng tôi luôn nỗ lực vì mục tiêu đó" 8. Owl Bookkeeping và dịch vụ Giám đốc tài chính (CFO) Chỉ 16 tháng trước thôi, Stephanie Laitala còn phải làm việc 80 giờ đồng hồ một tuần, chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con tinh thần của mình, Dịch vụ Owl Bookkeeping dịch vụ CFO. Hồi năm
  14. 1999, cô đã thôi làm việc tự do để xây dựng một công ty cung cấp các hướng dẫn và tư vấn về kế toán và tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ. Còn bây giờ, cô đã có thể làm việc ít hơn một chút, vẫn có thể chào đón các khách hàng mới mỗi tuần, nhân lực cũng đã gấp đôi so với ban đầu, và đã có thể tự hào rằng công ty đã vượt 83% doanh thu trong năm 2009. Laitala, người tự xưng là "kẻ thích kiểm soát", đã hiểu ra rằng, chỉ đến khi bản thân cô ngơi tay làm việc, thì công ty mới có thể thật sự phát đạt. Khi cô ấy bắt đầu công việc kinh doanh, Laitala hy vọng sẽ chỉ tập trung vào việc cung cấp dịch vụ chiến lược tài chính cho khách hàng của mình, nhưng rồi cũng đồng ý cung cấp sổ sách kế toán và các dịch vụ kế toán hằng ngày khi cần thiết. "Tôi có nói với khách hàng của mình rằng họ sẽ phải chi trả số tiền rất lớn khi
  15. thuê một công ty để làm sổ sách kế toán", cô nhớ lại, "Nhưng họ nói 'Thế cũng được. Vì chúng tôi tin cô.'" Cho đến năm 2002, Laitala đã có cả một danh sách dài các khách hàng chờ, và cô đã phải thuê người làm công đầu tiên - một người làm sổ sách. Dịch vụ Owl Bookkeeping và CFO đã chủ yếu hướng đến các công ty có doanh thu dưới 10 triệu đô-la mỗi năm, và trong 7 năm sau đó, đã có thành 10 nhân viên. Laitala áp dụng hệ thống của Wickman cho Owl Bookkeeping vào Quý 4 năm 2008. Cô đoán chắc công ty của mình sẽ học hỏi được điều gì đó từ cách xác định vai trò và trách nhiệm của Wickman - đó là những thứ mà Owl còn thiếu sót. Vấn đề là (rõ ràng là Laitala đã không dễ dàng gì để làm theo những điều trong sách): "Việc đổi mới, nói thật ra, là khá khó khăn với tôi, vì tôi đã
  16. quá quen với mọi việc này rồi. Tôi sợ mình sẽ sớm rơi vào lối mòn." Owl Bookkeeping giờ có 23 nhân viên và cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo kiểu nhóm chéo chức năng. "Chúng tôi có hai niềm tin về đồng tiền của các doanh nghiệp nhỏ: Tiền nên được giữ cho ổn định và an toàn, và phải có được càng ngày càng nhiều tiền hơn.", Laitala nói. "Bí mật của chúng tôi là chúng tôi đã nhóm các nhân viên với các kỹ năng khác nhau để phù hợp với mỗi mục tiêu. Vì thế khi khách hàng tìm đến chúng tôi, họ sẽ được làm việc với những người có thể áp ứng đúng nhu cầu của mình." Vào tháng 11, Owl Bookkeeping đã mở chi nhánh đầu tiên ở Ohio, và có kế hoạch mở thêm khoảng 3 chi nhánh nữa bên ngoài Minnesota vào năm 2011.
  17. 9. Seward: phát triển từ lòng tin của nhân viên Vào tháng 1 năm 2009, công ty Seward (giờ đã được 38 tuổi) đổi diện mạo của mình bằng một cửa hàng mới phong cách hơn ở Minneapolis. Kể từ đó, số thành viên đã tăng từ 4,700 lên hơn 7,900, số lượng nhân viên tăng từ 160 lên 190, và doanh thu tăng từ 16 triệu lên 21 triệu đô-la. Rõ ràng là công ty này đã có một bước thay đổi thành công. Ban đầu, có lẽ nó đã không được như thế. "Chúng tôi khởi công xây cửa hàng mới ngay đúng vào lúc nền kinh tế đi xuống cực mạnh." Tom Vogel, Quản lý dịch vụ khách hàng và Marketing thực phẩm, nhớ lại. "Khi máy xúc bắt đầu họat động, chúng tôi băn khoăn "Không biết đây có phải đúng thời điểm để làm việc này không?" Lúc ấy chúng tôi không thể nào tưởng tượng được kết quả sẽ thành ra được thế này."
  18. Vogel nói công ty đã cam kết sẽ thành công không chỉ trong khía cạnh tài chính - một mục tiêu trong việc phát triển bền vững. Trong năm 2006, các nhân viên đã cùng nhau tạo nên Scorecard, hay còn được gọi là "Thẻ tự kiểm toán xã hội." "Chúng tôi chú trọng đến nhiều vấn đề ngoài kinh tế, như chính sách với nhân viên, tác động của công ty với cộng đồng, chất lượng dịch vụ khách hàng và dịch vụ với cộng đồng, và nhiều yếu tố khác mà chúng tôi cho là quan trọng trong việc phát triển một doanh nghiệp." Vogel noi. Một yếu tố khác cũng quan trọng như thế chính là tập trung bán sản phẩm địa phương; trong năm 2010, khoảng 35% doanh số bán hàng của công ty là các sản phẩm địa phương." Năm 2005, Seward đã mở ra Quỹ Cộng Đồng, theo đó, quỹ sẽ trao nhiều giải thưởng hằng năm (trị giá từ 500 đến 1000 đô-la)
  19. cho các "dự án hoạch định và tiên đoán môi trường, giúp đỡ và ủng hộ các sản phẩm hữu cơ của địa phương, ủng hộ công ty, phát triển cộng đồng và xây dựng năng lực." Năm ngoái, công ty đã dành ra 40,000 đô-la, cộng thêm 14,000 đô-la cho thực phẩm địa phương. Các tổ chức nhận được tài trợ vào năm 2009 gồm có Trung tâm Chăm sóc Trẻ em Seward, Tổ chức Đô Thị Bền Vững - tổ chức đã ủng hộ các chính sách công về công bằng trong sử dụng đất đai, cũng như tổ chức Seward Redesign, một tổ chức phát triển cộng đồng phi lợi nhuận. Sự suy thoái của nền kinh tế có thể cũng đóng một vai trò nào đó, và cũng không phải chỉ vì mọi người hiện giờ khó có thể thoải mái chi tiêu. "Mọi người có thể thấy nhiều công ty với những cấu trúc họat động truyền thống và giờ đã phải khám phá dần kiểu làm ăn "hợp tác xã" như thế này", Vogel nói. "Việc mọi người đều được
  20. làm chủ, tiếng nói của ai cũng được lắng nghe và bàn bạc giờ đây rất quan trọng, bỏ mặc những việc xảy ra ở phố Wall hay trong thị trường bất động sản. Tôi nghĩ hiện giờ mọi người đang đòi hỏi một mức độ minh bạch từ các doanh nghiệp, và đây là việc mà những "hợp tác xã" như chúng tôi có thể làm tốt." Nhân viên của công ty Seward thường ở lại làm việc với công ty lâu dài, Vogel nói. Nhóm quản lý không phải là ngoại lệ. "Tôi nghĩ điều này cho thấy cảm tưởng của mọi người về công ty, về một nơi mà giá trị của họ được quan tâm và chú trọng, và được biến thành hành động. Khi mọi việc xong xuôi, bạn sẽ biết rằng bạn đang giúp mọi người có một cuộc sống lành mạnh hơn với những gì bạn bán."
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2