intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những nguy cơ khi nuôi con bằng sữa ngoài

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

178
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những lợi ích tích cực và không gì có thể thay thế được của sữa mẹ đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé, Tổ chức Sức khỏe Thế giới kêu gọi các bà mẹ nên nuôi con thuần túy bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh, cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ cho đến hơn 2 tuổi. Dưới đây là những nguy cơ về sức khỏe đối với bà mẹ và em bé mà các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi nuôi con bằng sữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những nguy cơ khi nuôi con bằng sữa ngoài

  1. Những nguy cơ khi nuôi con bằng sữa ngoài Với những lợi ích tích cực và không gì có thể thay thế được của sữa mẹ đối với sức khỏe và sự phát triển của em bé, Tổ chức Sức khỏe Thế giới kêu gọi các bà mẹ nên nuôi con thuần túy bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh, cho trẻ ăn dặm vào tháng thứ 7 và tiếp tục bú mẹ cho đến hơn 2 tuổi.
  2. Dưới đây là những nguy cơ về sức khỏe đối với bà mẹ và em bé mà các bậc cha mẹ cần cảnh giác khi nuôi con bằng sữa ngoài một cách không cần thiết, không thích hợp (thay sữa mẹ bằng sữa ngoài trong khi mẹ đủ sữa, đủ điều kiện để cho trẻ bú). I. Những nguy cơ đối với em bé: 1. Hen phế quản: Qua các công trình nghiên cứu tại Úc, Canada, Mỹ cho thấy trẻ em được nuôi bằng sữa ngoài có nguy cơ bị hen phế quản cao trên 50% so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. 2. Dị ứng: Trẻ được nuôi thuần túy bằng sữa mẹ càng lâu thì tỷ lệ bị Atopy, chàm, dị ứng thức ăn, dị ứng đường hô hấp càng thấp. Nguyên nhân là do trong sữa mẹ có nhiều vitamin C đã làm giảm nguy cơ bị dị ứng ở trẻ em, kể cả những trẻ em có nguy cơ bị Atopy cao nhất. 3. Giảm sự phát triển nhận thức của trẻ:
  3. Nghiên cứu cho thấy các trẻ em được nuôi thuần túy bằng sữa mẹ kéo dài trên 2 năm có sự phát triển nhận thức tốt hơn so với những trẻ được nuôi bằng sữa ngoài. 4. Các bệnh đường hô hấp cấp: Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có tỷ lệ bị bệnh đường hô hấp cấp cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. 5. Dễ bị móm: Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có nguy cơ dễ bị móm cao gấp hai lần so với trẻ bú mẹ. Nguyên nhân do khi trẻ bú bình trẻ phải đưa hàm dưới ra phía trước, lâu dần làm cho hàm dưới phát triển bất thường: hàm dưới đưa ra, hàm trên đưa vào dẫn đến tình trạng miệng trẻ bị móm. 6. Dễ bị các bệnh nhiễm trùng: Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài dễ bị nhiễm các vi khuẩn Enterobacter sakazakil và enterocolitis. 7. Tăng nguy cơ thiếu vitamin B1 8. Dễ bị các bệnh ung thư của trẻ em
  4. Thiếu sữa mẹ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư ở trẻ em. Nghiên cứu của Viện Ung thư trẻ em Anh quốc cho thấy trẻ được nuôi bằng sữa mẹ trên 6 tháng có thể phòng chống được một số các bệnh ung thư như: bệnh bạch cầu cấp, ulimphô 9. Dễ bị các bệnh mãn tính Trẻ được nuôi bằng sữa ngoài có nguy cơ dễ bị các bệnh mãn tính như: đái tháo đường týp 1, bệnh đường ruột… 10. Nguy cơ dễ bị các bệnh tim mạch, béo phì, stress. Ngoài ra trẻ bú bình rất dễ bị viêm tai giữa. II. Nguy cơ đối với bà mẹ: Những bà mẹ không cho con bú có nguy cơ dễ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, béo phì, loãng xương, thấp khớp, đái tháo đường cao hơn so với những phụ nữ cho con bú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2