intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những ông sếp... "có độc"

Chia sẻ: Anhtu Anhtu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

74
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân viên độc hại" đã có thể tàn phá hầu hết mọi thứ xung quanh. Nhưng tệ nữa là cũng có những ông sếp "độc". Chỉ có điều, chả làm thế nào để tự nhận ra được cái độc đó, bởi ai mà chẳng nghĩ rằng "mình luôn nỗ lực để xây dựng tổ chức thành công kia mà?"

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những ông sếp... "có độc"

  1. Những ông sếp... "có độc" Nhân viên độc hại" đã có thể tàn phá hầu hết mọi thứ xung quanh. Nhưng tệ nữa là cũng có những ông sếp "độc". Chỉ có điều, chả làm thế nào để tự nhận ra được cái độc đó, bởi ai mà chẳng nghĩ rằng "mình luôn nỗ lực để xây dựng tổ chức thành công kia mà?" Dù bạn có phong cách lãnh đạo nào, dù quy mô tổ chức của bạn lớn hay nhỏ, dù ở ngành nghề gì, nhân viên của bạn cũng cần ngưỡng mộ và tôn trọng bạn. Họ muốn kính trọng bạn, và thường thì, họ muốn theo gương bạn. Tuy nhiên, khi thái độ và hành vi của bạn trở nên "độc hại", bạn sẽ làm xáo trộn họ. Họ trải qua một cuộc xung đột giữa những điều mong muốn ở bạn: sự tin cậy và đáng ngưỡng mộ với thực tế, sự tiêu cực, không hiệu quả, không làm hài lòng nhân viên. Rõ ràng, trong tay bạn đang là một vấn đề không nhỏ. Hãy nhớ rằng, là lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm với nhiều việc và điều đó không có nghĩa là bạn "miễn dịch" với việc gây ra rắc rối. Nhân viên cũng không "miễn dịch" với thái độ hay hành vi có vấn đề của bạn. Nhân viên cố gắng và thường thành công trong việc bắt chước những hành vi mà họ thấy, nhất là hành vi từ sếp của mình. Nếu hành động hoặc suy nghĩ của bạn là tiêu cực thì rất có thể bạn đang tạo ra một mẫu hình để những người khác "sao y bản chính". Đến một lúc nào đó, cả bạn và nhân viên đều không "miễn dịch" với loại virus vốn lan rất nhanh trong những hành vi và thái độ này. Chẳng mấy chốc, môi trường làm việc của bạn sẽ "nhiễm độc", năng suất, lợi nhuận cũng như tinh thần giảm sút mà có thể chính bạn cũng không biết tại sao. * Dấu hiệu "nhiễm độc" Thường thì người khác dễ dàng nhận ra nó, nhưng chính bạn thì không. Những dấu hiệu này thường được chính sự từ chối nhìn thẳng vào vấn đề của bạn nguỵ trang kín đáo. Kết quả của "mẫu phân tích virus" là những cái tăng: - Tăng số ngày vắng mặt. - Tăng tai nạn nghề nghiệp. - Tăng lời phàn nàn của nhân viên. - Tăng việc chỉ trích người khác. - Tăng những đòi hỏi không được chấp thuận. - Tăng những lời phê bình khó hiểu, tiêu cực hoặc mỉa mai. - Tăng các cuộc tranh cãi. ...và những cái giảm: - Giảm năng suất và lợi nhuận. - Giảm số nhân viên đến hỏi và tham khảo ý kiến và sự hướng dẫn của sếp.
  2. - Giảm tinh thần. - Giảm sự hài lòng với những người khác. - Giảm thành công và những việc được hoàn thành. * "Thuốc tiêu độc" là gì? Đầu tiên, thở sâu và bình tĩnh lại. Không có ai hoàn hảo cả, kể cả sếp. Nhận thức được vấn đề là bước đầu tiên để giải quyết nó. Thứ hai, xác định triệu chứng. Đọc lại danh sách những biểu hiện ở trên, thậm chí thêm vào danh sách đó, xem bạn "nhiễm độc" đến mức nào. Thứ ba, hỏi ý kiến nhận xét bằng cách giãi bày với một người bạn đáng tin cậy hoặc những người bạn, cũng là sếp - người có thể sẽ góp những ý kiến trung thực về hành vi và thái độ, mà không e ngại hay sợ trả thù. Thứ tư, xác định việc làm nào thực sự là vấn đề. Bạn có phê bình hay lăng mạ ai đó không? Bạn có thiếu kiên nhẫn không? Bạn có quá "soi" lỗi không? Bạn có phàn nàn quá nhiều về nhân viên và năng suất làm việc không? Bạn có tỏ ra thiếu tích cực với mọi người hay sự kiện nào đó không? Bạn có nghĩ là mọi người không cần sự hỗ trợ hay khuyến khích từ phía bạn không? Bạn có tránh tiếp xúc với nhân viên không? Bạn có "chê hết lời" nhưng "khen nhỏ giọt" với nhân viên không? * Uống ngay! Hãy tìm một người bạn tin tưởng, có thể là một người bạn thân, một nhà tư vấn hoặc một ông sếp khác mà bạn biết rõ, sau đó: - Thảo luận và chia sẻ với người này một cách chính xác và thái độ và hành vi của mình. Hãy chắc chắn rằng cả hai đều đồng ý ở những điểm này. - Nói rõ tại sao bạn muốn thay đổi hoặc sửa những hành vi đó. - Xác định cách thức hoặc phương pháp để bạn bắt đầu để thay đổi. Dành thời gian cho việc này vì đây là điều rất quan trọng để có được thành công. - Hình thành khung thời gian cụ thể cho việc giành được mục tiêu này. - Xác định cách để đánh giá quá trình sửa đổi và kết quả của việc sửa đổi này. Cùng với việc cải thiện hành vi với người cố vấn của mình, bạn cũng cần xác định những người có thể đã bị bạn "gây khó dễ". Khi sửa những hành vi của mình và trò chuyện với họ, hãy hỏi ý kiến của họ về lần nói chuyện gần nhất xem họ có thấy sự thay đổi và thấy "con người mới" của bạn hay không. Bạn có thể thực sự bắt đầu quá trình "giảm độc" khi bạn chứng minh với người đó rằng bạn thực sự muốn có được sự góp ý, thậm chí chê trách đi nữa. Sau đó hãy khen ngợi và cảm ơn họ vì sự góp ý chân thành. Bạn sẽ có được ý kiến của họ chỉ đơn giản bằng cách hỏi thông tin và phản ứng một cách tích cực. Thông qua việc đó, bạn có thể chứng tỏ mình là người cởi mở và cầu thị, và biết đâu bạn sẽ làm gương cho họ. Vậy là một mũi tên trúng 2 đích. Và bạn sẽ thành công trong quá trình "giải độc" cho chính mình. Nguyệt Ánh Theo Entrepreneur
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2