intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

2.528
lượt xem
107
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Qúa trình dạy học 1.1. Khái niệm: - Định nghĩa: Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực ,chủ động, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. -Tính chất hai mặt của quá trình dạy học Dạy Học Đề ra mục đích, yêu cầu học Tiếp nhận nhiệm vụ, kế hoạch tập, vạch ra kế hoạch hoạt do giáo viên đề ra động cho quá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Qúa trình dạy học 1.1. Khái niệm: - Định nghĩa: Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực ,chủ động, biết tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. -Tính chất hai mặt của quá trình dạy học Dạy Học Đề ra mục đích, yêu cầu học Tiếp nhận nhiệm vụ, kế hoạch tập, vạch ra kế hoạch hoạt do giáo viên đề ra động cho quá trình dạy học Tổ chức hoạt động dạy của Thực hiện hành động và các mình và hoạt động học của thao tác nhận thức nhằm giải học sinh (tạo động cơ ,hứng quyết nhiệm vụ thú, ham hiểu biết…) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá Tự điều chỉnh hoạt động nhận kết quả học tập của học sinh thức, học tập của mình dưới sự để điều chỉnh sửa chữa kiễm tra, đánh giá của giáo viên và tự kiểm tra ,đánh giá của bản thân => Phân tích kết quả học tập để điều chỉnh và sửa chữa - Trong quá trình hoạt động độc lập học tập thiếu sự lãnh đạo trực tiếp của giáo viên thì hoạt động học được thể hiện : + Lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa nhiệm vụ học tập + Tự tổ chức hoạt động học tập + Tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong tiến trình học tập của mình + Tự phân tích những kết quả hoạt động học tập của mình.
  2. Kết luận: Giáo viên là người lãnh đạo, điều khiển hoạt động nhận thức của người học. Học sinh đóng vai trò tự giác, tích cực, chủ động phối hợp với giáo viên để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ. 1.2. Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn. Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm nhiều thành tố tồn tại, phát triển trong mối quan hệ biện chứng với nhau: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, cách thức, hoạt động dạy, hoạt động học, kết quả. Tất cả các thành tố đó đều có tác động qua lại với môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật… 1.3. Bản chất của quá trình dạy học. Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người. Quá trình hoạt động nhận thức của học sinh chính là hoạt động nhận thức. - Bản chất của hoạt động học trong quá trình dạy học. + Hoạt động nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật nhận thức chung do Leenil đưa ra: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Tuy nhiên, hoạt động nhận thức cũng có những đặc biệt thể hiện: tt Mặt khác biệt Nhận thức của loài Nhận thức của học sinh người trong QTDH 1 Con đường Mò mẫm, thử sai Được đưa đến sẳn (do các nhà xây dựng nội dung và GV tham gia vào 2 Thời gian Dài, tri thức ít, khó Ngắn, khối lượng tri thức khăn lớn, thuận lợi Không cần cũng cố, Phải qua cũng cố, vận 3 Các khâu vận dụng, kiểm tra, dụng, kiểm tra, đánh giá đánh giá việc nắm tri thức. 4 Kết quả Tìm ra cái mới cho Mới cho cá nhân học loài người sinh, mang tính giáo dục cao hơn
  3. Vậy: Bản chất của hoạt động học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh. Từ khái niệm và bản chất của hoạt động học suy ra: Bản chất của quá trình dạy học là tổ chức quá trình hoạt động nhận thức độc đáo của học sinh. Trong quá trình dạy học luôn huy động toàn bộ những chức năng tâm lý của học sinh: cảm giác, tri giác, tư duy, trí nhớ, tưởng tượng, xúc cảm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, chú ý, trạng thái tâm lý… 1.4. Dạy học theo hướng tiếp cận “ Lấy hoạt động của người học làm trung tâm. - Trong quá trình dạy học phải xuất phát từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm tâm sinh lý của người học. Người học vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình dạy học. - Học sinh hoạt động một cách tích cực, năng động, sang tạo, biết tư duy, có thái độ ham muốn học tập đúng đắn. - Vai trò của giáo viên trong dạy học “ lấy hoạt động của người học làm trung tâm”. + Đòi hỏi rất cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. + Phẩm chất nghề nghiệp => đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng định hướng, thiết kế, tổ chức hoạt động, là người cố vấn, trọng tài…-> phát triển tốt nhân cách cho học sinh. 1.5. Nhiệm vụ dạy học ở trường THCS - Cơ sở để xác định nhiệm vụ dạy học + Căn cứ vào mục tiêu + Sự tiến bộ của khoa học công nghệ. + Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh + Đặc điểm hoạt động dạy học. - Ba nhiệm vụ dạy học ở trường THCS + Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện cho học sinh hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng (nhiệm vụ giáo dưỡng)  Việc nắm vững tri thức tức phải đảm bảo 3 điều kiên: hiểu, nhớ, vận dụng vào hoàn cảnh thực tế.
  4.  Tri thức phổ thông, cơ bản là tri thức tối thiểu, cần thiết làm nền tảng giúp học sinh học lên hoặc bước vào cuộc sống, hệ thống tri thức này được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau.  Tri thức hiện đại là tri thức phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ, văn hóa, phù hợp chân lý khách quan, xu thế của thời đại. Tri thức đó phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm nhận thức của học sinh.  Rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng như: giao tiếp, nắm bắt thông tin, nhận thức toán học, nhân văn, tự nhiên… + Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tue duy sang tạo (nhiệm vụ phát triển) Trí tuệ được hiểu là số lượng và chất lượng tri thức đã được tích lũy và chất lượng các thao tác hoạt động trí tuệ. Vì vậy, thông qua quá trình dạy học người thầy phải giúp học sinh rèn luyện các thao tác trí tuệ dần dần hình thành các phẩm chất của hoạt động trí tuệ như:  Tính mềm dẻo  Tính định hướng  Tính linh hoạt  Tính độc lập  Tính nhất quán  Tính khái quát  Bề rộng và chiều sâu của hoạt động trí tuệ. + Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng, phẩm chất nhân cách nói chung (nhiệm vụ giáo dục)  Đây là nhiệm vụ thể hiện mục đích của dạy học “thông qua dạy chữ để dạy người”.  Từ việc học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phát triển năng lực nhận thức => cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng, động cơ, phẩm chất nhân cách con người mới theo mục đích giáo dục.  Yêu cầu:
  5.  Giáo viên phải quan tâm đầy đủ đến việc giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học => có hành động, thái độ đúng đắn.  Ngăn ngừa sự ảnh hưởng của thế giới quan phản khoa học. Như vậy, các nhiệm vụ dạy học có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, mục đích giáo dục đã đề ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2