intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ

Chia sẻ: Vnapharm Vnapharm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

95
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ.Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), trong 2 năm đầu đời của trẻ, việc tiêm phòng vắcxin có vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ ngăn ngừa được tới 10 loại bệnh khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ

  1. Physiolac sưu tầm Những vấn đề liên quan tiêm phòng vắcxin ở trẻ Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), trong 2 năm đầu đời của trẻ, việc tiêm phòng vắcxin có vai trò vô cùng quan trọng, giúp trẻ ngăn ngừa được tới 10 loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiêm phòng vẫn còn bị sao nhãng, nhận thức không đúng dẫn đến hiệu quả còn thấp. Dưới đây là 14 câu hỏi thường gặp: 1. Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin? Tiêm phòng vắcxin cho trẻ không chỉ là việc làm cần thiết mà nó đã được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong thực tế, có những người không nghe theo chuyên môn mà lại nghe những lời đồn đại, không cho con đi tiêm theo đúng lịch chỉ vì lời đồn tiêm vắcxin sẽ gây bệnh tự kỷ hoặc những lời đồn thiếu khoa học khác. 2. Tiêm phòng vắcxin có phải là phương án bảo vệ tốt nhất? Tiêm phòng vắcxin không phải là giải pháp tuyệt đối bảo vệ trẻ không mắc bệnh mà nó là phương án tốt nhất giảm thiểu các loại bệnh viêm nhiễm. Nói cách khác, tiêm phòng vắcxin giúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm không tiêm phòng. Tiêm phòng vắcxin giúp trẻ giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh và tử vong so với nhóm không tiêm phòng Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
  2. Physiolac sưu tầm 3. Trẻ bú sữa mẹ thì không cần phải tiêm phòng vắcxin? Nhiều người đọc sách báo cho rằng, sữa mẹ có nhiều thành phần tốt có thể tăng cường sức đề kháng cho hệ miễn dịch trẻ nhỏ. Đây là điều hoàn toàn đúng nhưng cơ thể trẻ chỉ nhận những chất kháng thể cho những loại bệnh mà nó có thể miễn dịch được và chỉ có tác dụng trong 3-6 tháng tuổi. Vì vậy việc bú sữa mẹ không thể thay thế việc tiêm vắcxin nên vẫn phải tiêm phòng bình thường theo đúng lịch mà chuyên môn quy định. 4. Vì sao việc tiêm phòng vắcxin lại quan trọng? Mặc dù một số bệnh đã được con người thanh toán nhưng gần đây, do môi trường ô nhiễm và những tác động khác nên nhiều loại bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng tái phát trở lại, ví dụ như bệnh thủy đậu, sởi và quai bị, hoặc cũng có thể hết ở quốc gia này nhưng lại tồn tại ở quốc gia khác. Bệnh lan truyền qua con đường ăn uống, con đường du lịch nên việc tiêm phòng là rất cần thiết. Ví dụ như bệnh quai bị bùng phát ở New York và New Jersey Mỹ mới đây, nguyên nhân là do những người đi du lịch từ Anh mang về. 5. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không được tiêm phòng vắcxin? Trước tiên, việc tiêm phòng vắcxin cho trẻ trong phạm vi cả cộng đồng, cả nước, đồng bộ ở khắp mọi nơi đóng vai trò quan trọng. Ngược lại, nếu không làm tốt tác dụng phòng ngừa bệnh sẽ kém hiệu quả, thậm chí gây thiệt hại cả về tiền của lẫn sức lực. Ngoài ra còn có một số căn bệnh rất nguy hiểm như bệnh đậu mùa, căn bệnh người ta dự báo sẽ bùng phát trong tương lai gần. Vì vậy nếu tiêm phòng trước sẽ giảm thiểu nỗi lo và nguy cơ gây tử vong. 6. Các loại vắcxin có thực sự an toàn? Các nhà khoa học cho rằng các loại vắcxin là sản phẩm an toàn vì nó đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trước tiên là qua các khâu thử nghiệm lâm sàng, tiếp đến được cơ quan quản lý Dược- Thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt. Hơn nữa, FDA còn tiến hành giám sát sản xuất. Ví dụ, mỗi lô vắcxin ra lò các hãng sản xuất phải đệ trình kết quả thử nghiệm chất lượng và tính an toàn, độ thuần để FDA, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDCP) đồng phê duyệt lần cuối. 7. Vắc xin có gây bệnh tự kỷ? Tất cả những vấn đề đồn đại có liên quan đến vắcxin và bệnh tự kỷ đã được khoa học nghiên cứu và không hề tìm thấy những chứng cứ khoa học lẫn lâm sàng và như vậy việc tiêm phòng vắcxin không gây bệnh tự kỷ cho trẻ. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
  3. Physiolac sưu tầm Các nhà khoa học biết rằng, lời đồn nói trên có cách đây một thập kỷ khi người ta mới chỉ thực hiện ở một nghiên cứu 12 đứa trẻ tham gia. Nhưng từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện và không hề tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào. 8. Các hợp chất như thủy ngân và thimerosol trong vắcxin có gây nguy hại? Ngoài tự kỷ người ta còn nghi ngờ đến chất bảo quản có trong các loại vắcxin đó là chất thimerosol có chứa thủy ngân nhưng nó đã được người ta loại bỏ, nếu có hàm lượng cũng không đáng kể, trừ vắcxin cúm dạng tiêm. Khi sử dụng nên tư vấn bác sỹ hoặc dùng loại không chứa thimerosol. 9. Cho trẻ nhiễm bệnh tự nhiên để tăng cường sức đề kháng có phải là giải pháp tối ưu? Nhiều bậc phụ huynh đã tự cho con mình tiếp cận với những đứa trẻ mắc bệnh thủy đậu trước khi tiêm phòng vắcxin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là việc làm gây đau hơn cả tiêm phòng vắcxin, bởi tiêm vắcxin sởi hay thủy đậu hoặc quai bị chỉ gặp những phản ứng phụ rất nhỏ như sốt, đau cục bộ tại vị trí tiêm. Giải pháp cho trẻ tiếp xúc với những căn bệnh trên trước khi tiêm phòng rất nguy hiểm, dễ gây biến chứng như tê liệt, chậm lớn, điếc…, thậm chí nếu nặng có thể gây tử vong. 10. Khi trẻ ốm có nên tiêm phòng vắc xin? Trường hợp trẻ hắt hơi ngạt mũi hoặc sốt nhiệt độ thấp 380C có thể tiêm được. Đây cũng là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ đang kích hoạt chống bệnh cảm lạnh nên tiêm phòng vắcxin sẽ phát huy tác dụng nhưng nếu trẻ sốt cao thì phải chờ đến khi trẻ hồi phục hoặc khi hệ miễn dịch trẻ yếu phải điều trị loại thuốc nào đó cũng không nên tiêm vắcxin, nên tư vấn bác sĩ cụ thể. 11. Trẻ bị dị ứng có thể tiêm phòng vắc xin được không? Trường hợp trẻ bị dị ứng protein trứng, đây cũng là thành phần có trong các loại vắcxin cúm thì việc tiêm vắc xin không có vấn đề gì. Trường hợp trẻ bị dị ứng một số loại thuốc, thực phẩm thì khi tiêm vắc xin nên tư vấn bác sĩ cụ thể. 12.Khoảng cách cần tiêm vắc xin bao nhiêu là hợp lý? Phải nói ngay rằng trong thực tế có rất nhiều vấn đề có liên quan đến lịch tiêm, nào là trì hoãn chậm, quên, tiêm không đủ liều không đúng chủng loại dẫn đến giảm tính năng của việc ngừa bệnh. Tuy nhiên cũng có loại vắc xin không ảnh hưởng quá nhiều đến tiến độ. Ví dụ như 3 mũi tiêm MMR (sởi, quai bị, rubela). Ngoài việc tiêm đúng lịch trình theo quy định của chuyên môn, việc tiêm nhiều mũi vắc xin trong ngày cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra những phản ứng phụ không mong muốn. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
  4. Physiolac sưu tầm 13. Việc tiêm vắcxin theo các phương án lựa chọn có tác dụng? Giới chuyên môn cảnh báo việc tiêm vắcxin theo các phương án lựa chọn không phải là giải pháp tối ưu vì nó không có cơ sở khoa học, thậm chí nếu tiêm muộn người ta cũng không khẳng định được là có an toàn hay không Tốt nhất là nên tiêm theo lịch, nếu lỡ quên thì nên tiêm ngay sau đó càng sớm càng tốt. 14. Những phản ứng phụ của việc tiêm phòng vắcxin? Như trên đã đề cập, phản ứng phụ thường gặp khi tiêm phòng vắcxin là đỏ, sưng cục bộ ngay tại vị trí chỗ tiêm, sốt nhẹ đây là những hiện tượng bình thường và có thể qua nhanh. Trường hợp sau cần đưa trẻ đi cấp cứu, nhất là khi nó xảy ra trong vòng vài phút cho đến vài giờ sau khi tiêm: - Sốt trên 103oF (39,4oC) - Lên cơn tai biến - Xuất hiện các nốt đen- xanh hoặc phát ban ở những nơi không tiêm. Những điều mẹ nên biết về tiêm phòng vắc-xin cho con Dưới đây là những thông tin mà các mẹ cần phải biết về tiêm phòng vắc-xin cho con. Mục đích của việc tiêm phòng vắc-xin là để bảo vệ sức khỏe của trẻ, giúp trẻ chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau như: bệnh bại liệt, uốn ván, sởi, quai bị… Các bác sĩ cho rằng tiêm vắc-xin là một phần quan trọng nhất trong việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Dưới đây là những thông tin mà các mẹ cần phải biết về tiêm phòng vắc-xin cho con: 1. Bản chất của tiêm phòng vắc-xin là gì? Vắc-xin có thể là các loại virus, vi khuẩn sống nhưng đã bị giảm độc lực hay cũng có thể là những vi sinh vật bị bất hoạt được đưa vào cơ thể trẻ. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại virus này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể trẻ, sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc xin. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
  5. Physiolac sưu tầm Ví dụ, nếu dịch sởi bùng phát trong một khu vực, những đứa trẻ được tiêm chủng trong khu vực đó sẽ có ít khả năng nhiễm bệnh hơn những trẻ không được tiêm chủng. 2. Lịch tiêm phòng vắc-xin Mỗi năm, Ủy ban tư vấn kiểm soát dịch bệnh về thực hành tiêm chủng của Mỹ đều đưa ra một lịch trình mới gồm các loại vắc-xin nên tiêm chủng và khi nào thì nên tiêm loại vắc-xin đó. Lịch trình này được xác nhận bởi Viện Hàn lâm nhi khoa Mỹ và Viện Hàn lâm bác sĩ gia đình Mỹ. Nếu con chưa kịp tiêm chủng theo đúng lịch trình, các mẹ hãy hỏi bác sĩ về việc làm thế nào để bắt kịp với lịch trình chuẩn. 3. Các loại vắc-xin quan trọng cần tiêm: Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
  6. Physiolac sưu tầm - Vắc-xin DTaP: bảo vệ trẻ tránh bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván. Các mẹ nên đưa trẻ đi tiêm vắc-xin này khi trẻ được 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi, 15 - 18 tháng tuổi và 4 - 6 tuổi. Các mẹ cũng có thể đưa trẻ đi tiêm nhắc lại khi trẻ 11 - 12 tuổi. - Vắc-xin phòng ngừa viêm gan A: Ăn uống không vệ sinh là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm gan A ở trẻ nhỏ. Thông thường, các mẹ nên cho trẻ đi tiêm mũi đầu khi trẻ 12 tháng tuổi và nhắc lại một lần sau đó khi trẻ 23 tháng tuổi. - Vắc-xin phòng ngừa bệnh viêm gan B: Trẻ sơ sinh cần được tiêm phòng viêm gan B 24 giờ sau khi sinh. Trẻ nên được tiêm nhắc lại sau khoảng 1 - 2 tháng. Khi trẻ được 6 - 18 tháng, trẻ sẽ tiêm thêm 1/3 liều lượng vắc-xin lúc ban đầu. - Vắc-xin Haemophilus cúm B (Hib): Bảo vệ trẻ chống lại cúm Haemophilus loại B, có thể dẫn đến viêm màng não, viêm phổi, viêm nắp thanh quản. Các mẹ nên tiêm vắc-xin Hib cho trẻ khi trẻ ở trong các giai đoạn: 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 – 15 tháng tuổi. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6
  7. Physiolac sưu tầm - Vắc-xin Human papillomavirus (HPV): Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lây qua đường tình dục. Vắc-xin HPV được chia thành 3 lần, tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi 9 – 26, vắc-xin sẽ có tác dụng tốt nhất. - Vắc-xin phòng bệnh cúm: Bảo vệ trẻ chống lại bệnh cúm theo mùa và bệnh cúm H1N1. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm vắc-xin mỗi năm một lần vào đầu mùa thu. Lưu ý với các mẹ là nếu trẻ bị dị ứng với trứng thì các mẹ không nên tiêm phòng vắc-xin này cho trẻ vì như vậy trẻ cũng rất dễ bị dị ứng với vắc-xin. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 7
  8. Physiolac sưu tầm - Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não: Viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Trước khi có vắc-xin chống viêm màng não, bệnh này thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Vắc-xin phòng bệnh viêm màng não sẽ có tác dung tốt nhất khi trẻ 11 – 12 tuổi. - Vắc-xin MMR: Bảo vệ trẻ chống lại bệnh sởi, quai bị và rubella (bệnh sởi Đức). Các mẹ nên đưa trẻ đi tiêm mũi đầu tiên khi trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi và lần thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi. - Vắc-xin PCV hay còn gọi là vắc-xin phế cầu khuẩn liên hợp: Bảo vệ trẻ chống lại bệnh phế cầu khuẩn mà biến chứng có thể dẫn tới viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai…. và gây tử vong cho trẻ. Vắc-xin này có 4 mũi tiêm vào các giai đoạn khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi và 12 - 15 tháng tuổi. - Vắc-xin phòng bệnh bại liệt (IPV): Bệnh viêm tủy xám còn gọi là bệnh bại liệt của trẻ em là một chứng bệnh nhiễm trùng do siêu vi trùng poliovirus gây ra. Khi cơ thể trẻ bị nhiễm vi trùng này, nó sẽ lan vào hệ thần kinh trung ương, làm yếu các cơ dẫn đến bại liệt. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm với trẻ. Trẻ nên được tiêm vắc xin khi 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 – 18 tháng tuổi và khi trẻ 4 – 6 tuổi. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 8
  9. Physiolac sưu tầm - Vắc-xin phòng virus Rota (RV): Virus Rota có thể khiến trẻ bị tiêu chảynặng, nôn, sốt và mất nước… Vắc-xin này sẽ được tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi và 6 tháng tuổi. - Vắc-xin phòng bệnh thủy đậu: Bệnh thủy đậu thường xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, triệu chứng của bệnh là nổi mụn nước, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong khoảng 12 - 24 giờ có thể nổi ở toàn thân. Bên cạnh mụn nước trẻ thường sốt nhẹ, biếng ăn… Khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi, các mẹ nên cho trẻ đi tiêm mũi đầu tiên. Sau đó khi trẻ 4 – 6 tuổi sẽ tiêm mũi thứ hai. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2