intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nuôi cấy tế bào da cho bệnh nhân bỏng

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

178
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

với đề tài “Nghiên cứu một số chế phẩm sinh học trong điều trị bỏng” do Viện Bỏng quốc gia thực hiện, công nghệ nuôi cấy tế bào da lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Bằng công nghệ này, chỉ cần một phần da rất nhỏ cũng có thể cứu sống được những bệnh nhân bỏng sâu diện rộng…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nuôi cấy tế bào da cho bệnh nhân bỏng

  1. Nuôi cấy tế bào da cho bệnh nhân bỏng Với đề tài “Nghiên cứu một số chế phẩm sinh học trong điều trị bỏng” do Viện Bỏng quốc gia thực hiện, công nghệ nuôi cấy tế bào da lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Bằng công nghệ
  2. này, chỉ cần một phần da rất nhỏ cũng có thể cứu sống được những bệnh nhân bỏng sâu diện rộng… Nỗi đau khủng khiếp Mỗi năm, Viện Bỏng quốc gia tiếp nhận khoảng 2.800-3.000 bệnh nhân bị bỏng mới do rất nhiều nguyên nhân: bỏng lửa, bỏng nước sôi, bỏng a-xit, bỏng điện… trong đó có khoảng 20-30% bị bỏng sâu. Chứng kiến những di chứng để lại trên cơ thể những bệnh nhân bỏng nặng đang nằm điều trị tại Viện Bỏng quốc gia mới thấy hết nỗi đau của người bệnh. Có người phải băng kín từ đầu đến chân, có người
  3. khuôn mặt biến dạng, ngực rúm ró, những vết sẹo chằng chịt khắp cơ thể… Thương tâm nhất là những nạn nhân bị bỏng điện, bỏng a-xit, bị bỏng phần mặt, cổ. Chị N.T.T. (Thanh Hoá) bị người yêu cũ tạt a-xit do ghen tuông, khiến toàn bộ phần mặt, cổ của chị bị tàn phá. Gương mặt xinh đẹp ngày xưa giờ bị biến dạng. Chị vĩnh viễn không bao giờ còn dám ngắm mình trong gương… Còn bé L.V.H. 5 tuổi ở Đan Phượng - Hà Tây thì bị bỏng lửa do có lần một mình vào bếp, đột ngột lên cơn co giật nên ngã nhào vào bếp lửa. Bé bị bỏng nặng toàn bộ phần cổ,
  4. ngực. Không ít bệnh nhân do diện bỏng quá rộng và sâu, phần da lành (của chính họ) không đủ để ghép lên vết thương, dẫn tới bị tử vong. Theo thống kê của Viện Bỏng quốc gia, năm 2003, khoảng 3% bệnh nhân nhập viện bị tử vong do bỏng quá nặng. TS Nguyễn Viết Lượng, trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp – Viện Bỏng quốc gia cho biết: "Kỷ lục" mà các BS của Viện Bỏng quốc gia lập được là cứu sống được bệnh nhân bị bỏng nông (bỏng một phần lớp da) chiếm 80% diện tích cơ thể. Còn với bệnh nhân bỏng sâu (bỏng toàn bộ lớp da) thì mới cứu được người bỏng đến 53% diện tích
  5. lớp da trên cơ thể. Với những bệnh nhân bị bỏng nặng hơn thì các BS đành bó tay... Ghép da cho bệnh nhân bỏng Theo TS Nguyễn Viết Lượng, nếu bỏng ở diện hẹp thì các tế bào lành ở xung quanh sẽ phát triển lan dần ra che kín vết thương. Nhưng phần lớn trường hợp bỏng sâu không tự liền được mà cần phải ghép da, thường là dùng chính da bệnh nhân. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân bỏng sâu với diện tích từ 50-60% trở lên, phần da lành còn lại không đủ ghép cho phần da bị phá huỷ.
  6. Mặt khác, không phải vùng da nào cũng lấy để ghép được (như da ở hốc mắt, da ở mặt, ở gan bàn tay, bàn chân...), hoặc do thể trạng của bệnh nhân nên không thể lấy da tự thân để ghép. Để làm tăng thêm cơ hội sống cho những nạn nhân bị bỏng sâu, diện rộng, ở Việt Nam đã áp dụng nhiều phương pháp như lấy da đồng loại (thường là da của người thân) để ghép cho nạn nhân bỏng. Một biện pháp khác là làm tăng diện tích da bằng kỹ thuật ghép da mắt lưới để một mảnh da có thể tăng diện tích lên gấp ba lần, thậm chí độ căng dãn tối đa có thể lên tới chín lần.
  7. Ngoài ra, còn có phương pháp kết hợp hai lớp da, ở dưới là lớp da mắt cáo (da của chính bệnh nhân), ở trên là một lớp da đồng loại chồng lên (có thể của người sống hoặc tử thi) có tác dụng bảo vệ cho bệnh nhân không bị nhiễm trùng, bị mất dịch, suy mòn, đau đớn... trong thời gian chờ lành vết thương. Tuy nhiên, những phương pháp này có hạn chế, như thời gian lành vết thương rất lâu, khả năng nhiễm trùng tăng lên do vết thương để hở trong thời gian dài. Một hạn chế nữa là không phải ai cũng sẵn sàng cho da, trong khi ở nước ta đến nay vẫn chưa có Luật cho lấy tạng
  8. (trong đó có da) ở tử thi. Chưa nói là lấy da tử thi có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan B... Công nghệ da nhân tạo Được chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia Nga, Viện Bỏng quốc gia đang nghiên cứu công nghệ mới: nuôi cấy tế bào da để tạo thành da nhân tạo ghép lên các vết thương của những bệnh nhân bỏng. Với công nghệ này, chỉ cần một phần da rất nhỏ, sau khi nuôi cấy các tế bào da trong môi trường nuôi cấy có thể tạo ra mảnh da với diện
  9. tích theo ý muốn để ghép cho bệnh nhân. Nói về công nghệ này, TS Nguyễn Viết Lượng - thư ký đề tài nghiên cứu này cho biết: Hai lớp tế bào quan trọng nhất làm liền vết thương là lớp tế bào sừng (tế bào biểu mô) và lớp tế bào sợi (tế bào trung bì). Để có được da nhân tạo, trước tiên lấy các tế bào mầm (của tế bào sợi, sừng) đưa vào môi trường nuôi cấy rồi cấy lên các màng nền (có thể bằng silicon, collagen, da đồng loại...) tạo thành một giá đỡ cho các tế bào da bám vào phát triển. Bằng phương pháp này, có khi chỉ
  10. sau một tuần đã có thể ghép mảnh da nhân tạo này lên vết thương, sau đó các tế bào da (sừng, sợi) sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi lành vết thương. Theo đánh giá của các chuyên gia, công nghệ này tăng cường chất lượng liền vết thương, hạn chế được những di chứng về mặt chức năng hoạt động bệnh lý để lại cho bệnh nhân, hạn chế gây sẹo lồi hoặc sẹo co kéo… Ngoài ra, phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, nguy cơ nhiễm trùng giảm, nguy cơ tan rữa lớp da ghép cũng thấp vì đã có lớp màng làm nền... Hiện nay, công nghệ này mới trong giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến đến khi kết thúc đề tài (cuối
  11. năm 2005) sẽ có khoảng 100 bệnh nhân được áp dụng công nghệ này. Được biết, công nghệ nuôi cấy tế bào không chỉ dừng lại trong việc nuôi cấy da cứu bệnh nhân bỏng mà còn mở rộng ra cả lĩnh vực nuôi cấy giác mạc, xương nhân tạo, trong nghiên cứu tìm ra cơ chế hình thành ung thư, cơ chế hình thành sẹo lồi, che phủ những vết loét ở bệnh nhân tiểu đường, AIDS... Đặc biệt, với công nghệ này, một số nước trên thế giới đang nghiên cứu để nuôi cấy tạng, phục vụ cho việc thay ghép các cơ quan bị bệnh...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2