intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Chia sẻ: Kata_9 Kata_9 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.256
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nắm lại một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. - Có năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

  1. ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: - Nắm lại một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11. - Có năng lực đọc – hiểu văn bản văn học, phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 - tập 1. - Sách thiết kế. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: Gợi tìm, trao đổi thảo luận, vấn đáp,... IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết học. 3. Bài mới: “ Ôn tập văn học trung đại Việt Nam” HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC
  2. I. NỘI DUNG:  Hoạt động 1: Ôn lại những nội dung chính của văn học trung đại. + GV : Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 câu hỏi ở SGK, sau đó từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. Câu 1. Những biểu hiện của chủ nghĩa - Nhóm 1: Trình bày câu 1, các nhóm yêu nước trong văn học trung đại giai khác bổ sung GV nhận xét, chốt lại đoạn từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XX: những nội dung quan trọng. - Những biểu hiện chủ yếu: Yêu thiên nhiên đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất, chiến đấu và chiến thắng ngoại xâm. - Xuất hiện những nội dung mới: + Mang âm hưởng bi tráng phản ánh một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc).
  3. + Đề cao vai trò của hiền tài đối với đất nước (Chiếu cầu hiền ). + Tư tưởng canh tân đất nước, đề cao - Nhóm 2: Trình bày câu 2. Các nhóm vai trò của pháp luật ( Xin lập khoa khác theo dõi, bổ sung. luật). + GV kết luận lại những trọng tâm. Câu 2: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học giai đoạn từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX : - Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học xuất hiện thành trào lưu vì: những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương,… - Những nội dung nhân đạo chủ yếu trong giai đoạn này: + Thương cảm trứơc bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người. + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm.
  4. + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người. + Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc,… - Những biểu hiện mới so với những giai đoạn trước: + Hướng vào quyền sống của con người, nhất là con người trần thế . ( Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương). + Ý thức về cá nhân đậm nét hơn: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân…(Đọc Tiểu Thanh kí, Tự tình II, Bài ca ngất ngưởng,…). - Vấn đề cơ bản nhất: khẳng định quyền sống con người. Đây là nội dung xuyên suốt hầu hết các tác phẩm nổi tiếng. + Truyện Kiều: Khẳng định quyền sống của con người. + Chinh phụ ngâm: quyền sống và hạnh - Nhóm 3: Trình bày câu 3. Các nhóm phúc của con người trong chiến tranh.
  5. khác theo dõi, bổ sung. + Thơ Hồ Xuân Hương: quyền sống, + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. + Bài ca ngất ngưởng: ca ngợi một lối sống tự do. Câu 3: Giá trị phê phán và phản ánh hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” Đoạn trích là bức tranh chân thực về cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc hoạ ở hai phương diện: cuộc sống thâm nghiêm giàu sang, xa hoa và cuộc sống thiếu sinh khí. - Trịnh phủ là nơi thâm nghiêm, đầy uy quyền: + Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. + Phủ chúa là một thế giới riêng biệt. Người vào phải qua rất nhiều cửa gác,
  6. mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm lạy tạ. - Phủ chúa là nơi cực kì giàu sang và hết sức xa hoa. Giàu sang từ nơi ở đến tiện - Nhóm 4: Trình bày câu 4. Các nhóm nghi sinh hoạt. Xa hoa từ vật dụng đến khác theo dõi, bổ sung. đồ ăn, thức uống… + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. - Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u, thiếu sinh khí: + Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí nơi phủ chúa. + Ám khí bao trùm không gian, cảnh vật. + Ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người. + Vị chúa nhỏ Trịnh Cán sống trong xa hoa nhưng lại thiếu sức sống. Câu 4: Những giá trị về nội dung v à nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
  7. + Giá trị nội dung: o Lí tưởng nhân nghĩa đạo đức (Lục Vân Tiên). o Nội dung yêu nước (Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…) + Về nghệ thuật: tính chất trữ tình đạo đức ; đậm đà sắc thái Nam Bộ.  Hoạt động 2: Phương pháp - Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người yêu cầu HS hoàn nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc: - Thao tác 1: GV thiện bảng tổng kết các tác giả, tác phẩm + Bi (đau thương) được gợi lên qua cuộc văn học trung đại trong chương trình lớp sống lam lũ, vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót 11. - Thao tác 2:: GV hướng dẫn HS tìm đau của người còn sống. hiểu một số những đặc điểm quan trọng + Tráng (hào hùng, tráng lệ) qua lòng về thi pháp của văn học trung đại Việt căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự Nam. ca ngợi công đức những người đã hi sinh + GV : Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu về quê hương đất nước mỗi nhóm trình bày một đặc điểm thi ---> Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học
  8. pháp và trả lời những yêu cầu nêu trong dân tộc chưa có một hình tượng hoàn mỗi đặc điểm. chỉnh về người anh hùng nông dân – Trình bày “tư duy nghệ nghĩa sĩ. Cái mới mẻ và bất tử của hình - Nhóm 1: thuật”. Các nhóm khác theo dõi, bổ tượng người nghĩa sĩ nông dân đã làm nên một tượng đài bi tráng. sung. + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. II. PHƯƠNG PHÁP: 1. Bảng tổng kết về tác giả, tác phẩm văn học trung đai việt Nam: 2. Một số điểm quan trọng về thi pháp: - Nhóm 2: Trình bày “ quan niệm thẫm a. Tư duy nghệ thuật: mĩ”. Các nhóm khác theo dõi, bổ sung. Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. đã thành công thức. * Tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm của bài thơ “Thu điếu”: - Tính quy phạm: dùng hình ảnh ước lệ ( thu thiên, thu thuỷ, thu hoa, thu diệp, - Nhóm 3: Trình bày “bút pháp nghệ ngư ông). thuật”. Các nhóm khác theo dõi, bổ - Sáng tạo: + Cảnh thu mang nét riêng của đồng sung.
  9. + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. bằng Bắc Bộ. Chiếc ao làng với sóng - Nhóm 4: Trình bày “thể loại”. Các hơi gợn, nước trong veo, lạnh lẽo. Lối nhóm khác theo dõi, bổ sung. vào nhà với ngõ trúc quanh co… + GV : Theo dõi, nhận xét và chốt lại. + Vần “eo”---> gợi không gian ngoại cảnh và tâm cảnh tĩnh lặng, thu hẹp dần. b. Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích, những thi liệu Hán học. ( VD các điển tích, điển cố trong các bài: Lục Vân Tiên (Kiệt, Trụ, U lệ,…), Bài ca ngắn..., Khóc Dương Khuê,…) c. Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng. ( VD “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”) d. Thể loại: Kí sự, thơ Đường luật, hát nói, ca trù, văn tế,... * Đặc điểm về hình thức nghệ thuật của
  10. thể thơ đường luật: - Bố cục: 4 phần. - Phép đối: 2 câu luận, 2 câu thực đối nhau, đối từ loại, thanh, ý nghĩa---> Tác dụng: tạo âm hưởng nhịp hài hoà âm thanh, đối chọi hoặc tương đồng ý nghĩa rất lí thú trong thơ Đường luật. * Văn tế: - Bố cục 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết. - Các cụm từ mở đoạn, giọng điệu lâm li, thống thiết. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI – BÀI MỚI: 1. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI : - Những biểu hiện mới của nội dung yêu nước và nhân đạo trong văn trung đại từ thế kỉ XVII đến hết thế kỉ XIX. - Lập bảng theo mẫu ở SGK, điền các thông tin vào bảng. 2. BÀI MỚI: - Chuẩn bị bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ xx Cách mạng tháng Tám 1945”
  11. - Những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX Cách mạng tháng Tám 1945.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2