intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ÔN THI TỐT NGHIỆP CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG (PHẦN 11)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

255
lượt xem
123
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

XÁC ĐỊNH XUẤT HUYẾT 1. xuất huyết (chảy máu dưới da) biểu hiện bằng những nốt đỏ thâm: khi lấy ngón tay đè lên không biến mất. 2. tùy độ lớn nhỏ: nhỏ - vết xuất huyết, lớn - mảng xuất huyết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ÔN THI TỐT NGHIỆP CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG (PHẦN 11)

  1. ÔN THI TỐT NGHIỆP CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG (PHẦN 11) 14. Xuất huyết (Chảy máu dưới da) a - p1. cơ sở XÁC ĐỊNH XUẤT HUYẾT 1. xuất huyết (chảy máu dưới da) biểu hiện bằng những nốt đỏ thâm: khi lấy ngón tay đè lên không biến mất. 2. tùy độ lớn nhỏ: nhỏ -> vết xuất huyết, lớn -> mảng xuất huyết. 3. xuất huyết dù lớn hay nhỏ đều có đặc điểm chung: 1) tự phát 2) chủ yếu ở da - niêm 3) không bao giờ ở trong cơ, xương, khớp. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 4. phân biệt xuất huyết với ban đỏ: + ban đỏ: nốt đỏ hồng or đỏ thâm -> ấn ngón tay lên thì mất + xuất huyết: nốt đỏ thâm -> ấn ngón tay không mất. SINH LÝ BỆNH 5. 2 yếu tố chính gây xuất huyết: 1) tiểu cầu: giảm về số lượng hoặc chất lượng 2) thành mạch: giảm sức bền vững. Chảy máu do tiểu cầu
  2. 6. tiểu cầu đóng vai trò chủ yếu trong việc thành lập 'nút trắng' do 2 tính chất: dính - kết tụ. 7. tiểu cầu còn có nhiệm vụ bảo vệ trương lực của các mạch máu: khi tiểu cầu thoái hóa đi, nó phóng thích ra những chất gây co mạch có tác dụng lên cả nội quản. 8. vì vậy, XH do giảm tiểu cầu bao giờ cũng kèm rối loạn chảy máu và các rối loạn khác do tiểu cầu chi phối (thời gian co cục máu kéo dài). Có thể kèm dấu hiệu buộc thắt (Lacet (+) ). 10. vì tủy xương sinh sản ra tiểu cầu, còn lách là nơi tích trữ và tiêu hủy nên số lượng - chất lượng tiểu cầu có thể giảm do: 1) các bệnh của tủy xương: bệnh xơ tủy, bệnh bạch huyết. 2) các bệnh của lách: cường lách, bệnh chảy máu Werlhof. Chảy máu do thành mạch 11. ở đây yếu tố thành mạch là chủ yếu, không có rối loạn tiểu cầu - huyết tương nên XH do thành mạch bao giờ cũng: + không kèm rối loạn về chảy máu hoặc đông máu. + kèm dấu hiệu buộc thắt (Lacet (+) ). 12. những yếu tố làm thành mạch kém bền vững: viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, dị ứng. PHÂN LOẠI 13. Nguyễn Xuân Huyên dựa vào tính chất Rối loạn chảy máu kèm theo để phân loại Xuất huyết: @ Có kèm rối loạn chảy máu: 1) bệnh Werlhof (xuất huyết do thiếu tiểu cầu)
  3. 2) hội chứng chảy máu kéo dài trong bệnh bạch cầu 3) hội chứng chảy máu kéo dài trong suy tủy 4) hội chứng chảy máu kéo dài trong xơ gan 5) bệnh sốt chảy máu. @ không kèm rối loạn chảy máu: 1) xuất huyết dạng thấp 2) xuất huyết do nhiễm trùng 3) xuất huyết do dị ứng. 14. các rối loạn chảy máu bao gồm: + thời gian chảy máu: kéo dài + thời gian co cục máu: kéo dài + số lượng tiểu cầu: giảm (có khi bình thường nhưng giảm về chất lượng) + Lacet (-) or (+) + các xét nghiệm về đông máu: thời gian đông máu, tỷ lệ Prothrombin -> bình thường. 15. Với Lacet (+) kèm các xét nghiệm chảy máu - đông máu đều bình thường -> XH do thành mạch. 16. tathata chọn ra các mặt bệnh: 1. HCCMKD trong bệnh bạch cầu, 2. HCCMKD trong suy tủy, 3. HCCMKD trong xơ gan, 4. XH do nhiễm trùng để tìm hiểu cụ thể. b - p2. lâm sàng
  4. HCCMKD trong bệnh bạch cầu 17. chảy máu dưới da & chảy máu niêm mạc có khi là triệu chứng chính rất rầm rộ mở đầu cho bệnh cảnh (bạch cầu cấp), có khi nhẹ - kín đáo: chỉ xuất hiện trong những đợt tiến triển của bạch cầu kinh. 18. cùng với hội chứng Chảy máu kéo dài, còn có thêm: 1) hội chứng nhiễm trùng 2) hội chứng thiếu máu 3) hội chứng lách to - hạch to. 19. hội chứng nhiễm trùng: rất dữ dội (bạch cầu cấp) hoặc nhẹ - thất thường: chỉ sốt nhiều trong những đợt tiến triển của bạch cầu kinh. 20. hội chứng thiếu máu: nhiều hoặc ít, thường thiếu máu nhiều - nhanh trong bạch cầu cấp. 21. hội chứng lách to - hạch to: xuất hiện rất nhanh. 22. nếu có thêm loét hoại tử, chảy máu ở miệng - họng: càng nghĩ đến Bạch cầu cấp. 23. Công thức bạch cầu: bạch cầu tăng rất nhiều - có những bạch cầu nguyên thủy hoặc bạch cầu non chưa trưởng thành. Chú ý vai trò của khoảng trống bạch huyết -> có giá trị quyết định chẩn đoán Bạch cầu cấp. 24. Tủy đồ: tỷ lệ bạch cầu non & trung gian: tăng rất nhiều (bạch cầu kinh) hoặc tỷ lệ bạch cầu nguyên thủy tăng rất nhiều (bạch cầu cấp). HCCMKD trong suy tủy 25. chảy máu dưới da & niêm mạc có thể rầm rộ mở đầu cho bệnh cảnh, có khi chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh.
  5. 26. các triệu chứng khác của bệnh cảnh có thể giống như trong bệnh bạch cầu nhưng lách - hạch không to nhiều có khi không to. 27. triệu chứng chủ yếu là: thiếu máu nặng, dai dẳng không hồi phục được. 28. CTM: số lượng huyết cầu cả 3 dòng (HC, BC, TC) đều giảm nhiều, có khi chỉ 1 dòng bị giảm. 29. Bao giờ cũng phải làm thêm Tủy đồ: rất nghèo tế bào. Tính chất thưa thớt của tủy đồ có giá trị xác định chẩn đoán. HCCMKD trong xơ gan 30. là biểu hiện nặng trong Xơ gan -> chứng tỏ tình trạng suy gan nặng cho nên: + chỉ xuất hiện phần nhiều trong Xơ gan giai đoạn cuối + ngoài ra còn gặp trong tất cả trường hợp suy gan nặng khác: viêm gan virus thể nặng, viêm gan do Leptospira. 31. xác định chẩn đoán bằng các CLS thăm dò chức năng gan. XH do nhiễm trùng 32. là biểu hiện nặng, có thể xảy ra trong tất cả các bệnh nhiễm khuẩn (nhất là: nhiễm trùng huyết do Não mô cầu - liên cầu - tụ cầu - phế cầu) 33. nốt chảy máu có khi thành những mụn phỏng: chích lấy chỗ máu này để xét nghiệm -> tìm vi khuẩn gây bệnh. 34. luôn kèm hội chứng nhiễm trùng nặng có khi dẫn đến hôn mê. 35. Vì có nhiễm trùng: BC tăng nhiều cùng với BC đa nhân trung tính. 36. CLS xác định:
  6. + cấy máu + xét nghiệm máu chích ở các nốt phỏng chảy máu. -> tìm thấy VK gây bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2