intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic chịu nhiệt sinh Bacteriocin từ thực phẩm lên men truyền thống

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

170
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm được dòng vi khuẩn lactic có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao và sinh bacteriocin từ một số thực phẩm lên men truyền thống góp phần vào quá trình lên men nhiệt độ cao ở quy mô công nghiệp và sản xuất bacteriocin dùng trong bảo quản thực phẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic chịu nhiệt sinh Bacteriocin từ thực phẩm lên men truyền thống

Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 45 – 51<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN LACTIC CHỊU NHIỆT SINH BACTERIOCIN<br /> TỪ THỰC PHẨM LÊN MEN TRUYỀN THỐNG<br /> Bằng Hồng Lam1, Nguyễn Hữu Hiệp2<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> ThS. Trường Đại học An Giang<br /> PGS, TS. Trường Đại học Cần Thơ<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 01/03/15<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 24/04/15<br /> Ngày chấp nhận đăng: 08/15<br /> <br /> ABSTRACT<br /> <br /> From fifty six fermented salted-and-soured-vegetable samples and the products of<br /> fermented meat and fish collected from five provinces in the Mekong Delta, one<br /> hundred forty eight lactic acid bacteria strains were isolated. All of them were<br /> capable of growing and developing at 40 oC and 45oC, but only forty eight isolates<br /> Title:<br /> could grow up to 50 oC and no strain was alive at 55 oC. Among forty eight lactic<br /> Isolating and selecting heatsuffering-latic acid bateria<br /> acid bacteria tolerating at 50 oC, two strains RM18 and CC4 could produce<br /> producing bacteriocin from<br /> bacteriocin which inhibit the growth of the indicator Lactobacillus sakei subsp.<br /> traditional fermented food<br /> sakei JCM 1157 by well diffusion agar test method. Based on the sequence<br /> Từ khóa:<br /> analysis of 16S ribosomal RNA gene, RM18 strain was identified 100% with<br /> Chất kháng khuẩn, Lactobacillus Lactobacillus plantarum WCFS1 and CC4 strain was identified 100% with<br /> plantarum, Pediococcus<br /> Pediococcus acidilactici strain B3.<br /> acidilactici, vi khuẩn lactic chịu<br /> nhiệt, vi khuẩn lactic sinh<br /> TÓM TẮT<br /> bacteriocin.<br /> Keywords:<br /> Bacteriocin, Lactobacillus<br /> plantarum, Pediococcus<br /> acidilactici, thermotolerant lactic<br /> acid bacteria, bacteriocin- lactic<br /> acid bacteria.<br /> <br /> Từ 56 mẫu thực phẩm lên men truyền thống rau quả muối chua và các sản phẩm<br /> lên men từ thịt và cá thu từ 5 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, 148 dòng vi khuẩn<br /> lactic đã được phân lập. Tất cả các dòng vi khuẩn này đều có khả năng sinh<br /> trưởng và phát triển ở 40 oC và 45 oC, nhưng chỉ có 48 dòng vi khuẩn phát triển<br /> được ở 50 oC và không có dòng vi khuẩn nào sống được ở 55 oC. Trong số 48 dòng<br /> vi khuẩn lactic chịu được 50 oC, hai dòng vi khuẩn RM18 và CC4 có khả năng sinh<br /> bacteriocin ức chế sự tăng trưởng dòng vi khuẩn chỉ thị Lactobacillus sakei subsp.<br /> sakei JCM 1157 bởi phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả định danh<br /> bằng phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S rRNA cho thấy dòng RM18 đồng<br /> hình 100% với dòng Lactobacillus plantarum WCFS1 và dòng CC4 đồng hình<br /> 100% với dòng Pediococcus acidilactici B3.<br /> <br /> Leuconostoc sp., Streptococcus sp., Pediococcus<br /> sp., Bifidobacterium và Carnobacterium (Abee và<br /> cs., 1999). LAB có khả năng thích nghi cao với<br /> các acid, muối, pH và đặc biệt là nhiệt độ cao yếu tố giúp LAB thể hiện vai trò đáng kể của<br /> mình trong chuyển hóa năng lượng và tối ưu hóa<br /> quá trình lên men.<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU<br /> 1.1. Đặt vấn đề<br /> Vi khuẩn acid lactic (lactic acid bacteria - LAB)<br /> đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men<br /> thực phẩm. LAB là vi khuẩn Gram (+), oxidase (),<br /> catalase (-), có dạng hình cầu hoặc hình que,<br /> không hình thành bào tử. Một vài giống quan<br /> trọng như: Lactobacillus sp., Lactococcus sp.,<br /> 45<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 45 – 51<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> 36 mẫu rau cải muối chua: Dưa cải (kí hiệu: DC1,<br /> 2, 3,...), dưa rau muống (kí hiệu: RM1, 2, 3,…),<br /> măng chua (kí hiệu: MC1, 2, 3,…) và dưa củ sen<br /> (kí hiệu: DS1, 2, 3,…) thu ở An Giang, Vĩnh<br /> Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.<br /> <br /> Bacteriocin của LAB là các peptide có bản chất<br /> protein, có hoạt tính kháng khuẩn không chỉ đối<br /> với các loài vi khuẩn có quan hệ gần gũi với LAB<br /> mà còn đối với các vi khuẩn Gram (+) khác, các<br /> vi khuẩn gây bệnh và gây hư hỏng thực phẩm<br /> (Cuozzo, Sesma, Holgado, & Raya, 2001). L.<br /> plantarum L24 có khả năng sinh acid lactic và<br /> một loại bacteriocin nhóm II có trọng lượng phân<br /> tử 10-30kDa (Nguyễn Thị Hoài Hà, Phạm Văn<br /> Ty, & Nguyễn Thị Kim Quy, 2002). L.<br /> acidophilus sản xuất bacteriocin có khả năng<br /> kháng một số vi khuẩn gây bệnh trong thực phẩm<br /> như Escherichia coli, Salmonella và một số LAB<br /> khác (Lê Thị Hồng Tuyết & Hoàng Quốc Khánh,<br /> 2004). Hai bacteriocin (ST28MS và ST26MS)<br /> sinh ra bởi L. plantarum có khả năng ức chế một<br /> số vi khuẩn như: L. sakei, L. casei, S. aureus, E.<br /> faecalis, E. coli,… (Todorov & Dicks, 2005).<br /> Bacteriocin được sản xuất bởi LAB đóng vai trò<br /> rất quan trọng trong lên men thực phẩm để kháng<br /> lại những loài vi khuẩn gây hại trong sản phẩm<br /> lên men làm tăng chất lượng và độ an toàn cho<br /> sản phẩm (Leroy & De Vuyst, 1999). Vì thế,<br /> bacteriocin đã được nhiều nước trên thế giới sử<br /> dụng như một chất bảo quản thực phẩm không<br /> ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và<br /> môi trường. Từ những vấn đề trên cho thấy việc<br /> phân lập và tuyển chọn những dòng LAB vừa<br /> chịu nhiệt cao thích nghi với điều kiện sản suất<br /> trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, vừa sinh<br /> bacteriocin giúp cho quá trình bảo quản thực<br /> phẩm an toàn và lâu hơn là việc làm cần thiết, góp<br /> phần đa dạng chủng loại LAB, nâng cao hiệu quả<br /> lên men, tăng lợi nhuận kinh tế cho các nhà sản<br /> xuất và đặc biệt là an toàn cho người tiêu dùng.<br /> <br /> Hai mươi mẫu các sản phẩm lên men từ thịt và cá:<br /> Nem chua (kí hiệu: NC1, 2, 3,...), lạp xưởng bò<br /> (kí hiệu: LX1, 2, 3,...), chượp cá (kí hiệu: CC1, 2,<br /> 3,...) và mắm cá (kí hiệu: MA1, 2, 3,…) thu ở<br /> Đồng Tháp, An Giang, và Kiên Giang.<br /> Lactobacillus sakei subsp. sakei JCM 1157 nhận<br /> từ trường Đại học Kasetsart Thái Lan.<br /> Môi trường MRS<br /> & Sharpe, 1960).<br /> <br /> đặc<br /> <br /> (De<br /> <br /> Man, Rogosa,<br /> <br /> Môi trường MRS lỏng: giống MRS đặc nhưng<br /> không có agar.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Phân lập và định danh sơ bộ các dòng vi<br /> khuẩn phân lập được thuộc vi khuẩn lactic<br /> (LAB)<br /> Mỗi loại mẫu cân 10 g cho vào các bình tam giác<br /> chứa 90 mL môi trường MRS lỏng đã thanh trùng,<br /> ủ kỵ khí các mẫu ở 37 oC trong 24 giờ để tăng<br /> sinh mẫu, pha loãng các mẫu ra các nồng độ 10-2,<br /> 10-3,... 10-5. Hút 0,1 mL mẫu ở 10-5 cho vào đĩa<br /> petri chứa MRS đặc có 0,5% CaCO3, tiến hành<br /> trải mẫu, ủ kỵ khí ở 37 oC trong 48 giờ. Chọn các<br /> khuẩn lạc làm tan CaCO3 cấy truyền nhiều lần cho<br /> đến khi được dòng vi khuẩn thuần (Khunajakr,<br /> Wongwicharn,<br /> Moonmangmee,<br /> &<br /> Tantipaiboonvut, 2008).<br /> Các dòng vi khuẩn thuần được kiểm tra một số<br /> đặc tính hình thái - sinh hóa để khẳng định sơ bộ<br /> chúng thuộc vi khuẩn lactic: hình dạng, khả năng<br /> di động, trạng thái nhuộm Gram, nhuộm bào tử,<br /> thử catalase, oxidase (Axelsson, 2004).<br /> <br /> 1.2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Tìm được dòng vi khuẩn lactic có khả năng phát<br /> triển ở nhiệt độ cao và sinh bacteriocin từ một số<br /> thực phẩm lên men truyền thống góp phần vào<br /> quá trình lên men nhiệt độ cao ở quy mô công<br /> nghiệp và sản xuất bacteriocin dùng trong bảo<br /> quản thực phẩm.<br /> <br /> 2.2.2. Kiểm tra khả năng chịu nhiệt các dòng<br /> LAB đã phân lập<br /> Các dòng LAB thuần được cấy ria trên MRS đặc<br /> và ủ kỵ khí ở 40 oC trong 48 giờ, nếu dòng LAB<br /> nào phát triển (hình thành khuẩn lạc) thì được<br /> xem là dòng chịu được 40 oC. Các dòng chịu được<br /> 40 oC tiếp tục được cấy ria trên MRS đặc và ủ kỵ<br /> khí ở 45 oC trong 48 giờ, dòng LAB phát triển là<br /> <br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> CỨU<br /> 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> 46<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 45 – 51<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> dòng chịu được 45 oC. Tiếp tục thao tác tương tự<br /> để khảo sát khả năng chịu nhiệt của các dòng<br /> LAB ở các nhiệt độ cao hơn (50 oC, 55 oC,...) cho<br /> đến khi không còn dòng LAB nào chịu được nhiệt<br /> độ cao nhất của thí nghiệm (Niamsup và cs.,<br /> 2003).<br /> <br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Phân lập và định danh sơ bộ các dòng vi<br /> khuẩn đã phân lập<br /> 3.1.1. Phân lập vi khuẩn<br /> 148 dòng vi khuẩn đã được phân lập trên môi<br /> trường MRS. Trong đó, 90 dòng phân lập từ 36<br /> mẫu rau quả muối chua (chiếm 60,81%) và 58<br /> dòng phân lập từ 20 mẫu sản phẩm lên men từ thịt<br /> và cá (chiếm 39,19%) thu tại An Giang, Vĩnh<br /> Long, Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang. Vi<br /> khuẩn lactic cũng đã được phân lập từ các sản<br /> phẩm lên men tại Cần Thơ với 46 dòng (Ngô Thị<br /> Phương Dung, Huỳnh Thị Yến Ly, & Huỳnh<br /> Xuân Phong, 2011) và 53 dòng được phân lập từ<br /> rau quả lên men, sữa chua, kefir, phân su và sữa<br /> mẹ (Dương Nhật Linh, Nguyễn Văn Minh, Đan<br /> Duy Pháp, Vũ Thanh Thảo, & Trần Cát Đông,<br /> 2011).<br /> <br /> 2.2.3. Khảo sát khả năng sinh bacteriocin của<br /> các dòng LAB chịu nhiệt cao<br /> Phương pháp khuếch tán giếng thạch (dựa vào<br /> khả năng ức chế sinh trưởng do bacteriocin thô<br /> mà các dòng LAB sinh ra lên dòng chỉ thị L. sakei<br /> subsp. sakei JCM 1157): Các dòng LAB chịu<br /> được nhiệt độ ≥ 50 oC, mỗi dòng được nuôi kỵ khí<br /> trong 3 ống nghiệm chứa 20 mL môi trường MRS<br /> lỏng ở 37 oC trong 48 giờ; ly tâm 7000 vòng /phút<br /> ở 8 oC trong 10 phút, hút lấy phần dịch trong và<br /> điều chỉnh về pH 6,0 bằng NaOH 1 M. Dịch trong<br /> được xem là bacteriocin thô. L. sakei subsp. sakei<br /> JCM 1157 được nuôi kỵ khí trong MRS lỏng ở 37<br /> oC trong 48 giờ, pha loãng đến mật số khoảng 108<br /> tb/ mL, cấy trải 50 µL dịch nuôi đã pha loãng vào<br /> đĩa petri chứa MRS đặc, để ráo, đục lỗ thạch<br /> đường kính 5 mm (4 lỗ/đĩa petri); hút 50 μL<br /> bacteriocin thô/ lỗ vào 3 lỗ và 50 μL nước cất vô<br /> trùng vào lỗ đối chứng, ủ ở 37 oC trong 48 giờ.<br /> Khả năng sinh bacteriocin của các dòng LAB này<br /> được thể hiện thông qua sự hình thành vòng vô<br /> khuẩn xung quanh giếng thạch (Aly & Abo-Amer,<br /> 2007).<br /> <br /> 3.1.2. Định danh sơ bộ các dòng vi khuẩn đã<br /> phân lập<br /> Về đặc điểm khuẩn lạc: Trên MRS đặc có 0,5%<br /> CaCO3 sau 48 giờ cấy, xung quanh khuẩn lạc vi<br /> khuẩn có màu trong suốt do CaCO3 bị tan bởi acid<br /> tiết ra từ khuẩn lạc. Trên MRS đặc sau 48 giờ cấy,<br /> tất cả các dòng này đều có khuẩn lạc tròn, bóng,<br /> bìa nguyên, kích thước từ (1 - 3) mm; 106 dòng<br /> khuẩn lạc màu trắng ngà (chiếm 71,62%) và 42<br /> dòng màu trắng đục (chiếm 28,38%). Điều này<br /> cho thấy khuẩn lạc của hầu hết các dòng vi khuẩn<br /> phân lập được có màu trắng ngà.<br /> <br /> 2.2.4. Định danh các dòng LAB chịu nhiệt cao và<br /> sinh bacteriocin<br /> <br /> Về đặc điểm tế bào: Dưới kính hiển vi quang học<br /> (BX41, Olympus), trong 148 dòng vi khuẩn đã<br /> phân lập có 78 dòng hình que (chiếm 52,7%) với<br /> chiều dài (1,37 - 5,7) µm và rộng (0,57 - 0,86) µm<br /> và 70 dòng hình cầu (chiếm 47,3%) với kích<br /> thước (0,86 - 1,37) µm (Hình 1).<br /> <br /> Những dòng LAB chịu nhiệt cao và sinh<br /> bacteriocin được giải trình tự bằng phương pháp<br /> giải trình tự đoạn gen 16S rRNA trên máy giải<br /> trình tự CEQ8000 của hãng Beckman Coulter<br /> (Mỹ). Kết quả giải trình tự được đem so chuỗi<br /> bằng chương trình BLAST N search trên ngân<br /> hàng dữ liệu gene của NCBI để có được kết quả<br /> định danh vi khuẩn (Phạm Hùng Vân, 2009).<br /> <br /> 47<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 45 – 51<br /> <br /> Hình 1.<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> a. Dòng RM18 – hình que<br /> <br /> b. Dòng CC4 – hình cầu<br /> <br /> Về đặc điểm sinh hóa: 148 dòng vi khuẩn phân<br /> lập đều là vi khuẩn Gram (+), catalase âm tính (-),<br /> oxidase âm tính (-), không hình thành bào tử, và<br /> không di động.<br /> <br /> Tất cả các dòng LAB đều sinh trưởng ở 40 oC và<br /> 45 oC. Tuy nhiên, khi nhiệt độ nuôi cấy tăng lên<br /> 50 oC thì chỉ có 24 dòng/58 dòng LAB phân lập từ<br /> các sản phẩm lên men từ thịt và cá (chiếm<br /> 41,38%) và 24 dòng/90 dòng LAB phân lập từ rau<br /> quả muối chua (chiếm 26,67%) phát triển (Bảng<br /> 1). Không có dòng LAB nào chịu được 55 oC.<br /> Điều đó cho thấy 50 oC là nhiệt độ cao nhất mà<br /> các dòng LAB đã phân lập có thể chịu được. Kết<br /> quả tương tự cũng đã được báo cáo bởi Niamsup<br /> và cs. (2003). Qua kết quả trên cũng cho thấy số<br /> dòng LAB phân lập từ các sản phẩm lên men từ<br /> thịt và cá chịu được nhiệt độ 50 oC nhiều hơn số<br /> dòng LAB phân lập từ rau quả muối chua.<br /> <br /> Tóm lại, các đặc điểm hình thái và sinh hóa của<br /> 148 dòng vi khuẩn đã phân lập phù hợp với đặc<br /> điểm của nhóm LAB đã được mô tả bởi Axelsson<br /> (2004); Karna, Emata, và Barraquio (2007);<br /> Khunajakr và cs. (2008). Vì vậy, có thể kết luận<br /> rằng 148 dòng vi khuẩn phân lập được là vi khuẩn<br /> lactic.<br /> 3.2. Khả năng chịu nhiệt của các dòng LAB đã<br /> phân lập<br /> <br /> Bảng 1. Các dòng vi khuẩn lactic đã phân lập có khả năng chịu được 50 oC<br /> Stt<br /> <br /> Dòng LAB từ thịt và cá lên men<br /> <br /> Dòng LAB từ rau quả muối chua<br /> <br /> CC<br /> <br /> MA<br /> <br /> NC<br /> <br /> LX<br /> <br /> RM<br /> <br /> DC<br /> <br /> MC<br /> <br /> DS<br /> <br /> 1<br /> <br /> CC2<br /> <br /> MA2<br /> <br /> NC1<br /> <br /> LX1<br /> <br /> RM2<br /> <br /> DC2<br /> <br /> MC3<br /> <br /> DS3<br /> <br /> 2<br /> <br /> CC3<br /> <br /> MA3<br /> <br /> NC5<br /> <br /> LX8<br /> <br /> RM4<br /> <br /> DC3<br /> <br /> MC4<br /> <br /> DS6<br /> <br /> 3<br /> <br /> CC4<br /> <br /> MA6<br /> <br /> NC8<br /> <br /> RM7<br /> <br /> DC5<br /> <br /> MC11<br /> <br /> DS15<br /> <br /> 4<br /> <br /> CC5<br /> <br /> MA9<br /> <br /> RM18<br /> <br /> DC9<br /> <br /> MC13<br /> <br /> 5<br /> <br /> CC6<br /> <br /> MA10<br /> <br /> RM19<br /> <br /> DC13<br /> <br /> MC18<br /> <br /> 6<br /> <br /> CC7<br /> <br /> MA11<br /> <br /> RM22<br /> <br /> DC14<br /> <br /> MC19<br /> <br /> 7<br /> <br /> CC13<br /> <br /> MA12<br /> <br /> RM23<br /> <br /> DC20<br /> <br /> 8<br /> <br /> CC16<br /> <br /> MA13<br /> <br /> RM24<br /> <br /> 48<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol.7 (3), 45 – 51<br /> 9<br /> <br /> CC17<br /> <br /> 10<br /> <br /> Part C: Agricultural Sciences, Fisheries and Biotechnology<br /> <br /> MA14<br /> <br /> CC18<br /> <br /> Ghi chú: (CC): Chượp cá; (MA): Mắm cá; (NC): Nem chua; (LX): Lạp xưởng bò; (RM): Rau muống; (DC): Dưa cải;<br /> (MC): Măng chua; (DS): Dưa sen.<br /> <br /> 3.3. Khả năng sinh bacteriocin của các dòng<br /> LAB chịu nhiệt cao<br /> <br /> subsp. sakei JCM 1157T,<br /> Leuconostoc<br /> mesenteroides subsp. mesenteroides JCM 6124T<br /> và Bacillus coagulans JCM 2257T; Nitisinprasart<br /> và cs. (2007) cho rằng vi khuẩn LAB được phân<br /> lập từ hệ tiêu hóa của gà và phân ủ ngoài khả<br /> năng chịu được nhiệt độ cao (45 oC - 50 oC) còn<br /> sinh ra hoạt chất kháng khuẩn giống với<br /> bacteriocin có khả năng kháng được vi khuẩn gây<br /> bệnh Escherichia coli và Salmonella sp;<br /> Rumjuankiat, Pilasombut, Wangwibulkit, &<br /> Swetwiwathana (2010) đã phân lập được dòng vi<br /> khuẩn acid lactic Sb2 từ đường ruột cá có khả<br /> năng sinh bacteriocin kháng lại Lactobacillus<br /> sakei subsp. sakei JCM 1157T, Staphylococcus<br /> aureus TISTR118, Leuconostoc mesenteroides<br /> subsp. mesenteroides JCM 6124T, Brochotrix<br /> campestris NBRC 11547T, Pseudomonas.<br /> fluorescens JCM 5963T, Listeria innocua ATCC<br /> 33090T, và Bacillus coagulans JCM 2257T.<br /> <br /> 48 dòng LAB sinh trưởng ở 50 oC được chọn để<br /> khảo sát khả năng sinh bacteriocin thì chỉ có hai<br /> dòng là RM18 và CC4 có khả năng sinh<br /> bacteriocin ức chế sự sinh trưởng của dòng L.<br /> sakei subsp. sakei JCM 1157. Dòng RM18 tạo<br /> đường kính vòng vô khuẩn trung bình là 7,67 mm<br /> và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với<br /> đường kính vòng vô khuẩn mà dòng CC4 tạo ra<br /> (5,67 mm). Từ đó cho thấy, dòng RM18 sinh<br /> bacteriocin có hoạt tính mạnh hơn dòng CC4, cả<br /> hai dòng này đều rất tiềm năng trong sản xuất, bảo<br /> quản thực phẩm và sản xuất các chế phẩm sinh<br /> học phục vụ y tế hay các ngành nông nghiệp. Kết<br /> quả tương tự được báo cáo bởi Pilasombut và cs.<br /> (2006) khi chứng minh dòng Lactobacillus<br /> salivarius K7 sinh bacteriocin phân lập được từ<br /> ruột gà có khả năng kháng lại Latobacillus sakei<br /> <br /> Bảng 2. Khả năng ức chế Lactobacillus sakei subsp. sakei JCM 1157 của dòng RM18 và CC4 bằng phương pháp<br /> khuếch giếng thạch<br /> <br /> Khả năng chịu nhiệt<br /> <br /> Đường kính vòng<br /> <br /> ở 50 oC<br /> <br /> vô khuẩn (mm)<br /> <br /> RM18<br /> <br /> +<br /> <br /> 7,67 a<br /> <br /> CC4<br /> <br /> +<br /> <br /> 5,76 b<br /> <br /> Stt<br /> <br /> Dòng<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> CV (%)<br /> <br /> 8,66<br /> <br /> Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có mẫu tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%<br /> <br /> 3.4. Định danh dòng RM18 và CC4<br /> Kết quả giải trình tự bằng phương pháp giải trình<br /> tự đoạn gen 16S rRNA và sử dụng chương trình<br /> BLAST N (NCBI) để so sánh mức độ tương đồng<br /> của trình tự được giải với trình tự của các dòng vi<br /> khuẩn trong ngân hàng gen trên NCBI cho thấy<br /> dòng RM18 đồng hình 100% với dòng<br /> Lactobacillus plantarum WCFS1 (AL935263.1).<br /> Trong khi đó dòng CC4 đồng hình 100% với dòng<br /> Pediococcus acidilactici dòng B3 (HQ288527.1).<br /> <br /> Các kết quả phân tích trên cho thấy dòng RM18 là<br /> Lactobacillus plantarum<br /> và dòng CC4 là<br /> Pediococcus acidilactici. Franz và cs. (1998) cho<br /> rằng Lactobacillus plantarum BFE 905 phân lập<br /> từ xà lách ăn liền có khả năng tổng hợp<br /> bacteriocin plantaricin D kháng lại hoạt động của<br /> Lactobacillus sake và Listeria monocytogenes.<br /> Theo Leelavatcharamas và cs. (2011), dòng<br /> Pediococcus acidilactici KKU 170 phân lập từ<br /> các thực phẩm lên men truyền thống của Thái Lan<br /> 49<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2