intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân loại động kinh

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

127
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên có đặc điểm là sự xuất hiện tái diễn các cơn kích thích hoạt động của hệ thần kinh do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não. Chẩn đoán động kinh qua hai bước. Bước 1: Chẩn đoán cơn động kinh (1981). Bước 2: Chẩn đoán hội chứng động kinh (1989).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân loại động kinh

  1. PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH VÀ TOOD’S PARALYSIS BS. VÕ HỒNG KHÔI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI
  2. ĐẠI CƯƠNG  Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên có đặc điểm là sự xuất hiện tái diễn các cơn kích thích hoạt động của hệ thần kinh do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não.  Chẩn đoán động kinh qua hai bước.  Bước 1: Chẩn đoán cơn động kinh (1981).  Bước 2: Chẩn đoán hội chứng động kinh (1989).
  3. ĐẠI CƯƠNG • Một cơn ĐK là sự thể hiện phóng lực quá mức đồng thì của 1 nhóm tế bào TK ở não bị kích thích cao độ. • Cơn ĐK là 1 hiện tượng cấp tính xảy ra nhất thời, thoáng qua. Còn bệnh ĐK là 1 bệnh mạn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn ĐK trong nhiều năm, như vậy 1 cơn ĐK duy nhất không tạo nên một bệnh ĐK, những cơn ĐK xảy ra bất chợt cũng không phải là bệnh ĐK (trẻ sốt cao, mắc 1 bệnh cấp tính như sản giật, ĐK trong viêm não).
  4. PHÂN LOẠI ĐK 1981 1. Động kinh toàn bộ(có co giật hoặc không): - Động kinh cơn lớn (cơn co-giật) - ĐK cơn vắng ý thức: - điển hình (cơn nhỏ), không điển hình. - ĐK giật cơ toàn khối hai bên (myoclonic). - ĐK cơn trương lực (tonic). - ĐK cơn mất trương lực (atonic, astatic). - ĐK cơn giật (clonic). 2. ĐK cục bộ toàn bộ hoá thứ phát.
  5. PHÂN LOẠI ĐK 1981 (TIẾP) 3. Động kinh cục bộ: • ĐK cục bộ với triệu chứng đơn sơ. • ĐK cục bộ với triệu chứng phức tạp. Các biểu hiện của triệu chứng có thể: Vận động, cảm giác cơ thể, cảm giác đặc biệt, tâm thần, thực vật, tự động (phức tạp). 4. Động kinh chưa phân loại được.
  6. PHÂN LOẠI ĐK 1989 1. Động kinh cục bộ:  Nguyên phát: • ĐK lành tính ở trẻ em có nhọn trung tâm - thái dương. • ĐK ở trẻ em có kịch phát vùng chẩm.  Triệu chứng: • ĐKCB liên tục tiến triển mạn tính ở trẻ em. • HC với phương thức thể hiện đặc hiệu: • ĐK thuỳ thái dương, ĐK thuỳ trán, ĐK thuỳ đỉnh, ĐK thuỳ chẩm.  Căn nguyên ẩn
  7. PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP) 2. Động kinh toàn bộ:  Nguyên phát: • Co giật sơ sinh lành tính gia đình. • Co giật sơ sinh lành tính. • ĐK giật cơ lành tính tuổi thơ. • ĐK cơn vắng ở trẻ em. • ĐK cơn vắng thiếu niên. • ĐK giật cơ thiếu niên • ĐK có cơn lúc tỉnh giấc. • ĐK toàn bộ nguyên phát khác. • ĐK với cơn xuất hiện theo cách kích thích.
  8. PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP)  Căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng: • Hội chứng West. • Hội chứng Lennox-Gastaut. • ĐK với cơn giật cơ-mất trương lực. • ĐK với cơn vắng giật cơ.  Triệu chứng: • Không có nguyên nhân đặc hiệu: - Bệnh não giật cơ sớm. - Bệnh não động kinh trẻ em. - Các ĐK toàn bộ triệu chứng. • Hội chúng đặc hiệu.
  9. PHÂN LOẠI ĐK 1989 (TIẾP) 3. ĐK không khẳng định được cục bộ hay toàn bộ: • Cơn động kinh sơ sinh. • ĐK giật cơ tuổi thơ. • ĐK có nhọn-sóng liên tục khi ngủ. • ĐK thất ngôn ở trẻ em. • Các ĐK khác không rõ cục bộ hay toàn bộ 4. Hội chứng đặc hiệu: • Cơn liên quan đến một trạng thái đặc biệt: - Co giật do sốt cao. - cơn đơn độc ĐK liên tục đơn độc. • Cơn liên quan đến một kích thích não cấp tính, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chuyển hoá hoặc nhiễm độc.
  10. CÁC CƠN ĐỘNG KINH 1. động kinh cục bộ:  ĐKCB đơn thuần: • Cơn quay mặt quay đầu: có mất ý thức/ không, ĐK thuỳ trán. • Cơn ĐK vận động đơn thuần kiểu BJ: co giật nửa người theo trình tự BJ có/ không mất ý thức. • Cơn CB cảm giác: gồm RL cảm giác kiểu BJ, cơn thực vật, cơn giãn đồng tử, cơn xanh tái, cơn vã mồ hôi, thay đổi nhịp tim nhịp thở.  Cơn CB phức tạp: cơn tâm thần vận động, cơn thái dương, cơn động tác tự động (nhai, chép miệng, nhổ nước bọt, cơn xoa, cởi quần áo, cơn đi, cơn chạy). Cơn CBPT hầu hết có RL tâm thần, đôi khi mất ý thức thường gọi là cơn ĐK thái dương.  Cơn ĐKCB toàn bộ hoá: ban đầu cơn cục bộ sau chuyển thành toàn bộ hoá biểu hiện cơn giật cơ, cơn cứng giật cơ, cơn trương lực.
  11. CÁC CƠN ĐỘNG KINH 2. động kinh toàn thể: là quá trình bệnh lý xâm phạm một lúc cả 2 bán cầu. LS, EEG. Cơn lớn Grand Mal (tonic-clonic seizures): đây là thể nặng nhất của ĐKTT, bắt đầu bằng mất ý thức đột ngột, co cứng - co giật - hồi phục, BN từ từ tỉnh lại. Cơn nhỏ Petit Mal Absences (cơn vắng ý thức): BN đột ngột mấy ý thức, đôi khi nhãn cầu đảo lên trên, ngừng đột ngột các hoạt động đang làm (ngừng ăn, nói, viết, rơi bát đũa, bút..) trong thời gian này mất tiếp ngoại 30 giây tiếp tục công việc đang làm dở. Khi có mất ý thức kèm co giật một nhóm cơ nào đó, mất trương lực, 1 nhóm cơ nhỏ, động tác tự động, chép miệng, chặc lưỡi, cơn xoa, vã mồ hôi... Vắng ý thức phối hợp.
  12. CÁC CƠN ĐỘNG KINH Cơn giật cơ (Myoclonic seizures): BN mất ý thức, giật cơ thành từng nhịp, khoảng 1 phút, hay gặp ở trẻ em. EEG: đa gai/ gai châm đồng thì 2 bc ưu thế vùng trán. Cơn co cứng cơ (tonic seizure): BN mất ý thức, cơ co cứng, uốn cong người ra sau oặc sang bên khoảng 1 phút. EEG: kịch phát nhọn nhanh đồng thì 2 bc. Cơn mất trương lực (Atonic sezure): BN mất ý thức kèm mất trương lực đột ngột các nhóm cơ nâng hàm dưới, cơ cổ, hoặc tứ chi, nặng có thể ngã. Khoảng 1 phút. EEG: loạt kịch phát đa gai-châm/ gai-châm 2bc ts 1,5-2 ck/giây.
  13. CÁC CƠN ĐỘNG KINH Hội chứng West: gặp trẻ dưới 3 tuổi co thắt gấp co thắt kiểu cúi chào, cơn xảy ra đơn độc chỉ co gấp 1 lần song các cơn có thể liên tiếp tuỳ mức độ. Cơn bổ sung: ĐK liên tiếp, trạng thái ĐK. EEG: xuất hiện liên tục các loạt kịch phát kiểu ĐK chủ yếu sóng chậm lan toả2 bc do tình trạng mất ý thức như hôn mê.
  14. TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH  Calmeil (1824): “...Cơn gần kết thúc đã có cơn  khác xuất hiện, kế tiếp nhau không ngừng ”.  Gastaut (1967): “ cơn ĐK đủ dài hoặc nhắc lại  với khoảng cách đủ ngắn để có thể tạo ra một  tình trạng ĐK cố định và bền vững ”.   Cơn dài trên 30 phút (Loiseau & Jallon, 1990). Theo PLQT c¸c c¬ §K, §K liªn tôc lµ tr¹ng th¸i n cã c¸c c¬ co giËt §K liªn tiÕp hoÆc kÐo dµi n ® møc duy tr×m·i kh«ng døt c¬ Õn n. Động kinh liên tục: thực chất là TTĐK (Gastaut)
  15. PHÂN LOẠI TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH Phân loại theo cơn (Gastaut, 1983).             Cơn ĐK                                       Trạng thái ĐK(TTĐK) + Cơn toàn bộ: + TTĐK toàn bộ: . Các cơn vắng                                      .TTĐK cơn vắng . Các cơn giật cơ                                   .TTĐK giật cơ . Các cơn co giật                                   .TTĐK co giật . Các cơn trương lực                    .TTĐK trương lực . Các cơn co giật­trương lực        .TTĐK trương lực­co giật + Cơn cục bộ:             + TTĐK cục bộ:      . Các cơn cục bộ đơn giản                      . TTĐK cục bộ đơn giản      . Các cơn cục bộ phức tạp                     . TTĐK cục bộ phức tạp      . Các cơn cục bộ toàn bộ                       . TTĐK cục bộ toàn bộ hoá  hoá thứ ph¸t                                              thứ phát. + Các cơn không phân loại                + TT §K   không phân loại.
  16. Phân loại trong thực hành (HSCC, 1995). Thể bệnh Chẩn đoán  Tiên lượng  khó nặng 1.TTĐK co giật. ­ +++  .Trương lực­co giật (cơn  lớn).  ­ +++ .Trương lực­co giật toàn bộ  ­ ++ +/­ ++ hoá thứ phát. +/­ ­ .Cục bộ vận động.  + ­ .Trương lực. .Giật cơ.
  17. Phân loại TTĐK, 1995 (tiếp) 2.TTĐK không co giật. . Không biến đổi ý thức (vđ­cg, aphasie..). +++ ­ . Biến đổi ý thức.       ­ Cơn vắng.  +++ ­     ­ Cục bộ phức tạp thuỳ thái dương.  +++ ++     ­ Cục bộ phức tạp thuỳ trán. +++ ? 3. TTĐK “ tiềm ẩn” (larvé, subtle status).
  18. MỤC ĐÍCH CHẨN ĐOÁN ĐỘNG KINH  Chẩn đoán ĐK cần phải chính xác và kịp thời để:  Bệnh nhân ĐK thì được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.  Bệnh nhân không bị ĐK thì không phải chịu đựng những tác dụng phụ của thuốc kháng động kinh và những phí tổn do sự điều trị chống động kinh lâu ngày gây ra.
  19. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CỦA ĐK CỤC BỘ  Động kinh cục bộ đơn giản cần phân biệt với:  Migraine.  TIA (TBMNTQ).  Cơn tăng thông khí.  Các rối loạn vận động như: TIC, cơn co thắt nửa mặt.
  20. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CỦA ĐK CỤC BỘ  Động kinh cục bộ phức tạp cần phân biệt với:  Cơn vắng ý thức.  Các rối loạn giấc ngủ.  Cơn co giật tâm lý.  Mất trí nhớ toàn bộ thoáng qua.  Cơn loạn thần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2