intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phận người qua nét cọ truyền thần

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

114
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vị họa sĩ già khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề của ông, khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo! Nằm khiêm tốn giữa con phố sầm uất nhất Hà Nội với cơ man hàng hóa và dòng người lại qua, cửa hàng truyền thần tại 47 Hàng Ngang của nghệ nhân Nguyễn Bảo Nguyên trông khá tách biệt với những bức ảnh truyền thần đen trắng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phận người qua nét cọ truyền thần

  1. Phận người qua nét cọ truyền thần Vị họa sĩ già khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề của ông, khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo! Nằm khiêm tốn giữa con phố sầm uất nhất Hà Nội với cơ man hàng hóa và dòng người lại qua, cửa hàng truyền thần tại 47 Hàng Ngang của nghệ nhân Nguyễn Bảo Nguyên trông khá tách biệt với những bức ảnh truyền thần đen trắng. Cửa hiệu của cha con họa sĩ Bảo Nguyên, với chân dung các minh tinh điện ảnh của thế giới
  2. Cửa hiệu của cha con họa sĩ Bảo Nguyên, với chân dung các minh tinh điện ảnh của thế kỷ trước treo kín tường. Trong đó, một người đàn ông lớn tuổi, nhỏ thó, đầu tóc bạc: họa sĩ truyền thần Bảo Nguyên và con trai ông, Bảo Lân đang mải miết với công việc của mình. Trong câu chuyện dài lan man, người họa sĩ già hồi tưởng về mấy chục năm cầm cọ của mình với bao đổi thay của thời cuộc. Vào thời gian thịnh vượng nhất, Hà Nội có đến gần 300 hiệu truyền thần. Giờ chỉ còn khoảng trên dưới 10 hiệu, tập trung chủ yếu tại các khu phố cổ như 51 Hàng Ðào, 24 + 31 Hàng Ðường...Tất cả đều được truyền dạy theo kiểu cha truyền con nối và tự mày mò “học mót”. Xuất thân từ một gia đình trung lưu, lẽ ra Bảo Nguyên đã cầm bằng Đại học Tổng hợp khoa Lý. Nhưng khi gần thi tốt nghiệp, ông bị một trận ốm quật ngã và trượt kỳ thi. Cuộc đời ông sang một ngã rẽ khác khi những bước chân buồn chán đưa ông lang thang vào các cửa hiệu truyền thần. Dưới mắt chàng sinh viên trẻ khi đó, công việc này thật diệu kỳ và mới mẻ. Với những dụng cụ vô cùng giản đơn: que tăm, đũa, bông… mà các nghệ nhân truyền thần tái sinh lại được những bức chân dung sống động. Bảo Nguyên xin vào làm thợ phụ tại một cửa hiệu để học nghề. Nhưng ông bị từ chối ngay với lý do: chật chỗ. Thực ra nghề này chỉ được những người trong gia đình truyền dạy nhau, và cũng không tuyển người ngoài vì sợ mất nghề. Không nản chí, Bảo Nguyên về nhà tự mày mò học. Ông nhận ra chất liệu để làm nên một bức ảnh truyền thần khá đơn giản và không hiếm: giấy , bột
  3. than, bút vẽ, vài cây cọ làm bằng đầu tăm, chân hương, que diêm. Lúc mới khởi nghiệp vào năm 1960, thời bao cấp, kiếm được bột vẽ vô cùng khó khăn, Bảo Nguyên lấy giấy chụp lên những chiếc đèn dầu hứng muội than để vẽ. Một tối hứng than như vậy có thể vẽ trong một tuần. Một lần Bảo Nguyên nhìn thấy chiếc dép cao su bị đốt cháy tỏa lên khói than đặc sệt. Ông hứng lấy muội than đó vẽ thử và thấy hiệu quả hơn rất nhiều. “Từ đó đi đâu tôi cũng để ý sưu tầm các loại dép cao su hỏng. Thời bao cấp thì loại đó sẵn nhất”. “Khách hàng hồi đó tương đối đơn giản. Con người hồi đó cũng vậy, giản đơn và chất phác. Công việc của chúng tôi chủ yếu là phục chế những ảnh cũ, vẽ lại từ những tấm ảnh nhỏ hay tách chân dung một người nào đó ra khỏi bức hình tập thể. Yêu cầu của khách lúc đó đơn giản lắm. Họ cứ thấy giông giống người nhà của họ là được”.
  4. Bức chân dung cụ Vũ Tông Phan do họa sĩ Bảo Nguyên vẽ theo tưởng tượng. Sau thời gian đó, vào những năm 1970 và sau giải phóng. Công việc ông thường xuyên là phục hiện ảnh của các liệt sĩ. Những cựu chiến binh cũng tìm đến với ông mong lưu giữ thời hào hùng của mình. Cũng như nhiều hiệu truyền thần khác, Bảo Nguyên phải mua cả bộ huân huy chương đủ loại trưng bày tại cửa hàng. Những vị cựu chiến binh hoặc thân nhân các liệt sĩ chỉ mô tả họ đeo hàm gì, được tặng những huân huy chương gì là ông vẽ thêm vào. Bảo Nguyên nói, truyền thần đôi khi không chỉ là một nghề để kiếm tiền. Nó còn mang cả những tâm tình trắc trở của nhân tình thế thái. Mỗi khi vẽ chân dung một người nào, ông đều hình dung về tính cách, số phận của con người đó, với những đường nét ẩn hiện trên khuôn mặt. Người truyền thần giỏi không chỉ điêu luyện trong kỹ thuật, mà phải nắm bắt được cốt cách, tính chất của người trong ảnh để thể hiện được cái “thần” của họ.
  5. Có những lúc thể hiện xong một tấm chân dung, Bảo Nguyên cứ bị ám ảnh mãi bởi một ánh mắt đau đáu hay những đường nhăn khắc khổ trên một khuôn mặt nào đó. Một lần, do bị ám ảnh bởi dòng họ của một người bạn, về người ông cố nội của người bạn đó. Bảo Nguyên ngồi tưởng tượng và vẽ ra một bức chân dung của ông cố, một thi nhân thời trước cách mạng, cụ Vũ Tông Phan. Sau khi bức ảnh hoàn thành, bạn của Bảo Nguyên, ông Vũ Thế Khôi, chắt của cụ Vũ Tông Phan, đã nhận ngay “nhất định đó là người dòng họ tôi. Không ai biết cụ cố tôi trông thế nào, nhưng nhất định đó phải là người của dòng họ”. Như một sự khẳng định đẳng cấp trong những người làm nghề, hầu như cửa hiệu truyền thần nào cũng trưng bày những bức ảnh truyền thần của các nhân vật nổi tiếng, thường là các minh tinh điện ảnh Hollywood. Ông Nguyên kể, ngày xưa được xem phim là xa xỉ lắm. Những phim như Cuốn theo chiều gió, Chiến tranh và hòa bình thế hệ ông được “xem một lần hoan hỉ cả tháng”. Ông Nguyên cũng như những người bạn cùng trang lứa hồi đó đều sưu tầm và giữ những tờ quảng cáo phim có hình các minh tinh như những bảo vật. “Thời đó giữ những tờ giấy có Tiếng Anh, Tiếng Pháp trong nhà là nhạy cảm lắm. Tôi sưu tầm được khá nhiều, giấu kỹ lắm, nhưng sau này vẫn phải đốt đi vì bố mẹ tôi sợ nguy hiểm. May nhờ có một thằng bạn tôi dũng cảm giữ lại một tập nên sau này tôi có thể mượn để vẽ lại”. Chẳng thế mà trên tường cửa hiệu của ông được phủ kín chân dung các minh
  6. tinh của thế kỷ trước như Alain Dlon, Audrey Hepburn hay Marilyn Monroe… bên cạnh những chân dung người Việt mà ông thích. Ông nói nhiều du khách muốn mua, nhưng “chắc chỉ khi bí tiền lắm tôi mới bán. Tôi già rồi, chẳng có gì để cho con cháu, chỉ có những bức ảnh này làm kỷ niệm để sau này con cháu biết về nghề của tôi, về những đam mê của thế hệ tôi” thôi. Vị họa sĩ già thường mang ra khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo! Sự lo lắng của vị họa sĩ già không phải vô căn cứ. Sự đổ bộ của nhiếp ảnh và gần đây là công nghệ số hóa làm cho nghề truyền thần của ông bị thất sủng. Giờ đối tượng khách hàng chủ yếu của ông là những du khách nước ngoài. Khi đã chán với những công nghệ hiện đại, họ lại bị mê hoặc bởi những nét
  7. cọ tỉ mẩn với các dụng cụ vô cùng giản đơn. “Khi nhìn những sản phẩm tôi treo trên tường, một nhóm du khách hỏi tôi vẽ chúng bằng gì, và có thể mua được ở đâu. Tôi nói tôi có thể chế tác một bộ dụng cụ như vậy trong 10 phút. Số tiền làm ra chúng chưa bằng tiền một bát phở. Họ từ ngạc nhiên rồi đến phá lên cười thích thú”. Nguyễn Bảo Lân, con trai ông sau một thời gian theo đuổi những công việc khác giờ cũng nối nghiệp cha, dù anh biết truyền thần đang đứng trước những khó khăn tất yếu. Thỉnh thoảng, những du khách nước ngoài lại qua xì xồ ngắm nhìn họ và đặt vẽ. Lâu lâu, cha con ông lại nhận được những bức thư cảm ơn từ nước ngoài về những món quà tặng là sản phẩm của ông. Không giấu sự tự hào, vị họa sĩ già thường mang ra khoe những bức thư này như những báu vật. Ông gọi đó là những phần thưởng cho mấy chục năm làm nghề khi đã dẹp sang một bên gánh nặng cơm áo!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2