intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

phát triển của trẻ em - Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ Quan niệm lâu nay cho rằng trẻ cao lên qua đêm có lẽ là thật. Các nhà nghiên cứu tại trường thú y, Đại học Wisconsin ở Madison, Mỹ đã cài bộ cảm biến lên xương chân của những con cừu non để theo dõi sự tăng trưởng xương của chúng. Kết quả cho thấy, 90% xương mọc ra khi những con vật đang ngủ, nói cách khác là lúc đang nghỉ ngơi. "Chúng tôi quan sát mô hình tăng trưởng không liên tục này, nhưng điều thực sự thú vị là xương chỉ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: phát triển của trẻ em - Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ

  1. Trẻ em lớn lên trong giấc ngủ Quan niệm lâu nay cho rằng trẻ cao lên qua đêm có lẽ là thật. Các nhà nghiên cứu tại trường thú y, Đại học Wisconsin ở Madison, Mỹ đã cài bộ cảm biến lên xương chân của những con cừu non để theo dõi sự tăng trưởng xương của chúng. Kết quả cho thấy, 90% xương mọc ra khi những con vật đang ngủ, nói cách khác là lúc đang nghỉ ngơi. "Chúng tôi quan sát mô hình tăng trưởng không liên tục này, nhưng điều thực sự thú vị là xương chỉ mọc thêm khi các con vật nằm xuống, và hầu nhưng không có sự tăng trưởng khi lũ cừu đứng hoặc đi lại", tác giả của nghiên cứu, Norman Wilsman nói. Wilsman giả thích đó là do các đĩa tăng trưởng (bao gồm những mảnh sụn mềm ở chỏm xương) bị nén lại khi con vật đứng hoặc đi lại, ngăn cản việc phát triển. Khi cừu nằm xuống, áp lực đè lên các đĩa tăng trưởng mất đi, và xương mọc dài ra. Một thành viên của nhóm, Kenneth Noonan, cho biết: "Nghiên cứu này chỉ ra rằng tăng trưởng không phải là quá trình liên tục, có những bước nhảy đột ngột xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của cừu và có thể điều đó cũng diễn ra trên người". Trẻ sinh trước 37 tuần dễ bị vàng da
  2. Mặc dù ra đời sớm hơn chỉ 1-2 tuần, song trẻ vẫn có sức đề kháng yếu hơn so với những bé đủ 37 tuần tuổi. Những trường hợp sinh non khi mới được 35 hoặc 36 tuần dễ bị vàng da và giảm glucose huyết hơn. Một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ, đã so sánh tình trạng sức khỏe của khoảng 90 trẻ sinh đủ tháng (từ 37 tuần trở lên) với một số tương đương ra đời sớm hơn 1 tới 2 tuần tuổi. Kết quả cho thấy, nhóm trẻ sinh "hơi non" gặp nhiều vấn đề về sức khỏe hơn. 18 bé mắc đa bệnh, trong khi không có trường hợp đủ tháng nào bị nhiều hơn 1 bệnh. Số trẻ sinh non bị chứng giảm glucose huyết nhiều gấp 3 lần nhóm đủ tháng. Hơn một nửa trẻ thiếu tháng bị vàng da, trong khi chỉ có 37,9% trẻ đủ tháng mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ sinh kém tuần còn dễ bị rối loạn hô hấp, khó giữ thân nhiệt và cần được điều trị bằng nhiều biện pháp khác nhau tốn kém hơn. "Quan niệm trước đây rằng trẻ sinh gần đủ tháng vẫn có sức khỏe như những trường hợp đúng tuổi là hoàn toàn sai lầm. Thực tế là các em có sức đề kháng kém hơn, dễ bị vàng da và giảm glucose huyết hơn", trưởng nhóm nghiên cứu Marvin Wang cho biết. Nguyên nhân ra đời sớm hơn khoảng 1,2 tuần có thể liên quan đến những biến chứng thai kỳ như mẹ bị vỡ nút nhầy, bị viêm nhiễm, có quá nhiều nước ối hoặc bào thai bị hạn chế sức phát triển.
  3. Tuy nhiên, đôi khi việc sinh non 1, 2 tuần là cần thiết vì một số lý do sức khỏe. Trong trường hợp này, các bà mẹ cũng không nên quá lo lắng vì phần lớn bé sẽ vượt qua những ngày đầu khó khăn nhờ các phương pháp chăm sóc hiện đại. Vì sao trẻ bị mập mờ về giới tính? Nhiều đứa trẻ sinh ra có dương vật quá bé hoặc cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng (ái nam ái nữ) mặc dù xét về nhiễm sắc thể, đó là em bé trai. Nguyên nhân có thể là bất thường về hoóc môn hoặc nhiễm sắc thể. Thông thường, những trẻ có nhiễm sắc đồ là 46, XX khi sinh ra sẽ là con gái; trẻ có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ là con trai. Nhưng đôi khi, do những trục trặc trong tiến trình biệt hóa giới (diễn ra trong 6-7 tuần lễ đầu của thai kỳ) nên trẻ 46, XY có cơ quan sinh dục không ra nữ, không ra nam. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này. Hội chứng không nhạy cảm bộ phận với androgen: Hội chứng này ảnh hưởng đến những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY, khiến trẻ sinh ra có cơ quan sinh dục ngoài lớn hơn âm vật nhưng nhỏ hơn dương vật, có thể có dính một phần môi lớn/bìu. Nguyên nhân là có những bộ phận không đáp ứng với androgen. Hai tinh hoàn có thể không di chuyển xuống bìu, lỗ niệu đạo lạc chỗ đến tầng sinh môn. Ở tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ cùng với lông mọc thưa ở mu và nách.
  4. Nếu mắc hội chứng không nhạy cảm hoàn toàn với androgen, những cá thể có nhiễm sắc đồ 46, XY sẽ phát triển cơ quan sinh dục ngoài kiểu nữ, mặc dù vẫn có tinh hoàn trong ổ bụng. Loạn sản không hoàn toàn tuyến sinh dục: Đặc trưng của bệnh này là sự biệt hóa không hoàn toàn tinh hoàn nên thường có cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng khi sinh ra. Ở những bệnh nhân bị loạn sản tuyến sinh dục hoàn toàn, cơ quan sinh dục ngoài lại phát triển theo kiểu nữ do lượng androgen không đủ để nam tính hóa các mầm mống sinh dục. Thiếu hụt enzym 5-reductase: Khi thai phát triển, các tuyến sinh dục biệt hóa để thành tinh hoàn bình thường. Tuy nhiên, những cá thể thiếu enzym 5-reductase không thể chuyển testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) - một chất cần thiết để cơ quan sinh dục ngoài được nam tính hóa bình thường. Kết quả là trẻ ra đời với tinh hoàn hoạt động nhưng dương vật bé giống như một âm vật và bìu giống như môi lớn. Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân cũng có cơ bắp phát triển, giọng nói trầm, dương vật to ra (mặc dầu khó có thể đạt được chiều dài bình thường); có sản xuất tinh trùng nếu tinh hoàn không bị tổn thương. Lông mọc khá nhiều ở mu và nách nhưng không có hoặc ít râu.
  5. Thiếu sót trong sự tổng hợp testosterone: Testosterone được tạo ra từ cholesterol qua nhiều bước chuyển tiếp sinh hóa. Ở một số cá thế, một trong những enzym cần cho sự chuyển tiếp nói trên bị thiếu nên không thể tạo ra lượng testosterone bình thường, mặc dù vẫn có tinh hoàn. Việc thiếu hoàn toàn sự tổng hợp testosterone ở những cá thể 46, XY sẽ sinh ra những trẻ có cơ quan sinh dục hoàn toàn kiểu nữ. Còn tình trạng thiếu không hoàn toàn sẽ khiến cơ quan sinh dục của trẻ bị mập mờ. Thiếu androgen: Hoóc môn này rất cần thiết ở 2 thời điểm phát triển của thai, đảm bảo sự tạo thành một dương vật bình thường. Ở giai đoạn sớm, nó giúp nam tính hóa các mầm mống bài thai, chuẩn bị chuyển thành dương vật và bìu. Ở giai đoạn muộn, nó làm cho dương vật to ra. Nếu thai nhi có bài tiết androgen ở giai đoạn sớm nhưng về sau lại bài tiết ít thì dương vật không phát triển được về kích thước. Trẻ vẫn là con trai thực sự và có 2 tinh hoàn. Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng testosterone thì có thể làm cho dương vật to ra, tuy khó đạt được kích thước bình thường. Thiếu sót về thời điểm biệt hóa: Tiến trình biệt hóa nếu không diễn ra đúng thời điểm sẽ gây trở ngại đến sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục ngoài. Nếu biệt hóa chậm vài tuần, trẻ sinh ra có thể bị mập mờ về cơ quan sinh dục ngoài.
  6. Quá sản bẩm sinh tuyến thượng thận: Trong trường hợp này, androgen nguồn gốc thượng thận quá nhiều, dẫn đến sự không rõ ràng ở cơ quan sinh dục ngoài; trẻ có âm vật to và môi lớn dính nhau trông gi ống như bìu, mặc dù vẫn có nhiễm sắc đồ 46, XY. Có nhiễm sắc đồ hình khảm 45, XO/46, XY: Hình khảm nghĩa là có 2 hay hơn 2 nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thể. Hình khảm 45, XO/46, XY thể hiện bệnh cảnh pha trộn liên quan đến nhiễm sắc thể Y, với sự biệt hóa giới không rõ ràng. Một phần tinh hoàn đã biệt hóa, có androgen bài tiết ở mức độ nhất định, cơ quan sinh dục ngoài không rõ ràng. Trẻ có thể sinh ra với bề ngoài là nam, nữ hay không rõ ràng. Đến tuổi dậy thì, nếu được điều trị bằng liệu pháp estrogen thì trẻ sẽ nữ hóa, điều trị bằng testosterone thì nam hóa. Hội chứng Kinfelter: Xảy ra ở những người có nhiễm sắc đồ 47, XXY. Đến tuổi dậy thì, bệnh nhân có vú phát triển kiểu nữ, bài tiết androgen ít, tinh hoàn bé và tinh trùng ít. Mặc dù bệnh nhân có sự biệt hóa bình thường ở cơ quan sinh dục ngoài nhưng dương vật thường bé hơn so với người bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2