intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phố cổ Hà Nội

Chia sẻ: Đỗ Quang Minh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

207
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hà Nội 36 phố phường - một cái tên đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Hà thành cũng như trong lòng người dân yêu mến thành phố vì hòa bình này. Từ thuở xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành những khu vực dân cư sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phố cổ Hà Nội

  1. GVHD: Lê Quỳnh Chi Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh Bùi Thị Thu Hương Nguyễn Thị Thu Hiền Trần Thị Bích Vân Vũ Thị Quỳnh Vân Nguyến Hải Yến Lớp: A3K18
  2. Hà Nội 36 phố phường - một cái tên đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân Hà thành cũng như trong lòng người dân yêu mến thành phố vì hòa bình này.
  3. Từ thuở xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành những khu vực dân cư sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ.
  4. Từ thế kỷ XV khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán. Rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này. Từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX thành phố đã thiết lập một mạng lưới chợ. Phía đông là khu dân cư, kinh thành, nơi tập trung các phường nghề. 
  5. Khu Phố Cổ từ 1986 đến nay  Buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Các mặt tiền nhà được cải tạo đổi mới - nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng đã được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình đền chùa được tu sửa, không khí tâm linh đã trở lại với khu Phố Cổ.
  6.  Phố cổ phần lớn là nhà một tầng lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn.  Cửa nhà ở khu phố cổ cũng rất đặc biệt, họ dùng loại cửa “thượng song hạ bản" (trên song dưới ván) hoặc cửa lùa bằng gỗ ván đặc rất chắc chắn.  Điều tạo nên sức hấp dẫn của khu phố cổ Hà Nội là những ngôi nhà được xây sát nhau, liền mái, liền tường tạo thành một tổng thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó cùng tồn tại và phát triển.
  7. Nét nổi bật nữa mà ít ai biết đến trong kiến trúc nhà cổ Hà Nội, đó là những gác xép đầy thú vị trong mỗi nhà. Gác xép tạo nên một nét văn hóa độc đáo cho cuộc sống đời thường của người dân Hà thành xưa Cách trang trí nghệ thuật kiến trúc ở phổ cổ có khá nhiều điểm đặc biệt, nó được thể hiện trên phần mái, bờ nóc, bờ dài, trụ biểu và trên bộ khung gỗ của các nếp nhà. Trong mỗi nhà, có nhiều những bức cửa võng, hoành phi, câu đối được chạm khắc sơn son thếp vàng lộng lẫy, các loại hình tượng tròn bằng nhiều chất liệu, nhiều kích cỡ, các bộ cánh cửa bức bàn... có giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao.
  8. Nhắc đến món ngon ở phố cổ Hà Nội ai ai cũng nghĩ tới đầu tiên là ô mai Hàng Đường nổi tiếng Phở là một món chắc chắn du khách sẽ không thể bỏ qua khi tới thăm phố cổ Hà Nội.
  9. Bên cạnh các giá trị văn hóa vật thể về kiến trúc như nhà cửa, đường phố, đền chùa… giá trị văn hóa phi vật thể của Khu phố cổ Hà Nội cũng rất đáng để được nhắc tới. Nó được coi như cái hồn của phố cổ. Hà Nội là đất Kinh Đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ kết tinh, tinh tuý của mọi miền quê. Di sản văn hoá phi vật thể Hà Nội khá đậm đặc, nó đã phản ánh một cách phong phú, đa dạng và chân thực truyền thống sinh hoạt văn hoá của người Hà Nội.
  10. Nghề thủ công Xưa, Phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung nhiều nghề thủ công nhất.  Đó là các thợ thêu,làm trống, thợ tiện, làm mành đúc đồng ,vàng bạc Ngày nay, tuy các nghề thủ công không còn nhiều nữa nhưng từ các tên phố, tên đường ta vẫn thấy bóng dáng của một thời vàng son, của một Hà Nội xưa cũ.
  11. Lễ hội Lễ hội dân gian Hà Nội cổ truyền có một quá trình lịch sử lâu dài và giữ vai trò của một loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng quan trọng ở Kinh Đô Lễ hội cổ truyền Hà Nội còn đậm đà màu sắc lịch sử.  Khu Phố Cổ chính là nơi đã lưu giữ,
  12. Con người Khu phố cổ Hà Nộ i Điều đầu tiên phải nhắc tới trong nét tính cách của họ là sự nhẹ nhàng, thanh lịch trong cách ứng xử. Một nét đặc trưng khác của người Hà Nội chính là sự tinh tế, điều này được thể hiện ngay trong cuộc sống hằng ngày. Người Hà Nội không khó tính nhưng khá kĩ tính. Người Hà Nội rất coi trọng các giá trị truyền thống, đặc biệt là những giá trị văn hóa, đạo đức. Họ tự hào về mảnh đất nơi mình được sinh ra và lớn lên.
  13. Du khách mới đến Hà Nội, dạo qua khu phố cổ - phố nghề sẽ thấy được nét khác biệt giữa Hà Nội và các thủ đô khác mà du khách đã đi qua. Ðặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó. Thí dụ: Hàng Ðào, Hàng Ðường, Hàng Mã, Hàng Thiếc.Hàng Buồm, Hàng Bông…
  14. Phố Tràng Tiền ngày xưa và hiện tại
  15. Thành cửa Bắc xưa và hiện tại
  16. Phố Hàng Đào Phố Hàng Ðào hình thành từ thế kỷ XV, dân ở đây làm nghề nhuộm vải Thời đó họ chỉ chuyên nhuộm màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào... nên có tên gọi là Hàng Ðào Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ .
  17. Phố Hàng Mã Phố Hàng Mã là một trong những con phố buôn bán nhộn nhịp điển hình của Hà Nội xưa và nay. Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, con phố này thực sự trở thành con phố của những âm thanh, sắc màu, ánh sáng dân gian và mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông.
  18. Phố Hàng Ngang Người Pháp xưa đặt tên cho phố Hàng Ngang là “Rue de cantonnais”, phố của những người Quảng Đông người Trung Quốc vào Hà Nội buôn bán, thường là những người cùng quê với nhau, hay tụ hội gần nhau. Phố Hàng Ngang ngày nay nối với Hàng Đào là khu buôn bán sầm uất đặc trưng của Hà Nội
  19. Phố Hàng Buồm Sản phẩm xưa kia của phố là các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Ngày nay trên phố có nhiều cửa hàng bán bánh kẹo, hạt dưa hạt bí các loại, phong phú đa dạng.  trên phố Hàng Buồm vẫn còn nhiều di tích tôn giáo cũng như di tích cách mạng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2