intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biểu hiện đầu tiên của viêm khớp cổ là cổ đau cứng và chứng dính cứng khớp cổ có thể tăng nặng do tư thế ngồi trước máy tính hay các hoạt động khác (là ủi quần áo) không đúng, khiến các đĩa đệm bị ép về phía trước. Do đó, bên cạnh việc rèn luyện và vận động hợp lý việc phòng ngừa và điều trị là rất cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay

  1. Phòng ngừa viêm khớp vai cổ và tay
  2. Biểu hiện đầu tiên của viêm khớp cổ là cổ đau cứng và chứng dính cứng khớp cổ có thể tăng nặng do tư thế ngồi trước máy tính hay các hoạt động khác (là ủi quần áo) không đúng, khiến các đĩa đệm bị ép về phía trước... Vai Vai không phải gánh trọng lượng vì thế nó ít bị viêm hơn cả. Tuy nhiên, ở nam giới trung niên, những người thường xuyên phải làm các công việc nâng vác, chứng bệnh hay gặp là trật khớp. Đó là vì khớp vai có mức độ dịch chuyển không lớn như hông nên các hốc cũng rất hẹp, vì thế các đầu xương có xu hướng bị trượt ra ngoài hay không còn ở đúng vị trí khi bị quá sức. Vai cũng có nguy cơ bị căng cơ hay giãn dây chằng do bất ngờ nâng một vật nặng qua đầu hoặc ném cái gì đó. Phòng ngừa: Sự thoái hóa của khớp vai thực tế là không chỉ ảnh hưởng riêng tới khớp. Nhiều người bị đau vai nhưng là ở các mô mềm xung quanh khớp, đó là vì chúng không được kéo căng vừa đủ. Kết quả là mỏm xương và hốc xương gần nhau quá và các xương bắt đầu chà xát vào nhau.
  3. Dấu hiệu đầu tiên thường là rất khó tự gội đầu. Một biểu hiện thường gặp khác là cứng vai. Điều này diễn ra khi không sử dụng khớp vai thường xuyên và khiến nó bị “tê liệt”. “Tại sao điều này lại xảy ra thì đến nay chưa rõ nhưng có thể là các mô và bao quanh khớp bị viêm và làm cho khớp vai bị “kẹt cứng”, một chuyên gia về khớp vai cho biết. Những động tác hỗ trợ khớp vai: vươn tay qua đầu để vai được vận động. Đánh tay trong khi đi bộ cũng rất tốt. Các nguy cơ: Chúng ta cũng nên bảo vệ vai bằng cách tránh uốn cong vai hay gập vai quá mức. Nếu vai bị uốn cong, khớp sẽ không còn ở đúng vị trí, sẽ nhanh “xuống cấp”. Cổ
  4. Cổ là bộ phận có nhiều cử động và vì thế mà các khớp cổ cũng dễ bị suy yếu. Điều này có thể dẫn tới dính cứng khớp cổ, nơi các đĩa đệm giữa các các đốt sống mất đi chức năng “giảm xóc”. Phòng ngừa: Chứng dính cứng khớp cổ có thể tăng nặng do tư thế ngồi trước máy tính hay các hoạt động khác (là ủi quần áo) không đúng, khiến các đĩa đệm bị ép về phía trước. Theo chuyên gia phẫu thuật Steve Krikler, để phòng tránh bệnh này, đặc biệt là ở nhóm dân văn phòng, dân công nghệ, “Khi ngồi vào bàn, cần phải chú ý chiều cao giữa ghế và bàn làm việc sao cho đầu không phải cúi hay ngầng khi nhìn vào màn hình máy tính”.
  5. Những động tác hỗ trợ khớp cổ: cúi đầu sao cho cằm hướng về phía ngực và rồi ngước mắt lên trần nhà. Làm động tác này 5 lần. Sau đó từ từ quay đầu sang 2 bên hết mức có thể trong 10 lần. Các nguy cơ: Không cúi đầu khi làm việc với máy tính, làm vườn, là quần áo… trong 1 thời gian dài. Mắt cá chân Khớp mắt cá chân là chịu áp lực đầu tiên khi đi hay chạy. Mắt cá nhân cho phép bàn chân di chuyển lên xuống, trong khi khớp sên gót sau khớp dưới sên lại có nhiệm vụ giúp bàn chân di chuyển theo hướng vào trong hay ra ngoài. Viêm mắt cá chân thường gặp ở phụ nữ bởi vì họ thường mang giày cao gót. Vấn đề này thường gặp ở 2 giới khi trong độ tuổi 35-45. Một nguyên nhân khác gây ra viêm khớp mắt cá là do những chấn thương trước đó. Phòng ngừa: mặc dù đi bộ là một cách luyện tập tốt nhưng những người có bàn chân khum hay phẳng thì khả năng hấp thụ áp lực khi đi bộ thường kém hơn, vì thế dây chằng dễ bị ảnh hưởng. Khi dây chằng bị yếu sẽ gây áp lực cho khớp mắt cá trong mỗi bước đi, thậm chí là ảnh hưởng tới cả hệ thống xương chân.
  6. Khoảng 40% chúng ta bị bàn chân bẹt và cứ 10 người sẽ có 1 người mắc chứng viêm khớp do cấu tạo chân đặc biệt này. Để giảm thiểu tất cả các vấn đề, cần mua giày có gót phù hợp để giảm áp lực lên chân. Tránh đi các loại giày dép phẳng hoặc có gót quá cao vì sẽ gây hại cho gót chân. Các động tác hỗ trợ: Cử động chân và mắt cá khi ngồi và vận động các ngón chân lên xuống 10 lần trước khi xoay chúng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Thực hiện điều này mỗi sáng và tối. Các nguy cơ: mang giày không phù hợp với bàn chân hoặc đi giày quá cao. Khuỷu tay Mặc dù khớp khuỷu tay ít bị suy yếu hơn các khớp khác nhưng nguy cơ có thể xảy ra khi nâng các vật nặng. Những vấn đề khác thường gặp là khi tay bị bẻ quặt, gây giãn dây chằng. Vấn đề này cũng thường gặp ở những người chơi tennis hay chơi golf do họ thường xuyên phải ngửa cổ tay hoặc xoay tròn cẳng tay.
  7. Phòng ngừa: Không để tay thực hiện đi thực hiện lại một động tác trong một thời gian dài. Có thể đeo nẹp tay để chấm dứt tình trạng căng dây chằng. Các động tác hỗ trợ: Gập rồi duỗi thẳng tay 10 lần mỗi ngày để rèn luyện dây chằng và gân tay. Nếu dùng máy tính, nên để chuột ở gần người để tránh bị căng cơ, dây chằng do với tay. Các nguy cơ: làm vườn hay bất kỳ công việc nào mà động tác chỉ lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Cổ tay và bàn tay Tình trạng suy yếu thường gặp ở các khớp gốc ngón tay. Phụ nữ lớn tuổi dễ gặp hiện tượng này, có lẽ là do họ làm các công việc chân tay lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Các động tác hỗ trợ: ngón cái dễ bị viêm nhất, đặc biệt nếu phải lặp đi lặp lại các hoạt động như đan lát, thêu thùa vì thế cần thường xuyên nắm mở tay, xoay cổ tay và gập lên gập xuống cổ tay 10 lần mỗi ngày. Các nguy cơ: dùng ngón cái để cầm các đồ vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2