intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 2

Chia sẻ: Nguyen Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

730
lượt xem
116
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG. 1. Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả là loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên cứu tiến hành, thực hiện nhằm xác định rõ bản chất các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện đặc thù về không gian cũng như thời gian.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y HỌC PHẦN 2

  1. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÔNG DỤNG 1. Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả là loại hình nghiên cứu mà nhà nghiên cứu tiến hành, thực hiện nhằm xác định rõ bản chất các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện đặc thù về không gian cũng như thời gian. Nghiên cứu mô tả thông thường bao gồm việc thu thập và trình bày số liệu một cách có hệ thống nhằm đưa ra một bức tranh rõ nét, đầy đủ về một tình hình, vấn đề sức khoẻ cụ thể. Nghiên cứu mô tả giống như người hoạ sỹ vẽ một bức tranh ký hoạ hoặc ta chụp nhanh một bức ảnh tại một thời điểm có không gian cố định. Đây là một trong những phương pháp quan trọng và thường là khởi đầu của các nghiên cứu dịch tễ học. Mô tả một hiện tượng sức khoẻ chính xác mới hình thành được giả thuyết nhân - quả đúng, mới đề xuất được các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. 1.1 Mục tiêu của các nghiên cứu mô tả Nghiên cứu mô tả cần phải đáp ứng ít nhất 2 mục tiêu sau đây: - Mô tả được một hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng sức khoẻ đó. - Phác thảo được giả thuyết nhân quả giữa các yếu tố nguy cơ và hiện tượng sức khoẻ nghiên cứu. 1.2. Những nội dung chính của các nghiên cứu mô tả Nội dung cơ bản của nghiên cứu mô tả là xác định được thực trạng các yếu tố con người và các yếu tố không gian, thời gian cụ thể ở một thời điểm nhất định. 1.2.1. Yếu tố nguy cơ, căn nguyên Yếu tố nguy cơ ở đây được hiểu một cách rộng rãi đó là tất cả những yếu tố nào thuộc về bản chất như: yếu tố vật lý, hoá học, sinh lý, tâm lý, di truyền, khí tượng, các yếu tố kinh tế văn hoá xã hội... mà sự tác động của chúng có thể tạo nên cho cơ thể con người những thay đổi có lợi hoặc đặc biệt là không có lợi về sức khoẻ con người. 1.2.2. Hậu quả Hầu hết các vấn đề sức khoẻ đều có liên quan đến mối quan hệ nhân quả. Để tìm hiểu ta phải nghiên cứu thật đầy đủ về nguyên nhân mới mong xác định được hậu quả có thể của tình trạng phơi nhiễm. Trong mối quan hệ nhân quả, thì hậu quả là tất cả mọi bệnh trạng mà ta quan tâm nghiên cứu, bao gồm các bệnh, khuyết tật và những trạng thái không bình thường của sức khoẻ. Nếu ta tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu trên thì mối quan hệ nhân quả mới có thể xác lập được. 1.2.3. Xác định quần thể nghiên cứu 12
  2. Quần thể nghiên cứu được xác định như sau: - Quần thể định danh - Quần thể phơi nhiễm - Quần thể có nguy cơ - Quần thể có nguy cơ cao. Chọn quần thể nào để nghiên cứu, phụ thuộc mục đích và khả năng nghiên cứu. Thông thường người ta chỉ tiến hành nghiên cứu trên một mẫu nghiên cứu mà mẫu đó được xác định dựa trên một quần thể nhỏ nhất song vẫn đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các quần thể được chọn thường là quần thể phơi nhiễm, quắn thể có nguy cơ, quần thể có nguy cơ cao. 1.2.4. Định nghĩa bệnh trạng nghiên cứu Đây là vấn đề xác định, làm rõ hơn những vấn đề cần và sẽ nghiên cứu. Một bệnh trạng hay một hiện tượng sức khoẻ nào đó, sẽ mô tả đều phải được định nghĩa chính xác và cụ thể nhất, dễ hiểu nhất trên cơ sở các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ rệt. Trong lâm sàng người ta vẫn gọi là tiêu chuẩn vàng. Người làm nghiên cứu sẽ dựa trên những định nghĩa, những tiêu chí này để xác định chính xác vấn đề nhằm tránh sai sót hệ thống không đáng có. Trong nghiên cứu mô tả thì định nghĩa vấn đề sẽ giúp ta giảm bớt các yếu ố nhiễu và chuẩn hoá các chỉ tiêu nghiên cứu. 1.2.5. Mô tả yếu tố nguy cơ Yếu tố có nguy cơ là yếu tố có liên quan hay làm tăng khả năng mắc một bệnh nào đó, có thể là hành vi, lối sống, các yếu tố môi trường, các tác nhân lý, hoá, sinh học gây bệnh... Mô tả rõ ràng các yếu tố nguy cơ của hiện tượng sức khoẻ, mới có cơ sở để phân tích rõ ràng và đầy đủ các yếu tố liên quan với chúng, không bỏ sót và như vậy mới đạt được mục tiêu của công việc mô tả đặc biệt là mô tả tương quan. Nếu thấy mô tả tương quan không chắc chắn thì có thể phải thay đổi bằng các phương pháp khác như mô tả so sánh nhiều nhóm hoặc nghiên cứu bệnh chứng... ta sẽ xác định được các yếu tố nguy cơ. 1.3. Thiết kế nghiên cứu mô tả 1.3.1. Mô tả bệnh từ một trường hợp bệnh Nghiên cứu mô tả trường hợp bệnh là mô tả rất sâu sắc đặc tính của một số giới hạn các “trường hợp”. Một trường hợp cụ thể là một bệnh nhân, một trung tâm y tế hay một làng... Những nghiên cứu dạng này cho ta thấy rõ được bản chất vấn đề mà ta cần nghiên cứu. Nghiên cứu trường hợp phổ biến nhất là trong các lĩnh vực khoa học xã hội, quản lý và y học lâm sàng. Ví dụ, trong y học lâm sàng các đặc tính của một loại bệnh mà cho đến nay vẫn chưa nhận biết rõ cũng có thể được ghi nhận như là nghiên cứu một trường hợp. 13
  3. 1.3.2. Điều tra cắt ngang nhằm định hướng sự phân bố của một số biến số trong quần thể nghiên cứu tại một thời điểm như - Các đặc tính về mặt thể chất của con người, hay môi trường như: - Các cuộc điều tra về tỷ lệ hiện mắc (của bệnh phong, bệnh giun...). - Đánh giá mức độ bao phủ của vấn đề (tiêm chủng, hố xí...) - Các đặc điểm về mặt kinh tế - xã hội của con người như: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con và thu nhập... - Hành vi của con người và sự hiểu biết, thái độ, niềm tin và các quan niệm, có thể giải thích hành vi đó (các nghiên cứu KAP). - Các sự kiện xuất hiện trong quần thể xác định Một cuộc điều tra cắt ngang có thể được tiến hành nhắc đi nhắc lại nhiều lần liên tiếp nhằm đo lường các thay đổi diễn ra theo thời gian của các đặc tính được nghiên cứu. Song song với việc mô tả các hiện tượng sức khoẻ theo ba góc độ là: Con người không gian - thời gian, trong các nghiên cứu dịch tễ mô tả, người ta bao giờ cũng nên mô tả về các yếu tố nguy cơ có liên quan đến hiện tượng sức khoẻ đó. Mô tả về nguy cơ, cũng giống như mô tả về bệnh, có thể mô tả theo định tính và định lượng. Yếu tố nguy cơ cũng phải được định nghĩa rõ ràng, sáng sủa, dễ hiểu, có định mức lương hoá. Trong những đợt nghiên cứu ngang, việc mô tả các yếu tố nguy cơ dễ có thể được thu thập chính xác, nhưng lại cũng có nhiều hạn chế, nhất là đối với các bệnh có khoảng cách từ thời điểm phơi nhiễm đến thời điểm phát bệnh dài. 1.3.3. Mô tả tương quan Mô tả tương quan hay được sử dụng để bước đầu nêu giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa một hiện tượng sức khoẻ và các yếu tố nguy cơ. Đây là một nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải xem xét vấn đề trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác mà ta có thể thấy được hoặc xem xét được. Có thể nghiên cứu với sự tương quan một yếu tố hoặc tương quan đa yếu tố vì trong thực tế có nhiều yếu tố nguy cơ cùng tác động đồng thời hoặc trong từng khoảng thời gian. 1.4. Mối quan hệ nhân quả Người ta coi mối quan hệ này chính là sự tương tác qua lại giữa hai thành phần: yếu tố nguy cơ - bệnh. Đây là điều không thể thiếu được trong giả thuyết nhân - quả. Đôi khi các nghiên cứu thường đi xa hơn bằng cách kết hợp việc mô tả một quần thể nghiên cứu với việc so sánh một số nhóm trong quần thể đó. Việc làm này rất phổ biến, chính vì vậy đôi khi khó phân biệt được danh giới rõ ràng giữa nghiên cứu mô tả và các nghiên cứu so sánh mà người ta thường gọi là nghiên cứu mô tả tìm nguyên nhân. 14
  4. 2. Nghiên cứu phân tích Đây là phương pháp tìm cách xác định tương đối chắc chắn các nguyên nhân hay các yếu tố nguy cơ của vấn đề nào đó. Việc này được tiến hành bằng cách so sánh hai hay nhiều nhóm, trong đó có một số nhóm gặp phải vấn đề đó và một số nhóm khác thì không. Thông thường có hai loại nghiên cứu phân tích là nghiên cứu bệnh chứng và nghiên cứu thuần tập. 2.1. Nghiên cứu bệnh chứng Nghiên cứu bệnh chứng là nghiên cứu xuất phát từ tình trạng bệnh, vấn đề đã biết. Mục đích của nghiên cứu này là làm sao khai thác được các vấn đề có liên quan đến tình trạng bệnh lý đã thấy qua nghiên cứu mô tả. Trên cơ sở kinh nghiệm nhà nghiên cứu sẽ lập một lộ trình để khai thác, hồi cứu những yếu tố liên quan đến bệnh trạng đã biết. Sau đó khẳng định được những yếu tố nguy cơ đối với hiện tượng bệnh lý đó. Nhà nghiên cứu cần thiết lập các nhóm để nghiên cứu, so sánh và đối chứng. Ví dụ một nhóm đối tượng hiện đang có vấn đề (ví dụ trẻ em đang bị suy dinh dưỡng) so sánh với một nhóm khác được gọi là nhóm đối chứng không có vấn đề đó (trẻ em phát triển bình thường) nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ nào đó đã góp phần tạo nên vấn đề đó. 2.1.1. Mô hình, thiết kế nghiên cứu 2.1.2. Lựa chọn nhóm bệnh - Nghiên cứu bệnh chứng dựa trên cơ sở bệnh viện: Nhóm bệnh được chọn từ những bệnh nhân đang điều trị ở một bệnh viện hay một cơ sở chăm sóc y tế. Phương pháp chọn nhóm bệnh này được áp dụng phổ biến vì tương đối dễ và không tốn kém. - Nghiên cứu bệnh chứng dựa trên quần thể: Nhóm bệnh được chọn từ tất cả các bệnh nhân trong một mẫu ngẫu nhiên hay từ quần thể tại một thời điểm hay một khoảng thời gian xác định. 2.1.3. Lựa chọn nhóm chứng 15
  5. Lựa chọn nhóm chứng thích hợp là vấn đề khó khăn nhất trong thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. Không có một nhóm chứng nào tối ưu cho tất cả các tình huống, đặc biệt là sự tương đồng giữa các nhóm bệnh và nhóm chứng. - Nguồn chọn nhóm chứng từ bệnh viện là những bệnh nhân ở cùng một bệnh viện do mắc một bệnh khác chứ không phải là bệnh mà ta nghiên cứu. - Nguồn chọn nhóm chứng từ quẩn thể tổng quát: nhóm chứng từ quần thể đảm bảo sự so sánh tết nhất vì họ xuất phát từ cùng một nguồn mà từ đó ta chọn ra cả nhóm chứng và nhóm bệnh. - Nguồn chọn nhóm chứng là bạn bè, họ hàng, vợ chồng, hàng xóm của nhóm bệnh, ở đây có sự đồng nhất về môi trường sống và tập quán sinh hoạt cũng như sở thích. Tuy nhiên sẽ vẫn nẩy sinh những vấn đề cá biệt mà ta dễ bỏ qua hoặc bỏ sót do chủ quan. - Số nhóm chứng: Lý tưởng là có một nhóm chứng thích hợp và tương ứng với một nhóm bệnh, người bệnh. Nhưng thực tế khó có thể chọn được một nhóm so sánh thích hợp đặc biệt khi nhóm chứng chọn ở bệnh viện. Cần thiết phải sử dụng nhiều nhóm chứng chọn từ các bệnh nhân có chẩn đoán khác nhau. - Số các cá thể của nhóm chứng: Tỷ số giữa các cá thể ở nhóm chứng với các cá thể ở nhóm bệnh tốt nhất là 1/1. Khi tỷ số này tăng lên, sức mạnh thống kê của nghiên cứu cũng tăng lên, nhưng không nên quá tỷ lệ 4/1. * Phân tích nghiên cứu bệnh chứng: Nên thành lập bảng tiếp liên để ứng dụng toán thống kê đánh giá cho chuẩn xác (xem ở phần toán thống kê). Trên cơ sở các nhóm bệnh và nhóm chứng, ta tiến hành phân tích mối quan hệ ngược lại về các yếu tố nguy cơ xem khả năng chịu ảnh hưởng trước đó cũng như một liên quan giữa các yếu tố theo quan hệ nhân quả. Do xuất phát điểm là các nhóm bệnh hoặc nhóm chứng, từ đó ta mới thăm dò ngược lại đối với các yếu tố nguy cơ, cho nên sẽ xẩy ra hai trường hợp có thể làm sai lệch kết quả: Một là: có nhiều yếu tố nguy cơ bị ta bỏ quên hoặc bỏ sót do không tìm hiểu, khai thác kỹ. Hai là: vì thời gian quá lâu nên các tình tiết có liên quan dễ bị mất thông tin, hoặc quên lãng... Trên thực tế trên đây là những khó khăn mà nghiên cứu bệnh chứng thường thường gặp và rất khó khắc phục. Ví dụ khi nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chúng ta muốn tìm hiểu xem các cháu đã được bà mẹ cho ăn sam vào lúc nào hoặc ăn như thế nào...thì đa số các bà mẹ hoặc người nhà chỉ nhớ mang máng rằng hình như cháu được ăn bổ xung vào lúc 3 tháng hoặc 4 tháng gì đó. Các bà mẹ chỉ nhớ được những thức ăn chính chứ không nhớ được những thức ăn mà cháu ít ăn, trong khi có thể thức ăn đó lại có vai trò quan trọng, có thể là nguy cơ thực 16
  6. sự đối với bệnh tiêu chảy của các cháu. 2.2. Nghiên cứu thuần tập Xuất phát điểm của nghiên cứu thuần tập là nhà nghiên cứu lập lộ trình nghiên cứu mà điểm khởi đầu là bắt đầu từ yếu tố nguy cơ đã biết để sau đó xem xét có phải đó là nguyên nhân của sự phát sinh, phát triển một bệnh nào đó hay không. Ta tiến hành chọn một nhóm các cá thể có tiếp xúc (còn gọi là “phơi nhiễm” - exposed) và một nhóm các cá thể không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. Nhà nghiên cứu điều tra cả hai nhóm trong một khoảng thời gian nhất định và so sánh sự xuất hiện của vấn đề mà nhà nghiên cứu cho là có liên quan đến yếu tố nguy cơ để xác định xem trong nhóm có tiếp xúc, vấn đề nghiên cứu có thực sự xuất hiện nhiều hơn hay không. Thông thường thì quá trình nghiên cứu kéo dài và người ta cần phải theo dõi chặt chẽ sự tác động qua lại giữa các yếu tố nguy cơ với vấn đề sức khoẻ dự định sẽ có thể xuất hiện. 2.2.1. Mô hình, thiết kế nghiên cứu 2.2.2. Phân tích đánh giá nghiên cứu thuần tập Việc phân tích, đánh giá cần được tiến hành chặt chẽ, liên tục theo từng giai đoạn để vừa xác minh được tính nhân quả, vừa khắc phục được sự trệch hướng trong nghiên cứu. Mỗi loại nghiên cứu thuần tập cần có cách đánh giá riêng để sao cho mục đích cơ bản của nhà nghiên cứu đạt được hiệu quả. Nghiên cứu thuần tập tương lai và can thiệp thường có cách đánh giá phức tạp hơn cả. Có nhiều lựa chọn để có thể thu được kết quả, song ít nhất ta cũng cần dựa vào bảng tiếp liên để phân tích và được coi như là một biện pháp đơn giản mà vẫn đảm bảo được tính khoa học (xem phần toán thống kê). 2.2.3. Các loại nghiên cứu thuần tập Dựa vào mô hình nghiên cứu, người ta chia nghiên cứu thuần tập thành hai loại: nghiên cứu thuần tập hồi cứu và nghiên cứu thuần tập tương lai. Tuy nhiên, còn có nhiều dạng khác của nghiên cứu thuần tập tương lai như nghiên cứu can thiệp, thử 17
  7. nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng. - Nghiên cứu thuần tập hồi cứu: Với nghiên cứu này tất các sự kiện cần nghiên cứu, tình trạng phơi nhiễm của bệnh đã xảy ra trước thời điểm bắt đầu nghiên cứu, nên ta phải điều tra hồi cứu về tình trạng phơi nhiễm (từ các nhóm phơi nhiễm ta điều tra hồi cứu lại xem có sự xuất hiện chứng, bệnh tương ứng trước đó hay không). - Nghiên cứu thuần tập tương lai: Với nghiên cứu này, tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu các cá thể được chọn vào nhóm nghiên cứu mới bắt đầu tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và như vậy hiện tại cả hai nhóm đều khoẻ mạnh. Ta tiến hành theo dõi một thời gian dài trong tương lai tuỳ thuộc vào mục đích và khả năng nghiên cứu để xem khả năng xuất hiện chứng, bệnh có liên quan mà ta đang cần tìm hiểu ở cả hai nhóm tiếp xúc và không tiếp xúc với yếu tố nguy cơ. - Nghiên cứu thuần tập kết hợp giữa hồi cứu và tương lai. Các thông tin thu thập vừa được theo dõi cả tương lai vừa hồi cứu về quá khứ. Nghiên cứu có ích đối với tất cả các loại phơi nhiễm nên có thể bổ sung những thiếu sót của mỗi loại nghiên cứu. - Một số dạng đặc biệt của nghiên cứu thuần tập tương lai Nghiên cứu can thiệp: Đối với nghiên cứu dạng này, nhà nghiên cứu đã có một can thiệp trực tiếp vào nhóm chủ cứu theo một kế hoạch đã định sẵn trong khi ở nhóm chứng thì không có tác động gì. Tuy nhiên với nghiên cứu dạng này cần có đánh giá nghiêm túc về hiệu quả của can thiệp, mô hình can thiệp và sự chấp nhận, nhân rộng mô hình. Chỉ số hiệu quả được tính theo công thức sau đây: Trong đó: P1 là tỷ lệ có trước can thiệp P2 là tỷ lệ thu được hoặc dự kiến thu được sau can thiệp Thông thường nhà nghiên cứu có thể áp dụng nhiều giải pháp can thiệp do vậy cẩn so sánh đánh giá xem giải pháp nào tốt hơn, hiệu quả hơn. Nếu muốn so sánh hiệu quả can thiệp ta chỉ cần tìm hiệu số của các chỉ số hiệu quả của các giải pháp can thiệp đã được xác định. Ví dụ trường hợp trên chỉ số hiệu quả ưu tiên, tối ưu sẽ là: CSHQ(A) - CSHQ(B)… 2.2.4. Lựa chọn nhóm chứng, so sánh (không phơi nhiễm) Nhóm so sánh phải giống nhóm có phơi nhiễm ở tất cả các yếu tố khác, kể cả có thể liên quan đến bệnh mà người ta gọi là tính tương đồng trừ yếu tố nghiên cứu (yếu tố phơi nhiễm) thì không được giống nhau. Như vậy, nếu không có sự kết hợp thực sự 18
  8. giữa bệnh và yếu tố phơi nhiễm mà ta nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh ở hai nhóm có thể giống nhau… - So sánh bên trong: Nếu nghiên cứu thuần tập dựa trên một nhóm thuần tập toàn bộ và các cá thể được chia thành nhiều nhóm có mức độ phơi nhiễm khác nhau ta áp dụng các nhóm đó so sánh với nhau gọi là so sánh trong. - So Bánh bên ngoài: Đối với nhiều nghiên cứu thuần tập mà người ta muốn so sánh yếu tố phơi nhiễm đặc thù như nghề nghiệp, môi trường đặc biệt... ta phải tìm cách so sánh ngoài, đồng thời nhóm này phải hoàn toàn không có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ mà ta nghiên cứu. - Nhiều nhóm so sánh: Nhiều khi các nhóm so sánh không đủ đặc trưng nên ta phải lấy thêm nhiều nhóm đối chứng để bổ sung sẽ làm tăng giá trị so sánh. 2.3.Ưu nhược điểm của nghiên cứu phân tích So với nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu bệnh chứng nhanh và ít tốn kém hơn song có cái khó là làm sao chọn được nhóm chứng phù hợp, đặc biệt trong ghép cặp các trường hợp bệnh và chứng. Nghiên cứu thuần tập là phương pháp chắc chắn nhất để xác định các mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên thời gian và công sức bỏ ra lại nhiều hơn. Đặc biệt trong các bệnh hiếm việc xác định các trường hợp bệnh rất khó khăn do tần suất xuất hiện thấp. Các đối tượng nghiên cứu thay đổi chỗ ở hoặc công việc cũng là một khó khăn cho nghiên cứu. Để nghiên cứu đạt hiệu quả cao và tránh được những thất thoát trong quá trình thực hiện người nghiên cứu cần xem xét kỹ tính ổn định của quần thể nghiên cứu đồng thời cũng lựa chọn mẫu sao cho đủ lớn và dư lực mẫu một chút. 2.4. Các loại nghiên cứu phân tích khác Một số nghiên cứu khác là các dạng đặc biệt của nghiên cứu phân tích như nghiên cứu can thiệp, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu thử nghiệm cận lâm sàng, lâm sàng. Thực chất đây là cách mà nhà nghiên cứu có một tác động nào đó vào cụm các vấn đề cần nghiên cứu để mong muốn có được một kết quả theo ý muốn hoặc đi theo một chiều hướng tích cực hơn. Ví dụ người ta muốn biết về tác dụng của tỏi đối với bệnh tăng huyết áp là có thực hay không. Một nghiên cứu can thiệp được các tác giả tiến hành bằng cách thiết kế một nghiên cứu thuần tập với việc chọn mẫu và theo dõi 10 năm và sau đó thu được kết quả như sau: - Nhóm uống tinh dầu tỏi 5ml/ngày (vào bữa sáng và tối) có 45 người tuổi từ 40 đến 50. Sau 10 năm có 2 người bị tăng huyết áp. - Nhóm không cho uống tinh dầu thậm chí vào bữa ăn cũng chỉ ăn một vài lát tỏi là cùng (có sự tự nguyện tham gia), có 50 người cũng với tuổi từ 40 đến 50 và có tỷ lệ nam nữ như nhóm trên (cả hai nhóm đều sống ở cùng một thành phố). Sau 10 năm có 7 người bị tăng huyết áp. 19
  9. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Đặt vấn đề Trong nghiên cứu khoa học việc xác lập một đề cương nghiên cứu tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả quá trình nghiên cứu. Muốn xây dựng được một đề cương nghiên cứu nhà nghiên cứu cẩn có những bước chuẩn bị tích cực, đầy đủ và chi tiết. Ví dụ: - Cần phải chọn ra những vấn đề nghiên cứu trong hàng loạt các vấn đề thực tiễn. - Cần phải thu thập thông tin đầy đủ về vấn đề nghiên cứu, qua đó định hướng cho nghiên cứu của mình. - Cần phải xem xét nếu nghiên cứu vấn đề đó thì ta sẽ đạt được kết quả gì và có tác dụng gì cho thực tiễn khoa học cũng như trong đời sống xã hội... 2. Nội dung của đề cương nghiên cứu Về cơ bản đề cương nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: 2.1. Tên đề tài, chương trình hoặc dự án Tác giả nên tìm một tên vừa đủ để thể hiện được nội dung và mục đích nghiên cứu. Tên đề tài nghiên cứu không quá 35 chữ, tốt nhất là khoảng 20 đến 30 chữ. 2.2. Phần hành chính Tác giả, địa chỉ cơ quan, người phối hợp nghiên cứu... 2.3. Nội dung 2.3.1. Đặt vấn đề Phần này phải nêu được tính cấp thiết của vấn đề và đặc biệt là phải nêu được mục tiêu nghiên cứu rõ ràng. 2.3.2. Tổng quan Thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề mình cần nghiên cứu. Qua đó hướng người đọc tập trung vào vấn đề của mình dự định nghiên cứu... 2.3.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Có thể có thêm địa điểm, thời gian, vật liệu nghiên cứu. Phần này mô tả các cách làm, phương pháp làm sao để ta có thể thu được kết quả nghiên cứu. 2.3.4. Dự kiến kết quả nghiên cứu Phần này là nội dung chính để có thể mô tả được toàn bộ các kết quả nghiên cứu sau này theo những nhóm vấn đề cơ bản để trả lời được mục đích nghiên cứu. 20
  10. 2.3.5. Kế hoạch và kinh phí nghiên cứu Phần này nên chi tiết cụ thể các bước tiến hành theo từng giai đoạn và mỗi bước, mỗi giai đoạn cần xác định những công việc cụ thể cùng với chi phí cần thiết. 2.3.6. Dự kiến bàn luận kết quả nghiên cứu Bàn luận kết quả phải dựa vào kết quả nghiên cứu. Trên thực tế ta chưa có kết quả nghiên cứu nên phải dựa vào khả năng có được của các kết quả nghiên cứu để tìm đọc các tài liệu có liên quan. Có làm như vậy sau này ta mới đưa được chính kiến của mình trên cơ sở các kết quả nghiên cứu mà mình sẽ thu được để so sánh với kết quả của các tác giả khác. 2.3.7. Kết luận và kiến nghị Là phần tổng hợp các kết quả nghiên cứu, nên dựa vào mục tiêu nghiên cứu để kết luận, do vậy khi xây dựng đề cương ta chỉ cần viết là “Kết luận theo mục tiêu nghiên cứu”. Tất nhiên phần kiến nghị cũng phải viết là “Dựa trên kết quả nghiên cứu đã thu được”. 2.4. Tài liệu tham khảo Viết theo quy định, đây là những tài liệu tham khảo chính dùng để phục vụ cho việc lập đề cương nghiên cứu. 3. Một số điểm cần lưu ý Trong quá trình hình thành đề cương nghiên cứu cần phải lưu ý một số điểm sau đây: - Khi đặt vấn đề nghiên cứu phải dựa trên một ý tưởng cụ thể, tuy nhiên nhà nghiên cứu phải trả lời được một số câu hỏi: Tại sao hoặc có cần nghiên cứu vấn đề này không? Đã có ai làm nghiên cứu này chưa?... Có như vậy cấp quản lý đề tài mới biết và ủng hộ cho những thuyết minh của nhà nghiên cứu. - Phần tổng quan tài liệu là rất phức tạp đòi hỏi người nghiên cứu phải đọc và hiểu nhiều. Khi làm đề cương nghiên cứu ít nhất tác giả cũng phải biết vấn đề mình nghiên cứu có ai đã và đang làm không để mình tìm hướng đi khác không trùng lặp với các nghiên cứu đó. - Phương pháp nghiên cứu. Đây là vấn đề cơ bản, đảm bảo cho sự thành công của đề tài nghiên cứu do vậy tác giả phải suy nghĩ, tìm tòi mọi phương tiện, phương pháp và tìm ra phương pháp tối ưu nhất để đảm bảo thành công cho nghiên cứu của mình. Ở đây cũng phải xem xét một điều nữa là ai sẽ làm, người đó có khả năng và đủ độ tin cậy hay không. 21
  11. CÁC BIẾN TRONG NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu khoa học ta thường phải tìm tòi nghiên cứu để thu thập được những số liệu cần thiết. Các số liệu này thường tập trung vào các dạng nhóm mà ta có thể gọi là các biến số trong nghiên cứu. Như vậy, biến số là một biểu thức chỉ ra cho ta biết đó là nhóm số liệu gì, ví dụ: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội thì có rất nhiều nhưng ta chọn nhóm số liệu vi khí hậu, nhóm số liệu về tình trạng hôn nhân... mà thông qua việc nghiên cứu các nhóm số liệu này sẽ cho ta những kết quả tương ứng. 1. Phân loại các biến số Có nhiều cách phân loại các biến số, tuy nhiên ta thường phân loại chung chung một cách đại cương theo bản chất hoặc mối tương quan lẫn nhau của các biến số. 1.1 Phân loại theo bản chất Theo bản chất ta có thể phân ra hai loại biến số là định tính và định lượng. 1.1.1. Biến định tính Các biến số này chỉ có tính chất định tính, ví dụ: tuổi, giới, địa chỉ, trình độ.. biến số định tính này cũng phụ thuộc vào tác giả hoặc ở các điều kiện khác nhau. 1.1.2. Biến định lượng Đây là các giá trị mà ta có thể định lượng được theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc Việt Nam. Ví dụ ta có thể cân đo đong đếm được như: nhiệt độ, huyết áp, chỉ số huyết sắc tố... Về mặt khoa học “định lượng” mang tính cụ thể nên vấn đề phương pháp thu thập và phân tích cần hết sức lưu ý, ví dụ: phải dựa trên những kĩ thuật tốt nhất mà khả năng của ta có thể đáp ứng được... 1.2. Phân loại dựa vào mối tương quan Trong y học đây là phân loại hay gặp nhất và thường là quan hệ nhân quả. Dựa vào quan hệ này người ta phân chia thành hai nhóm: - Biến số độc lập: thường là yếu tố nguy cơ, trong mối quan hệ nhân qua với hiện tượng sức khoẻ cần nghiên cứu. Nó được xác định bởi người nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm và sự tham khảo tài liệu. Nó tồn tại một cách độc lập không chịu sự chi phối của các hậu quả mà nó gây nên. Ví dụ: Nóng gây mất nước, mất muối ở người lao động song nó lại độc lập với hiện tượng mất muối ở người lao động, - Biến phụ thuộc: Thường là yếu tố mà người nghiên cứu muốn tham khảo. Nó có thể là hậu quả trong mối quan hệ với nhiều yếu tố khác, cho nên giá trị của nó không phụ thuộc hoàn toàn vào một giá trị nào của các biến ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên, các biến số này thường không có giá trị độc lập trong mối quan hệ mà ta đang 22
  12. nghiên cứu, nó chỉ xẩy ra hoặc tồn tại bởi một hoặc nhiều yếu tố khác. Trong nghiên cứu vẫn tồn tại các yếu tố làm nhiễu biến phụ thuộc. Ví dụ: bệnh Bướu cổ đơn thuần (biến phụ thuộc) do thiếu Iốt, nhưng vẫn có các yếu tố khác làm tăng tỷ lệ bệnh bướu cổ đơn thuần như: độ cứng của nước, hoá chất trừ sâu... 2. Các yếu tố nhiễu Trong nghiên cứu ta có thể gặp rất nhiều yếu tố gây nhiễu kết quả nghiên cứu. Trên thực tế đa số các hiện tượng sức khoẻ thường bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố được biết rõ là nguyên nhân chính gây ra bệnh, tuy nhiên có nhiều yếu tố góp phần làm cho bệnh dễ phát sinh hoặc làm thay đổi tình trạng sức khoẻ. Nếu yếu tố này ảnh hưởng đồng thời với các yếu tố nguy cơ thì nó được coi là yếu tố nhiễu trong một tương quan nhân quả đang được khảo sát. Ví dụ: bụi là yếu tố nguy cơ đối với các bệnh đường hô hấp còn vi khí hậu là yếu tố nhiễu. 3. Ý nghĩa của việc phân loại biến số - Biến số sẽ giúp cho việc xác định các chỉ số nghiên cứu, do vậy việc thu thập và phân tích số liệu chính là làm việc với các chỉ số này. - Biến số sẽ giúp cho việc chọn cách thu thập số liệu - Biến số giúp cho viện lựa chọn các test thống kê thích hợp khi phân tích số liệu - Biến số giúp cho việc chọn cách trình bày số liệu nghiên cứu. Trong nghiên cứu, việc xác lập các biến số cần thiết để tiến hành nghiên cứu nhà nghiên cứu cần thiết phải định nghĩa các biến số sao cho chính xác nhất và dễ vận dụng nhất trên thực tế. Ví dụ về những định nghĩa các biến số Định nghĩa lý thuyết Định nghĩa thiết lập cho Thước đo về các biến số các biến (tức là các chỉ số) Tuổi Tuổi tính theo ngày sinh Liên tục, theo tháng Nồng độ Hemoglobin có Liên tục tính theo giam trên 100ml, tính Lượng Hemoglobin trong mạch máu được tính gần đúng bằng thước đo Hemoglobin Thứ tự: 1. Có tình trạng dinh dưỡng tốt tức là có Cân nặng/tuổi so với đường trên 80% trên mức chuẩn. Tình trạng dinh cong chuẩn trong biểu đồ 2. Tình trạng dinh dưỡng trung bình 60 - dưỡng phát triển 80% ở mức chuẩn. 3. Suy dinh dưỡng nặng: 60% dưới mức trung bình. Thứ tự: 1. Rất hài lòng. Sự hài lòng của bệnh Phản ứng của bệnh nhân với 2. Nhìn chung là hài lòng. nhân từng câu hỏi đặc trưng 3. Một vài vấn đề không. 4. Rất không hài lòng. 23
  13. 5. Không biết. 6. Không trả lời. Tỉ lệ tiêm chủng % trẻ em được tiêm chủng ở Liên tục tức là tỉ lệ cao ≥ 80% lứa tuổi nhất định Trung bình ≥ 60 - 80%. Thấp ≤ 60% Carbonhydrate chính Dạng thức ăn chính Định danh: ngô, khoai, sắn, gạo trong thức ăn 3.1. Những khả năng thay đổi khi định nghĩa các biến thường gặp. - Nghề nghiệp: Nghề nghiệp được phân loại theo chuyên môn được đào tạo hay theo công việc thực tế? Nếu như đã về hưu hoặc thất nghiệp thì nên cân nhắc theo công việc làm nhiều nhất. - Giáo dục: Số năm được đào tạo hoặc lớp học có trình độ cao nhất đã qua, trường đào tạo... - Thu nhập: thu nhập cá nhân hoặc gia đình tính trung bình theo đầu người/năm... - Mật độ dân số. số người trung bình trong một phòng, trong một căn hộ. Những phòng nào không được tính đến (phòng tắm, bếp, vệ sinh, nhà kho...) - Tầng lớp xã hội: Dựa theo nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, nơi cư trú, tiện nghi của gia đình hoặc những quan điểm của bản thân? Dựa trên một hoặc nhiều chỉ số đó. - Tình trạng hôn nhân: Theo tình trạng hôn nhân chính thức (độc thân, có gia đình, goá bụa hoặc ly hôn) hoặc theo tình trạng ổn định (gần nhau thường xuyên hoặc không). - Con cái: Tổng số những lần có thai trước đây hoặc tổng số con đã sinh sống hoặc chết... - Ngày khởi phát bệnh: ngày phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên, hoặc ngày khi có chẩn đoán, hoặc ngày được thông báo... - Xuất hiện bệnh mạn tính: dựa vào thời gian và tiến triển của bệnh có thể xác định là bệnh mạn tính hay không? Chính vì vấn đề này nên có nhiều quan niệm khác nhau và định nghĩa khác nhau. - Còn rất nhiều khái niệm, định nghĩa có thể thay đổi do yêu cầu cũng như thực tiễn nghiên cứu mà những người làm nghiên cứu có thể đề xuất hoặc thay đổi. 3.2. Một số điểm cần lưu ý khi xác định các biến trong nghiên cứu - Trong quá trình nghiên cứu, dù là mô tả hay phân tích thì người làm nghiên cứu cũng nên nghĩ đến quan hệ nhân quả, tức là có cái này xuất hiện hoặc tồn tại thì có thể phát sinh hoặc phát triển cái kia. Khi xác định được mối quan hệ nhân quả thì việc tìm ra đâu là yếu tố nguy cơ, đâu là hậu quả không còn là vấn đề nữa. 24
  14. - Trên cơ sở xác định các nhóm số liệu, các biến trong nghiên cứu ta cũng hình thành ngay hoặc dần dần các phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu sau này. - Dù ta có chuẩn bị kỹ càng đến đâu đi chăng nữa thì trong quá trình nghiên cứu vẫn xuất hiện các biến nghiên cứu mới. Đây là điều chúng ta luôn phải ghi nhớ để xử lý kịp thời và phù hợp, lô gíc vấn đề đã đặt ra khi xây dựng đề cương nghiên cứu ban đầu. 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2