intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương Thức Sản Xuất Châu Á và Vấn Đề Làng Xã Việt Nam

Chia sẻ: Nguyenduc Duyet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

836
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Năm hình thái phát triển xã hội tuần tự tịnh tiến (cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa [1] ) đã được một số lớn các khoa học gia khoa học xã hội hay lý thuyết gia chủ thuyết cộng sản, các nhà Mác-xít (Marxist), hay thậm chí là các chuyên gia Mác học (Marxologe) coi như quy luật phát triển phổ thông. Họ đã thờ ơ hay cố ý bỏ qua một khái luận rất quan trọng và được Marx hết sức quan tâm; đó chính là Phương thức Sản xuất Á châu“ [2]...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương Thức Sản Xuất Châu Á và Vấn Đề Làng Xã Việt Nam

  1. Lược khảo khái luận „Phương thức Sản xuất Á châu“ của Karl Marx và Friedrich Engels Nhân đọc Huyền thọai về một nhà nước tự tiêu vong, nhận thấy tác giả của luận văn có đề cập tới khái luận „Phương thức Sản xuất châu Á“ của Marx, nhưng có lẽ vì lý do nào đó đã không diễn giải tỏ tường hơn được, nên người viết luận đề này mạnh dạn đem kiến thức hạn chế về „Phương thức Sản xuất Á châu“ triển khai để độc giả xa gần cùng tham khảo. Năm hình thái phát triển xã hội tuần tự tịnh tiến (cộng sản nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa [1] ) đã được một số lớn các khoa học gia khoa học xã hội hay lý thuyết gia chủ thuyết cộng sản, các nhà Mác-xít (Marxist), hay thậm chí là các chuyên gia Mác học (Marxologe) coi như quy luật phát triển phổ thông. Họ đã thờ ơ hay cố ý bỏ qua một khái luận rất quan trọng và được Marx hết sức quan tâm; đó chính là Phương thức Sản xuất Á châu“ [2] . Lần đầu tiên Marx và Engels đề cập tới „Phương thức Sản xuất Á châu“ là vào năm 1853, khi hai ông trao đổi thư từ với nhau [3] . Ngoài ra, Marx còn đề cập đến khái luận trên này trong nhiều tiểu luận gửi đăng trên tờ New York Daily Tribune, và đặc biệt triển khai trong luận đề Góp phần phê phán kinh tế chính trị cũng như trong luận đề „các phương thức sản xuất đi trước phương thức sản xuất tư bản“ [4] . Marx đã kiên trì với khái niệm Phương thức Sản xuất Á châu cho đến cuối đời. Xuất xứ của khái luận Phương thức Sản xuất Á châu Khái luận Phương thức Sản xuất Á châu của Marx và Engels được đúc kết từ ba nguồn ý tưởng: Lý luận của các nhà kinh tế học quốc gia thuở ấy như John Stuart Mill và • Richard Jones, mà Marx đã nghiên cứu vào năm 1853 và sử dụng những khái niệm tương tự của họ [5] . Kiến thức lấy từ các tường thuật du lịch, các ký sự chuyên đề các xứ Đông • phương [6] Nguồn kiến thức thứ ba là từ những nghiên cứu về các cộng đồng xóm làng • của nhiều xứ khác nhau trên thế giới, mà hai ông đã đặt trọng tâm nghiên cứu vào ý nghĩa của các cộng đồng này tại các nước Đông phương. [7] Những công trình nghiên cứu đặc biệt này chỉ là những đóng góp hỗ trợ cho công trình nghiên cứu nền ngoại thương của Anh quốc và sự thịnh vượng kinh tế của xứ này. Thị trường Đông phương đã trở thành khu vực ảnh hưởng tăng trưởng của nền công nghiệp Anh quốc. Sự bành trướng xuất cảng hàng hóa Anh quốc đã dẫn tới những xáo trộn sâu rộng nội tại của các xã hội Đông phương. Loạn Thái bình Thiên quốc (Taiping) tại Trung Hoa, cuộc nổi dậy Sepoy tại Ấn Độ đã là những phản ứng trực tiếp hay gián tiếp thêm vào quá trình giải thể đang tăng mạnh của các xã hội nêu trên. Với những kiến thức khai phá, Marx và Engels đã nghiên cứu thí điểm cấu trúc của các „Xã hội Á châu“ đang lâm vào quá trình huỷ diệt. Từ đó
  2. hai ông đã phác thảo đại cương khái luận „Phương thức Sản xuất Á châu“. Những đặc trưng cơ bản của Phương thức Sản xuất Á châu 1. Điển hình, nhưng không tuyệt đối, ở Phương thức Sản xuất Á châu là sự không hiện hữu chế độ tư hữu ruộng đất được nhà nước bảo đảm. Từ đặc trưng này mà cộng đồng xóm làng, dựa trên nền tảng tài sản tập thể của toàn thể cư dân trong xóm làng, đã duy trì được một sự đoàn kết thật gắn bó được thể hiện qua tinh thần kháng chiến luôn thành công chống lại mọi cuộc xâm lăng đẫm máu. 2. Sự gắn bó keo sơn nội bộ của xóm làng từ ngàn xưa đã được tăng thêm sức mạnh qua quan hệ chặt chẽ giữa nghề nông và nghề thủ công. Do đó sinh hoạt của cộng đồng xóm làng là theo hình thức tự cung tự cấp. 3. Do yếu tố „tiền-quyết“ từ những lý do khí hậu và địa lý, nông nghiệp ở những xứ Đông phương buộc phải có những công trình thủy lợi quy mô; do đó mà công trình dẫn thủy nhập điền đòi hỏi phải có quyền lực t ập trung mạnh với tư cách là trung tâm điều khiển thủy lợi, nơi tạo dựng ra những kiến trúc thủy lợi rộng lớn, bảo quản đê điều, sông đào và những hồ chứa nước. [8] 4. Vì những lý do vừa nêu trên mà nhà nước với tư cách là kẻ tổ chức thủy lợi đã có thể thu hoạch phần lớn sản phẩm thặng dư xã hội, và điều này khiến sinh ra các tầng lớp xã hội hưởng thụ những sản phẩm thặng dư, đồng thời cũng tiêu biểu cho lực lượng thống trị (ở đây hình thành khái luận „Chuyên chế Đông phương“). Việc nhà nước Đông phương chiếm hữu đa phần sản phẩm thặng dư xã hội thực ra đã dẫn đến một sự ổn định căn bản nơi quan hệ sản xuất, nhưng cũng đã làm giảm dần sự phát triển sức sản xuất. Trong tác phẩm Khái quát về sự phê phán kinh tế chính trị đã được đề cập đến, tất cả những đặc trưng vừa nêu trên, mà đặc biệt vai trò thủy lợi, có một tầm quan trọng đối với các xã hội Đông phương. Ngoài ra, còn có một loạt những luận điểm bổ sung làm sáng tỏ cho khái luận của Marx và Engels về Phương thức Sản xuất Á châu. Trong những luận điểm bổ sung, điều đáng chú ý là sự nhấn mạnh của Marx về sự phát triển của các đô thị Đông phương nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của các Đế chế hay các Đô trưởng [9] . Điều này có nghĩa là sản xuất chỉ nhằm tạo ra giá trị tiêu dùng. [10] Nhưng đáng lẽ ra sự sản xuất hàng hóa đô thị phải tạo ra giá trị trao đổi, làm bàn đạp cho sự thống trị của tư bản. Nếu sức mạnh của tiền tệ trong các xã hội Á châu - vốn chưa công nghiệp hóa - trở thành yếu tố thống soái, thì ngược lại quyền lực ấy lại đưa tới sự ngự trị của nông thôn đối với thành thị. [11] Hay nói một cách khác, là sự cấu trúc đặc biệt của Phương thức Sản xuất Á châu - sự ngự trị của nông nghiệp và một trung tâm quyền lực tập trung [12] đối với đô thị - đã ngăn cản sự bành trướng tự do của tư bản. Điều này không có nghĩa là dẫn tới một thế giậm chân tại chỗ của sức sản xuất, mà chỉ đưa tới một sự phát triển trễ
  3. nải. Nhìn lâu dài nó sẽ mang đến cho các dân tộc dựa vào phương thức sản xuất này nhiều hậu quả nghiêm trọng [13] . Khi nghiên cứu về „Xã hội Á châu“, điển hình là Ấn Độ, Marx đã đi đến kết luận: Một nhà nước Á châu được ra đời do nhu cầu bức thiết phải kiến tạo những công trình thủy lợi qua sự điều khiển của các kẻ thống trị, và sự tồn tại lâu dài của cái nhà nước này là nhờ sự hiện hữu của tình trạng dân cư sống phân tán tụ tập thành những đơn vị xóm làng tự cung tự cấp dựa trên cơ sở keo sơn giữa tiểu nông và thủ công gia đình [14] . Khi phân tích xã hội Trung Hoa vào những thập niên 50 của thế kỷ 19 Marx cũng đã lưu ý đến cấu trúc kinh tế của xã hội Trung Hoa. Cấu trúc này dựa vào sự hài hòa giữa tiểu nông và nền thủ công gia đình. Ở cả hai xã hội Marx đều có một khẳng định chung là sự khiếm khuyết tư hữu ruộng đất tại các cộng đồng làng xóm. Ở hai xã hội này chỉ tồn tại chế độ công điền, công thổ làng xóm. [15] Nhìn vào xã hội Nga thuở ấy, Marx cũng đã thấy có nhiều điểm tương đồng như truyền thống, các cơ cấu xã hội, những nền tảng và quan hệ của nó. Tuy nhiên Marx chỉ mô tả nó là „bán Á châu“ hay „rối loạn bán Đông phương“ [16] . Marx và Engels đều khẳng định thuở ấy phương thức sản xuất tại Đông phương không phải là Phương thức Sản xuất Phong kiến. Hai ông vẫn khẳng định, mặc dù ở Ấn Độ hay sau này tại Trung Hoa có thấy hình thức sở hữu ruộng đất, nhưng không có quyền tư hữu, tại hai xứ này không tồn tại Phương thức Sản xuất Phong kiến. Marx lập luận rằng trong „Hệ thống Á châu“ thực sự chỉ có Nhà nước là tư hữu chủ ruộng đất duy nhất. [17] Ở đó không tồn tại chế độ tư hữu ruộng đất, măc dù hiện hữu chế độ sở hữu cá thể hay sở hữu tập thể ruộng đất cũng như quyền sử dụng và thụ hưởng hoa lợi từ đất đai. [18] Xuất phát từ quan điểm trên, Marx đã cảnh cáo việc quy kết chế độ sở hữu ruộng đất tại Á châu, cũng như Ai Cập, vào chế độ sở hữu của chế độ nô lệ hay nông nô Tây phương. Trong „Hệ thống Á châu“, Marx xem ngay những nông dân sở hữu ruộng đất „au fond“ (căn bản) cũng là tài sản, những kẻ nô lệ của nguyên thủ các cộng đồng Đông phương. Ngược lại với chế độ chiếm hữu nô lệ thời cổ đại, bằng các hình thức tản quyền của quyền lực phong kiến, Marx đã đi tới định luận về quan hệ giữa nền chuyên chế Đông phương với khối quần chúng quan trọng của xã hội, là mối quan hệ „Nô lệ nhà nước phổ thông“. [19] Diễn tiến quan điểm của Engels Trước khi những luận điểm về Phương thức Sản xuất Á châu của Engels ở cái thời thọat kỳ thủy cùng cộng tác với Marx dần dần biến mất trong tác phẩm Der Ursprung der Familie, des Privateigentums und des Staates (Nguồn gốc gia đình, tài sản tư hữu và nhà nước) thì sự đóng góp của ông về mặt lý thuyết cho khái luận Phương thức Sản xuất Á châu ở cái buổi ban đầu rất rõ nét.
  4. Engels đã nhất trí với Marx về nét đặc trưng của xã hội Nga, là sự cô lập các cộng đồng xóm làng và bao trùm lên họ là hình thức tập trung của nền chuyên chế. Ông đã đóng góp khá quan trọng vào phân tích xã hội Nga của Marx ở những thập niên bảy mươi: khía cạnh chuyên chế Đông phương rõ hơn là nền chuyên chế Nga hoàng [20] . Phát triển rộng hơn Marx trong tác phẩm Anti-Dühring (Chống Dühring), Engels có khuynh hướng cho rằng chức năng xã hội-hành chánh tại các xã hội bộ tộc và Đông phương có thể sẽ tiến tới vị trí giai cấp thống trị. Ông nhấn mạnh các nền chuyên chế từ Ba Tư cho tới Ấn Độ, dù cho được hình thành rồi lại bị hủy diệt, đều là những doanh nhân tổng thể của các công trình thủy lợi cho các lưu vực sông ngòi mà không có họ sự canh tác ruộng đồng không thể hiện hữu được. [21] Ở đây cần lưu ý mấy điểm: Quan điểm trước của Engels là các nền chuyên chế Đông phương với chức • năng quản trị thủy lợi sẽ tồn tại hàng ngàn năm, một khi các cộng đồng xóm làng vẫn ổn định, không hề thay đổi [22] . Trong tác phẩm Ursprung…, „Xã hội Á châu“ là một trong những trật tự xã • hội lớn nhưng đã không được Engels đề cập và khảo luận tiếp. Khi phân tích nguồn gốc của nhà nước, Engels đã không hề nhắc tới họat động có tính cách chức trách xã hội của nền chuyên chế Đông phương. [23] Phương thức Sản xuất Á châu, một hình thái kinh tế xã hội đối kháng, đã tồn tại trong suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam cho tới thời Pháp thuộc Tất cả các đặc trưng của Phương thức Sản xuất Á châu như Marx đã phác thảo [36] đều thấy nổi bật tại Việt Nam: Không tồn tại tư hữu sản ruộng đất được nhà nước bảo đảm tính cách độc • lập. [37] Nền kinh tế tiểu nông mang đậm tính chất tự cung tự cấp dựa trên nền • tảng sở hữu công cộng ruộng đất của xóm làng gắn liền với nghề thủ công gia đinh. Thực sự thì quyền tối cao duy nhất về ruộng đất là quyền vương hữu. [38] Vì lý do địa dư và khí hậu nông nghiệp tại Đông phương nói chung và Việt • Nam nói riêng cần phải có những công trình thủy lợi quy mô. Xây dựng bảo vệ những công trình đê điều, hệ thống dẫn thủy nhập điền, chống úng thủy, vv..., tạo và tăng năng suất sản lượng nông nghiệp ở cả một khu vực rộng lớn không thể là công việc của một cá nhân hay một làng, một phủ huyện mà phải cần một trung tâm quyền lực mạnh đóng vai trò “điều hành, quản lý” (manageriale Funktion). [39] Chính vì những điều kiện sản xuất thiên nhiên của Việt Nam và nhu cầu tổ • chức đời sống xã hội như trên đã mô tả mà một nhà nước đã ra đời với chức năng “điều hành công vụ xã hội”. Hạ tầng cơ sở của Phương thức Sản xuất Á châu tại Việt Nam đã buộc xã hội phải có một thượng tầng tương ứng: đó chính là nền chuyên chính Đông phương, hay diễn tả một cách khác, là chế độ “chuyên chế tập quyền quan liêu”. [40] Bộ máy quan liêu này trong
  5. suốt chiều dài của lịch sử Việt Nam cho tới thời kỳ Pháp thuộc đã có khả năng tước đọat những sản phẩm thặng dư của công xã nông thôn qua những phương thức áp chế phi kinh tế và mặc nhiên nắm quyền thống trị. Bộ máy quan liêu này và cấu trúc công xã nông thôn thấm đậm tính chất thị tộc [41] mà về khía cạnh kinh tế là đối kháng, nhưng về mặt chính trị xã hội lại nhượng bộ nhau ở một giới hạn nhất định. Công xã nông thôn có những “lệ làng” riêng mà nhà nước không quan tâm tới. Chỉ khi nào “gió nổi can qua” cát cứ địa phương, nhà nước sẽ thẳng tay đàn áp. Phương tiện sản xuất - ruộng đất - thuộc quyền vương hữu tuyệt đối. Nhà nước không bao giờ dung tha khuynh hướng chiếm hữu ruộng đất biến thành tư điền tư thổ mang tính triệt để. Phương thức Sản xuất Á châu trong thời kỳ Pháp thuộc Khoảng những thập niên đầu của chế độ thuộc địa là thời kỳ thực dân Pháp ổn định nền cai trị tại Việt Nam. Bình định về quân sự, tiến hành xây dựng một số công trình có tính cách chiến lược như thiết lập tuyến đường hỏa xa, trục lộ giao thông cho các loại xe cơ giới lên vùng cao nguyên, v.v… Khoảng đầu thế kỷ 20, nguồn tư bản Pháp mới đổ vào Việt Nam nhưng không nhằm mục đích canh tân hóa thuộc địa mà chỉ muốn bóc lột. Chương trình đầu tư, ngân sách dành cho xây dựng hạ tầng cơ sở tại thuộc địa được duyệt y, nhưng nặng sắc thái chính trị, tài chính hơn là ý nghĩa kinh tế. Một bộ máy quan liêu quá cỡ đã được thành hình. [42] Chế độ thuộc địa dưới thời Toàn quyền Doumer (1897- 1902) được thể hiện qua hai tính chất: tạo cơ sở đầu tư cho tư bản tài chính và hình thành một tầng lớp quan lại thực dân cai trị. Tư bản đầu tư tại Việt Nam không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu kinh tế của thuộc địa, mà nhắm vào đạt lợi nhuận cấp thời cho các nhà đầu tư Pháp. Thực dân Pháp không quan tâm thật sự đến sự phát triển thuộc địa. Nhịp độ, định hướng phát triển một số lãnh vực như các tuyến hỏa xa, khai thác mỏ, v.v... cho thấy tính cách bất bình thường [43] . Lợi nhuận tư bản Pháp thu được không được đầu tư trở lại tại Việt Nam, mà được chuyển ra ngoại quốc. Việt Nam trước sau chỉ là một thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc. Hàng công nghiệp của chính quốc đưa sang tiêu thụ tại Việt Nam đã gây 3 tác hại cho nền kinh tế thuộc địa: Qua sự cạnh tranh hàng hóa của chính quốc nền thủ công của bản địa đã • phần nào bị suy thóai. [44] Ngăn cản sự xây dựng một nền công nghiệp hiện đại năng xuất cao với • vốn của tư bản phương Tây. [45] Kìm hãm sự phát triển của nền công nghiệp với tư bản bản địa. [46] • Những lập luận trên cho ta thấy mặc dù nguồn tư bản Pháp chảy vào Việt Nam, nhưng phương thức sản xuất tư bản không thật sự triển khai có bài bản sâu rộng tại thuộc địa. Nó đã biến thái. [47] Nền kinh tế tiền tệ, bước đầu xây dựng nền công nghiệp, xuất hiện những khu vực canh tác nông nghiệp rộng lớn kèm theo những
  6. ảnh hưởng tư tưởng Tây phương đã làm cho xã hội truyền thống Việt Nam xáo trộn ở một mức độ khá lớn nhưng không hoàn toàn xóa bỏ triệt để được Phương thức Sản xuất Á châu. [48] Về chế độ chiếm hữu ruộng đất, chỉ còn tồn tại loại công điền công thổ. Các lọai lộc điền, quân điền đã được tư hữu hóa hoặc khoán nhượng. Tuy nhiên, phương thức phát triển tư điền buổi ban sơ không thông qua bóc lột. Sự hình thành của nó thể hiện qua mấy phương cách sau đây: Điền thổ được nhà nước thực dân tặng cho các cộng sự viên đắc lực trong • quá trình ổn định nền thống trị của thực dân Pháp tại Việt Nam. Ruộng đất thuộc công xã trước kia nay bọn quan lại triều đình cũ hay đám • cường hào nơi xóm làng cưỡng chiếm làm tư điền. Đất đai được chính quyền thực dân nhượng quyền sử dụng. [49] • Diện tích công điền, công thổ của các công xã nông thôn đã bị thu hẹp lại tương xứng. Tại miền Bắc, theo thống kê chỉ còn lại 20% công điền, miền Trung 25%. Ở những công xã nông thôn ven biển tỉ lệ công điền cao hơn, đạt 77,5%. [50] Nhìn chung, nền tiểu nông, gắn bó với thủ công gia đình tại các công xã nông thôn miền Bắc và miền Trung, trong thời gian Pháp thuộc, vẫn đóng vai trò chủ đạo. [51] Nền thủ công xóm làng vẫn sử dụng sức lao động nơi thôn dã là chính và phục vụ cho nền kinh tế tự cung tự cấp. Sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu xóm làng. Một phần rất nhỏ sản phẩm được đưa tới chợ do người sản xuất trực tiếp mang đi trao đổi. Người ta không bao giờ nghĩ tới kiếm nhiều lợi tức bằng cách cải tiến vật liệu hay đầu tư sức lao động nhiều hơn. [52] Thị trường không phải là mục tiêu của sản phẩm thặng dư. Tại các công xã nông thôn, người ta nhận thấy từ thời Pháp thuộc và sau khi hình thành một cơ chế chiếm hữu đại điền địa đã tồn tại một quan hệ sản xuất của một tầng lớp sở hữu tư điền bóc lột nông dân không được bắt nguồn từ quá khứ. Chế độ chiếm hữu ruộng đất với quy mô rộng lớn được ra đời do sự thâu tóm các loại lộc điền, quân điền, công điền công xã, sau cùng là ruộng đất của trung bần nông. Chính quyền thực dân buổi ban đầu đã ủng hộ khuynh hướng hình thành cơ chế ruộng đất này do tinh thần hình thức của luật nước Pháp và do vô ý thức. [53] Thực tế đã cho thấy cơ cấu đại điền địa về phương diện kinh tế đã không có hiệu quả nhiều, nên về sau chính quyền Pháp dự tính dùng luật để triệt tiêu cơ chế chiếm hữu kiểu đại điền địa này và chia cho tiểu nông gia. [54] Như thế đủ biết phương thức sản xuất kiểu đại điền địa này không đủ mạnh đẩy lùi được Phương thức Sản xuất Á châu trong thời gian Pháp thuộc. Công xã nông thôn vẫn tồn tại với cơ chế tự cung, tự cấp và cấu trúc chính trị làng xóm vẫn không thay đổi. Đại diện cho làng xóm vẫn là anh lý trưởng, thực thi những nhiệm vụ truyền thống như thu thuế và chịu trách nhiệm với chính quyền thuộc địa về các công vụ xã hội như trong quá khứ. Hội đồng hương chánh, kỳ mục và các chức sắc tại các làng xóm vẫn hoạt đông như xưa. Bộ máy quan lại của triều đình vẫn được sử dụng nhưng dưới quyền kiểm sóat của các quan thực dân.
  7. Duy trì Phương thức Sản xuất Á châu ở giai đoạn 1945-1954 Nhìn chung, chính quyền thực dân, tầng lớp tân địa chủ, các quan lại triều đình cũ, các chức sắc nơi xóm làng đã tước đọoạt thành quả lao động thặng dư của xã hội qua các lọai thuế khóa. Nông dân bị bóc lột qua tô tức cũng như công sai cho chính quyền thuộc địa và tạp dịch cho các địa chủ lớn nhỏ. Như vậy, ta thấy trong xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc đã tồn tại song song 2 phương thức sản xuất: phương thức sản xuất thuộc địa và phương thức sản xuất Á châu đã bị suy yếu, vẫn trễ nải trong quá trình triệt tiêu để nhường chỗ cho một phương thức sản xuất với cấu trúc tư hữu hóa một cách triệt để về kinh tế nói chung và về ruộng đất nói riêng. [55] Vào giai đoạn đầu của cuộc trường kỳ kháng chiến, hình thái kinh tế xã hội Việt Nam vừa thoát thai khỏi chế độ thuộc địa không có một sự thay đổi nào đáng đề cập. Phương thức sản xuất vẫn mang đậm tính “bán Á châu”. [56] Trong quá trình chiến tranh giải phóng, để động viên tầng lớp nông dân cống hiến cho cuộc Kháng chiến, một số chính sách ruộng đất đã được thực thi [57] , đồng thời cũng nhằm tăng năng xuất sản lượng phục vụ cho cuộc chiến. Một cuộc cải cách ruộng đất thật sự triệt để chưa có thể tiến hành được vì ly do chiến cuộc. Ở thời điểm khi cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan quyết định, khẩu hiệu “người cày có ruộng” được thực thi. Người nông dân canh tác đã nhận được ruộng đất phân chia . Nhưng mục tiêu thực sự của cuộc cách mạng nông nghiệp là giải phóng sức sản xuất nơi thôn xóm ra khỏi cấu trúc truyền thống, có nghĩa là cấu trúc đã suy thoái của Phương thức Sản xuất Á châu hay cấu trúc “bán Á châu”, đã không được coi trọng. Thật sự nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó chỉ muốn đạt được một tác dụng tâm lý nơi tầng lớp nông dân để họ dồn hết nhân, vật lực cho giai đoạn dứt điểm của cuộc chiến. Phục hồi Phương thức Sản xuất Á châu sau 1954 Tiến hành một cuộc cách mạng nông nghiệp triệt để là cần thiết ở vào giai đoạn lịch sử sau 1954, nhưng phải dựa trên phân tích Mácxít chính thống về sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội. [58] Khi Marx và Engels nghiên cứu các xã hội nông nghiệp như Trung Hoa và Ấn Độ, hai ông đã quan tâm rất nghiêm túc tới những đặc điểm về cấu trúc điền địa của những xã hội này. Khi Marx phát hiện hai hình thức sở hữu điền địa do thực dân Anh kiến tạo tại Ấn Độ, ông đã mô tả hai kiểu tư hữu điền địa “Samindari” và “Raiatwairi” là những hiện tượng ghê tởm, nhưng đó lại là hai hình thức tư hữu ruộng đất nổi trội mà các xã hội đậm nét Phương thức Sản xuất Á châu cần phải có. [59] Mục tiêu chính của cuộc cách mạng điền địa tại các xã hội với Phương thức Sản xuất Á châu là giải phóng lực lượng sản xuất ra khỏi sự kìm kẹp của cấu trúc Phương thức Sản xuất Á châu, nâng cao sức sản xuất nông nghiệp, chứ không phải tiền hành một cuộc đấu tranh giai cấp tại nông thôn. Theo quan điểm của Marx thì sự hình thành các giai cấp đối kháng nằm trong phạm trù bóc lột cổ điển tại các xã hội mà Phương thức Sản xuất Á châu rất mờ nhạt, thậm chí không xuất hiện. [60] Do không thấm nhuần khái luận Phương thức Sản xuất Á châu của Marx nên đã có lầm lẫn mâu thuẫn giữa quan hệ thống trị với các tầng lớp bị trị, với mâu
  8. thuẫn kinh tế đối kháng giữa giai cấp sở hữu điền địa với tầng lớp nông dân. [61] Sau khi chia ruộng đất, người nông dân chỉ được hưởng quyền chủ sử dụng, còn trên danh nghĩa sở hữu vẫn thuộc nhà nước. Trong khi đó, việc thực thi khẩu hiệu “người cày có ruộng” phải nhằm mục đích tư hữu hóa triệt để, vốn là điều kiện tiên quyết để giải phóng sức sản xuất, công phá nền tảng kinh tế của Phương thức Sản xuất Á châu, nâng trật tự nông nghiệp lên một mức cao hơn trước. [62] Sau khi kết thúc đợt đầu tiên về cải cách ruộng đất vào năm 1955, nhà nước đã bắt đầu tiến hành dần tập thể hóa và quốc hữu hóa đất đai. Thành lập hợp tác xã nông nghiệp, và cao hơn một mức là các nông trường tập thể. Tất cả đã được kiến tạo kèm theo một chiến dịch vận động trên qui mô toàn quốc, và do không khai phóng được tư duy khi phân tích hình thái kinh tế xã hội nên đã giáo điều rập khuôn, mà hậu quả đẫm máu của cải cách ruộng đất đã quá hiển nhiên. [63] Tập thể và công hữu hóa nền kinh tế dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt trên lãnh vực nông nghiệp, theo quan điểm của các nhà lãnh đạo Đảng, là điều kiện tiên quyết, cần thiết để kiến tạo một quan hệ sản xuất mới. [64] Một hạ tầng cơ sở với Phương thức Sản xuất Á châu không bị phá vỡ, ngược lại còn được phục hồi, thì nhà nước Xã hội Chủ nghĩa bắt buộc phải biến thái sang một nhà nước chuyên chế quan liêu của một thiểu số hưởng đặc ân, thống trị, bóc lột toàn bộ các tầng lớp nhân dân còn lại kể cả giai cấp công nhân. Như vậy, quá trình phục hồi Phương thức Sản xuất Á châu sẽ tạo nên một nhà nước toàn trị quan liêu và một tập thể nô lệ phổ thông như Marx đã dự phòng, [65] và cả Lenin trước Cách mạng tháng Mười cũng đã đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Hậu quả của sự “phục hồi Phương thức Sản xuất Á châu”, đặc biệt tại Nga nói riêng, tại Liên Bang Xô Viết trước kia nói chung, đã dẫn tới sự cáo chung của Liên Xô và theo sau là cả một khối trên thực tế đã tồn tại và được ngộ nhận là Xã hội Chủ nghĩa. Tháng 12.2005 © 2005 talawas Ở đây không đề cập đến những nhà Mácxít thuộc hai trường phái khác nhau của [1] Đệ nhị Quốc tế tiêu biểu như Kautsky và Bernstein. Vì Lenin ngay từ buổi ban đầu đã tiếp thu rõ nét khái luận “Phương thức Sản xuất Á châu“ của Marx và Engels, nên người viết bài này chỉ đề cập đến Lenin và những nhà Mácxit Nga cùng thời và sau khi Lenin tạ thế. Trong tác phẩm Der Ursprung…, MEW, Bd. 21, Berlin, 1969 (Nguồn gốc gia [2] đình…, Toàn tập, tập 21), Engels hầu như không nhắc đến Phương thức Sản xuất Á châu. Nổi bật của tác phẩm là những ý tưởng chính Engels dựa vào ý tưởng của Morgan Lewis H. trong tác phẩm Ancient Society or Researches…. through Barbarism to Civilisa-tion, Chicago, 1877 (Xã hội Cổ Đại hay Khảo cứu… qua những thời đại man dại đến thời văn minh) có kết hợp với một số quan điểm của Marx. Khi đề cập đến nguồn gốc nhà nước, Engels đã cố ý quên đi đặc thù „điều hành công vụ xã hội“ (gesellschaftliche Amtstätigkeit oder manageriale Funktion), nền tảng của sự thống trị chính trị nói chung và của nền chuyên chế Đông phương nói riêng. Xem Karl A. Wittfogel, Die Orientalische Despotie, Köln/Berlin, 1962,
  9. bản chánh tiếng Anh: Oriental Despotism (Nền Chuyên chê Đông phương), trang 479. Lenin, Werke, Berlin, 1961/65, Bd.1, (Lenin, Toàn tập, tập 1), trang 121. [3] Sđd., tập 3, trang 56. [4] Sđd., tập 6, trang 43. [5] Sđd., tập 13, trang 300+. [6] Sđd., tập 17, trang 31. [7] Sđd., tập 18, trang 145. [8] Lenin, Ausgewählte Werke, 2 Bde, Bd.1, Berlin, 1955 (Tuyển tập, 2 tập, tập 1, [9] trang 679). Với lập luận này, Lenin đã thấm nhuần sâu sắc khái luận Phương thức Sản xuất Á châu của Marx và Engels. Lenin, Toàn tập, sđd., tập 25 và 22. [10] Lenin, Vortrag über den Staat, Berlin, 1929, (Diễn văn về Nhà nước). Lenin dùng [11] khái niệm „Chủ nghĩa Xã hội hiện đại“ (moderner Sozialismus) chứ không dùng khái niệm „Chủ nghĩa Xã hội khoa học“ (wissenschaftlicher Sozialismus) như các tiền bối đã từng phân tích và đúc kết thành hệ thống lý luận. Lenin, Toàn tập, sđd., tập 5, trang 271, 275. Marx là một lý thuyết gia; Lenin, tuy [12] có viết nhiều tác phẩm, nhưng nhìn chung thiên về phần chiến lược và chiến thuật. Lenin, Sđd., tập 4, trang 350. [13] [14] Plechanow, G., Protokoll des VereinigungsParteitags der RSDAP in Stockholm 1906, Moskau, 1907, (Biên bản Đại hội Đảng thống nhất Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, 1906 Mạc Tư Khoa), trang 116. Vào thời điểm Cách mạng tháng Mười, nước Nga mới có độ chừng 3 triệu công [15] nhân công nghiệp (bao gồm cả công nhân lưu manh „Lumpenproletarier“?) so với dân số lúc đó khoảng chừng 140 triệu. Đến 1921, trải qua nội chiến, chỉ còn lại khoảng ¼ triệu. Chính Lenin cũng phải thú nhận rằng „giai cấp vô sản Nga đã bị xem hầu như không tồn tại nữa“ (xem: John Molyneux, Was ist Marxismus? [Chủ nghĩa Mác là gì?]) mạng linksruck.de/zeitung/archiv. Trong khi đó, theo học thuyết của Marx và Engels giai cấp công nhân phải chiếm đa số tổng dân số (ungeheure Mehrzahl) và còn không chủ hữu một chút tài sản nào trừ sức lao động thì mới tạo cách mạng vô sản được (xem: Marx và Engels, Das Kommunistische Manifest, 1848, [Tuyên Ngôn Cộng Sản], 1848). Lenin đã lấy giai cấp nông dân (5/6 dân số, 70% mù chữ) thay thế (Xem: W. Leonhard, Die Dreispaltung des Marxismus [Tam hướng phân hóa chủ nghĩa Mác], Düsseldorf/Wien, 1970) và đặt vấn đề „liên minh“, chỗ dựa cho giai cấp vô sản quá ít ỏi. [16] Xem Plechanow, Sđd., trang 45. Lenin, Toàn tập, sđd., tập 28, trang 401. [17] Lenin, Tuyển tập, sđd.,tập 2, trang 846. [18] Điển hình là phong trào 4.5.1919 chống lại Hiệp ước Versailles mà theo đó nước [19] Đức đã phải nhường lại tất cả những nhượng địa của họ tại Trung Hoa cho Nhật. Năm 1927, 1928, Tưởng Giới Thạch đàn áp cách mạng tại Thượng Hải, lập chính phủ tại Nam Kinh, hành quân chiếm Bắc Kinh. Năm 1923, Xô Viết Nga giúp đỡ Tôn Nhật Tiên. Stalin ủng hộ tất cả các khuynh hướng tại Trung Hoa. Xem Jacques Gernet, Die chinesische Welt (chính bản: Le Monde chinois [Thế giới Trung Hoa], Paris, 1972), Frankfurt am Main 1979, trang 647+, 506. [20] Rjasanow, D., „Einleitung zu: Karl Marx: Über China und Indien“, 1925, in Unter dem Banner des Marxismus, Moskau-Wien-Berlin, I. Jahrgang, (Dẫn nhập trong luận văn công bố các tiểu luận của Marx bàn về Ấn Độ và Trung Hoa, trong tạp chí Dưới ngọn cờ của chủ nghĩa Mác), trang 270+.
  10. [21] Varga, xem Inprekorr (Internationale Presse-Korrespondenz), 1925, Berlin-Wien (Trao đổi Thông tin Báo chí Quốc tế), trang 2270. [22] Varga, Sđd., 1928, trang 19+. [23] Xem: Stalin Werke, Berlin, 1973, Bd. 15, „Über dialektischen und historischen Materialismus“ in „Geschichte der Kommunistischen Partei der Sowjetunion“ – kurzer Lehrgang (Stalin Toàn tập, tập 15, “Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử“ – Tài liệu chỉnh huấn ngắn hạn). Khái luận Phương thức Sản xuất Á châu có khả năng tạo cho các nhà lãnh đạo [24] quốc gia các phong trào giải thực nhận thức được chủ nghĩa tư bản với vai trò „Cứu rỗi“ (Messias) mang tính tích cực cho các quốc gia nằm trong khu vực Phương thức Sản xuất Á châu đang trễ nải trên đường phát triển tiến hóa. Do đó, có thể sẽ bất tuân những chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản hoặc thậm chí ly khai. Về vai trò „Cứu rỗi“ của chủ nghĩa tư bản, xem Die britische Herrschaft in Indien (Sự thống trị của Anh quốc tại Ấn Độ), Marx quan niệm rằng chủ nghĩa tư bản phải giải phóng những xứ còn nửa man dại nửa văn minh ra khỏi cái gông cùm khởi thủy (primäres Joch) mang tính hoang dại như „phủ phục trước con bò, giết người để cúng tế như ở Ấn Độ“, v.v… Xem: Marx, Die künftigen Ergebnisse der britischen Herrschaft in Indien (Những hệ quả tương lai của sự thống trị Anh tại Ấn Độ), sđd, tập 9. [25] Xem: Wittfogel, Sđd., trang 501. Xem: Marx, Die künftigen Ergebnisse… (Những hệ quả…), sđd, trang 221. Sau [26] khi phân tích lịch sử tiến triển của Ấn Độ và khẳng định chỉ là những quá trình tiếp nối của các cuộc thôn tính lẫn nhau mà hình thái kinh tế xã hội không hề thay đổi, Marx đã nói vấn đề đặt ra ở đây không phải là xem người Anh có quyền đi xâm chiếm Ấn Độ hay không, mà là lựa chọn người nào, Thổ, Nga, Ba Tư, hay Anh thích hợp hơn cho một cuộc cách mạng xã hội mang ích lợi cho Ấn Độ đứng trên quan điểm tiến hóa của nhân loại. Cuối năm 1927 kiến thức về Phương thức Sản xuất Á châu đã được thể hiện [27] trong Đề cương Nông nghiệp của Đảng Cộng Sản Trung Hoa, được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng Mười Một thông qua. Nhưng đến Đại hội Đảng lần thứ sáu được tổ chức tại Mạc Tư Khoa vào khoảng tháng 6, 7.1928 thì khái luận Phương thức Sản xuất Á châu đã bị gạt bỏ và phải nhường chỗ cho luận điểm „quan hệ ruộng đất phong kiến“. Hiển nhiên đây là một sự áp chế của Đệ Tam Quốc tế. Xem: Felber, R. „Asiatische oder feudale Produktionsweise in China“ in Zeitschrift für Geschichtswissenschaft 19. Jahrgang, Heft 1,Berlin, 1971 („Phương thức sản xuất Á châu hay Phong kiến“, trong Tạp chí Khoa học Lịch sử - Năm thứ 19, cuốn 1) trang 79+. Stalin, Toàn tập, tập 15, sđd, trang 156. [28] Xem: Marx, Grundriß der Politischen Ökonomie (Khái quát Kinh tế Chính trị [29] luận), Frankfurt/Wien, tr. 376. Xem: Marx, Sđd., tr. 392, 395; Marx triển khai rất rõ từ chế độ công hữu tài sản [30] bộ tộc phát triển tới chế độ tư hữu tài sản - chiếm hữu nô lệ và phong kiến - hình thái kinh tế Phương thức Sản xuất Á châu phát triển rất trễ nải do sự gắn bó quá bền chặt giữa tiểu nông và thủ công gia đình. Nguyễn Lương Bích, Đào Tử Khải, Lê Trọng Khanh, v.v..., Tạp chí Nghiên cứu [31] lịch sử, Hà Nội, 10.1960. Các sử gia này khẳng định là lịch sử Việt Nam có trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Nhưng theo Trần Ngọc Vương trong tác phẩm Văn học Việt Nam – Dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 15, thì „giới sử học hầu như nhất trí rằng ở Việt Nam không tồn tại hai phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và tư bản chủ nghĩa.“. Phan Huy Lê trong Tạp chí Cộng
  11. sản, Hà Nội, 10.1982, trang 30+, cho rằng lịch sử Việt Nam đã kinh qua 4 hình thái kinh tế xã hội: xã hội cộng sản nguyên thủy không giai cấp, có giai cấp là phương thức sản xuất Á châu, phong kiến, thực dân. Và hiện nay là hình thái thứ 5. Thực ra đây cũng là một kiểu phân định giai đoạn lịch sử nhồi nhét vào khung „năm hình thái“. Xem: Marx, Toàn tập, sđd., tập 9, trang 218; Marx coi nông dân cũng như đất đai; [32] Trần Ngọc Vương mô tả là „công cụ biết nói“, Sđd., trang 24, 26, 32. Xem: Trần Ngọc Vương, Sđd., trang 32+. [33] Xem: Marx, Sđd., „Die Deutsche Ideologie„ (Hệ tư tưởng Đức), tập 3, trang 27. [34] [35] Xem: Wittfogel, Sđd., trang 465. Xem: Trương Quang Tiến, „Lược khảo khái luận "Phương thức Sản xuất Á [36] châu" của Karl Marx và Friedrich Engels», mạng talawas.org, 8.10.2005. Xem: Trần Ngọc Vương, Sđd., trang 30+. Tác giả đã dẫn giải lý do không hình [37] thành tầng lớp địa chủ và lãnh chúa, diện tư điền quá nhỏ, không đáng kể. Xem: Nguyễn Khắc Viện, Histoire du Vietnam,Paris, 1974, (Lịch sử Việt Nam) trang 26+; cùng tác giả, Experiences vietnamiennes, Paris, 1970, (Kinh nghiệm Việt Nam), tr. 26, 77. Lê Thành Khôi, 3000 Jahr Vietnam, (3000 năm Việt Nam), München, 1969, trang 171, 142, 312; Xem Lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Tập I, Hà Nội, 1971, trang 154+. Trần Ngọc Vương, Sđd., trang 32, 26. Tác giả mô tả „vua chuyên chế là địa chủ [38] lớn nhất“; Lộc điền và quân điền do triều đình quản lý và phân phối. Các công xã nông thôn chỉ quản lý, thay mặt Vương quyền chia công điền, theo qui định từng thời kỳ; Xem Lịch sử Việt Nam, sđd., trang 17. Xem: Nguyễn Khắc Viện, Sđd., trang 25. Xem: Pierre Gourou Les paysans du [39] Delta Tonkinois, Paris, 1936 (Nông dân châu thổ Bắc bộ), trang 55-65, 74+.; Xem: Cao Xuân Dục Đại Nam dư địa chí ước viên, quyển 6, trang 70-81 xác định đê đập đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 sau Công nguyên ở vùng Sơn Tây và Hưng Hóa. Theo Nguyễn Khắc Viện, Sđd., các triều đại Lý Lê, Trần đều có xây dựng các hệ thống đê đập để ngăn lũ lụt. Xem: Lê Thành Khôi, Sđd.,; Xem Lịch sử Việt Nam, sđd, trang 264. Xem: Trần Ngọc Vương, Sđd., trang 17, Xem Lịch sử Việt Nam, sđd, trang 269. [40] Trần Ngọc Vương mô tả tính chất huyết tộc tại các công xã nông thôn Việt [41] Nam. Nó làm giảm thiểu yếu tố chuyên chế của bộ máy quan liêu, Sđd., trang 20+. Xem: Lê Thành Khôi, Sđd., trang 367; Sử gia này cho biết trước thế chiến thứ hai [42] có khoảng 4700 công chức Pháp tại Việt Nam so với dân số lúc đó khoảng 25 triệu, tại Ấn Độ cùng số lượng công chức Anh so với dân số thời đó 350 triệu. Xem: Lê Thành Khôi, Sđd.; Nguyễn Khắc Viện, Sđd. Tuyến hỏa xa Sài gòn - Hà [43] Nội phục vụ cho mục đích quân sự nhiều hơn là mục đích kinh tế như những tuyến khác, thí dụ tuyến Sài Gòn - Đà Lạt hay Phan Rang - Đà Lạt chỉ nhằm phục vụ những dịch vụ nghỉ mát của các quan thực dân. Xem: Chesneaux, Jean, Geschichte Vietnams (bản gốc: Contribution a l’ histoire [44] de la nation vietnamienne) Berlin, 1963, trang 188. Sự phá sản của ngành dệt tại Phát Diệm. 2500 khung cửi chỉ còn họat động 2 tháng trong năm. Sau khoảng 8 thập niên đô hộ những cơ sở công nghiệp đếm được trên đầu ngón [45] tay như: Nhà máy xay gạo tại Chợ Lớn, nhà máy rượu, nhà máy đường, nhà máy bia, 2 nhà máy dệt tại Nam Định và Hải Phòng, nhà máy giấy tại Bắc Ninh, nhà máy xi măng tại Hải Phòng, nhà máy thủy tinh tại Sài Gòn và Hải Phòng. Những cơ sở công nghiệp này phải suy thoái, bởi vì chúng không được làm ảnh hưởng tới thị truờng tiêu thụ hàng hóa của Pháp. Xem: Chesneaux, Sđd.,, trang 190. Hãng Messageries Sauvages của Pháp đã làm cho hải đội thương thuyền của nhà [46]
  12. đại tư sản Bạch Thái Bưởi họat động trên sông Hồng và ven biển phải giải thể. Xem: Chesneaux, Sđd., trang 201+. [47] Xem: Pierre Philippe Rey, Colonialisme, neo-cololialisme et transition au capitalisme, Exemple de la “Comilog” au Congo-Brazzaville, (Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới và quá độ tới chủ nghĩa tư bản, điển hình tại Congo- Brazzaville), Paris, 1971. Sau khi phân tích sâu sắc tính chất của phương thức sản xuất tư bản tại các xứ thuộc địa, tác giả đã đưa ra khái niệm „ Mode de production coloniale“ (Phương thức sản xuất thuộc địa). Chesneaux dẫn giải sự song hành của khu vực sản xuất hiện đại (hầm mỏ, hỏa [48] xa, đồn điền, v.v...) và khu vực sản xuất truyền thống - nền kinh tế tiểu nông gắn bó với thủ công gia đình nơi làng xóm - mà ảnh hưởng của khu vực này cũng không nhỏ, vì thế nên Chesneaux đã khẳng định Phương thức Sản xuất Á châu đã có thể tồn tại trong thời ký Pháp thuộc, Sđd., trang 198. Xem: Henry,Yves, Economie agricole de l’Indochine, Hanoi, 1932. Tác giả cho [49] biết tài liệu thống kê được trong những năm 1929, 1930 và 1931, diện tích đại điền địa chiếm 20% tổng diện tích ruộng đất miền Bắc Việt Nam, 10% tại miền Trung. Con số đại địa chủ miền Bắc là 180, chiếm 0,02%; miền Trung 50, chiếm 0,01% tất cả các sở hữu chủ ruộng đất của mỗi miền. [50] Xem: Henry,Yves, Sđd. [51] Xem: Gourou, Pierre, Sđd., trang 10, 514+. [52] Gourou, Sđd., trang 10. Gourou, Sđd.,trang 362+; Có thể đây chính là lọai hình tư hữu ruộng đất [53] „Samindari“ và „Raiatwairi“ tại Ấn Độ mà Marx đã đề cập tới với sự biểu đồng tình trong Die künftigen Ergebnisse…. (Những hệ quả tương lai…), Sđd., tr. 221. [54] Gourou, Sđd., trang 364. Xem Trần Ngọc Vượng, Sđd., trang 36. Tác giả đã nhìn nhận “hơn tám mươi [55] phần trăm cư dân vẫn sống đời sống kinh tế tiểu nông cổ truyền với sức sản xuất vẫn chưa có đột biến về chất lượng”. Phương thức sản xuất phong kiến còn đang ở tình trạng manh nha; thậm chí còn bị làm cho trễ nải trên con đường phát triển. Xem: Gourou, Sđd., trang 364. Trên báo Phụ nữ tân văn ngày 29.11.1934, Phan Khôi khẳng định xã hội Việt Nam không tồn tại chế độ phong kiến qua bài báo của ông “Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến”. Trường Chinh trong tác phẩm la voie tracee par Karl Marx, Hà Nội, 1969, (Đi [56] theo con đường của Karl Marx đã vạch), trang 39, đã khẳng định xã hội Việt Nam là bán phong kiến. (Xem dẫn giải chú thích số 23). Mặc dù có thể Trường Chinh đã nghĩ tới khái luận “Phương thức Sản xuất Á châu” hay “bán Á châu“ của Marx, nhưng tư duy khai phóng chưa thật chín mùi nên chỉ nhắc qua cho có lệ mà thôi, Sđd., tr. 21. Xem: Chesneaux, J., Sđd., tr. 313+; Nguyễn Khắc Viện, Sđd., tr. 197. [57] Phân tích Mácxít đòi hỏi phải có kiến thức và thấm nhuần khái luận Phương [58] thức Sản xuất Á châu của Marx (Xem: «Lược khảo khái luận "Phương thức Sản xuất Á châu" của Karl Marx và Friedrich Engels») và phải có một tư duy khai phóng, đọan tuyệt với định đề “năm hình thái kinh tế xã hội” của Stalin. Phan Huy Lê tuy có đề cập tới Phương thức Sản xuất Á châu có tồn tại ở Việt Nam nhưng chỉ là khái niệm thay thế cho “Chế độ nô lệ Á châu” theo cách lập luận của Nguyễn Lương Bích, Sđd. Marx và Engels, Die künftigen Ergebnisse… (Những kết quả tương lai…), Sđd., [59] tr. 221. Ngược với đòi hỏi của Marx phải triệt tiêu lọai tư hữu tiểu nông tại phương Tây, ông lại cho rằng ở các xã hội nằm trong phạm trù Phương thức Sản xuất Á châu việc kiến tạo và củng cố loại tư hữu tiểu nông là cần thiết, bởi ở xã
  13. hội với Phương thức Sản xuất Á châu hầu như không tồn tại cấu trúc tư hữu ruộng đất theo nghĩa triệt để. Hình thành một cấu trúc tư hữu sản ruộng đất là điều kiện tiên quyết để các xã hội với Phương thức Sản xuất Á châu thóat ra khỏi sự trì trệ (Stagnation) nâng hình thái kinh tế lên một trật tự cao hơn. Do xác định hình thái kinh tế xã hội sai lầm - xã hội thuộc địa nửa phong kiến - [60] nên đã đặt mục đích chính của cải cách ruộng đất là đấu tranh giai cấp do đó đã phạm những sai lầm rất nặng như các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng thú nhận. Xem: Nguyễn Khắc Viện, Experiences vietnamiennes, Sđd., tr. 77; Võ nguyên Giáp đã thú nhận sự cường điệu giai cấp địa chủ trong cải cách ruộng đất trong diễn văn đọc trước công chúng ngày 29.10.1956, trích trong Experiences vietnamiennes, Sđd., tr. 91. Lê Hồng Hà khẳng định tại Việt Nam không có chế độ phong kiến. Xem: Mấy suy nghĩ về tiền đồ phát triển đất nước Việt Nam trong đầu thế kỷ XXI, mạng Ykien.net ngày 11.12.05, tiểu mục 15. Xem: Nguyễn Khắc Viện, Sđd., tr. 89. [61] Xem Bucharin, N., „Die Neue Ökonomische Politik und unsere Aufgaben“ (Đường [62] lối Kinh tế Mới và nhiêm vụ của chúng ta), Tạp chí Bolschewik, 1.Juni 1925. Khác với Lenin, năm 1925 Bucharin, một người Bolschewik cấp lãnh đạo thời Lenin, đã dề nghị phát triển hình thức tư hữu cá thể nông nghiệp tại Nga. Ông ta góp ý xóa bỏ những quy chế kìm hãm sự tăng trưởng thịnh vượng của các cơ sở phú nông. Với các nông dân chúng ta phải kêu gọi: hãy phát triển bành trướng các cơ sổ nông nghiệp, hãy làm giàu thật nhiều và hãy gạt bỏ những biện pháp áp chế. Nghe thì thấy có vẻ ngược đời, nhưng chúng ta phải khai thác thúc đẩy phát triển những cơ sở phú nông thịnh vượng để tương trợ những tầng lớp bần và trung nông. Cùng thời điểm Trung Hoa phát động phong trào „Nhảy Vọt“ và „Thành lập [63] Công Xã“ 1958, Nghị quyết Trung Ương lần thứ 14 vào tháng 11.1958 của Đảng Lao Động Việt Nam cũng gấp rút thúc đẩy hoàn thành quá trình hợp tác xã và tập thể hóa nông nghiệp. Năm 1957, khoảng 0,03% số hộ nông dân vào hợp tác xã. Đến năm 1958, tỷ lệ là 4,74%. Sau Đại hội Đảng Lao Động 1960, số hộ nông dân vào hợp tác xã nhảy vọt tới 85,83%. Xem: Võ Nhân Trí, Croissance economique de la Republique Democratique du Vietnam, (Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa) Hanoi, 1967, tr. 285. Xem: Freyberg, Jutta/ Steinhaus,Kurt, Dokumente und Materialien der vietnamesischen Revolution (Tài liệu và Tư liệu về cuộc Cách mạng Việt Nam), Frankfurt/a.Main, 1969, tr. 39. Quá trình tập thể hóa này không tránh khỏi không áp dụng những biện pháp áp chế. Xem Nguyễn Khắc Viện: „Experiences…“ , s.đd., tr. 116. Xem: Lê Duẩn, Die vietnamesische Revolution (Cách Mạng Việt Nam), Berlin, [64] 1971, tr. 79. Trong khi sức sản xuất chưa được giải phóng ra khỏi sự trì trệ của Phương thức Sản xuất Á châu, thì quan hệ sản xuất đã được cải tạo do áp đặt. Về phương diện lý luận Mácxít quan điểm này đã không biện chứng. Marx quan niệm rằng sức sản xuất phát triển sẽ quyết định quan hệ sản xuất. Tại các đô thị lớn phát động chiến dịch đánh tư sản. Phong trào quốc doanh hóa và hợp tác xã (từ cắt tóc đến cửa hàng ăn uống quốc doanh) được tiến hành cưỡng bức trên phạm vi toàn quốc. Marx không mô tả rõ, nhưng ông đã dao động khi Bakunin, một lãnh tụ huynh [65] huớng vô chính phủ, đả kích luận thuyết của Marx về Chủ nghĩa Xã hội Nhà nước. Xem: Wittfogel, Die orientalische Despotie, sđd., tr. 482. Một khi Nhà nước độc quyền phương tiện sản xuất, sở hữu chủ toàn bộ đất đai của quốc gia, sẽ đòi hỏi phải có một bộ máy quan liêu quy mô. Dựa trên những đặc thù của Phương thức Sản xuất Á châu: truyền thống huyết tộc, ảnh hưởng tư tưởng Khổng giáo, tầng lớp quan liêu có nghiệp vụ và tầng lớp có dính dáng huyết tộc chứa đựng tranh
  14. chấp, đưa đến những yếu tố phân hóa thành giai tầng có quyền lực (Nomenklatura) và bộ phận có quyền uy (bürokratischer Gentry). Mâu thuẫn nội bộ tầng lớp quan liêu sẽ dẫn tới hậu quả tất nhiên chuyên chế, toàn trị. Phương thức sản xuất châu á AnhHai_BP on Wed Sep 15, 2010 11:25 am 1. Phương thức sản xuất châu Á Để tìm hiểu phương thức sản xuất châu Á là gì, chúng ta phải làm rõ khái niệm phương thức sản xuất là gì. 1.1. Phương thức sản xuất: là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx. Nó có nghĩa nôm na là “cách thức của sản xuất”. Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của: • Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng. • Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội. 1.2. Ý nghĩa của khái niệm phương thức sản xuất Theo Marx, tổ hợp của lực lượng và quan hệ sản xuất có nghĩa là cách thức mà con người tác động tới thế giới vật chất và cách thức mà con người có quan hệ xã hội với nhau, được gắn kết cùng nhau theo những cách thức cần thiết và cụ thể nào đó. Con người cần phải tiêu dùng để tồn tại, nhưng để tiêu dùng thì con người phải sản xuất, và trong quá trình sản xuất họ cần thiết phải tham gia vào các quan hệ mà chúng tồn tại độc lập với ý chí của họ. Đối với Marx, bí mật tổng thể của “tại sao/như thế nào” mà trật tự xã hội tồn tại và các nguyên nhân của các thay đổi xã hội cần phải khám phá trong phương thức sản xuất cụ thể mà xã hội đó có. Ông còn chứng minh xa hơn rằng phương thức sản xuất thể hiện sự tồn tại qua bản chất của phương thức phân phối, phương thức lưu thông và phương thức tiêu thụ, tất cả chúng cùng nhau tạo thành môi trường kinh tế. Để hiểu cách thức mà của cải được phân bổ và tiêu thụ, thì cần thiết phải hiểu các điều kiện mà nó đã được sản xuất ra. Phương thức sản xuất là “tổng thể hữu cơ”(hay tái sản xuất tổng thể), mà nó có khả năng tái tạo liên tục các điều kiện ban đầu của chính nó, và vì thế nó tồn tại theo những cách thức ổn định nhiều hay ít trong hàng thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Bằng cách tạo ra lao động thặng dư xã hội trong một hệ thống cụ thể, các giai cấp lao động tái sản xuất liên tục những nền tảng của trật tự xã hội. Khi các lực lượng sản xuất mới hay các quan hệ xã hội mới phát triển đến mức mâu thuẫn với phương thức sản xuất hiện hành, phương thức sản xuất này sẽ hoặc là tiến hóa mà không làm mất đi cấu trúc cơ sở của nó, hoặc là bắt đầu bị phá vỡ. Khi đó nó chuyển sang thời kỳ chuyển tiếp của bất ổn và mâu thuẫn xã hội, cho đến khi trật tự xã hội mới được thiết lập với phương thức sản xuất mới. 1.3. Các phương thức sản xuất Theo Marx, xã hội loài người trong các giai đoạn lịch sử và ở các khu vực khác nhau có thể trải qua 7 phương thức sản xuất khác nhau. Cụ thể là: ¬ Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Do
  15. không có sản phẩm thặng dư nào được sản xuất, nên không có khả năng tồn tại các giai cấp thống trị. Do phương thức sản xuất này không có sự phân chia giai cấp, nó được coi là xã hội không giai cấp. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này. ¬ Phương thức sản xuất châu Á: Đây là đóng góp gây tranh cãi của học thuyết Marx, nguyên thủy được sử dụng để giải thích các công trình xây dựng bằng đào đắp đất lớn tiền slavơ và tiền phong kiến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ơ-phrát và lưu vực sông Nin (và nó được đặt tên trên cơ sở này của các chứng cứ nguyên thủy có được từ châu Á). Phương thức sản xuất châu Á được cho là hình thức sơ khai của xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ thu được các sản phẩm thặng dư xã hội bằng bạo lực nhắm vào các nhóm cộng đồng định cư hay không định cư trong lãnh thổ đó. Sự bóc lột lao động là khai thác lao động cưỡng bức không trả công trong thời kỳ nhàn rỗi mỗi năm (để xây dựng những công trình như kim tự tháp ở Ai Cập, đền thờ ở thung lũng Mesopotamia cổ đại và Ba Tư, nhà tắm công xã cổ ở Ấn Độ hay Vạn lý trường thành ở Trung Quốc). Ngoài ra việc bóc lột lao động cũng là việc bòn rút sản phẩm trực tiếp từ các cộng đồng bị bóc lột. Dạng sở hữu chính của phương thức này là chiếm hữu tôn giáo trực tiếp trong các cộng đồng (làng, xóm thôn, nhóm) đối với tất cả những gì tồn tại trong chúng. Tầng lớp cai trị c ủa xã hội này nói chung là tầng lớp quý tộc bán thần quyền, tự cho mình là hiện thân của thần thánh trên trái đất. Các lực lượng sản xuất chính của xã hội này bao gồm các nông dân với các kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng lớn và các kho chứa khổng lồ của các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội. ¬ Phương thức sản xuất Slavơ: Nó tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở dạng sở hữu là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp những gì thuộc về loài người. Ngoài ra, tầng lớp thống trị thông thường tránh nói rằng họ là hiện thân của thánh thần mà thích nói rằng họ là hậu duệ của thánh thần, hay tìm kiếm các lý lẽ bào chữa khác để bảo vệ quyền cai trị của mình. Các xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là các ví dụ điển hình của phương thức sản xuất này. Các lực lượng sản xuất của phương thức này bao gồm nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), sử dụng tích cực gia súc trong nông nghiệp làm sức kéo, cũng như hệ thống thương mại bắt đầu phát triển. ¬ Phương thức sản xuất phong kiến: ¬ Phương thức sản xuất tư bản: ¬ Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa: ¬ Phương thức sản xuất cộng sản: 1.4. Khái niệm phương thức sản xuất châu Á và nội hàm của nó. 1.4.1. Khái niệm về phương thức sản xuất châu Á Phương thức sản xuất châu Á là một khái niệm khoa học do Mác đề ra lần đầu tiên vào năm 1859 để biểu thị một số đặc thù của xã hội phương Đông cổ xưa. Mác đưa ra trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” xuất bản năm 1859, trong đó Mác chủ yếu bàn về những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và áp dụng nguyên lý đó vào trong nghiên cứu lịch sử. Trong công trình này có một mệnh đề Mác phát biểu rằng: “Về đại thể, có thể coi phương thức sản xuất châu Á cùng với cổ đại, phong kiến và tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội”. Mác và Ăngghen đã nghiên cứu lịch sử phương Đông thời kỳ tiền thực dân và đã phát hiện nhiều đặc điểm quan trọng của xã hội phương Đông như vai trò của thủy lợi trong phát triển nông nghiệp và hình thành nhà nước về ruộng đất, đặc điểm của thành thị và mối quan hệ mật thiết không tách rời giữa thành thị với nông
  16. thôn, sự hình thành sớm nhà nước quân chủ tập quyền phát triển theo xu hướng chuyên chế, tình trạng trì trệ vào cuối thời trung đại.… Từ việc phát hiện ra một số đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, Mác đã chính thức đưa ra sử dụng khái niệm phương thức sản xuất châu Á thay cho khái niệm “hình thái châu Á” mà Mác đã từng nhắc đến trước đó. Tiếp đó, Mác tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm các đặc điểm đã phát hiện, trong quá trình nghiên cứu đó Mác lại phát hiện thêm một số đặc điểm nửa của phương thức sản xuất châu Á. Còn về những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á, Mác và Ăngghen không khái quát một cách rõ ràng như với hình thái cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu phong kiến, phong kiến, tư bản chủ nghĩa…Đó là nguyên nhân đưa đến nhiều cuộc tranh luận về phương thức sản xuất châu Á vào cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XX ở Pháp rồi lan ra nhiều nước ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ…(trừ Tây Âu). Cuộc tranh luận cũng xoay quanh 3 vấn đề cơ bản sau : + Phương thức sản xuất châu Á có đúng là một hình thái kinh tế xã hội ngoài năm hình thái kinh tế đã được xác định rõ là: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa không?. + Những đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á là gì?. + Phương thức sản xuất châu Á đã đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội phương Đông?. Trong quá trình tranh luận tại hội thảo Lêningrat, người ta phải quyết định là phải chấm dứt cuộc thảo luận vì để nó tiếp tục diễn ra thì nó sẽ làm ảnh hưởng thậm chí làm rối loạn tình hình chính trị ở Liên Xô. Từ đó hình thành lên hai nhóm ý kiến khác nhau: + Nhóm 1 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là những nét đặc thù của hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến phương Đông. + Nhóm 2 cho rằng : phương thức sản xuất châu Á là một hình thái kinh tế xã hội phân hóa giai cấp và nhà nước sơ kỳ ở phương Đông, không thuộc phạm trù chế độ chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Như vậy, sau cuộc tranh luận lần thứ nhất trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây điều diễn ra cuộc tranh luận gây gắt về phương thức sản xuất châu Á, cuộc tranh luận đó của giới sử học Mác xít và tiến bộ trên thế giới đến nay vẫn chưa ngã ngũ. 1.4.2. Nội hàm của phương thức sản xuất châu Á. Trước khi đi vào tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, ta cần phải thấy được đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á nói chung mà Mác cho rằng đó là một hình thái đặc biệt của xã hội phương Đông. Từ đó đối chiếu vào lịch sử Việt Nam để tìm ra những đặc trưng riêng. Qua nhiều công trình nghiên cứu của mình như : Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846); Sự khốn cùng của triết học; Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853); Những hình thức có trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa (1857 - 1858); đến tác phẩm Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)…và một số công trình khác về phương thức sản xuất châu Á. Và từ những luận điểm cơ bản đó, Mác đi tới khẳng định : “Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội” . Như vậy cho tới đây, phương thức sản xuất châu Á đã được Mác khẳng định từ những nét đặc thù của nó mà Mác đã phát hiện ra. Đó là: + Chế độ công xã nông thôn với tất cả sự trì trệ và bảo thủ của nó.
  17. + Nhà nước chuyên chế phương Đông. + Chế độ sở hữu tập thể ruộng đất mà đứng đầu là nhà vua và chiếm dụng của các công xã. + Sự bóc lột theo kiểu nộp cống. + Sự không tách rời thủ công nghiệp cới nông nghiệp. Thành thị chậm ra đời và khó phát triển. + Sự tồn tại một cách kiên trì nhất và lâu dài nhất của “hình thái châu Á”. Sau khi đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á, Mác lại phát triển thêm lý luận về vấn đề này, nhất là ở tập I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867 và tái bản ngay ba lần: 1872, 1883, 1890) nhằm nêu thêm những nét đặc thù của công xã châu Á trong phương thức sản xuất châu Á như sau : + Trong phương thức sản xuất châu Á, sản xuất hàng hóa chậm phát triển . + Trong phương thức sản xuất châu Á, tô và thuế kết hợp làm một. + Với phương thức sản xuất châu Á, nhân tố về sức mạnh của hiệp tác giản đơn của những người lao động dưới sự chỉ huy của nhà nước chuyên chế phương Đông đã tạo nên những công trình xa hoa hay có ích. + Tính độc chuyên của phường hội và sự hình thành các đẳng cấp xã hội cũng được Mác – Ăngghen coi như coi nhẹ một trong những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á. + Sự duy trì các tôn giáo cổ đại, sự thần thánh hó thiên nhiên, củng được coi như một đặc trưng của phương thức sản xuất châu Á về mặt văn hóa xã hội. + Tính trì trệ và tồn tại dai dẳng của phương thức sản xuất châu Á trong các xã hội phương Đông. Đó là những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á mà Mác đã phát hiện ra. Như vậy là nội hàm của phương thức sản xuất châu Á đã được phát triển với những nét riêng biệt của nó. Ăngghen tuy đồng ý với Mác về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, nhưng không sử dụng khái niệm này. Trong tác phẩm chống Đuyrinh, Ăngghen đã phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, nhấn mạnh đến tính chất bình quân công xã, bình đẳng giữa các thành viên công xã, các công xã nguyên thủy – cơ sở của Nhà nước thô sơ nhất – Nhà nước chuyên chế phương Đông, chế độ sở hữu công cộng về ruộng đất, chế độ nô lệ gia đình…nhằm làm rõ thêm những nét đặc thù của phương thức sản xuất châu Á. Sau này Lê nin đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển tư tưởng phương thức sản xuất châu Á của Mác, Lênin không đi sâu phân tích về nội dung của phương thức sản xuất châu Á, sự ra đời và tồn tại của nó, mà chỉ vận dụng tư tưởng lý luận này của Mác – Ăngghen vào việc nhận thức xã hội Nga để tiến hành cách mạng. Nhìn chung, tư tưởng của Mác và Ăngghen về phương thức sản xuất châu Á đã ra đời mặt dù còn nhiều chổ chưa rõ. Nhưng đã cho thấy đó là một quá trình tư duy khoa học, sâu sắc, thận trọng, nghiêm túc, luôn có sự hoàn thiện, phát triển, bổ sung. 2. Phương thức sản xuất châu Á theo quan điểm của các nhà Mácxít 2.1. Quan niệm của Mác về phương thức sản xuất châu Á Để đưa ra được khái niệm về phương thức sản xuất châu Á, Mác đã phải trải qua một quá trình nghiên cứu lâu dài. Quan điểm của Mác về hình thái kinh tế này cũng được thể hiện qua nhiều công trình mà Ông nghiên cứu và viết ra. Từ công trình “Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), Mác đã phát hiện ra rằng “Sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu ”. Từ đây Mác đã tìm thấy 3 hình thức sở hữu đầu tiên : + Sở hữu bộ lạc.
  18. + Sở hữu công xã và sở hữu Nhà nước. + Sở hữu phong kiến (hay sở hữu đẳng cấp). Các hình thức sở hữu đó đều gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước.◊ Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất. Mác chỉ rõ : “những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi những phương thức sản xuất của mình, và do thay đổi phương thức sản xuất, cách kiếm sống của mình, loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình” . Từ cơ sở lý luận trên, Mác đã đi đến khẳng định sự ra đời và kế tiếp lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội từ Công xã nguyên thuỷ -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản chủ nghĩa. Mặc dù đã đưa ra được mô hình của các hình thái kinh tế lần lược ra đời và tồn tại trong lịch sử loài người. Nhưng cả Mác và sau đó là Enghen khi nghiên cứu về phương Đông thì lại không sắp xếp được mô hình kinh tế - xã hội ở đây vào loại hình thái kinh tế nào của Ông. Bởi vì các xã hội đó có những nét đặc thù riêng. Đến công trình về “Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (1853)”, Mác và Enghen đã phát hiện ra những nét đặc thù của xã hội phương Đông là “Nhà nước chuyên chế phương Đông – chuyên chế châu Á” và “chế độ công xã nông thôn”. Tiếp đến, trong thư gửi cho Enghen, tháng 6-1853, Mác khẳng định : “Nhà vua là kẻ sở hữu duy nhất tất cả mọi đất đai trong quốc gia”, và “Tình hình không có chế độ tư hữu về ruộng đất. Đó là chiếc chìa khoá thực sự ngay cả cho thiên giới phương Đông” . Quan điểm trên của Mác tiếp tục được ông nhắc đến ở các công trình sau đó như trong tác phẩm : Những kết quả tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ (7-1853); Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 - 1858)… Trong tác phẩm “Những hình thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (xuất bản 1976)”, Mác có viết : “Lịch sử châu Á – đó là một thể thống nhất không phân biệt giữa thành thị và nông thôn” . Như vậy, đến công trình “Những hiìn thức có trước sản xuất tư bản chủ nghĩa (viết từ tháng 3-1857 – tháng 3 – 1858), tư tưởng của Mác đã chín muồi cho sự ra đời của khái niệm phương thức sản xuất châu Á. Và đến tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859)”, Mác đã chính thức đưa ra khái niệm phương thức sản xuất châu Á. 2.2. Quan điểm của Lênin về Phương thức Sản xuất châu Á. Sự chuyển biến liên tục về kinh tế - xã hội nằm trong quy luật vận động và phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trong tác phẩm “Sự khốn cùng của triết học”, Các Mác đã phát hiện ra mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất rồi chỉ rõ: Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những quan hệ sản xuất. Do có lực lượng sản xuất mới liên tục ra đời, nên loài người đã thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi cách kiếm sống và thay đổi luôn cả những quan hệ xã hội, tạo động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, các hình thái kinh tế - xã hội ra đời rồi lần lượt thay thế nhau từ Cộng sản nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Chủ nghĩa xã hội và chính đó cũng là kết quả của quá trình chuyển biến, phát triển của nền kinh tế - xã hội. Mác và Anghen lại thấy, ở phương Đông, xã hội có những nét đặc thù riêng biệt mà không thể lấy các hình thái kinh tế - xã hội kể trên để giải thích. Mãi đến năm 1859, trong tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của Mác nghiên cứu về phương Đông, khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” chính thức ra đời.
  19. Cũng từ đó bắt đầu nảy sinh nhiều bất đồng giữa các nhà nghiên cứu kể cả phương Đông lẫn phương Tây khi đề cập đến khái niệm “Phương thức sản xuất châu Á” Lênin là một nhà Mácxít chính thống, hậu duệ trung thành của Marx và Engels về khái luận Phương thức Sản xuất châu Á. Mặc dù trong tác phẩm: Nguồn gốc gia đình, tài sản tư hữu và nhà nước, Engels đã đoạn tuyệt với khái luận Phương thức Sản xuất châu Á, không làm cho Lênin - vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – “xa lánh” khái luận Phương thức Sản xuất châu Á của hai bậc thầy. Lênin đã mặc nhiên công nhận và tiếp thu khái niệm “Hệ thống châu Á” trong đúng hai thập niên từ 1894 tới 1914. Sau khi tham gia vào phong trào Dân chủ Xã hội năm 1893, với một thời gian tương đối ngắn, Lênin đã nghiên cứu lý thuyết của Marx và Engels, và đã chấp nhận Phương thức Sản xuất châu Á là một trong bốn hình thái kinh tế xã hội đối kháng. Trong tiểu luận: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tại Nga, công bố năm 1899, Lênin cũng đã đề cập tới khái niệm “Hệ thống châu Á” khi nhận xét các quan hệ kinh tế xã hội Nga thời đó. Năm 1900, ông mô tả chính phủ của Trung Hoa cổ truyền là chính phủ mang tính châu Á. Hai năm sau ông khẳng định tính chất thâm độc của sự đàn áp châu Á. Trong những năm 1906-1907 ông đã tranh luận gay gắt với Plechanow, một nhà Mácxít Nga đại diện cho nhóm thiểu số (Menschewiki) và lập luận rất vững chắc về “Hệ thống châu Á” và đặc tính “bán châu Á” của xã hội Nga. Năm 1911, ông lại nhấn mạnh đăc thù của “Hệ thống Đông phương”, “Hệ thống châu Á” và sự “ trễ nải của Đông phương”. Cùng năm đó, khi xảy ra Cách mạng Tân Hợi, ông lại đề cập tới “đặc thù châu Á” của Trung Hoa cổ truyền và còn gọi nguyên thủ của Trung Hoa thời ấy là “Tổng thống Á châu”. Trong một cuộc tranh luận với Rosa Luxemburg năm 1914, ông đã thống nhất về chủ nghĩa chuyên chế châu Á là một hiện tượng bao hàm mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hoá lịch sử và cả xã hội nữa, và ông còn triển khai thêm rằng một trật tự nhà nước như thế sẽ rất bền vững ở trường hợp hình thái kinh tế của những quốc gia mang đậm nét phụ hệ, tiền tư bản và nền kinh tế hàng hoá, cũng như sự phân hoá giai cấp phát triển không đáng kể. 2.3. Các quan điểm về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam Từ lâu vấn đề phương thức sản xuất châu Á đã trở thành đề tài nghiên cứu và tranh luận của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm mục đích làm sáng tỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin về sự phát triển của xã hội, lý giải hàng loạt các vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử nhân loại, đó là con đường phát triển và xây dựng xã hội của các nước Á, Phi, Mỹ la tinh đã và đang thoát ra khỏi ách thống trị của đế quốc chủ nghĩa, vấn đề phương thức sản xuất châu Á ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Mác xít ở nhiều nước, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước phát triển phi tư bản và cả các nước tư bản chủ nghĩa. Hàng loạt các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á ở Liên xô (1929 - 1921), (1964-1965), ở Pháp (1962-1963) và nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả trên thế giới đã chứng minh điều đó. Tuy nhiên, cho tới nay, các cuộc thảo luận về phương thức sản xuất châu Á vẫn chưa kết thúc, các ý kiến về phương thức sản xuất châu Á vẫn còn phân tán. Ở Việt Nam, hàng chục công trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á cũng đã được công bố và in trên các tạp chí khoa học, đặc biệt là trên các số thông tin khoa học lịch sử về phương thức sản xuất châu Á và Tạp chí nghiên cứu lịch sử và nhiều công trình nghiên cứu của nhiều học giả hàng đầu như : Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Lương Bích, Lê Kim Ngân, Trần Quốc Vượng, Văn Tạo, Phan Huy Lê…Có người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam đã tiến thẳng từ cộng sản
  20. Nguyên thủy sang chế độ phong kiến, không qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Cũng có một số người thì cho rằng xã hội cổ đại Việt Nam là xã hội chiếm hữu nô lệ… Vậy, vấn đề đặc ra là trong lịch sử Việt Nam có tồn tại phương thức sản xuất châu Á hay không?. Nếu có thì nó bắt đầu từ khi nào? Và mốc kết thúc của nó là lúc nào?. Đặc trưng cụ thể của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam là gì?. Đó là những vấn đề mà đòi hỏi giới nghiên cứu cần phải làm rõ. Ở Việt Nam, sau khi miền Bắc được giải phóng hòan tòan (năm 1954), đất nước ta đối mặt với không ít những khó khăn về kinh tế, chính trị, xã hội…trong khi đó vấn đề nông dân và nông thôn trở thành vấn đề nổi trội. Cho nên, tìm hiểu làng xã – nông thôn Việt Nam hiện nay cái gì là do lịch sử xa xưa để lại kể cả mặt tích cực và tiêu cực, đều là bổ ích cho việc cải tạo và xây dựng chủ nghãi xã hội. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội cho phù hợp với đặc điểm của nước ta thì việc nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á nói chung và phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam nói riêng là rất quan trọng. Để từ đó chúng ta có thể tìm ra được những di sản tích cực và tiêu cực của phương thức sản xuất châu Á và đề ra những biện pháp khắc phục hiệu quả. Nghiên cứu về phương thức sản châu Á, đó là nhiệm vụ đặt ra để nhận thức lịch sử, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một nước còn mang nhiều tàn dư của xã hội phương đông cổ đại. Để từ đó có được đánh giá một cách khoa học và có thái độ, biện pháp xử lý đúng mức. Không nhưng thế, nhiệm vụ đó còn góp phần làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về con đường phát triển xã hội từ vị trí một nước phương Đông của mình. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, vào những năm 1959 – 1960 nhiều cuộc hội thảo khoa học được mở ra và gây nhiều tranh cải sôi nổi. Bên cạnh cuộc thảo luận về vấn đề có hay không có chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam, còn xuất hiện công trình nghiên cứu về xã thôn Việt Nam và tiếp theo là hàng loạt luận văn, công trình mang tính chất thông tin, hoặc trực tiếp đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á, về công xã nông thôn, đặc biệt từ năm 1968 trở đi, vấn đề này được đề cập rộng rãi và có hệ thống. Trong các cuộc thảo luận cũng như trong các công trình nghiên cứu ở Việt Nam từ những năm 60 tới nay, vấn đề mà được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất là có hay không có phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam?. Nếu có thì thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó là khi nào?... Từ những hoạt động khoa học trên, ta thấy ở Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả đề cập đến vấn đề phương thức sản xuất châu Á và và đã đưa ra được những luận điểm cụ thể. Ngoài Nguyễn Hồng Phong và Nguyễn Lương Bích từng xuất hiện từ thời kỳ trước ta thấy còn có Phan Huy Lê với các tác phẩm “Xã hội thời Hùng Vương”; Lê Kim Ngân với bài “Tìm hiểu xã hội Việt Nam thời Lý Trần”; Đặng Phong với bài “Ruộng công thời phong kiến ở Việt Nam và vấn đề phương thức sản xuất châu Á”. Vũ Huy Phúc với tác phẩm “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX”. Trần Quốc Vượng với tác phẩm “Thế kỷ X - Việt Nam – Văn hoá”….Bên cạnh những hoạt động nghiên cứu ở trong nước, thì ở nước ngoài như : ở Pháp tác giả Lê Thành Khôi cũng tham gia nghiên cứu với tác phẩm “Góp phần nghiên cứu phương thức sản xuất châu Á : Nước Việt Nam cổ đại”…. Qua những tìm hiểu của bản thân tôi về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam, tôi nêu lên những bước phát triển và kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu về phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam một cách khái quát. Từ sau năm 1959, hàng loạt các vấn đề về lịch sử Việt Nam đã được nghiên cứu, trong đó vấn đề lịch sử cổ đại và truyền thống dân tộc được đề cập đến một cách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2