intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý hành chính chuyên nghiệp là cơ sở hạ tầng cho phát triển bền vững về mọi lãnh vực kinh tế - xã hội và là nền tảng của công tác chống tiêu cực , chống tham nhũng , gian lận ... ( KS Nguyễn Bình , Kiều bào Canada )

Chia sẻ: Ong Ngọc Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là người Việt từng nắm giữ nhiều chức danh quan trọng trong các tập đoàn kinh tế, nhất là trong các dự án quản lý đô thị, quản lý tài chính, phát triển kinh tế và đầu tư ở Canada, cũng nhiều lần đi về để tham gia các dự án giúp Việt Nam, kỹ sư Nguyễn Bình là người rất bức xúc về công tác quản lý và bày tỏ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm bản thân để tháo gỡ bớt những thủ tục hành chính rườm ra....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý hành chính chuyên nghiệp là cơ sở hạ tầng cho phát triển bền vững về mọi lãnh vực kinh tế - xã hội và là nền tảng của công tác chống tiêu cực , chống tham nhũng , gian lận ... ( KS Nguyễn Bình , Kiều bào Canada )

  1. Quản lý hành chính chuyên nghiệp là cơ sở hạ tầng cho phát triển bền vững về mọi lãnh vực kinh tế - xã hội và là nền tảng của công tác chống tiêu cực , chống tham nhũng , gian lận ... ( KS Nguyễn Bình , Kiều bào Canada ) Là người Việt từng nắm giữ nhiều chức danh quan trọng trong các tập đoàn kinh tế, nhất là trong các dự án quản lý đô thị, quản lý tài chính, phát triển kinh tế và đầu tư ở Canada, cũng nhiều lần đi về để tham gia các dự án giúp Việt Nam, kỹ sư Nguyễn Bình là người rất bức xúc về công tác quản lý và bày tỏ mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm bản thân để tháo gỡ bớt những thủ tục hành chính rườm ra. Anh đã thẳng thắn trình bày quan điểm của mình với PV NVX. PV : Từng là quận trưởng của Thành Phố Montreal, Canada, chắc anh thấy có nhiều điểm khác nhau trong công tác quản lý hành chính giữa hai nước ? Hiệu quả của công tác quản lý tại Canada được đo lường như thế nào Kỹ sư Nguyễn Bình : Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh là chúng ta nên hiểu quản lý hành chính theo nghĩa rộng. Quản lý hành chính là cơ sở hạ tầng cho phát triển bền vững về mọi lãnh vực kinh tế và xã hội. Hãy nhìn xung quanh ta thì thấy rất nhiều việc từ đơn giản đến phức tạp - từ xếp hàng mua xăng cho đến đăng ký kinh doanh, từ quản lý hiệu phở đến công ty quốc doanh – đều có thể được cải tiến nếu có người quản lý hành chính giỏi, cầu tiến, nhận thấy điều chướng tai gai mắt và đặt ra biện pháp để tăng hiệu quả. Những tệ nạn xã hội mà Việt Nam đang phải đương đầu như : rút ruột công trình, hối lộ, tham nhũng, mua chức, chạy án, mua bằng, gian lận thi cử, mua bán đất công v.v… chỉ là hậu quả trông thấy của nền quản lý
  2. hành chính lỏng lẻo từ bao nhiêu năm nay. Còn các hậu quả tai hại khác như sự tín nhiệm của người dân, đạo đức nghề nghiệp, giá trị bằng cấp, khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, chất lượng sản phẩm, sĩ diện dân tộc…là rất nghiêm trọng và ảnh hưởng lâu dài. Ngành nghề nào cũng phải có quản lý hành chính vững chắc, trong sạch và có bài bản thì mới phát triển được về chuyên môn : quản lý đô thị, quản lý doanh nghiệp, quản lý xây dựng, quản lý giáo dục, quản lý nhà đất, quản lý giao thông vận tải, quản lý môi trường, quản lý du lịch, v.v. Dĩ nhiên có nhiều điểm khác nhau trong công tác quản lý hành chính giữa Việt Nam và Canada. Sự khác biệt quá xa làm cho so sánh không có ý nghĩa, đôi khi còn làm cho mình nản lòng. Khúc mắc của hệ thống gây ra nhiều điều mâu thuẫn giữa hai khung quản lý này là : người dân Canada không cảm thấy bị quản lý hành chính bao vây mà lại được phục vụ rất chu đáo. Ngược lại, quản lý hành chính Việt Nam rất phức tạp, nhiêu khê và tốn kém làm người dân và doanh nghiệp vất vả nhưng lại lỏng lẻo trong việc kiểm soát chất lượng. Người Việt và doanh nghiệp trong nước lúc cần làm việc với cơ quan nước ngoài thì rất dễ dàng ( du học, định cư, visa … ) nhưng lại gặp phiền nhiễu khi làm việc với cơ quan nước mình. Ngay cả kiều bào cũng gặp khó khăn với cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài ! Chúng ta hãnh diện về người Việt Nam thành công và được trọng dụng ở nước người nhưng nếu muốn về nước làm việc thì không được trọng dụng đúng mức. Việt kiều đã góp phần vào tiến bộ và làm giàu cho xã hội của nhiều quốc gia trong 40 năm vừa qua, nhưng lúc về đến quê hương mình thì tiềm năng lại bị giới hạn vì môi trường hành chính gò bó và rườm rà. Tại Canada, thủ tục hành chính được phân quyền rõ ràng tại mọi cấp, xử lý thống nhất theo luật rõ ràng. Thành phố được tự trị về hành chính. Quận là cấp thấp nhất của Thành Phố để phục vụ trực tiếp cho người dân. Quản lý hành chính để kiểm soát dịch vụ cung cấp cho người dân. Quy trình hành chính đơn giản. Biện pháp xử lý và trừng phạt nhanh chóng theo luật, không nề hà chức vị, tuổi tác. Xử lý nhanh chóng trong quyền hạn. Cấp trên chú tâm vào việc quan trọng, ít bận tâm quản lý việc lặt vặt. Kiểm soát, so sánh chất lượng và hiệu quả ( quy trình, cơ quan, nhân viên ). Cơ quan nhà nước giúp người dân làm thủ tục hành chính, công chức phục vụ người dân như khách hàng. Với kinh nghiệm của một Quận trưởng tại Canada và là người từng làm việc với doanh nghiệp nhiều quốc gia, anh nhận xét gì về công tác cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay ? Ngay cả những nước tiên tiến – có mức sống và lương công chức cao - đều có quy trình hành chính rõ ràng cộng với biện pháp trừng trị mạnh mẽ của pháp luật để làm gương, nhất là đối với người lạm dụng vị trí và quyền lực ( công chức đòi dân,
  3. thầy giáo đòi học trò, cấp trên đòi cấp dưới… ). Tại Canada, các cơ quan muốn cải tiến đều lập ra dự án để thực hiện theo bài bản, thuê chuyên viên tư vấn để họ đem lại các ý tưởng mới và khách quan cũng như kinh nghiệm từ các cơ quan và quốc gia khác. Ngày xưa, tư duy “ tự lực tự cường ” của Việt Nam được đánh giá cao nhưng vào thời buổi kinh tế toàn cầu thì tư duy này lại làm cho ta chậm tiến trong mọi ngành vì không thể đi tắt đón đầu. Việt Nam không thiếu tiền, chỉ thiếu kiến thức về cách dùng tiền có hiệu quả và lấy của công làm lợi riêng. Chúng ta nên sử dụng kinh nghiệm của nước ngoài cũng như các sai lầm họ đã trải qua để tiến nhanh hơn. Quản lý hành chính cũng như tất cả mọi việc khác sẽ thay đổi theo luật tự nhiên. Nếu hài lòng với các thay đổi ngẫu nhiên sẽ xảy ra thì cứ yên vị, 40 năm tới sẽ tương tự như 40 năm vừa qua. Nhà nước càng kéo dài thời gian thực hiện thì Việt Nam càng thụt lùi so với nước ngoài. Một số ngành như giáo dục sẽ phải cần nhiều thời gian ( 15 năm ) để nâng cao giá trị bằng đại học. Các ngành khác có thể đạt mục tiêu trong 3 - 5 năm nếu được thực hiện theo kế hoạch bài bản. Việt Nam phải thực hiện một cuộc “ cách mạng hành chính ” như các nước tiên tiến đã thực hiện cuộc “cách mang cơ khí” khoảng thập niên 1930. Điều kiện thành công là phải có người lãnh đạo không hài lòng với hiện trạng, cầu tiến, có khả năng, có trách nhiệm, muốn đuổi theo nước người và xoá bỏ bất công cho người dân Việt Nam trong thời gian ngắn. Tôi xin đề xuất vài nguyên tắc cơ bản cho tình huống hiện nay : Nếu phải dùng xạ trị để chữa bệnh ung thư đã lan tràn toàn thân thì phải chấp nhận phản ứng phụ. Muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn để nước Việt Nam vươn lên thì cấp lãnh đạo và cơ quan quản lý nhà nước phải chấp nhận thay đổi để thực hiện một quy trình cải tiến quy mô có bài bản. Kêu gọi sự hợp tác của công chức và sự hỗ trợ của người dân. Tập hợp người có lương tâm, có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm vào công tác quản lý nhà nước. Lãnh đạo nào tận tâm, có bản lĩnh và khả năng, dám làm và thực sự muốn làm sạch guồng máy hành chính trong phạm vi của mình thì cứ làm theo trách nhiệm hiện tại của họ vì luật pháp đã đưa ra rất nhiều những quy định cụ thể để hỗ trợ. Không cần Luật và Nghị quyết mới để bảo vệ công bằng, thanh tra, tiết kiệm, kiểm soát, điều tra, truy tố, xét xử, trừng phạt Hệ thống đã gây ra nhiều tệ nạn nên phải cải tiến các quy trình của hệ thống đó. Nếu cách chức mọi công chức tham gia “ rút ruột ” của công và hối lộ thì không còn người làm việc ở mọi tầng cấp, không có chỗ để giam và cũng không có đủ
  4. người điều tra. Nếu sa thải hết giáo viên có tiêu cực thì không còn ai dạy học. Các sai lầm cá nhân đã trót làm rồi thì không chuộc lại được nữa, tiền đã mất mà tật vẫn mang, do đó cho phép được xin lỗi và … bỏ qua. Không đấu tố, không kê khai tài sản. Đây là bước đầu trong việc tránh bất công ( cá bé mắc lưới, cá mập lọt qua ), tha thứ cho quá khứ để hướng đến tương lai. Dự án cải cách quản lý hành chính sẽ chỉ rà xét quy trình quản lý ( thêm, bớt, hợp lý hoá, đơn giản hoá ) và phân bổ trách nhiệm phù hợp với khả năng nhân viên mà không soi mói vào quá khứ của bất cứ cá nhân nào từ thấp đến cao, từ ngoài vào trong. Cải tiến quy trình quản lý hành chính theo bài bản và mục tiêu cụ thể, nói ít làm nhiều, bớt khẩu hiệu, bớt tuyên thệ, bớt hứa hẹn, bớt diễn văn chung chung. Phần này cần thay đổi tư duy nên sẽ tốn thời gian và sẽ gặp chống đối, nhất là từ quan chức bảo thủ lúc chạm vào quyền lực và quyền lợi của họ. Phải có người cao cấp quyết tâm thực hiện theo quy hoạch bài bản. Áp dụng quy trình hành chính mới theo giải pháp cuốn chiếu, phân chia rõ ràng trách nhiệm, kiểm soát, đo lường chất lượng, đánh giá và bổ nhiệm nhân viên, kỷ luật mạnh và nhanh chóng, báo cáo đại chúng. Liên tục đánh giá tiến độ và phương pháp triển khai. Người dân và doanh nghiệp phải thấy sự cải tiến cụ thể trong vòng một năm. Triển khai trung và dài hạn : chỉnh đốn các khía cạnh khác của guồng máy hành chính : phân quyền, trách nhiệm, định mức lương, tuyển nhân viên, đào tạo ... Có người đã ví dân Việt Nam như đàn ong sống trong một cái chai. Cái chai là khung quản lý hành chính gò bó. Kêu gọi trí thức Việt kiều về nước là kêu gọi những con ong đã tung hoành thành công ở ngoài vào sống trong cái chai, chỉ thêm chật chội vì thêm ong mà kích thước của cái chai vẫn không thay đổi. Tháo được khung quản lý thì như là mở nắp chai, đàn ong Việt Nam, kể cả Việt kiều, sẽ tận dụng tiềm năng thật sự của mình để phát triển đất nước một cách hiệu quả hơn. Phải có người lãnh đạo có bản lĩnh biết chiêu hiền đãi sĩ. Các cơ quan, thành phố hay doanh nghiệp có quyết tâm cải tiến quy trình hành chính và muốn đạt kết quả cụ thể trong phạm vi của mình, trong thời gian ngắn thì “đặt hàng”, tôi sẽ tình nguyện kêu gọi một số chuyên gia trong và ngoài nước để triển khai thực hiện. Nếu khái quát thủ tục hành chính ở Việt Nam hiện nay, anh có thể nói điều gì ?
  5. Tôi có thể khẳng định là thủ tục hành chính Việt Nam hiện nay vẫn giữ tư duy bao cấp, kiểm soát theo kiểu thời chiến nhưng không phục vụ người dân và không đáp ứng với biến chuyển xã hội. Thông đồng giữa công chức và người dân để lách luật là chuyện cần thiết thường ngày. Không một người dân hay doanh nghiệp nào có thể nói là chưa từng lách luật, ngay cả các luật lệ không đúng hiến pháp! Từ dưới nhìn lên thì người dân khép nép khi đến gặp công chức để xin xỏ giấy tờ trong mọi sinh hoạt hàng ngày, nên hối lộ ở mọi nơi cho được việc là chuyện cần thiết. Tệ nạn này là phong tục duy trì từ thời ông bà của mình. Không những không được luật pháp bảo vệ, những người dám tố cáo và có ý kiến mạnh dạn lại có thể bị đưa vào sổ đen, nhất là ở các vùng xa xôi. Bất công xã hội trà trộn khắp nơi như bụi trong không khí. Từ việc kê khai hộ khẩu, xin vào trường học, đi thi, xin việc, đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh, mua bán nhà đất, lắp điện thoại, đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, khai thuế, mua thiết bị, xuất nhập khẩu, đấu thầu, thi công, mai táng, v.v. và v.v. điều gì cũng có thể hối lộ để được việc, điều gì cũng có thể gặp công chức đòi “có phần”. Phản ứng của người dân và doanh nghiệp là hoang mang lúc nghe có luật lệ mới vì sẽ phải chịu thêm hối lộ và phiền nhiễu. Từ trên nhìn xuống thì guồng máy hành chính đòi hỏi nhiều nhưng không phục vụ người dân.Thêm luật sẽ gây thêm rối và thêm cơ hội đục khoét người dân. Thời đại kinh tế toàn cầu, kinh tế kiến thức và công nghệ cao ( WTO, vệ tinh, máy tính, điện thoại di động, internet…) nhưng cơ cấu và quy trình quản lý hành chính vẫn như xưa, không đáp ứng kịp thời với điều kiện xã hội của người dân và doanh nghiệp cũng như môi trường cạnh tranh quốc tế. Nhà nước cấp nhiều giấy tờ phải có con dấu đỏ nhưng vẫn không thiếu giấy tờ giả mạo. Lạm dụng quyền lực và thông đồng chức vụ để rút ruột của công là chuyện dễ dàng. Kiểm soát lỏng lẻo và trừng trị không đúng mức nên tham nhũng và chạy án ở mọi tầng cấp là chuyện đương nhiên. Từ ngoài nhìn vào thì luật lệ chồng chéo, thủ tục nhiêu khê, công trình dang dở, dự án đình trệ, cầu đường lún sập, kẹt xe, mua bằng, chạy án, lách luật … Người dân và trí thức trong và ngoài nước đã khuyến cáo từ lâu về tệ nạn trong guồng máy hành chính. Điều lạ lùng là không thấy cấp lãnh đạo nhà nước có biện pháp bài bản để sửa đổi vấn đề tận gốc rễ. Bản thân anh từng về nước làm nhiều dự án, xin hỏi thật, anh có gặp khó khăn? Theo anh, khi gặp những chuyện “tế nhị” này, Việt kiều nên hành xử như thế nào ? Chúng ta nên gọi đúng tên cho dễ hiểu: chuyện “tế nhị” có phải là tệ nạn nghĩa là hối lộ, tham nhũng, chạy chọt, mua chức, mua bằng, bất công…? Chúng ta nên
  6. nhìn nhận khúc mắc của hệ thống và nhìn vấn đề theo hướng vĩ mô. Tắm cùng hồ cùng bến thì phải chịu dùng cùng nước. Tập thể người Việt trong nước bị guồng máy quản lý “hành là chính” thì Việt kiều không thể tránh khỏi. Tâm trạng của Việt kiều không khác người Việt trong nước khi đánh giá đạo đức nghề nghiệp của guồng máy hành chính. Việt kiều phải đáp ứng nhưng rất bức xúc vì họ đã thành công trong khung quản lý hiệu quả và công bằng ở nước ngoài. Việt kiều cũng đã mất đi khả năng chịu đựng của người Việt trong nước đối với những điều vô lý và bất công xã hội. Một số dự án của Việt kiều có lợi cho đất nước và có hiệu quả cao nhưng không được ủng hộ vì họ chưa hoặc không hiểu hết những chuyện "tế nhị" kiểu như thế thì làm sao kêu gọi trí thức kiều bào về nước đầu tư cho có hiệu quả ? Các nước tiên tiến rất trọng dụng và tìm cách lôi cuốn trí thức nước ngoài. Hơn 25% dân số Canada là người gốc nước ngoài - có thể là tỷ số cao nhất thế giới - nên rất đa dạng về màu da, văn hoá và ngôn ngữ nhưng guồng máy hành chính đối xử với mọi người rất công bằng. Thấy người gốc nước ngoài giữ các chức vụ lãnh đạo như giám đốc sở, quận trưởng, khoa trưởng đại học, chánh án, dân biểu, bộ trưởng, … là điều bình thường. Đây là lợi thế và niềm hãnh diện của Canada vì họ biết trọng dụng người có năng lực. Trong nhiều năm giữ trách nhiệm quản lý hành chính cũng như đại diện cho Thành Phố Montreal thu hút đầu tư nước ngoài, tôi chưa từng thấy ngoại kiều và doanh nghiệp nước ngoài yêu cầu điều kiện đặc biệt. Ngược lại, chính phủ Canada cũng không cần ( và không được phép ) đặt điều kiện đặc biệt cho các đối tác này. Môi trường và điều kiện sinh hoạt tốt cho tập thể người dân Việt Nam đương nhiên cũng là môi trường và điều kiện sinh hoạt tốt cho Việt kiều. Ngoại trừ các điều lệ liên quan đến visa xuất nhập cảnh, theo tôi thì tập thể Việt kiều nên thực hành tư tưởng “đại đoàn kết dân tộc” và công bằng xã hội, nhờ vào đó họ đã thành công ở nước ngoài. Tập thể Việt kiều nên thúc đẩy Nhà nước thực hiện cải cách quản lý hành chính quy mô và có bài bản. Một khi quản lý hành chính khuyến khích sáng tạo và toàn dân Việt Nam, không phân biệt trong hay ngoài nước, được guồng máy quản lý đối xử công bằng thì trí thức và đầu tư Việt kiều sẽ tự nhiên đổ về mà không cần nghị quyết và khẩu hiệu rầm rộ. Theo anh, các cơ quan Nhà nước có thể đơn giản hóa những thủ tục hành chính nào mà vẫn đảm bảo việc quản lý có hiệu quả ? Câu trả lời ngắn gọn cho phần đầu của câu hỏi là “tất cả”. Tôi có thể đưa ra nhiều ví dụ điển hình nhưng để tiết kiệm công sức, tôi và các chuyên viên trong và ngoài
  7. nước sẽ hợp tác khi có cơ quan chuyên trách muốn nghe, muốn làm và làm theo kế hoạch bài bản. Theo tôi thì hiệu quản quản lý hành chính Việt Nam còn quá khiêm tốn so với kinh phí mà người dân và doanh nghiệp phải trả nên lúc thực hiện cải cách theo bài bản thì chỉ cần nỗ lực nhỏ là người dân sẽ thấy tiến bộ trong thời gian ngắn. Việt Nam đang tiến hành công tác cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ, Theo anh, để công tác này đạt hiệu quả như mong muốn phải bắt đầu từ đâu và như thế nào ? Kinh nghiệm đã chứng minh là rất nhiều dự án, kế hoạch quy mô được hô hào rầm rộ chỉ tạo thêm cơ hội rút tiền của dân nhưng thiếu hiệu quả và lãng phí công quỹ. Luật lệ chống tiêu cực thì đã có rất nhiều. Các cơ quan, thành phố và quận đều đã báo cáo thành tích tốt đẹp từ nhiều năm nay, kể cả dự án 112 về chính phủ điện tử. Muốn đánh giá khách quan về các thành tích này thì nên hỏi người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này! Phải nhìn xung quanh và so sánh với người ta thì mới nhận thấy là mình đang đi lùi, ngay cả đối với các quốc gia trong vùng. Mọi việc mà Việt Nam ao ước thực hiện thì các nước khác đã thành công từ lâu rồi. Mỹ đã đặt chân lên mặt trăng hơn 35 năm rồi, Singapore và Đài Loan đã ngang hàng với các nước tiền tiến mà Việt Nam vẫn loay hoay chưa làm được các việc đơn giản như quản lý để công trình không bị lún sập, Bộ chờ trung ương phê duyệt cách quản lý xe công, công an xin phép trung ương điều tra tội phạm, Thủ tướng phải ký chỉ thị tiết kiệm công quỹ … Tôi nghĩ là Việt Nam đang tiếp tục dùng phương thức cổ truyền, dùng nhiều khẩu hiệu, chỉ thị và Nghị quyết riêng lẻ về cải cách hành chính ( truy tố người tham nhũng chỉ là thi hành đúng những luật mà cơ quan chức năng đã “quên” hoặc “lơ là” hoặc “bỏ qua” chứ không phải là cải cách hành chính! ). Thực hiện theo phương pháp cổ truyền thì sẽ đạt kết quả cổ truyền. Nghĩ đến đâu làm đến đấy, phản ứng nhất thời sẽ đạt kết quả nhất thời. Hiệu quả công tác không cao vì tốn nhiều công sức để tiết kiệm hàng ngàn trong khi bỏ qua những lãng phí hàng tỉ đồng. Cũng như thấy ngọn lá xấu thì ngắt đi, ngắt mãi không hết, hoa trái vẫn èo oặt mà không chữa được bệnh cho cây. Tôi lặp đi lặp lại là phải bắt đầu bằng cách nói ít làm nhiều. Phải có người lãnh đạo có bản lĩnh quyết tâm và biết thực hiện theo bài bản để giải quyết khúc mắc của hệ thống. Cải cách quản lý hành chính cần nhiều “chất xám” có chất lượng và kinh nghiệm, không tốn kém nhiều về kinh phí và thiết bị và người dân phải thấy cải tiến cụ thể qua các sinh hoạt hàng ngày.
  8. Anh cho rằng quy trình quản lý hành chính là nền tảng của công tác chống tiêu cực, chống tham nhũng, gian lận Tôi xin phép bất đồng ý kiến với một số người cho rằng tham nhũng là một cái u cần phải cắt đi. Phải nhìn nhận là tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác đã trở thành ung thư lan tràn khắp cơ thể, cả bề mặt lẫn bề sâu. Bệnh nhân phải chịu đau đớn và phản ứng phụ nếu muốn được chữa bằng xạ trị. Ngay cả khi đã tìm ra đúng bệnh thì cũng phải chữa trị theo quy trình bài bản mới hy vọng đạt kết quả. Quản lý chồng chéo và thủ tục rườm rà là bước đầu sinh ra cơ hội hối lộ và tham nhũng. Đã là con người thì Đông hay Âu – và ngay cả người tu hành - đều có thể bị cám dỗ bởi lợi nhuận dễ dàng trong thời gian ngắn mà không mất công sức, nhất là người có quyền lực dành phần của mình và nhận “hối lộ tự nguyện” từ những người muốn được việc. Trong nền kinh tế và quản lý phức tạp như hiện nay thì sự cám dỗ còn đa dạng hơn cho cả người muốn tiền và người muốn được việc. Hơn nữa, không có nền tảng hành chính vững chắc hướng đến phục vụ người dân thì càng thêm luật, tưởng là để giải quyết vấn đề, lại càng luộm thuộm hơn trước. Do đó, muốn chống tiêu cực thì phải cải cách các nguyên nhân gốc đã tạo cho chúng cơ hội phát triển và duy trì, đó chính là quản lý hành chính. Cải cách quy trình quản lý hành chính theo bài bản sẽ đơn giản hoá và hợp lý hoá nhiều thủ tục, giảm giấy tờ, bớt chồng chéo nhiêu khê, chuyển quyền đòi hỏi từ người công chức sang người dân. Khi người dân có quyền đòi cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính nhanh chóng và có chất lượng thì các cơ hội rút ruột và tham nhũng sẽ giảm từ gốc rễ. Mỗi quốc gia có những mô hình quản lý hành chính khác nhau nhưng với kinh nghiệm của anh, chúng ta có thể áp dụng mô hình nào cho phù hợp với thực tế Việt Nam ? Không có mô hình nào toàn hảo nhưng các ví dụ đạt hiệu quả cao thì đã thấy trong nhiều quốc gia trong mọi nền văn hoá từ Đông sang Tây. Tuy nhiên, chưa nên đặt câu hỏi về lựa chọn mô hình quản lý hành chính nào cho phù hợp với thực tế Việt Nam vì câu trả lời không giúp ta tiến thêm được bước nào. Việc áp dụng mô hình quản lý hành chính của các nước tiên tiến cũng chưa cần thiết vào thời điểm này vì tệ nạn tại Việt Nam còn quá nhiều và sự khác biệt còn quá xa. Những người bảo thủ thì cứ bảo là xã hội Việt Nam khác nước người nên phải áp dụng mô hình riêng, mỗi địa phương có hoàn cảnh khác nhau và có những vấn đề riêng nên phải có giải pháp địa phương. Đây là tư duy thời chiến tranh, không thích ứng với thời đại kinh tế toàn cầu. Ở đâu người dân cũng muốn được luật pháp bảo
  9. vệ, được phục vụ chu đáo theo công bằng xã hội. Người quản lý phục vụ đất nước và người dân nên đặt ra những câu hỏi như : Làm cách nào để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dân? Để giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển sáng tạo ? Làm sao để sản phẩm trong nước đạt chất lượng cao ? Để công trình không dang dở ? Để cầu đường không lún sập, giao thông không tắc nghẽn ? Để bằng cấp Việt Nam được tôn trọng ở thế hệ sau ? Làm cách nào để gia tăng đầu tư nước ngoài ? Để tăng lợi nhuận xuất khẩu ? Người quản lý hành chính chuyên nghiệp có lương tâm phải tìm biện pháp giải quyết thoả mãn các câu hỏi này. Đây là những điều hoàn toàn khả thi trong tình huống hiện nay mà không cần đặt nặng việc chọn lựa mô hình. Các nước tiên tiến khác Việt Nam một điểm là họ dám làm theo bài bản và thực hiện nhanh chóng các nguyện vọng chính đáng của người dân. Minh Diệu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2