intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nhà nước về Văn Hoá - Giáo dục - Y tế

Chia sẻ: Dang Van Sy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

3.372
lượt xem
747
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao nói văn hoá là động lực, mục tiêu phát triển linh tế xã hội Văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, sáng tạo như nhận định của Mác, tạo ra những giá trị tinh thần những công trình khoa học, văn hoá nghệ thuật nhằm xây dựng và phát triển con người. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và vì thế hai lĩnh vực đó luôn luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nhà nước về Văn Hoá - Giáo dục - Y tế

  1. Chương I Quản lý nhà nước về Văn Hoá Câu 1 : Tại sao nói văn hoá là động lực, mục tiêu phát triển linh tế xã hội Văn hoá là lĩnh vực sản xuất tinh thần, sáng tạo như nh ận định của Mác, tạo ra những giá trị tinh thần những công trình khoa học, văn hoá ngh ệ thuật nhằm xây dựng và phát triển con người. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền t ảng tinh th ần c ủa đ ời sống ấy, và vì thế hai lĩnh vực đó luôn luôn giữ vị trí quan tr ọng và quy ết định đối với thực trạnh sự vận động và phát triển của xã hội Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã h ội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá văn hóa và khả năng to lớn. Nó kh ơI d ậy nhân lên mọi tiềm năng phát triển sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quýêt định sự phát triển của công nghi ệp hoá hi ện đ ại hóa. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta khi nguồn tài chính và nguồn lực vật chất cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá còn hạn hẹp trong khi đó tiềm lực con người Việt nam lại vô cùng phong phú nếu biết nuôi dưỡng phát huy khai thác và sử dụng nó một cách hợp lý nhất tiết kiệm nhất . Trong thời đại ngày nay tư tưởng trên càng có ý nghĩa to lớn khi mà nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của đất nước không chỉ là tài nguyên vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người là tiềm năng và năng l ực sáng tạo của con người Việt nam. Nền kinh tế tri thức thời kỳ mới của sự phát triển xã hội hiện nay bắt nguồn từ chính đặc điểm này. Tư tưởng khẳng định văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát tri ển thúc đ ẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đảng ta xuất phát từ quan điểm coi con người trước hết là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ tinh th ần và đ ạo đ ức là nhân tố quyết định sự phát triển là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng CNXH. Từ đó cần phảI nhấn mạnh coi phát triển văn hoá là lĩnh vực quan trọng của chiến lược con người còn chiến lược con người lại nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp công nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá. Điều đó cũng có nghĩa là phảI đặt văn hoá vào trung tâm của những vấn đề kinh tế đồng thời bản thân văn hóa là lĩnh vực sản xuất đặc biệt góp phần trực tiếp tạo ra động cơ tháI độ , khơI dậy tiềm năng trong người lao động tạo ra nguồn lực ở trình độ phát triển ngày càng cao thúc đẩy con người phát triển và hoàn thiện nhân cách . Mục tiêu phấn đấu “ dân giàu, nước mạnh xã h ội công b ằng dân ch ủ văn minh” là định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng là mục tiêu c ủa văn hoá, nếu hiểu theo nghĩa rộng của kháI niệm này. Theo cố th ủ tướng Phạm Văn Đồng thì định hướng XHCN là văn hoá và văn hoá là đổi mới đổi mới là văn hoá
  2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 đã xác định “ Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người do con người” đồng thời đã nêu rõ yêu cầu “ tăng trưởng kinh tế phảI gắn với tiến bộ công bằng xã hội phát triển văn hoá, bảo vệ môI trường” Như vậy đường lối xây dựng cnxh ở nước ta cũng như trong chủ trương chính sách văn hoá được coi là mục tiêu cao cả của CNXH. Đó là nh ận thức đúng đắn trước kinh nghiệm của các nước từng hy sinh giá trị tinh thần để chạy theo lợi ích kinh tế để rồi gánh lấy những hậu qu ả lớn chưa có phương cách giảI quyết. Câu 2. Phân tích những giải pháp quản lý nhà nước để đạt mục tiêu duy trì và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam Có thể nói bản sắc văn hoá dân tộc là tổng th ể nh ững ph ẩm chất , tính cách khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của mỗi dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc. Bản sắc văn hoá đó là cáI hồn, cáI cốt, cáI thể hiện diện mạo của m ột n ền văn hoá. Bản sắc văn hoá là cái tạo nên sự độc đáo sự riêng có của một nền văn hoá. Bản sắc văn hoá dân tộc được xem là “ kháng th ể” đ ể ch ống l ại sự xâm lăng văn hoá. Với dân tộc việt nam lịch sử dựng nứơc và giữ nước lâu đời của dân tộc VN đã tạo nên cốt cách con người Việt nam và cốt cách ấy được phản chiếu trong nền văn hoá VN, tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Nói đầy đủ về bản sắc văn hoá dân tộc VN quả là một vấn đề khó, vì cho đến nay những công trình nghiên cứu về vấn đề này còn quá ít. Nhưng “ những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dân tộc và lòng yêu n ước nồng nàn cộng đồng sâu sắc đạo lý “ thương người như thể thương thân” , đức tính cần cù vượt khó, sáng tạo trong lao động… đó là nền tảng và sức mạnh tinh thần to lớn để nhân dân ta xây dựng ,một xã hội phát triển , tiến bộ công bằng nhân áI ngày nay. Văn hoá gắn liền với con đường đi lên của lịch sử dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc Việt nam là vô cùng quý báu. Nhưng bản sắc ấy chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó được bảo tồn và không ngừng phát huy tạo nên sức sống cho dân tộc. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy văn hoá dân t ộc đã đang và s ẽ còn là vấn đề mà các nhà quản lý các học giả và mỗi người VN yêu nước băn khoăn tìm câu trả lời thích đáng. Đứng trên giác độ quản lý nhà nước Câu 3 Những yếu tố cơ bản quyết định phương thức quản lý nhà nước về văn hoá.
  3. Khoa học quản lý đã khẳng định quản lý gồm hai quá trình đan k ết vào nhau một cách chặt chẽ là duy trì và phát triển. Hai quá trình này v ừa gi ữ cho một thực thể tồn tại độc lập vừa tạo cho nó vận động phát tri ển. V ới quản lý nhà nứoc nguyên lý này càng có ý nghĩa quan tr ọng b ởi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội. Nhưng để văn hoá được bảo tồn và phát triển vấn đề cốt yếu nhất là hình thành nh ững phương th ức qu ản lý thích hợp. Đến lượt mình việc lựa chọn những phương th ức quản lý nhà nước về văn hoá lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố . Đứng trên giác độ khoa học chính trị, không một nhà nước hiện đại nào lại không đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng chính trị. Những chủ trương đường lối quan điểm của Đảng cầm quyền . Mặt khác trong mỗi giai đoạn phát triển Đảng cầm quyền có những chỉ đạo về văn hoá khác nhau. Mục tiêu về xây dựng và phát triển văn hoá trong mỗi th ời kỳ đ ặt ra cho nhà nước vấn đề là phải sử dụng phương thức quản lý nhà n ước đ ể hoàn thành được mục tiêu cơ bản đó. Văn hoá thuộc phạm trù kiến trúc thượng tầng mối quan h ệ giữa thượng tầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở cũng chính là yếu tố quyết định phương thức quản lý nhà nước về văn hoá. Điều này có th ể được nhìn nh ận rõ ràng khách quan khi xem xét các phương thức quản lý của nhà nước trong thể chế kinh tế khác nhau. Một điều không ai không công nhận là trong thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung các phương thức quản lý nhà nước được sử dụng rất khác nhau với mức độ ưu tiên rất khác nhau. Quản lý theo quan niệm tổng thể là sự tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các phương pháp qu ản lý với các công cụ đặc thù nhằm đi đến mục tiêu quản lý nh ất đ ịnh. Quan ni ệm này cho phép chúng ta đánh giá việc lựa chọn phương thức quản lý nhà nước về văn hoá còn phụ thuộc vào chính bản thân chủ thể quản lý. Nhà n ứơc và đối tượng quản lý các hoạt động văn hoá. Bản chất của nhà nước sự nhận thức của nhà nứoc về vai trò của văn hoá trong mỗi thời kỳ sẽ tác động đến thể chế nhà nước để tìm ra phương thức quản lý phù h ợp. B ản thân văn hoá là một lĩnh vực đặc thù của đời s ống xã h ội. Nh ững đ ặc trưng riêng có của văn hoá đòi hỏi nhà nước ph ảI hình thành nh ững phương thức quản lý đặc thù. Bởi hơn ai h ết nhà nước là ng ười nh ận thức rõ mọi sự dập khuôn, áp đặt chung sẽ được trả giá bằng các hậu quả quản lý. Yếu tố thứ tư có thể đặt ra ở đây chính là vấn đề về môi trường văn hoá quốc tế. Trong thời đại ngày nay sự mở rộng giao lưu kinh tế th ương mại đã kéo theo sự giao lưu về văn hoá. Những ảnh hưởng giữa các nền văn hoá đã trở nên phong phú hơn đa dạng hơn và ph ức tạp h ơn. Nhà n ước
  4. với trách nhiệm của mình phải lựa chọn các phương thức quản lý nhà nước để vừa bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền th ống vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thời đại để làm giàu thêm cho văn hoá dân t ộc. Môi trường văn hoá quốc tế lành mạnh hay chưa lành mạnh phù hợp hay chưa phù hợp có ý nghĩa quyết định để nhà nước tạo dựng các ph ương thức quản lý nhà nứoc định hướng nền văn hoá phát tri ển theo h ướng m ở hay khép kín… Câu 4. Tại sao nói quản lý theo hình thức pháp luật là m ột trong nh ững hình thức cơ bản quan trọng nhất trong quản lý văn hoá. Nhà nước cần làm gì để nâng cao hiệu quả của công cụ pháp luật trong quản lý văn hoá. Khoa học nhà nước và pháp luật khi đề cập đến giai cấp th ống trị đã nhấn mạnh sự thống trị trên ba mặt : kinh tế, chính trị, văn hoá t ư t ưởng. Để duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị ph ải làm sao cho ý chí của giai cấp mình bao trùm trong đời sống xã hội. Và pháp luật là s ự th ể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị sử d ụng pháp lu ật làm phương tiện cơ bản nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội trong đó có văn hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của mọi xã hội. Sự quản lý nhà nước đối với văn hoá chính là để định hướng cho văn hoá ph ục vụ cho m ục đích của giai cấp , của dân tộc. Nhưng văn hoá là một lĩnh vực ph ức t ạp, đa chiều cạnh nhà nước phải có được một hình th ức quản lý hi ệu lực và hiệu quả nhất. Quản lý theo hình thức pháp luật là một trong nh ững hình thức cơ bản nhất trong quản lý văn hoá. Điều này bắt nguồn t ừ b ản thân đặc trưng vân hoá và vai trò của pháp luật cả trên phương di ện lý lu ận và thực tiễn. Văn hoá có tính bao trùm ảnh hưởng lâu dài và bền vững. Văn hoá liên quan đến vấn đề tư tưởng và tinh thần của cả chế độ. Nhà nước trước hết phải sử dụng pháp luật để tạo lập hướng đI cho văn hoá và ch ỉ có pháp luật nhà nước mới có thể ảnh hưởng đến toàn bộ xã hội, ý chí của giai cấp thống trị mới có thể bao trùm lên mọi khía cạnh của hoạt động văn hoá, Văn hoá là một lĩnh vực nhạy cảm. Nh ững biến động c ủa đ ời s ống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều được phản chiếu trong văn hoá. Văn hoá trong các thời điểm nhất định có thể có những biểu hiện mất trật t ự, lộn xộn do những xu hướng phát triển tự phát… Để lập l ại trật tự k ỷ c ương trong văn hoá thì hình thức pháp luật được xem là h ữu hi ệu nh ất b ởi hi ệu lực của pháp luật đảm bảo bằng sự cưỡng chế của bộ máy công quyền mà không một công cụ quản lý nào có được. Hình thức quản lý nhà nước bằng pháp luật là bản quan trọng nh ất nh ưng không phải là duy nhất. CHính vì vậy cùng với hình th ức này nhà n ước
  5. còn quản lý văn hoá bằng các quy ước chính sách, kế hoạch. Nh ưng có thể khẳng định được rằng thiếu các hình thức quản lý bằng các quy ước chính sách quản lý nhà nước có thể không toàn diện, hiệu qu ả qu ản lý có thể không như mục tiêu mong muốn của chủ thể nhưng hoạt động quản lý vẫn diễn ra. Nhưng thiếu pháp luật thì quản lý nhà nước tất y ếu không thể tồn tại. Quản lý nhà nước về văn hoá bằng các hình thức pháp luật có vai trò quan trọng quyết định đến quản lý nhà nứoc. Vậy để nâng cao hiệu quả của công cụ này chúng ta cần phải làm gì ? -Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ thống nhất. Cần có sự phối h ợp liên ngành giữa các cơ quan để xây dựng pháp luật về văn hoá để pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến văn hoá nói riêng không xung đột mâu thuẫn với nhau. -Các văn bản luật cần được hướng dẫn kịp thời bằng văn bản của chính phủ( cho đến nay Luật di sản văn hoá còn thiếu 4 nghị định hướng dẫn) -Nâng cao khả năng dự báo về tiến trình văn hoá để dự th ảo các văn bản pháp luật tránh tình trạng ứng phó thụ động khi có những biến cố xảy ra mới tìm cách để xây dựng các văn bản để điều chỉnh… C âu 5. Nêu tên các phong trào thi đua xây dựng môI trường văn hoá đang được triển khai trong cả nước. Văn hoá VN theo cố thủ tướng Phạm Văn Đồng thì nó mang tính c ộng đồng sâu sắc tính cộng đồng gồm 3 cái trục: gia đình, làng và nước. CHính tính cộng đồng của văn hoá làm cho văn hoá có ảnh hưởng cả bề rộng và bề sâu. Điều này đối với quản lý nhà nước một ý nghĩa đ ặc bi ệt đó là để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá ph ải tìm v ề c ộng đ ồng văn hoá, để tạo dựng môi trường văn hoá phải tìm về xây dựng các phong trào văn hoá trong cộng đồng Trong những năm gần đây ở nước ta các phong trào thi đua xây dựng môi trường văn hoá quả thực phù hợp với mong đợi của các cộng đồng dân cư và tất yếu sự gặp gỡ của ý Đảng lòng dân sẽ làm nên kỳ tích. ở đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các phong trào văn hoá đang được triển khai rộng khắp này. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” là m ột ch ủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta. Phong trào này đã lôi cu ốn đ ược đông đảo quần chúng tham gia tạo nên sức sống mới trong đời sống văn hoá cộng động. Những giá trị văn hoá truyền thống tạo nên một môi trường văn hoá dân tộc và hiện đại. Phong trào “ gia đình văn hoá, làng văn hoá” đã tạo nên môi trường văn hoá gia đình môi trường văn hoá làng xã lành mạnh góp phần tích cực vào việc
  6. xây dựng và hoàn thiện nhân cách cá nhân. Phong trào này không nh ững có ý nghĩa lớn về mặt văn hoá mà còn tạo ra sự phát triển toàn diện trong đời sống cộng đồng. Phong trào “ thực hiện dân chủ ở cơ sở” đã được phát động trong m ột khoảng thời gian dài. Dân chủ ở cơ sở đã th ực sự đem lại nh ững k ết qu ả to lớn về nhiều mặt. Sự tham của người dân vào các hoạt động c ủa chính quyền trong đó có hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá làng xã cộng đồng đã góp phần quan trọng vào việc giữ gìn các giá tr ị văn hoá dân tộc mà nếu phiến diện chúng ta vô tình gạt bỏ. Phong trào xây dựng quỹ khuyến học khuyến tài, các hội b ảo tr ợ cho văn hoá giáo dục. Đây là một nét đẹp của văn hoá dân tộc mang tính truy ền thống mà trong những năm gần đây có dịp được khôi phụcvà phát tri ển mạnh mẽ. Trong lịch sử dân tộc ở làng xã VN xưa đã từng có những h ọc điền( ruộng khuyến học) cô quả điền… để giúp đỡ những người nghèo hiếu học. Phong trào xây dựng các quỹ khuyến học trong nh ững giai đo ạn hiện nay vừa mang ý nghĩa văn hoá vừa là biểu hiện của kết quả xã h ội hoá giáo dục. Phong trào về nguồn tìm trong vốn cổ là phong trào văn hoá để khơI dậy những mạch nguồn văn hoá dân tộc tạo nên sự tiếp nối của dòng ch ảy văn hoá dân tộc. Phong trào này có ý nghĩa quan trọng trong vi ệc tìm hi ểu về giá trị văn hoá dân tộc, phát hiện những trầm tích trong địa t ầng văn hoá. Câu 6. Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về văn hoá và phân tích các nội dung đó. Câu 7. Cần chú trọng vào những tiêu chí nào để đầu tư một cách có hiệu quả đối với các sản phẩm và hoạt động văn hoá. Đầu tư cho văn hoá là đầu tư cho phát triển. Có lẽ đây là nh ận th ức chung của mọi quốc gia khi nhìn nhận vấn đề đầu tư cho văn hoá. Nh ưng nói đến đầu tư cho văn hoá là phải tính đến hiệu qu ả m ặc dù đ ầu t ư cho văn hoá hiệu quả không phải dễ lượng hoá và dễ nhận biết trong một sớm một chiều. Với ý nghĩa đó nhà nước cần chú trọng vào những tiêu chí nào để đầu tư một cách có hiệu quả đối với các sản phẩm và hoạt động văn hoá. TRước hết nhà nước cần phảI nhận diện về mức độ thích ứng với cơ chế thị trường của các sản phẩm và hoạt động văn hoá đ ể có h ướng đ ầu tư thích hợp. Việc nhận diện này để đi đến kết luận : hoạt động nào c ần đầu tư toàn bộ, hoạt động nào cần đầu tư một phần, hoạt động nào chỉ cần hỗ trợ ban đầu. ở nước ta việc đầu tư toàn bộ được thực hiện đối
  7. với các hoạt động văn hoá không có thu. Vấn đề đặt ra ở đây chính là làm sao để xác định được đúng các sản phẩm văn hoá, hoạt động văn hoá c ần thiết phải có sự đầu tư để tồn tại phát triển tránh sự cào bằng, đầu tư dàn trải dẫn đến thiếu hiệu quả. Tiêu chí quan trọng được nhiều người quan tâm rằng đó là chất lượng của sản phẩm và hoạt động văn hoá. Thật ra đặt vấn đề chất lượng của văn hoá là rất chung chung bởi đánh giá chất lượng của văn hoá không ph ảI là điều đơn giản không thể chấp nhận sự tuỳ tiện chủ quan. Chất lượng văn hoá cần phảI được cụ thể hoá bằng các tiêu chí cụ th ể rõ ràng và c ơ b ản. Đó là các sản phẩm văn hoá hoạt động văn hoá tiêu bi ểu cho đ ời s ống cộng đồng các sản phẩm hoạt động văn hoá biểu hiện xu thế vận đông của văn hoá tương lai, các sản phẩm văn hoá là kết tinh của bản s ắc văn hoá dân tộc, các sản phẩm văn hoá có giá trị văn hoá dân tộc và văn hoá nhân loại. Và mỗi tiêu chí cụ thể này nên được xem là một tiêu chí để đầu tư. Các sản phẩm, hoạt động văn hoá tiêu biểu cho đời sống cộng đồng. Sự đầu tư vào các hoạt động này sẽ tạo ra động lực cho sự phát tri ển, s ự thăng hoa của văn hoá cộng đồng. Sự đầu tư của nhà n ước phù h ợp v ới ý chí cộng đồng thì tất yếu các dự án đầu tư sẽ được nhân dân ủng hộ, tự giác thực hiện. Sự phát triển văn hoá cộng đồng đưa đến sự hoàn thi ện nhân cách phẩm chất tâm lý cộng đồng. Đó là hiệu quả đầu tư vô cùng lớn lao trong đầu tư cho văn hoá. Đầu tư cho các sản phẩm văn hoá hoạt động vănhoá biểu hiện xu thế vận động của văn hoá tương lai có thể làm cho nhiều người băn khoăn nghi ngờ cho là không tưởng ảo tưởng. Thật ra đây là vấn đề đã được đặt ra từ trong các nước phát triển. Văn hoá theo tiến trình lịch sử vận động và phát triển . Có những sản phẩm văn hoá ra đời là s ự manh nha c ủa văn hoá tương lai. CáI mới cần phảI được nuôi dưỡng để ngày càng phát tri ển vững bền. Các sản phẩm văn hoá là kết tinh của bản sắc văn hoá dân tộc cũng là một hướng đầu tư . Bản sắc văn hoá dân tộc nếu thiếu sự quan tâm đ ầu t ư có thể bị mai một, suy yếu và nền văn hoá hiện đại s ẽ có th ể m ất c ội r ễ sâu xa của mình không thể đứng vững trước những sự xâm lăng văn hoá. Câu 8. Hãy trình bày những nội dung cơ bản của phương thức quản lý nhà nước về văn hoá và sự thể hiện các nội dung đó trong thực tiễn quản lý nhà nước như thế nào? 1.quản lý văn hoá bằng pháp luật là phương thức quản lý tốt nhất Luật pháp phải thực sự là công cụ của quản lý nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng. Đó là việc ban hành hệ thống các văn bản pháp lu ật
  8. đối với các hoạt động văn hoá để phát huy tác dụng của văn hoá t ới s ự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc s ống c ủa con ng ười, h ạn chế những tiêu cực mà thị trường văn hoá tạo ra. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá phải đi đôI với yêu cầu quản lý bằng pháp luật. Hiện nay ở nước ta vấn đề xây dựng và thi hành pháp luật đang là nhu cầu cấp thiết của quản lý văn hoá. Các văn bản pháp lu ật v ề văn hoá còn thiếu, gây khó khăn cho việc quản lý của lĩnh vực này. Chính sách cho văn hoá không thể thay thế luật pháp trong việc quản lý. Quản lý theo đúng luật sẽ góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong tình hình văn hoá xã hội hiện nay đang có nhiều lộn xộn và đang cần khẩn trương giảI quyết. 2.Quản lý văn hoá bằng các chương trình kế hoạch quốc gia về phát tri ển văn hoá. Chính sách văn hoá là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động các chính sách các cách làm thiết thực các phương pháp quản lý hành chính và phương pháp ngân sách dùng làm cơ sở cho hoạt động văn hoá. Chính sách văn hoá được hình thành như một chỉnh thể trong một quá trình tác động lẫn nhau giữa ba nhóm cộng đồng( cộng đồng văn hoá, cộng đồng công chúng cộng đồng chính trị) không thể chỉ đơn phương của một, hai nhóm nào 3.Quảnlý văn hoá bằng đầu tư tài chính cho văn hoá . Đ ầu tư cho văn hoá là đầu tư cho sự phát triển . Văn hoá có được đầu t ư thì m ới có đi ều ki ện để vận động phát triển, có điều kiện để góp phần vào sự tiến bộ chung của xã hội. Đầu tư cho văn hoá để định hướng hỗ trợ cho các xu hướng văn hoá tiêu biểu cho cộng đồng cho sức mạnh dân tộc, khởi đầu cho xu hướng văn hoá tương lai. Đầu tư cho văn hoá với tư cách là một hoạt động sản xuất cũng cần được tính toán đến hiệu quả đầu tư. C ấp ngân sách cho văn hoá cũng kèm theo những quy tắc như bất kỳ hoạt động tài chính nào khác khi yêu cầu đặt ra phảI đạt tới mục tiêu quốc gia mà Đảng và nhà nước ta đã đặt ra. 4.Một trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý nhà nước về văn hoá hiện nay là củng cố tổ chức tăng cường về đào tạo đội ngũ cán bộ, đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh v ực này nh ư một biện pháp quan trọng để đổi mới nâng cao trình độ quản lý tr ước yêu cầu phát triển của sự nghiệp văn hoá trong công cuộc chấn hưng đất nước . Lý luận và thực tiễn quản lý đòi hỏi sự cần thiết phảI kết hợp tính ổn định và sự đổi mới cán bộ quản lý ở tất cả các cấp. Câu 9. Các ấn phẩm văn hoá nghe nhìn của nước ngoài đang thâm nhập vào nước ta cùng với quá trình VN hội nh ập vào n ền kinh t ế th ế gi ới.
  9. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu gì đối với công tác qu ản lý nhà n ước về văn hoá. Một điều bức xúc đang diễn ra khiến chúng ta ph ảI đặc bi ệt quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá là những sản phẩm văn hoá độc hại không phù hợp với truyền thống dân tộc đang được thâm nh ập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau. Điều đó làm ô nhiễm môi trường văn hoá trong nước và làm phương hại đến mục tiêu mở rộng giao lưu quốc tế trên lĩnh vực văn hoá của chúng ta. Ngành văn hoá thông tin đang tăng cường phối hợp với các ngành khác để ngăn chặn kịp thời những sản phẩm văn hoá độc hại này để cho ngọn gió văn hoá bên ngoài thổi vào luôn trong lành và bổ ích. CHỉ có biết giữ gìn, khai thác và phát triển nâng cao bản sắc riêng c ủa nền văn hoá dân tộc thì mới có được giá trị bản thân trong ti ếp xúc và đ ối thoại với các nền văn hoá khác và cũng ch ỉ trên cơ sở đó mới ti ếp thu được những tinh hoa của văn hoá thế giới. Trước tình hình thực tế của sự thâm nhập văn hoá nước ngoài yêu c ầu c ơ bản đặt ra ở đây là vừa tiếp thu được các giá trị th ời đại c ủa văn hoá nước ngoài làm giàu cho nền văn hoá dân tộc vừa phảI ngăn ch ặn lo ại b ỏ các sản phẩm văn hoá tráI với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Yêu cầu này quả không phảI là đơn giản đối với công tác quản lý nhà nước về văn hoá ở nước ta hiện nay. Một là nhà nước phảI chăm lo xây dựng nền văn hoá VN tiên ti ến đ ậm đà bản sắc dân tộc. Sự phát triển phong phú đa dạng hiện đại của nền văn hoá Vn sẽ là chất đề kháng những văn hoá ngoại lai không phù h ợp thâm nhập vào nước ta. Hai là nhà nước có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan có trách nhi ệm: B ộ văn hoá thông tin, HảI quan , bộ đội biênphòng.,.. đẩy mạnh các ho ạt đ ộng kiểm duyệt các sản phẩm văn hoá đưa vào nước ta , ngăn ch ặn loại b ỏ các sản phẩm văn hoá đưa vào nước ta, ngăn chặn loại bỏ các sản ph ẩm văn hoá không lành mạnh. Xử lý nghiêm mọi hành vi nhập lậu, lưu hành các sản phẩm văn hoá độc hại. Ba là trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao l ưu qu ốc t ế c ần phảI hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội m ới phù h ợp b ản s ắc dân tộc và yêu cầu của thời đại. Xây dựng gia đình văn hoá phát huy trách nhiệm của gia đình trong việc truyền thụ những giá trị văn hoá t ừ th ế hệ này sang thế hệ khác. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC. Câu 10. Vì sao giáo dục lại là vấn đề chiến lược đối với mọi quốc gia đặc biệt đối với các nước đang phát triển.
  10. Không phảI ngẫu nhiên mà người ta khẳng định rằng: sự phát triển con người và giáo dục được coi là yếu tố quan trọng to lớn đối với s ự ti ến b ộ kinh tế xã hội. Đây là tư tưởng có thời Adam Smith và Denison đã nói: Tăng trưởng thu nhập theo đầu người tiến bộ trong giáo dục s ức kho ẻ dinh dưỡng và bảo vệ môi trường. Trên thực tế giáo dục là nhân tố rất c ơ bản để biến đổi lực lượng sản xuất là vấn đề chiến lược trong phát tri ển của mỗi quốc gia nhất là trong thời đại tri th ức là nhân t ố quy ết đ ịnh tăng trưởng phát triển kinh tế- xã hội. Tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục được thể hiện ở vai trò là động lực phát triển kinh tế xã hội của nó. Một nền kinh tế xã h ội muốn có s ức mạnh để phát triển cần tạo ra trình độ trí tuệ ngang tầm thời đại và nguồn chất xám cũng như nhân lực kỹ thuật đủ trình độ để luôn đổi mới nâng cao năng xuất lao động, phát triển các hoạt động dịch vụ, nâng cấp các hoạt động văn hoá, tinh thần…Điều này phụ thuộc vào giáo dục. Nếu như trước đây giáo dục được coi là một lĩnh vực thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, một lĩnh vực thụ hưởng kết quả của hoạt động sản xuất, kinh tế như một thứ phúc lợi xã hội thì ngày nay giáo dục đã thay đổi vị thế của mình trong sự phát triển tổng thể của quốc gia. Tác động của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã h ội ngày càng trở nên m ạnh mẽ và có thể tìm thấy dấu ấn của sự tác động này ở khắp nơI, trên mọi sản phẩm mà con người sáng tạo ra, bất cứ một tiến bộ kinh tế xã hội cũng đều có các yếu tố cấu thành từ giáo dục. Với sự hiện hữu vô hình như vậy, giáo dục thực sự là một bộ phận đặc biệt của cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực mà xã hội nh ư chính tr ị, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng…đồng thời tạo ra sức mạnh bên trong to lớn thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ngược lại các lĩnh v ực kinh tế xã hội cũng có tác động ảnh hưởng to lớn đến giáo dục. Có th ể nói giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động l ực c ủa s ự phát tri ển kinh t ế xã hội, đồng thời sự phát triển kinh tế xã hội cũng là mục tiêu và t ạo ra s ức mạnh cho giáo dục. Chính vì vậy giáo dục là bộ ph ận hữu cơ quan trọng nhất trong chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển kinh t ế xã h ội trong đó mục tiêu giáo dục phải được coi là mục tiêu quan trọng nhất của sự phát triển. Con người có trí tuệ là trung tâm của mọi sự phát triển là nguồn lực quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Giáo dục là lĩnh vực tạo nên những con người có đủ phẩm chất tâm lý trí tuệ đạo đức đ ể tham gia vào quá trình kinh tế. Giáo dục là lĩnh vực liên quan m ật thi ết tới s ự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Vì vậy ở TQ Đặng Ti ểu Bình đã nói: “ PhảI tìm mọi cách để giải quyết tốt vấn đề giáo dục cho dù ở các mặt khác phảI nhẫn nại một chút, thậm chí hy sinh một chút v ề tốc độ”. Nh ật
  11. Bản đã nhiều lần cảI cách giáo dục theo hướng hiện đ ại hoá và nhân văn hoá. Nước Mỹ cũng đang thực thi một chiến lựoc giáo dục mới nh ằm khắc phục những yếu kém của mình, nâng cao trình độ h ọc vấn( giáo d ục phổ cập 13 và 14 năm) để mở rộng cửa các trường đại học cho tất c ả người Mỹ đào tạo đội ngũ giáo viên tốt nhất coi giáo dục là vấn đề an ninh quốc gia tối quan trọng Câu 11: Vì sao phảI xã hội hoá giáo dục . Cần phảI làm gì để thực hiện xã hội hoá giáo dục Xã hội hoá gjáo dục là một kháI niệm đã được phát triển lên trình độ mới , với những điều kiện mới mà thực ra nó đã có ngu ồn g ốc truy ền thống tốt đẹp của dân tộc:truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo Nghị quyết ĐH Dảng 9 nhấn mạnh việc thực hiện “chủ trương XHHGD” “ đảy mạnh XHHGD” và đánh giá việc dầu tư đổi mới cơ ch ế qu ản lý và thực hiện XHH trong lĩnh vực này triển khai chậm Thực ra vấn đề huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dụclà m ột kinh nghiẹm mang tính phổ biến của thế giới và khu vực . Tìn hiểu v ề nội dung hình thức hoạt đọng “XHHGD” ở nhiều nước có thấy t ập chung vào các vấn đề tạo cơ hội và môI trường học tập cho m ọi ng ười đa d ạng hoá các loại hình đào tạo tham gia góp ph ần cho giáo d ục v ề tài chính cộng đồng tham gia trực tiếp voà việc giáo dục trẻ em và giảI quy ết các vấn đề và phát triển giáo dục các lực lượng xã hội có th ể tham gia vào quản lý giáo dục, Trên cơ sở những quan điểm của Đảng lý luận về xã hội hoá giáo d ục và các cá thể hoá, thực tiễn huy động sự tham gia của toàn xã hội vào công tác giáo dục ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước khác, cần nhận dạng cho đúng bản chất của vấn đề XHHGD. Có thể định nghĩa XHHGD là huy động toàn xã h ội làm giáo d ục, đ ộng viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Đây là một định nghĩa rất cơ bản và rõ ràng, nói rõ đối tượng nội dung và cơ chế hoạt động. Đó là việc lôI cuốn thu hút, khích lệ toàn xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tham gia giáo dục. Ng ười ta hiểu toàn xã hội theo nghĩa cơ cấu mọi mặt mọi tổ chức mọi y ếu t ố c ủa cơ cấu xã hội: chính trị, kinh tế xã h ội, mọi ngành, mọ c ấp, m ọi lĩnh v ực kinh tế xã hội, kể cả lực lượng vũ trang. Người ta cũng hiểu mọi t ầng lớp nhân dân là mọi lứa tuổi, giới tính tín ngưỡng, giai c ấp xã h ội, c ả cộng đồng và cá nhân trong và ngoài nước. Việc huy động và động viên đó mang tính ch ất đó là nh ững phong trào quần chúng vì thực sự đây là sự tập hợp lực lượng tập trung các sức
  12. mạnh theo tinh thần giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, giáo d ục là của dân, do dân và vì dân, đồng thời bảo đảm một cơ ch ế h ợp lý đ ầy tính thực tiễn là dưới sự quản lý của nhà nước. Điều đó có nghĩa là xác định vai trò của xã hội, của nhân dân và vai trò của nhà nước trong từng trách nhiệm, kể cả sự đầu tư ngân sách . Sự cần thiết phảI XHHGD được thể hiện ở một số khía cạnh : -XHHGD góp phần nâng cao tính chất nhân dân, bản sắc dân t ộc c ủa n ền giáo dục nước ta, tiếp tục khẳng định chân lý giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, đề cao một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Nó cũng là cơ hội giáo dục quần chúng, qua thực tiễn nhằm nâng cao trình độ và năng lực giáo dục và tự giáo dục của mỗi người dân, c ủa m ỗi t ổ ch ức và lực lượng tham gia vào sự nghiệp . -XHHGD sẽ tạo ra một “ xã hội học tập” vừa phát huy truy ền th ống c ủa dân tộc ta- một dân tộc hiếu học- thực hiện “ ai cũng được học hành” và phù hợp với xu hướng của thời đại “ học tập thường xuyên”, “h ọc t ập suốt đời”, giáo dục cho mọi người. Nó góp phần nâng cao dân trí đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. -XHHGD sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào t ạo, phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục. Sự tham gia của xã hội góp phần c ụ th ể hoá mục tiêu giáo dục thích hợp với yêu cầu phát tri ển kinh t ế xã h ội c ủa đất nước và từng địa phương, góp phần mở rộng nội dung giáo dục cho sát với cuộc sống, xây dựng nên những môI trường thuận l ợi cho vi ệc giáo dục và đào tạo con người, tăng cường lực lượng của người dạy và người học, phát triển yếu tố nội sinh là chính con người trong giáo dục tạo nhanh điều kiện vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng giáo dục. -XHHGD góp phần làm cho giáo dục phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước địa phương. Giáo dục và kinh tế xã h ội vốn có những mối quan hệ manh tính quy luật. Sự tham gia của xã hội ở tầm vĩ mô cũng như vi mô vào giáo dục sẽ làm cho giáo d ục g ắn v ới m ọi m ặt của đất nước và từng địa phương, nhà trường sẽ gắn với xã h ội hoá giáo dục gắn với cộng đồng, phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì những mục tiêu của cộng đồng. -XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục. Hai ph ạm trù này có mối quan hệ rất biện chứng. Nhờ dân chủ hoá mà mở rộng lực lượng xã hội tham gia giáo dục và ngược lại, xã hội hoá chính là con đường là hình thức để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, một mục tiêu phấn đấu của giáo dục hiện đại và của giáo dục cách m ạng n ước ta. Con đường cách thức, hình thức đó là : huy động, đông viên sự tham gia c ủa đông đảo các lực lượng xã hội làm giáo dục.
  13. Tổ chức phối hợp làm nên sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh giáo dục, tạo nên thế và lực mới cho giáo dục bằng những yếu tố nội sinh. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ Câu 3. Hiểu về nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y t ế nh ư thế nào? NN nên có những chính sách gì để khuyến khích tính hi ệu qu ả của vấn đề này? Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ ra “ các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã h ội hoá”. Cho đ ến nay xã hội hoá là một tư tưởng chiến lược được quán triệt th ực hiện trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế. Trong nội dung xã hội hoá y tế, người ta nhấn mạnh nội dung đa d ạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế. Việc cung ứng các dịch vụ y tế bao gồm hai nội dung : cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh và việc sản xuất cung ứng dược phẩm. Như vậy đa dạng hoá việc cung ứng các d ịch v ụ y tế chính là tạo lập, phát triển nhiều hình th ức, nhi ều loại hình, nhi ều ch ủ thể thuộc các thành phần kinh tế trong việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu b ảo vệ chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế có ý nghĩa hết s ức quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Đa d ạng hoá các loại hình cũng có nghĩa đa dạng hoá các khả năng ti ếp c ận các dịch vụ y tế. Sự đa dạng này góp phần tạo ra cơ chế cạnh tranh y tế để hướng tới phục vụ tốt hơn nhu cầu bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Việc đa dạng hoá này nếu được quản lý tốt sẽ có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế quan trọng nhất là các loại hình cung ứng. Các loại hình gắn với các chủ sở hữu khác nhau. #Các chính sách để đẩy mạnh đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ y tế: -Chính sách tuyên truyền, giáo dục động viên ph ổ biến về nội dung đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ y tế để cộng đồng nhận thức rõ được ý nghĩa tầm quan trọng của vấn đề này. -Chính sách khuyến khích ưu đãI cho các đối tượng tham gia công tác cung ứng các dịch vụ y tế. Các chính sách này cần thiết thực và phảI được thực hiện nghiêm túc bởi các cơ quan có trách nhiệm. Các chính sách khuy ến khích ưu đãI có thể bao gồm rất nhiều nội dung: giảm thuế( thuế môn bài, thuế thu nhập…), ưu đãi về tiền thue đất, ưu đãi về tín d ụng v ốn vay…Bên cạnh chính sách khuyến khích về vật chất có thể và cần kèm theo các khuyến khích về tinh thần tạo động cơ tháI đ ộ tích c ực trong các đối tượng.
  14. -Nhà nước cần giảm bớt các thủ tục phiền hà trong việc cấp giấy phép, tránh mọi sự ách tắc không cần thiết trong giải quyết giấy tờ cấp phép ( Bắc Ninh mở một cửa hàng dược thời gian giảI quyết có khi đến 3 tháng- Báo nhân dân ngày 16/7/2000) Câu 4: Những vấn đề nổi cộm trong cung cấp kinh phí cho y t ế là gì? Phân tích và nêu giảI pháp. Y tế là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong quản lý nhà nước b ởi nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Sức khoẻ là một trong ba yêu cầu đối với con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy đầu tư cho y tế có ý nghĩa rất quan trọng đ ối với ch ất lượng nguồn lực con người. Về nguồn đầu tư cho y tế hiện nay ngoài nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn từ các hoạt động của chính ngành y tế( viện phí), viện trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn động viên từ các cộng đồng trong và ngoài nước. Vấn đề cung cấp kinh phí chi y tế có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao quy mô, chất lượng hoạt động y tế để có thể đáp ứng tốt h ơn nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Song đây cũng là m ột n ội dung mà hiện nay có nhiều nổi cộm cần tháo gỡ. Trước hết trong chi tiêu của Chính phủ tỷ lệ đầu tư cho y tế còn tương đối thấp. So sánh với các nước trong khu vực cũng đủ cho thấy kinh phí cho y tế của nước ta chưa có được tỷ lệ xứng đáng. Đây chính là một lý do để giải thích tại sao cơ sở vật chất kỹ thuật của y t ế n ước ta còn nghèo lạc hậu. Với nguồn kinh phí cho y tế còn hạn hẹp nh ưng vấn đ ề phân b ổ kinh phí như thế nào thì cũng là một cấn đề phức tạp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện phân bổ kinh phí y tế theo đầu người dân. Cơ chế phân bổ kinh phí này thật ra không bảo đảm công bằng giữa các khu vực. ở nh ững vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt cần đầu tư nhưng quy theo đầu người dân thì kinh phí lại quá ít ỏi. ở những vùng đông dân phát tri ển có điều kiện đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ y tế lại có cơ hội nhận được nguồn kinh phí lớn. Để giải quyết vấn đề chúng ta có th ể th ực hiện giải pháp tạm thời vẫn phân bố kinh phí theo đầu người dân nh ưng có h ệ số khu vực. Về lâu dài chúng ta cần thực hiện nhiều chính sách khác: chính sách di dân, định canh định cư. Kinh phí đầu tư cho y tế ít ỏi nhưng sử dụng kém hiệu quả còn để tình trạng thất thoát kinh phí. Cũng như việc thực hiện nhiều dự án đ ầu t ư kinh tế xã hội khác, các dự án đầu tư cho y tế có không ít dự án không đáp ứng được mong đợi của người dân, ngân sách nhà nước bị “ rút ru ột”. Đ ể
  15. khắc phục hiện trạng này cần thiết phảI tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án y tế với nhiều chủ thể từ phía nhà nước, nhân dân. Vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế cho y tế đều do nhà nước tiếp nhận ( trực tiếp quản lý là Bộ y tế) viện trợ phi dự án do bộ tài chính ti ếp nh ận và điều phối. Cần phảI có một cơ chế phối hợp giữa B ộ Y Tế và B ộ Tài Chính- Bộ kế hoạch đầu tư để sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ này. Tuy nhiên cho đến nay cơ chế này chưa được thực hiện nghiêm túc mọi sự ràng buộc còn lỏng lẻo, mơ hồ dường như chỉ dừng lại trên danh nghĩa. Câu 5. Tại sao lại cho rằng BHYT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho chi tiêu y tế. Hãy nêu tình hình thực hiện BHYT VN hiện nay và những giảI pháp cần thiết của nhà nước để nâng cao hiệu quả s ử dụng. BHYT do nhà nước thực hiện nhằm huy động sự đóng góp c ủa ng ười s ử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của điều lệ BHYT cho người có th ẻ BHYT khi ốm đau. BHYT có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho chi tiêu y t ế. Theo Nghị định số 58/ 1998/NĐ- CP quỹ bảo hiểm y tế hiện được s ử dụng 86.5% cho khám chữa bệnh trong đó 50 % chi cho KCB n ội trú; 45% chi cho KCB ngoại trú; 5% chi cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nh ững người tham gia BHYT được thanh toán toàn bộ chi phí KCB tại các c ơ s ở có hợp đồng với BHYT nhưng phải tuân theo các quy định về chuyển tuyến kỹ thuật. BHYT đã trở thành nguồn đóng góp đáng kể cho ngân sách y tế. Theo Nguyễn Quan ấn (2001)nguồn kinh phí từ BHYT từ chỗ chỉ đóng góp 58 tỷ đồng bằng 4,7%cho tổng chi tiêu KCB năm 1993 đến năm 1997 đã đóng góp 520 tỷ đồng bằng 22%cho tổng chi tiêu KCB. Dưới góc độ công bằng BHYT hiện tại mới chỉ bao phủ chủ yếu những người có công ăn việc làm chính thức. Trên th ực tế so với các thành ph ần khác trong xã hội những người đó lại là những người có thu nh ập ổn đ ịnh và tương đối cao. Phần đông dân số còn lại là nông dân và những người không có công ăn việc làm chính thức và là những người không có nguồn thu nhập ổn định hoặc thu nhập thấp lại không được bao phủ BHYT. Những người này là “ nhóm yếu thế” trong xã hội về phương diện công bằng lẽ ra phải là những người cần được bảo vệ nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2