intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản trị chất lượng - TS. Trần Đình Hiền

Chia sẻ: Truong An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

701
lượt xem
335
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học thuyết chất lượng của Deming và những yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng được tóm tắt trong 4 yếu tố chính: • Đánh giá đúng một hệ thống •Hiểu biết về những biến động trong quá trình thực hiện sản xuất, dịch vụ •Nguyên lý của kiến thức •Hiểu biết về tâm lý học vàhành vi của con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản trị chất lượng - TS. Trần Đình Hiền

  1. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Một số vấn đề cần tham khảo đối với một CEO TS. TRẦN ĐÌNH HIỀN sưu tầm
  2. W.E Deming – quản lý chất lượng • Chất lượng công việc phụ thuộc vào quản lý Deming tin rằng 80 – 85% CLSP, DV có đạt hay không là do ở vấn đề quản lý. trong công việc, người LĐ cao nhất là người duy nhất có thể sữa chữa lại những vđề trong công tác TCQL. hệ thống được thiết kế như thế nào sẽ đem lại kết quả như thế ấy và người lao động trong hệ thống không phải là những nguyên nhân gây ra sai lỗi.
  3. Học thuyết Quản lý chất lượng Học thuyết chất lượng của Deming và những yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng được tóm tắt trong 4 yếu tố chính: • Đánh giá đúng một hệ thống • Hiểu biết về những biến động trong quá trình thực hiện sản xuất, dịch vụ • Nguyên lý của kiến thức • Hiểu biết về tâm lý học và hành vi của con người.
  4. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 1. Xây dựng những mục đích bất biến dành cho sự cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm mục tiêu để có thể cạnh tranh, tồn tại trong giới kinh doanh, và tiếp tục tạo ra công ăn việc làm. 2. Người quản lý phải ý thức được trách nhiệm của mình và đảm nhiệm vị trí dẫn đầu trong mọi thay đổi.
  5. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 3. Xây dựng kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay từ đầu vào. 4. Đầu tư thời gian và kiến thức giúp cải tiến CL và giảm thiểu toàn bộ chi phí. Lợi nhuận được tạo ra bởi các khách hàng trung thành và thường xuyên. 5. Quá trình không bao giờ hoàn toàn tối ưu. Phải luôn luôn cải tiến và hoàn thiện kế hoạch, sản phẩm, dịch vụ. Nâng cao CL và năng suất dẫn đến giảm bớt chi phí đầu tư.
  6. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 6. Tiến hành các lớp huấn luyện công việc. Đây là những hoạt động hằng ngày của mọi nhân viên trong doanh nghiệp. 7. Huấn luyện cách thức lãnh đạo. Mục tiêu của sự giám sát là giúp đỡ nhân viên, cải tiến máy móc thiết bị và để làm cho công việc tốt hơn. Sự giám sát trong quản lý, trong việc kiểm tra cũng kỹ lưỡng như việc giám sát các công nhân sản xuất. 8. Nỗi lo sợ bị phạt sẽ dẫn đến tàn phá. Loại bỏ các nguyên nhân gây ra nỗi sợ hãi, nhờ vậy mọi người có thể yên tâm làm việc một cách có hiệu quả hơn cho công ty.
  7. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 9. Phá vỡ các rào cản giữa nhân viên các phòng ban. Nhân viên của phòng thiết kế, nghiên cứu kinh doanh hay sản xuất phải tạo thành một nhóm làm việc, để cùng nhau nhìn thấy trước những vấn đề có thể xảy ra cho sản phẩm và trong việc sử dụng SP, hay DV đó. 10. Loại bỏ những khẩu hiệu, những lời hô hào và các tiêu chí “khuyết tật ở mức zero” và sự vươn tới mức một năng suất mới. Những câu hô hào chỉ tạo ra các mối quan hệ đối phó, vì phần lớn những nguyên nhân dẫn đến chất lượng và năng suất thấp thuộc về hệ thống và nằm ngoài quyền năng của công nhân viên.
  8. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 11. Loại bỏ những tiêu chuẩn công việc (định mức) trong các công xưởng, thay thế vào đó bằng sự lãnh đạo khoa học. Loại bỏ quản lý bằng những số, những mục đích bằng con số. Thay vào đó là khả năng lãnh đạo 12. Hầu hết các biến đổi đều do hệ thống tạo ra, cần xem xét lại hệ thống. Phê phán, phạt, xếp thứ bực công nhân dưới trung bình có thể phá đi tinh thần đồng đội của công ty. Loại trừ những rào cản đã cướp mất của người lao động lòng tự hào trong nghề nghiệp. Loại bỏ các hệ thống đánh giá hàng năm hay bổ nhiệm nhân viên dựa trên công trạng của họ.
  9. 14 điểm nhằm Quản lý cải tiến CL 13. Thiết lập một chương trình giáo dục mạnh mẽ và tự cải tiến trong mỗi người. Hãy để cho mỗi người tham gia và tự chọn cho mình một lĩnh vực thích hợp để phát triển. 14. Đặt nhân viên trong công ty luôn làm việc để đạt đến sự thay đổi. Thay đổi là công việc của mọi người.
  10. QLCL - Những lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam Tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp, giảm chi phí cho xử lý các chất dẫn xuất ảnh hưởng đến môi trường: duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm; nâng cao năng suất lao động; tăng cường vị thế và uy tín cho doanh nghiệp; mở rộng quan hệ quốc tế, liên doanh, liên kết;
  11. QLCL - Những lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt Nam tăng khả năng thắng thầu đối với các dự án cho điều kiện dự thầu khắt khe; xây dựng được phong cách làm việc khoa học có tính hệ thống; dễ dàng giám sát ở mọi lúc, mọi nơi; tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô đối với bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ.
  12. Phương thức QLCL thích hợp với DN Việt Nam hiện nay Mô hình quản lý chất lượng thích hợp gồm có 15 yếu tố cơ bản, tạo thành ba phần chính như sau: 1. Phần các yếu tố nền tảng gồm 5 yếu tố: - Yếu tố con người; - Yếu tố quản lý; - Yếu tố công nghệ; - Yếu tố thông tin; - Yếu tố tài chính
  13. Phương thức QLCL thích hợp với DN Việt Nam hiện nay 2. Phần các yếu tố chủ yếu gồm 6 yếu tố: - Chính sách - chiến lược - mục tiêu - chương trình - kế hoạch; - Cơ cấu tổ chức; - Đào tạo - giáo dục; - An toàn vệ sinh - môi trường sinh thái; - Tiêu chuẩn hoá - tự động hoá; - Đánh giá - cải tiến hoặc đổi mới;
  14. Phương thức QLCL thích hợp với DN Việt Nam hiện nay 3. Phần các yếu tố nòng cốt gồm 4 yếu tố: - Giai đoạn tiền sản xuất; - Giai đoạn sản xuất; - Giai đoạn lưu thông; - Giai đoạn dịch vụ sau bán hàng (giai đoạn sử dụng ở khách hàng).
  15. Phương thức QLCL thích hợp với DN Việt Nam hiện nay Ngoài 15 yếu tố cơ bản thể hiện nội lực của DN, còn có 10 yếu tố bên ngoài tác động đến DN, gồm 4 yếu tố tác động trực tiếp và 6 yếu tố vĩ mô có liên quan. Bốn yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của DN là: 1. Khách hàng; 2. Người cung ứng; 3. Đối thủ cạnh tranh; 4. Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
  16. Phương thức QLCL thích hợp với DN Việt Nam hiện nay Sáu yếu tố vĩ mô (quốc tế, quốc gia, địa phương) có tác động tới DN là: 1. Môi trường tự nhiên; 2. Môi trường kinh tế; 3. Môi trường chính trị; 4. Môi trường pháp lý; 5. Môi trường khoa học - kỹ thuật - công nghệ; 6. Môi trường xã hội - đạo đức - văn hoá.
  17. Quản lý và đảm bảo chất lượng trong sản xuất Hệ thống sản xuất đơn giản gồm 2 khu vực hoạt động chính: Khu vực hỗ trợ SX gồm những bộ phận đảm đương các công việc như tìm kiếm khách hàng, đặt KHSX, chuẩn bị các nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, kiểm tra CLSP, lưu kho, bán hàng… Khu vực sản xuất là bộ phận tạo ra sản phẩm hàng hoá từ những nguồn lực do khu vực hỗ trợ chuẩn bị.
  18. Để quản lý và đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cần: 1. Xác định rõ các công việc hay hoạt động của mỗi khu vực; 2. Giao quyền và phân công trách nhiệm thật rõ ràng cho các cán bộ cấp dưới thuộc từng khu vực, bộ phận quản lý và công đoạn làm việc; 3. Tìm hiểu kỹ càng về chất lượng của sản phẩm mà bạn sản xuất; 4. Thiết lập một cách thức quản lý CLSP của riêng bạn. Tốt nhất là nên có một bộ phận hay cán bộ chuyên trách để thực hiện và duy trì; 5. Định kỳ xem xét đánh giá và điều chỉnh.
  19. Để quản lý và đảm bảo chất lượng trong sản xuất, cần: Các mục 3, 4 và 5 sẽ bao gồm nhiều hoạt động. Đặc biệt việc xây dựng tài liệu và lưu trữ những ghi chép về chất lượng trong mọi quá trình hỗ trợ và sản xuất là vô cùng quan trọng. Khi các cán bộ ghi chép lại đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng và trách nhiệm quản lý thì bạn sẽ dễ dàng tìm được cách giải quyết khúc mắc trong quản lý chất lượng. Ngoài ra, đào tạo các cán bộ thông hiểu về chất lượng của các công việc cụ thể, có đủ năng lực và kỹ năng thực hiện quản lý chất lượng là khá khó khăn. Đôi khi bạn nên sử dụng các tổ chức tư vấn, đào tạo hay tập huấn bên ngoài.
  20. Cần biết thêm về Quản lý CLSP Để quản lý và đảm bảo CLSP trong quá trình sản xuất chế biến, bạn nên tiến hành các công việc sau: 1. Có được một cán bộ chuyên trách về CL, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, kiểm soát, đánh giá và báo cáo. Cán bộ này sẽ tiến hành các công việc tiếp theo sau đây; 2. Xác định, vẽ sơ đồ mô tả các công việc trong các quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm; 3. Xác định các công việc tương ứng của các bộ phận chức năng; 4. Bố trí trách nhiệm quản lý và kiểm soát CL ở các bộ phận chức năng. Đào tạo về CL và quản lý CL cho các cán bộ ở các bộ phận chức năng; 5. Hướng dẫn và xác định các yêu cầu về CL (hay các tiêu chí xác định CL) đối với SP trên từng công đoạn, thao tác sản xuất ở tại mỗi bộ phận chức năng;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2