intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

569
lượt xem
187
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ DỪA CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG I. Quy trình sản xuất phân hữu vi sinh được chế biến từ mụn xơ dừa. Mô tả quy trình: Nguyên liệu mụn xơ dừa sẽ được xử lý bằng Ca(OH)2 với liều lượng bằng 5% lượng mụn xơ dừa, với thời gian xử lý từ 7-10 ngày. Sau đó mụn xơ dừa sẽ được ép bằng máy ép thủy lực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ

  1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ MỤN XƠ DỪA CHO MỘT SỐ CÂY TRỒNG I. Quy trình sản xuất phân hữu vi sinh được chế biến từ mụn xơ dừa Mô tả quy trình: Nguyên liệu mụn xơ dừa sẽ được xử lý bằng Ca(OH)2 với liều lượng bằng 5% lượng mụn xơ dừa, với thời gian xử lý từ 7-10 ngày. Sau đó mụn xơ dừa sẽ được ép bằng máy ép thủy lực. Tiếp theo mụn xơ dừa sẽ được ủ háo khí với chế phẩm
  2. EM gốc với tỷ lệ 3 lít EM gốc xử lý 1 tấn mụn xơ dừa, thời gian ủ hảo khí là 10-15 ngày, ta đã có mụn dừa bán thành phẩm (MDA). Sau đó phơi trong mát mụn dừa bán thành phẩm (MDA) để giảm ẩm độ. Phối trộn nguyên liệu theo bảng sau: Bảng công thức phối trộn để sản xuất phân HCVS từ mụn dừa bán thành phẩm (MDA) II. Quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh (HCVS) được chế biến từ mụn xơ dừa trên một số cây trồng 1. Trên cây xà lách: Mật độ trồng: 10 kg hạt/ha Phân bón: tính cho 1.000m2 + Bón lót (trước khi gieo hạt): 1,0-1,5 tấn phân chuồng+100kg phân super lân +
  3. 50kg phân HCVS. Các bước: Làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. + Tưới thúc (7-10 ngày sau khi trồng): hòa từ 3,0-3,5kg Urea với 40 lít nước. Có thể sử dụng thêm phân bón lá sau đó vài ngày. 2. Trên cây cải xanh: Mật độ trồng: 5 kg hạt giống/ha. Vườn ươm: không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khoảng 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân NPK 16-16-8 với liều lượng pha 20-30g/10 lít nước. Cây con 18-20 ngày tuổi là có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và cây xấu để thuận tiện cho việc chăm sóc. Lượng phân bón cho 1.000 m2 (ruộng trồng): 1.000 kg phân chuồng + 5 kg Urea + 5 kg KCl + 30 kg NPK 16-16-8 + 50 kg phân HCVS. Chia ra thành nhiều lần, cụ thể như sau:
  4. Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. 3. Trên cây dưa leo: Mật độ trồng: 25.000-33.000 cây/ha. Lượng hạt giống: 0,7-1,0 kg/ha Phân bón: tính cho 1.000 m2 cụ thể như sau: Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. Trong thời gian thu hoạch, cứ sau 2-3 đợt hái trái lại pha loãng phân NPK loại 16-16-8 hoặc 20-20-15 tưới bổ sung một
  5. lần. 4. Trên cây khổ qua Lượng giống: 12kg hạt/ha. Phân bón: tính cho 1.000m2: 2.000kg phân hữu cơ hoai + 20kg urea + 30kg super lân + 10kg KCl + 100kg bánh dầu + 50kg vôi + 50 kg phân HCVS. Chia làm các lần bón như sau: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + lân + vôi + 20kg bánh dầu + 50 kg phân HCVS. Các bước: làm đất-bón lót phân-phủ một lớp đất hoặc phân chuồng lên mặt-gieo hạt. + Bón thúc lần 1 (10 ngày sau gieo): 5kg Urea + 20kg bánh dầu. + Bón thúc lần 2 (20 ngày sau gieo): 5kg Urea + 5kg KCl + 30kg bánh dầu. + Bón thúc lần 3 (30-35 ngày sau gieo):
  6. toàn bộ lượng phân còn lại. 5. Trên cây cam Mật độ: 1.100 cây/ha Phân bón: cụ thể như sau: + Liều lượng phân bón: Hiện nay người ta thường dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây) để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng phân bón cho cây cam ở vụ sau. Bảng khuyến cáo phân dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trái trước (kg trái/cây) + Thời điểm bón: - Sau thu hoạch bón: 25% đạm + 25% lân + 5 kg hữu cơ/gốc/năm. - Bốn tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali. - Sau khi đậu trái và giai đoạn trái phát triển: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.
  7. - Một tháng trước khi thu hoạch bón: 20% kali. Giai đoạn trái phát triển, lượng phân nên cung cấp làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu trái và sự phát triển của trái. Hàng năm, nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3)2 (Nitrat canxi) để cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch trái. + Phương pháp bón: - Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. - Phân bón lá nên phun 4-5 lần/vụ trái ở giai đoạn sau khi trái đậu và giai đoạn bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Phân HCVS được dùng với liều lượng là 2kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái. 4. Trên cây bưởi: Khoảng cách trồng: 5X6m. Mật độ 300
  8. cây/ha. Phân bón: (0,8kg Ure + 1,25 kg Super lân + 0,50 kg KCl) + 15 kg phân hữu cơ + 4kg phân HCVS/gốc/năm. Kỹ thuật bón phân: Nên chia làm 4 lần/năm. Lần 1 (sau thu hoạch): bón 25% N + 25% P2O5 + 20% K2O + 100% phân hữu cơ + 100% phân HCVS. Lần 2 (4 tuần trước khi ra hoa): bón 25% N + 50% P2O5 + 30% K2O Lần 3 (sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển): bón 50% N + 25% P2O5 + 50% K2O. Lần 4 (1 tháng trước thu hoạch): bón 20% K2O. Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10-15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 4kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt
  9. cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái. 5. Trên cây ca cao: Khoảng cách trồng 3X3 m, mật độ 1.100 cây/ha. Phân bón: (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1,5kg Đầu Trâu ca cao (NPK: 12-14- 18), đặc biệt có bổ sung Penac P) + 1kg phân HCVS/cây/năm. Bón cụ thể như sau: Lần 1 (sau thu hoạch): bón (10kg phân chuồng+0,3kg vôi+1kg phân HCVS)/cây. Lần 2 (đầu mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Lần 3 (giữa mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Lần 4 (cuối mùa mưa): bón 0,5kg Đầu Trâu ca cao/cây. Cách bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10 -15 cm, rộng 10-20 cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc xới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại, tưới nước. Phân HCVS được dùng với liều lượng bón là 1kg/cây, sử dụng bón lót ngay sau
  10. khi thu hoạch trái vụ trước, chuẩn bị cắt cành làm vụ mới hoặc giai đoạn nuôi trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2