intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sai lầm của nhân viên mới

Chia sẻ: Love Love | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lần đầu đi làm, hãy chú ý đến công nghệ mà các đồng nghiệp của bạn thường dùng. Đừng ngại thắc mắc xung quanh vấn đề này, bởi mỗi công ty có cách sử dụng công nghệ khác nhau; ứng dụng đúng công nghệ, công việc bạn sẽ thuận lợi hơn. Quá vội vàng, xem nhẹ công việc đầu tiên hoặc gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với đồng nghiệp/sếp... là những sai lầm mà những người mới đi làm dễ mắc phải. Quá vội vàng Lần đầu đi làm, không ít người tỏ ra quá nôn nóng, hấp tấp,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sai lầm của nhân viên mới

  1. Sai lầm của nhân viên mới Lần đầu đi làm, hãy chú ý đến công nghệ mà các đồng nghiệp của bạn thường dùng. Đừng ngại thắc mắc xung quanh vấn đề này, bởi mỗi công ty có cách sử dụng công nghệ khác nhau; ứng dụng đúng công nghệ, công việc bạn sẽ thuận lợi hơn.
  2. Quá vội vàng, xem nhẹ công việc đầu tiên hoặc gây ấn tượng xấu ngay từ đầu với đồng nghiệp/sếp... là những sai lầm mà những người mới đi làm dễ mắc phải. Quá vội vàng Lần đầu đi làm, không ít người tỏ ra quá nôn nóng, hấp tấp, vội vàng muốn khẳng định năng lực và bản thân, vì thế thường đưa ra nhiều ý kiến, đóng góp thiếu chín chắn, không mang tính thuyết phục. Đây quả là một sai lầm tai hại. Bạn sẽ bị đánh giá là “ngựa non háu đá” và thích khoe mẽ trong khi năng lực thực tế của bạn lại ở mức rất khiêm tốn... Do đó bạn cần phân biệt rõ ràng giữa việc tích cực đóng góp ý kiến và phô trương quá mức. Lời khuyên dành cho bạn là nên khiêm tốn, suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra ý kiến, nhận định cá nhân. Quá “kiên nhẫn” Không vội vàng đưa ra ý kiến chủ quan của mình không có nghĩa là bạn sẽ im lặng, "kiên nhẫn" một cách thái quá và chỉ đưa ra ý kiến khi được phân công hoặc bị nhắc nhở.
  3. Nếu ứng xử theo cách này, bạn sẽ bị coi là người kém năng động, không thân thiện. Ứng dụng công nghệ sai cách Lần đầu đi làm, hãy chú ý đến công nghệ mà các đồng nghiệp của bạn thường dùng. Đừng ngại thắc mắc xung quanh vấn đề này, bởi mỗi công ty có cách sử dụng công nghệ khác nhau; ứng dụng đúng công nghệ, công việc bạn sẽ thuận lợi hơn. Gây ấn tượng xấu ngay từ đầu Ấn tượng ban đầu rất quan trọng, đơn giản chỉ là bộ trang phục bạn diện, cách bạn làm quen với đồng nghiệp, ngôn ngữ cơ thể của bạn... trong ngày đầu tiên đi làm. Nếu gây được ấn tượng tốt với đồng nghiệp và sếp ngay trong ngày làm việc đầu tiên, bạn sẽ nhận được những cảm tình đáng quý trong công việc và ngược lại. Giờ giấc đến công sở cũng là một vấn đề bạn cần lưu ý, không nên đến trễ và cũng không về quá sớm.
  4. Làm sếp phật ý Không còn điều gì tệ bằng làm sếp khó chịu ngay trong những ngày đầu đi làm, vì vậy hãy hết sức lưu ý tránh nó. Bạn cần tôn trọng lời chỉ bảo, phân công, góp ý của sếp; nếu muốn “phản bác” thì cũng cần khéo léo, nhẹ nhàng và bình tĩnh. Đừng nên nổi cáu hoặc tỏ thái độ thiếu thiện chí… tất cả những điều đó đều bất lợi cho bạn. Coi thường công việc Nhiều người nghĩ rằng công việc đầu tiên chỉ là chỗ “dừng chân” tạm thời, là nơi để lấy kinh nghiệm hoặc để lấp đầy thời gian rảnh rỗi. Những suy nghĩ này khiến họ không muốn cố gắng phấn đấu cho mục tiêu công việc. Trên thực tế, các nhà quản trị cho rằng công việc đầu tiên có vai trò rất quan trọng trong quá trình lập nghiệp của bạn, nó giúp bạn vững vàng bước tiếp trên con đường thăng tiến về sau.
  5. Thay vì xem thường công việc đầu tiên, bạn hãy nỗ lực, cống hiến bằng nhiệt huyết, kiến thức… bạn sẽ hái được "quả ngọt" về sau đấy!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2