intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

397
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của mình mà điều quan trọng nhất là có những phương pháp thích hợp trong một bài giảng văn. Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một vài phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm qua một số bài học cụ thể trong chương trình ngữ Văn 10. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn

  1. Sáng kiến kinh nghiệm ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC LẤY HỌC SINH LÀM TRUNG TÂM - MÔN NGỮ VĂN
  2. A, ĐẶT VẤN ĐỀ. Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách lớn với giáo viên hiện nay. Dạy như thế nào cho hay, cho hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho học sinh quả thực là cả một vấn đề lớn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc học sinh không thích học văn như: + Môn văn là môn khó học. + Nghề nghiệp cho môn văn không phong phú + Giáo viên dạy không hay không cuốn hút. + Chưa có những phương pháp thích hợp kích thích sự say mê học, sáng tạo, cảm thụ văn học của học sinh. Trong sáng kiến kinh nghiệm nhỏ này tôi chỉ đưa ra hướng áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học văn trong trường phổ thông. B/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1- Trong trường THPT học sinh thường có những quan niệm rất sai lệch trong việc học môn văn. Có những học sinh cho rằng môn văn là môn học thuộc chỉ cần học những gì thầy cô giáo cho ghi trên lớp là đạt yêu cầu. Khi là bài kiểm tra chỉ cần tái hiện lại y hệt những kiến thức đó là đạt yêu cầu. Hoặc học văn chỉ cần chăm chú ghi chép là được chứ không cần tư duy sáng tạo. Đó là những quan niệm sai, lệch lạc. Học văn không phải chỉ thụ động đọc chép mà là cả một quá trình cảm thụ nghệ thuật đầy sáng tạo. 2- Việc học sinh không thích thú với môn văn cũng có nhiều lí do như đã nêu ở trên tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự tạo ra sự cuốn hút học sinh bằng bài giảng của
  3. mình mà điều quan trọng nhất là có những phương pháp thích hợp trong một bài giảng văn. 3- Với đề tài này, người viết muốn đưa ra một vài phương pháp tích cực lấy học sinh làm trung tâm qua một số bài học cụ thể trong chương trình ngữ Văn 10. C/ PHẠM VI ĐỀ TÀI. Với đề tài này người viết nghiên cứu trong diện hẹp qua một số bài học cụ thể trong chương trình ngữ Văn 10 nâng cao: " Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ" và " Thái Sư Trần Thủ Độ" ( trích " Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên). D/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1- Từ việc tìm hiểu đặc điểm chung về một vài phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên áp dụng cụ thể vào một số tiết học cụ thể trong chương trình ngữ Văn 10 nâng cao. 2- Từ đó áp dụng cụ thể vào một số bài như " Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ" và " Thái Sư Trần Thủ Độ" ( trích " Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên) trong chương trình ngữ Văn 10 nâng cao. E/ CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Gồm 3 phần. - Phần I: Giới thiệu chung. - Phần II: (Trọng tâm) gồm 3 chương. + Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. + Chương II: Áp dụng một vài phương pháp dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu văn bản văn học, thực nghiệm trong một số tác phẩm. + Chương III: Trắc nghiệm kiểm chứng đề tài
  4. - Phần III: Kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1, Định nghĩa chung về phương pháp. - Phương pháp : Theo tiếng Hilạp là " Mê tốt" có nghĩa là con đường, cách thức, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định.( phương pháp ở đây gắn liền với việc làm) ( theo Phương pháp dạy học văn ) - Hêghen thì định nghĩa: Phương pháp là ý thức về hình thức của tự sự vận động bên trong của nội dung, nội dung nào phương pháp ấy( phương pháp gắn liền với đối tượng) ( theo Hêghen bàn về văn học nghệ thuật). 2, Phương pháp dạy học. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Khoa thì: phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác tích cực tự học nhằm đạt tới mục đích dạy học. 3, Một số phương pháp dạy học trong nhà trường. Có rất nhiều phương pháp dạy học được sử dụng trong quá trình lên lớp như: Thuyết trình, giảng giải, phát vấn, nêu vấn đề, chia nhóm trao đổi thảo luận, giảng bình, phân tích, so sánh......trong các phương pháp trên cần sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp trong từng bài dạy cụ thể cũng như từng đối tượng học sinh cụ thể. Trong các phương pháp nêu trên tôi chỉ đề cập đến hai phương pháp mà theo tôi là những phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn
  5. chương, tạo hứng thú trong quá trình học văn, thể hiện hết được những nội dung của chương trình sách giáo khoa lớp 10 theo chương trình đổi mới. Đó là phương pháp: Dạy học nêu vấn đề lấy học sinh làm trung tâm, dạy học ,chia nhóm trong quá trình khai thác khám phá tác phẩm. a, Phương pháp dạy học nêu vấn đề lấy học sinh làm trung tâm. Bản chất của phương pháp này là phát huy khả năng cao nhất vốn có cho học sinh để học sinh tự tiếp nhận tri thức, khám phá tri thức và chuyển tri thức từ bên ngoài vào cho học sinh. Dạy học tích cực hướng vào trí thông minh của học sinh làm cho học sinh năng động sáng tạo. Theo nguyên Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT Trần Hồng Quân thì " Phương pháp dạy học phải hướng vào việc khơi dậy, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm việc một cách linh động tự chủ sáng tạo của học sinh ngay trong lao động học tập ở nhà trường. Người học giữu vai trò chủ động tích cực trong quá trình học tập không thụ động như phương pháp đọc chép cổ truyền" Các bước tiến hành của phương pháp dạy học này cơ bản gồm: - Tạo ra những vấn đề khó khăn bế tắc để buộc học sinh phải suy nghĩ tìm cách vượt qua thực hiện nhiệm vụ nhận thức. - Tạo ra vấn đề bằng nhiều phương pháp như: phương pháp lựa chọn, tạo nghịch lí, nêu giả định... - Đánh giá của thầy giáo sau quá trình trả lời của học sinh. Muốn thực hiện tốt phương pháp này trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học thì trước hết cần có những sự chuẩn bị cần thiết như: + Giáo viên phải có sự chuẩn bị một hệ thống câu hỏi theo hướng gợi mở có ý thức trong việc lấy học sinh làm trung tâm. + Cuốn hút học sinh bằng những câu hỏi có tính phát hiện.
  6. + Khuyến khích bằng điểm số cho học sinh điểm cao nếu học sinh có những câu trả lời hay có tính phát hiện. + Cho học sinh có thói quen nhận xét câu trả lời của bạn mình có bổ sung và đưa ra các ý kiến cũng như các cách hiểu vấn đề khác nhau. b, Phương pháp dạy học chia nhóm trong quá trình khai thác khám phá tác phẩm. Chia nhóm không phải là một phương pháp dạy học mới. Nhưng trong quá trình dạy văn trong nhà trường phổ thông do nhiều lí do cho nên phương pháp này không được áp dụng hoặc có áp dụng nhưng không chú ý thực sự đến hiệu quả của phương pháp mà chỉ xem là một cách để người dự đánh giá là có sử dụng phương pháp đa dạng trong quá trình giảng dạy. Cho nên việc áp dụng phương pháp này không có hiệu quả. Vậy nên áp dụng phương pháp này như thế nào? Cần sự chuẩn bị ra sao? Có sự hỗ trợ gì của các phương tiện dạy học? - Thứ nhất giáo viên phải tổ chức lớp học thành những nhóm học tập, có thể hai bàn thành một nhóm trong đó có cử nhóm trưởng và các thành viên. - Có những phiếu học tập theo nội dung học tập của từng tiết học. - Giao cho các nhóm thực hiện những nội dung giống hoặc khác nhau trong từng bài học cụ thể. Các bước thực hiện: - Giao nội dung cho từng nhóm và yêu cầu thực hiện. - Gọi từng nhóm trình bày nội dung sau một thời gian nhất định bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trình bày tại chỗ, trình bày trên bảng, tốt nhất là trình bày bằng máy hắt qua máy chiếu đa năng. - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung nội dung trả lời.
  7. - Giáo viên nhận xét, thẩm định tính chuẩn xác. - Cho điểm từng nhóm: có thể cho 2 học sinh điểm trong một nhóm. Chú ý: Phương tiện phục vụ để thực hiện tốt phương pháp trên bao gồm: Máy chiếu đa năng, máy hắt, băng đĩa hình, tờ thảo luận,.......... Chương II: Áp dụng một vài phương pháp dạy học tích cực trong giờ đọc hiểu văn bản văn học, thực nghiệm trong một số tác phẩm. 1, Phương pháp chia nhóm thảo luận. a, Trong tác phẩm " An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ" - Đây là một tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết cho nên trong quá trình tìm hiểu văn bản cần bám sát vào những đặc trưng của thể loại truyền thuyết. - Trong văn bản này giáo viên cần có nhiều phương pháp để giúp học sinh khám phá tác phẩm. Đối với chia nhóm thảo luận thì cần lựa chọn những thời điểm thích hợp để áp dụng: Cụ thể. + Ví dụ giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi như: Tại sao An Dương Vương xây mãi mà không xong thành? Đánh giá về nhân vật này như thế nào? Hoặc em có bàn luận gì về chi tiết Ngọc trai giếng nước? Qua chi tiết này nhân dân ta muốn nói lên điều gì? + Hoặc trong bi kịch tình yêu của Mị Châu và Trọng Thuỷ giáo viên có thể đưa ra vấn đề thảo luận theo nhóm như: Phân tích từng hành động của nhân vật Mị Châu và Trọng Thuỷ? Qua đó em có đánh giá gì về từng nhân vật? - Học sinh sẽ thảo luận và đưa ra những cách hiểu về vấn đề và trình bày nội dung mà nhóm mình thảo luận. Trong tác phẩm này chỉ nên chọn một vấn đề để thực hiện phương pháp này.
  8. b, Trong tác phẩm " Thái Sư Trần Thủ Độ" - Đây là một tác phẩm phẩm bình nhân vật lịch sử có dụng ý khen của sử gia, người viết sử đã chọn lọc những chi tiết sự việc tiêu biểu trong cuộc đời của nhân vật để khen và qua đó tỏ rõ tài năng cũng như nhân cách của mình. Trong tác phẩm có bốn chi tiết, sự việc liên quan đến Trần Thủ Độ, giáo viên có thể chọn một trong bốn chi tiết trong tác phẩm để thực hiện thao tác chia nhóm: Chi tiết Thủ Độ đối xử với người hặc tội mình, đối với người quân hiệu giữ thềm cấm, đối với kẻ cậy nhờ xin chức câu đương, đối với việc đưa anh trai vào làm tướng trong triều. Nếu giáo viên chọn sự việc Trần Thủ Độ xử lí với kẻ xin chức câu đương thì có thể đặt câu hỏi cho các nhóm như: + Nêu và phân tích những hành động của Trần Thủ Độ trong sự việc đó? Từ đó có nhận xét gì về con người ông? Sự thành công của sử gia trong việc chọn chi tiết này để ca ngợi TTĐ? Các nhóm sẽ thảo luận và đưa ra các ý kiến của mình trong từng hành động của Trần Thủ Độ từ đó sẽ làm sáng rõ những phẩm chất trong con người ông. c, Cách thức tiến hành và những lưu ý trong quá trình thảo luận. + Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm mà cụ thể là hai bàn một nhóm( Trong đó các tiết học trước giáo viên phải cho học sinh làm quen với thao tác này có nghĩa là các em phải tự thống nhất cử ra một nhóm trưởng, các thành viên còn lại thường là 7 học sinh sẽ chia nội dung để cùng thảo luận và ghi lại kết quả của nhóm mình) sau đó cho các em trình bày bằng giấy trong để giáo viên dùng máy chiếu hắt chiếu lên bảng. + Sau thời gian nhất định từ 5 -> 7 phút tuỳ nội dung câu hỏi giáo viên sẽ chiếu nội dung phần trả lời của các nhóm lên máy chiếu đa năng thông qua máy hắt. Với việc làm này thì cả lớp có thể theo dõi nhìn
  9. thấy nội dung của các nhóm. Từ đó giáo viên cho các nhóm nhận xét bổ sung phần trả lời của các nhóm và có kết luận đúng đắn vấn đề mà mình đưa ra. + Khâu cuối cùng là giáo viên cho điểm cho các nhóm có thể cho từ 1- > 2 điểm đối với mỗi nhóm để khuyến khích sự tìm tòi của các em. + Như vậy với thao tác này tôi nhận thấy có nhiều ưu điểm như: Kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh, cuốn hút sự làm việc tập thể, giảm bớt được thời gian, giảm bớt sự làm việc của giáo viên mà thầy cô sẽ trở thành người hướng dẫn học sinh còn học sinh là người chủ động khám phá và lĩnh hội kiến thức. + Tuy nhiên ở thao tác này nếu không có sự chuận bị kĩ càng sẽ dẫn tới sự thất bại với những kết quả ngược chiều như: Câu hỏi không phù hợp với thảo luận nhóm, có thể khó hoặc dài, không phân chia nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các thành viên trong nhóm dẫn tới hiện tượng trong nhóm có người làm việc có người không, trong lúc học sinh làm việc giáo viên cần có sự quản lý lớp tránh gây ồn ào quá lớn hoặc để thời gian trống trong quá trình học sinh làm thảo luận. 2, Phương pháp phát vấn lấy học sinh làm trung tâm. - Với phương pháp này ta thấy có sự khác biệt với phương pháp trên ở chỗ: Đây là phương pháp làm việc áp dụng chủ yếu với cá nhân. - Với phương pháp này giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi xuyên suốt tác phẩm với những câu hỏi gợi mở có tính phát hiện. Giáo viên đóng vai trò là người nêu vấn đề còn học sinh là người chủ động phát hiện kiến thức. a, Cụ thể với tác phẩm " An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ" giáo viên có thể có những câu hỏi gợi mở, có vấn đề để lấy học sinh làm trung tâm như:
  10. + Hành động chém con của An Dương Vương - em có bàn luận gì về hành động này?( gv gợi ý về mối quan hệ giữa gia đình và đất nước). + Hành động An Dương Vương đi xuống biển có khác gì so với hành động Thánh Gióng bay về trời? ( Gv gợi ý : tuy hành động của ADV không hoành tráng trong sự hoá thân như Thánh Gióng song trong tâm trí của nhân dân ông vẫn bất tử). + Chi tiết ngọc trai giếng nước có mối quan hệ gì trong việc minh oan cho cái chết của Mị Châu? Đây có phải là chi tiết thể hiện cho tình yêu chung thuỷ hay không? ( giáo viên gợi ý trong quá trình học sinh trả lời - đây là chi tiết không phải thể hiện tình yêu chung thuỷ của Mị Châu mà thể hiện sự trong trắng ngây thơ trong sạch của Mị Châu. Đây là sự bênh vực của tác giả dân gian cho nàng, oan tình của nàng được hoá giải)/ b, Với tác phẩm " Thái Sư Trần Thủ Độ". Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh từ những hiểu biết của các em về nhân vật Trần Thủ Độ. Với nhân vật này có nhiều cách đánh giá khác nhau nhưng ở đây sử gia đánh giá nhân vật trong vai trò của ông với triều đại nhà Trần. Hệ thống câu hỏi gợi mở có tính phát hiện giáo viên có thể sử dụng xuyên suốt tác phẩm để làm rõ dụng ý của sử gia trong việc đưa ra những sự kiện liên quan đến cuộc đời của Trần Thủ Độ nhằm mục đích ngợi ca. Cụ thể giáo viên có thể có hệ thống câu hỏi như: + Đối với kẻ vạch tội mình thì thái độ của người bị vạch tội thông thường như thế nào? TTĐ xử trí như thế nào? Em có bất ngờ trước cách xử trí đó của TTĐ không? Qua đó em thấy được những phẩm chất gì nổi bật ở con người ông? Qua câu hỏi trên học sinh sẽ tìm được những phẩm chất trong con người TTĐ như thẳng thắn nghiêm khắc với bản thân và khích lệ kẻ
  11. dưới giữ nghiêm phép nước, không vì quyền cao chức trọng mà áp đặt và trị tội kẻ dưới quyền mình. Tương tự như vậy với ba sự việc còn lại giáo viên cũng có thể dẫn dắt học sinh khám phá từ đó tìm hiểu một cách đầy đủ những tính cách của Trần Thủ Độ trong tác phẩm từ đó thể hiện rõ dụng ý khen ngợi nhân vật lịch sử của sử gia. Giáo viên có thể sử dụng hình thức này áp dụng với nhiều đối tượng học sinh và thể hiện những nội dung xuyên suốt tác phẩm, từ đó nhằm gợi cho học sinh tự chủ trong khám phá tìm hiểu tác phẩm với những phát hiện mới mẻ mang nhiều ý nghĩa. c,Tuy nhiên trong việc áp dụng phương pháp này giáo viên cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: + Tránh đặt những câu hỏi liên tiếp, dồn dập. + Tránh hỏi đáp một chiều mà cần có thời gian để học sinh khác bổ sung và cho thêm ý kiến. + Cần vững vàng trong những phương án trả lời có tính sáng tạo của học sinh. Với những vấn đề học sinh trả lời ngoài nội dung của bài học giáo viên cần có cách xử lí vấn đề hợp lí vừa tôn trọng ý kiến phát hiện của học sinh đồng thời cũng hướng các em vào vấn đề trọng tâm của bài học. Chương III: Trắc nghiệm kiểm chứng đề tài. Qua việc áp dụng hai phương pháp có tính tích cực trong việc tìm hiểu hai tác phẩm đọc hiểu trong chương trình Ngữ Văn 10 nâng cao áp dụng cho 2 lớp 10A4, 10A5 tôi thấy. - Hầu hết học sinh hiểu, nắm chắc, khắc sâu được kiến thức về tác phẩm.
  12. - Học sinh hứng thú trong cách tìm hiểu tác phẩm. Tạo không khí sôi nổi trong tranh luận tìm hiểu vấn đề, có những phát hiện mới mẻ có tính sáng tạo trong giờ học. - Tránh được việc thụ động đọc chép trong bài giảng của giáo viên. - Giáo viên rất nhàn trong quá trình lên lớp mà vẫn đạt được những mục đích của tiết dạy. Chủ động cùng khám phá tri thức với học sinh. - Áp dụng làm các dạng bài tập về tác phẩm hiệu quả đặc biệt là với những đề bài có tính phát hiện và phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Cụ thể. Lớp Học hứng thú Hiểu bài 10A 5 40/45 học sinh 45/45 học sinh = 100% 10A4 38/45 học sinh 45/45 học sinh = 100% - Kết quả kiểm tra viết trung bình các khối lớp: + Giỏi = 10% + Khá = 60% + Trung bình= 30%
  13. Phần III: Kết luận 1- Xuất phát từ yêu cầu mới của công việc giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm cho nên việc thể nghiệm hai phương pháp trên vào những tiết học cụ thể không nhằm ngoài mục đích này. Việc làm này sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả dạy của thày và học của trò. 2- Đề tài này không phải là một hướng đi mới mà chỉ là một phương pháp cụ thể hoá vấn đề vào những tiết dạy cụ thể trong quá trình lên lớp hàng ngày của giáo viên. 3- Tuy nhiên để thực hiện một cách có hiệu quả hai phương pháp trên với một tiết dạy cụ thể đòi hỏi giáo viên phải có sự sáng tạo, lòng yêu nghề, có các phương tiện hiện đại hỗ trợ trong quá trình thực hiện. 4 - Tuy nhiên đây không phải là hai phương pháp duy nhất mà trong quá trình đọc hiểu tác phẩm văn học giáo viên cần áp dụng linh hoạt các phương pháp một cách phù hợp với từng tiết dạy cụ thể. 4- Với điều kiện thời gian ngắn trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của các Thầy Cô giáo và bạn đọc. Bắc Lý ngày 10/5/2007 Người viết sáng kiến Phạm Hồng Dũng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2