intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

123
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá trình giảng dạy chúng ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới. Bài SKKN về biện pháp giáo dục đạo đức học sinh, mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Biện pháp giáo dục đạo đức học sinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY NAM TÊN ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Người thực hiện: Ngô Thị Phương Thảo Nhiệm vụ: Giáo viên dạy lớp . Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn 1 NĂM HỌC: 2011- 2012 -1-
  2. A.PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lí luận: Ông bà ta từ xưa đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nên việc học lễ nghĩa đạo đức là yếu tố để hình thành nhân cách tốt đẹp của con người, vì thế việc giáo dục đạo đức học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác giảng dạy của giáo viên. Trong lớp đạo đức học sinh sẽ quyết định nề nếp thi đua của lớp được nâng cao, đẩy mạnh phong trào thi đua học tốt, chuyên cần, duy trì sỉ số. Còn đối với bộ môn sẽ nâng cao chất lượng bộ môn, giúp người giáo viên hoàn thành sự nghiệp giáo dục của mình. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước hiện nay, mỗi giáo viên cần xác định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. trong quá trình giảng dạy chúng ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó, bởi giáo dục và giáo dưỡng mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi: Trường THCS Thị trấn 1 là một trường chuẩn Quốc gia, Trường học văn hóa và là trường nhiều năm liền đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, trường có nhiều thành tích và truyền thống tốt đẹp. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương, ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của hội phụ huynh, cùng tập thể giáo viên và công nhân viên trong nhà trường. Trường mằm trên địa bàn thị trấn thuận lợi cho việc đi lại và là địa bàn đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Tập thể giáo viên trong nhà trường có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong công tac, đoàn kết tốt trong nội bộ. b. Khó khăn: Phần lớn học sinh đang ở lứa tuổi thay đổi về tâm sinh lí nên rất hiếu động. Nhiều gia đình học sinh cha mẹ phải đi làm xa thường xuyên vắng nhà hoặc ở với ông bà, chú, bác, cô, dì nên phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em. Một số ít học sinh đã tạo ra tiền, nên không coi trọng vấn đề đạo đức. Trong xu thế phổ cập THCS, học sinh trong lứa tuổi này được xã hội ưu ái nên các em thường có nhiều yêu sách đối với giáo viên khi bị nhắc nhở, gây khó khăn cho việc giáo dục. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ thông tin công nghệ đã nâng cao chất lượng cuộc sống, đã gây ra những biến động về giá trị đạo đức: Tự do ngôn luận,tính lễ phép, tính trung thực, tính chăm chỉ bị suy thoái trầm trọng… II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Ngày nay, khi đi đến đâu cũng nghe người lớn than phiền đạo đức của trẻ em sao xuống cấp quá!, trẻ em ngày nay không ngoan bằng trẻ em ngày xưa, trẻ em ngày nay hay ỷ lại, trẻ em ngày nay không chịu đựng được khó nhọc, kiên trì nhẫn nại bằng trẻ em ngày xưa . v .v . . . tất cả những than phiền ấy có thật hay không? Nếu thật sự như thế thì nguyên nhân do đâu, phải chăng chính người lớn chúng ta là tấm -2-
  3. gương để các em soi vào, tấm gương ấy có thật sự sáng hay mờ, người lớn chúng ta đã gương mẫu chưa, những lời nói khi chúng ta thốt ra có thật sự đi đôi với việc làm của mình chưa. Thật ra các em sinh ra và lớn hơn ảnh hưởng và chịu tác động rất nhiều bởi gương sống làm việc, sinh họat, quan hệ của người lớn chúng ta. đầu tiên trong cuộc đời các em chính là những thành viên trong chiếc nôi gia đình như anh, chị, em, bố mẹ, nối tiếp là chiếc nôi thứ hai - trường học chính là thầy, cô, anh chị phụ trách Đội TNTP, bạn bè, anh chị ở các lớp trên, đàn em ở các lớp nhỏ, bác bảo vệ, chị nhân viên phục vụ . . . Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức học sinh ở lớp, ở trường thông qua đó, tôi đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên ở cấp THCS và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Tìm hiểu thực trạng giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên cấp THCS, phân tích nguyên nhân, tìm ra những vấn đề liên quan đén công tác giáo dục đạo đức học sinh, từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh trong công tác giáo dục học sin. V. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh của giáo viên và Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh B. PHẦN NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: -Đạo đức là những qui định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống. Dưới mái trường XHCN, học sinh được thầy cô giáo giáo dục, rèn luyện trở thành người có đạo đức Cách mạng, đạo đức chuẩn mực. -Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại của xã hội đó. Vì vậy đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội, nó có nhũng chức năng sau: +Chức năng giáo dục +Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. +Chức năng phản ánh. -Giáo dục đạo đức là một tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh phát triển đúng đắn, giúp cho học sinh có những hành vi, ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. -Trong tất cả các mặt giáo dục thì giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng, Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng” -3-
  4. -Giáo dục đạo đức có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. -Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức học sinh là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH: -Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức được quy định Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo hành vi cá nhân được thực hiện. Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức. Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này. -Về phía giáo viên chủ nhiệm cần có những yêu cầu sau: +Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và trình độ giác ngộ cách mạng cao. +Có uy tín- đạo đức tốt. +Có tầm hiểu biết rộng. +Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề. +Thương yêu và tôn trọng học sinh. +Có năng lực tổ chức. +Thực hiện tốt các qui định về công tác chủ nhiệm của ngành, của trường. -Về phía giáo viên bộ môn cần có những yêu cầu sau: +Có tráh nhiệm cao đối với chất lượng bộ môn. +Thực hiện tốt các qui định về chuyên môn. +Luôn có tinh thần tự học, tự rèn để nâng cao tay nghề. +Nghiên cứu và ứng dụng kịp thời công nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo tính hứng thú, tính tích cực của học sinh trong học tập. -Những biểu hiện thực trạng đạo đức của học sinh: +Mặt tích cực: Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của lớp, nội qui của trường, biết sống tốt và sống đẹp. +Mặt tiêu cực: Một bộ phận không ít có biểu hiện chán học, không thich học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối thầy cô và bạn bè, giao lưu với các đối tượng xấu bên ngoài, tổ chức băng nhóm đánh nhau, đam mê các trò chơi Internet…  Nguyên nhân tiêu cực: . Một số phụ huynh chưa thấy rõ mục đích giáo dục chung để phối hợp. . Sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm xa các em phải ở với ông, bà hoặc ở với cô, bác,chú, dì, cậu nên thiếu sự quan tâm. . Cha mẹ giàu có, nuông chiều cho tiền nhiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục. -4-
  5. . Đời sống nhân dân còn khó khăn, tệ nạn xã hội nhiều, cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trò giáo dục của mình. . Thú chơi điện tử đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập của học sinh, làm cho các em vi phạm nhiều gây ra tình trạng nói dối. . Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỹ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt nên khi bị phê bình cứ ngỡ bị trù dập. . Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không chụi sửa chữa. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1.Thầy giáo phải biết khen nhiều hơn chê: Tạo cơ hội để các em được khen, để khen được, người thầy phải có nghệ thuật tạo nhiều cơ hội để khen: a) Xây dựng cho mỗi em có một quyển nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần: Đối với lứa tuổi của các em học sinh trung học cơ sở: đặc điểm tâm sinh lý của các em phát triển ở mức độ tín hiệu III, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, các em cũng có tâm lý lứa tuổi cũng gần giống như các em học sinh tiểu học nhưng ở mức độ cao hơn , các em nghĩ mình “người lớn” hơn, thích được khen, thích chứng tỏ mình, khẳng định mình. GVCN lập cho mỗi em một quyển nhật ký ghi chép những việc làm tốt trong tuần. Sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ sơ kết tuần xem em nào ghi được nhiều việc làm tốt ta khen thưởng cho các em nêu tên trong chương trình “Người tốt việc tốt” vào thứ hai tiết chào cờ đầu tuần. Lẽ tất nhiên khi ghi chép như thế thì các em thường phải đắn đo, suy nghĩ là phải ghi trung thực. Giáo viên có thể nêu ra các những việc làm tốt như : - Giúp đỡ người già, khuyết tật, neo đơn - Giúp đỡ các em nhỏ - Nhặt của rơi trả lại cho người mất - Giúp đỡ bạn bè trong sinh hoạt, học tập, trong cuộc sống. - Phát hiện những bạn vi phạm nội quy nhắc bạn sửa chữa khuyết điểm. - Tổ chức học nhóm, tổ để giúp đỡ Ngoài khen thưởng về học lực của các em, chúng ta cũng cần có giải thưởng dành riêng cho học sinh có hạnh kiểm xuất sắc (Danh hiệu này giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo riêng cho lớp mình), nhằm động viên khuyến khích các em ngày tiến bộ bởi lẽ những mầm sống tốt, tích cực luôn được sinh sôi nẩy nở trong mảnh đất màu mỡ những yêu thương. b) Giáo viên phải biết giao việc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, bởi vì đối tượng học sinh đối với trường THCS không chuyên thì thường số lượng đối tượng học sinh từ trung bình trở xuống đến yếu, kém rất đông, rất nhiều. Điều này cũng lý giải được nguyên nhân vì sao số lượng học sinh yếu kém ngày càng nhiều ở các trường PT. Sự tự ti mặc cảm ngay cả người lớn còn có huống gì ở lứa tuổi các em chính sự tự ti mặc cảm sẽ thui chột đi sự tiến bộ của mỗi cá nhân, là thầy giáo phải biết khuyến khích, nâng đỡ cho các em, tạo cho em có lòng tin nơi chính mình, xây dựng các em -5-
  6. có niềm tin vững chắc vào bản thân của mình, sự tự tin trong con người các em chính là những ngọn lửa mạnh mẽ thúc đẩy cho các em tiến bộ. 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm: Người làm công tác chủ nhiệm phải thực sự phải có “nghệ thuật sư phạm”, giáo viên chủ nhiệm chính là kỹ sư tâm hồn. người chủ nhiệm phải là nhân vật: vừa đạo diễn vừa là diễn viên, diễn viên có diễn tốt, nhập tâm hay không là dựa vào sự dàn dựng khéo léo của đạo diễn. Đạo diễn có phát huy được tài năng của mình nhờ vào sự biểu diễn thành công tác phẩm của mình của diễn viên. Người giáo viên có tâm huyết với nghề sẽ có những phương pháp giáo dục tốt nhất, giáo dưỡng con người dễ hơn là giáo dục một con người, mà lớp do mình chủ nhiệm có từ 35 con người trở lên. Mỗi em học sinh ngoài những đặc điểm tâm sinh lý chung của lứa tuổi nó còn có những nét tâm sinh lý riêng của từng em. Hay nói khác hơn là mỗi em có những kiểu khí chất khác nhau. Có em có kiểu khí chất nóng nảy, có em có kiểu khí chất điềm tĩnh, có em có kiểu khí chất ưu tư, cũng có em có kiểu khí chất linh hoạt. Thậm chí trong thực tế không chỉ có 4 kiểu khí chất trên mà có thể rất nhiều kiểu do sự giao thoa giữa các loại người. Giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Tính nghệ thuật của công tác chủ nhiệm được thể hiện bằng sự nghiên cứu, điều tra, khảo sát bằng nhiều phương pháp uyển chuyển nhưng cốt lõi vẫn là tình yêu thương gắn bó với nghề nghiệp, yêu người mãnh liệt, yêu người bao nhiêu càng yêu nghề bấy nhiêu , tất cả các sản phẩm của xã hội điều bị chi phối bởi qui luật kinh tế thị trường nhưng sản phẩm của ngành giáo dục phải thoát khỏi được sự chi phối ấy. Người thầy giáo không thể để qui luật kinh tế thị trường làm chao đảo, xói mòn niềm tin, sự nhiệt tình, sự hy sinh, làm ô uế hình ảnh đẹp về người thầy trong lòng của học sinh, của nhân dân. Giáo viên chủ nhiệm phải biết yêu thương các em như chính những đứa con của mình, thực sự bảo vệ quyền lợi của các em, quyền lợi của các em đó là quyền được học, được bồi dưỡng, được phụ đạo kiến thức, được học những điều hay lẽ phải, điều nhân nghĩa. Đã nói là nghệ thuật sư phạm không phải ai cũng làm được, muốn làm được thì người ấy phải có cái “Tâm”, cái “Tài” , “Tâm” và “Tài” chỉ thật sự có được đối với người có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình, không ngại khó, sáng tạo thiết kế những “giáo án đạo đức” tốt nhất. Phải nắm vững tình hình thực trạng của học sinh: Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ của từng học sinh( như học bạ, số điện thoại, hoàn cảnh gia đình…) để liên hệ kịp thời với phụ huynh khi cấp bách. Xây dựng ban cán bộ lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao: - Bầu cử những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm. - Báo cáo trung thực những diễn biến xãy ra hàng ngày của lớp cho giáo viên chủ nhiệm. - Làm việc đúng lề lối qui định, đúng vị trí các chức danh. Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau: - Gần gũi, thương yêu, trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, xu hướng, sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “ Điều em muốn nói”. -6-
  7. - Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. - Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau. - Biết động viên, thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục: - Liên hệ, trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình đạo đức, nề nếp, chất lượng của lớp để phối hợp giáo dục kịp thời. - Trao đổi với tổng phụ trách để tranh thủ giáo dục chung của nhà trường. - Trao đổi với ban giám hiệu, cha mẹ học sinh và các tổ chức có liên quan ở địa phương học sinh cư trú để nắm thêm thông tin về học sinh chủ nhiệm của mình. Cần chú trọng tổ chức các tiết giáo dục ngoài giờ đạt hiệu quả cao vì qua tiết này giáo viên dễ dàng lồng ghép các câu chuyện, các hành vi đạo đức để giúp học sinh nhận thức tốt để tự bản thân phấn đấu rèn luyện đạo đức của chính bản thân mình Nhiệt tình, linh động với công việc, công bằng với học sinh, khen thưởng và phê bình kịp thời: - Theo dõi từng hoạt động của từng học sinh ghi chép vào sổ chủ nhiệm kịp thời và thường xuyên cho các em biết ưu điểm và khuyết điểm để các em phát huy và sửa chữa. - Báo cáo trung thực, kịp thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh. - Hàng tháng giáo viên dựa vào vi phạm của học sinh để xếp loại đạo đức học sinh và thông báo cho các em biết để khắc phục, sửa chữa. Cũng dựa vào đây để xếp loại đạo đức chung cho học sinh để đảm bảo công bằng. - Khi có tình huống đột xuất xãy ra, phải xử lý một cách khéo léo, liên hệ với phụ huynh học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả. - Cuối tuần khen thưởng các học sinh tốt, phê bình và xử lý các học sinh vi phạm hoặc học sinh tiến bộ chậm. - Luôn có lòng vị tha đối với các em, sẵn sàng bỏ qua những lỗi lầm mà các em mắc phải để tạo niềm tin và tạo cơ hội để các em tiến bộ. - Phải thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý, thường xuyên trao dồi đạo đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 3. Đối với giáo viên bộ môn: - Trong quá trình giảng dạy phải thường xuyên chú ý các biểu hiện đạo đức của học sinh để kịp thời uốn nắn. Ví dụ: học sinh có ngôn phong vô lễ giáo viên có thể cho một số học sinh của lớp nhận xét và đưa ra cách nói đúng đắn, giáo viên nhận xét và phân tích giáo dục đạo đức học sinh ngay tiết dạy của mình. - Phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để xử lý các học sinh vi phạm( như cúp tiết đi chơi, vô lễ vơi giáo viên, nói tục, đánh nhau) để uốn nắn đạo đức cho học sinh. - Khi soạn giảng phải chú ý lồng ghép giáo dục đạo đức cho học sinh trong bài giảng một cách có hiệu quả. Chẳng hạn dạy bài : “ Đặc điểm chung và vai trò của -7-
  8. ngành Thân mềm” giáo viên cần lồng ghép giáo dục tình yêu thiên nhiên cho học sinh đế các em biết bảo vệ thiên nhiên… - Cần tìm hiểu kỉ các trường hợp cá biệt của từng lớp qua giáo viên chủ nhiệm, các học sinh của lớp đó và các giáo viên bộ môn khác để có biện pháp giáo dục phù hợp, tránh trường hợp chỉ trích, nặng lời xúc phạm. Phải luôn luôn giữ gìn đạo đức tốt đẹp của người giáo viên. 4. Tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải thật sự là hạt nhân xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái trong học sinh: Tạo nguồn cảm hứng cho từng đội viên thiếu niên trong một tập thể phải do tổ chức Đội thiếu niên giữ vai trò chủ đạo, sức lôi cuống mạnh mẽ những hạt nhân trong tổ chức. Ở lứa tuổi các em, sự vui chơi, sinh hoạt tập thể có sức hấp dẫn rất lớn, giải toả những “năng lượng tiêu cực” trong con người các em, giáo dục lòng yêu thương con người. Những học sinh hay đánh bạn, bắt nạt bạn bè, có cách sống ích kỷ… thường là những em học yếu, năng lực giao tiếp hạn chế, “những năng lượng tiêu cực” khiến cho các em luôn suy nghĩ muốn “làm nổi” muốn khẳng định mình, muốn làm gì đó khác người, gây sự chú ý của người khác trong khi không thể giải toả bằng khả năng kết quả học tập. Đối với những em học sinh có dạng tâm lý như thế này, cách tốt nhất phải tổ chức sinh hoạt tập thể để giáo dục tinh thần tập thể, giáo viên mạnh dạn giao việc để cho các em có dịp khẳng định mình giải toả những năng lượng tiêu cực trong các em. Thông qua các chủ điểm sinh hoạt hàng tháng , thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường thường xuyên tổ chức cho các em thi thố tài năng bằng các trò chơi giải trí lành mạnh. Qua sự nghiên cứu của con người về sự phát triển sáng tạo trong con người qua bộ não, những sản phẩm não trái chính là ý thức (mang tính khoa học lôgíc), những sản phẩm não phải chính là vô thức, tiềm thức (mang tính nghệ thuật). Nhà giáo dục phải tìm cách để hình thành sự kết hợp hài hoà giữa khoa học và nghệ thuật để hình thành nên sự sáng tạo trong con người. sự kết hợp là cả quá trình nghệ thuật sư phạm của nhà giáo dục. Ban chỉ huy liên đội, chi đội chưa cần phát huy hết vai trò của mình để xây dựng tập thể chi đội thật sự đoàn kết. Tạo thời gian, cơ hội để các em gắn bó với tập thể lớp nhiều, đề có cơ hội phát huytình thần tập thể. C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN: I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: - Lớp có rất ít vi phạm trong thi đua của trường. - Lớp chưa có trường hợp nào vô lễ với giáo viên. - Ban cán bộ lớp năng động, có tinh thần tập thể cao. -Kết quả xếp loại hạnh kiểm của lớp chủ nhiệm là: Tốt: 98% ; Khá: 0.2%. Trong quá trình giảng dạy chuyên môn, những lớp tôi phụ trách dạy, những học sinh có vi phạm về đạo đức đã có sự chuyển biến tốt. -8-
  9. Đây chỉ là một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, chỉ nhằm để góp kinh nhiệm giáo dục toàn diện cho học sinh trong sự nghiệp giáo dục,mong ban lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp trong và ngoài trường đóng góp thêm để có nhiều biện pháp giáo dục đạo dức học sinh có hiệu quả hơn, để chúng ta cùng nhau thực hiện tốt cuộc vận động: “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội. II. KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN: Các biện pháp trên có thể sử dụng phổ biến cho giáo viên cấp THCS và tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC A. Phần mở đầu Trang 1 -9-
  10. I. Lý do chọn đề tài Trang 1 1. Cơ sở lí luận Trang 1 2. Cơ sở thực tiễn Trang 1 II. Mục đích nghiên cứu Trang 1 III. Đối tượng nghiên cứu Trang 2 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2 V. Giới hạn đề tài Trang 2 B. Phần nội dung Trang 2 I. Cơ sở lý luận Trang 2 II. Những nhiệm vụ của công tác giáo dục học sinh Trang 3 III. Biện pháp thực hiện Trang 4 1. Thầy giáo phải biết khen nhiều hơn chê Trang 4 2. Đối với giáo viên chủ nhiệm Trang 5 3. Đối với giáo viên bộ môn Trang 6 4. Tổ chức đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh phải thật sự là hạt nhân xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái Trang 5 trong học sinh Trang 7 C. Phần kết luận Trang 7 I. Kết quả đạt được Trang 8 II. Khả năng phổ biến Trang 8 - 10 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2