intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.120
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động tạo hình giúp trẻ tăng khả năng tri giác đối với đồ vật và hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét, tỉ lệ không gian. Phát triển trí tưởng tượng khả năng vận động cho trẻ. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CHO TRẺ 5- 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
  2. A/ Phần mở đầu: Nhà tâm lý giáo dục đã nói rằng: “ Phải giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp ngay từ tuổi còn thơ. Vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới”. Do đó hoạt động tạo hình là bộ môn quan trọng không thể thiếu được trong trường Mầm non. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi Mầm non là một hoạt động mang tính sáng tạo. Qua hoạt động tạo hình trẻ mong muốn được tái hiện lại hiện thực khách quan từ cuộc sống xung quanh theo cách nghĩ, cách nhìn, cách cảm nhận và khả năng vốn có của mình. Hoạt động tạo hình có vai trò như một phương tiện truyền đạt biểu lộ nhận thức về thế giới xung quanh, giúp trẻ diển đạt, suy nghĩ tâm tư của mình vào sản phẩm. Bên cạnh đó hoạt động tạo hình giúp trẻ tăng khả năng tri giác đối với đồ vật và hình dạng, cấu trúc, màu sắc, đường nét, tỉ lệ không gian. Phát triển trí tưởng tượng khả năng vận động cho trẻ. Khả năng tạo hình không phải là bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động. Do đó đòi hỏi giáo viên Mầm non phải biết linh hoạt vận dụng các phương pháp một cách có hệ thống nhằm khơi gợi cảm xúc, hứng thú và khả năng tích cực hoạt động ở trẻ. Những năm qua được sự phân công giảng dạy trẻ 5 - 6 tuổi, tôi luôn suy nghĩ tìm tòi những biện pháp tối ưu, có hiệu quả nhất để áp dụng nhằm tạo được sự tích cực chủ động sáng tạo, hứng thú tham gia và niềm say mê của trẻ đối với môn học này, làm cho họat động tạo hình trở thành hoạt động đúng với mục đích và ý nghĩa của nó. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình". B/ Nội dung: I. Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo, phản ánh hiện thực của thế giới xung quanh bằng hình tượng nghệ thuật. Từ lâu hoạt động tạo hình vốn được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non. Các nhà giáo dục Mầm non cho rằng: “ Trẻ nhỏ nên tham gia vào sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức chiêm ngưỡng sản phẩm của bạn bè.” Bỡi vì hoạt động tạo hình là nơi trẻ thể hiện mình và cũng là điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện.”
  3. Vẽ là một hình thức hoạt động tạo hình ở trường Mầm non. Vẽ giúp trẻ thể hiện cảm xúc, ấn tượng về vẽ đẹp của thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung quanh bằng đường nét, hình dáng, màu sắc trên mặt phẳng của giấy. Qua hoạt động này hình thành ở trẻ đức tính tốt, giúp trẻ phát triển tốt các giác quan, đặc bịêt giúp trẻ phát triển cơ bàn tay, cổ tay, ngón tay. Trẻ biết làm đến nơi đến chốn, khéo léo linh hoạt cũng là một nghẹ thuật của trẻ thơ. Và như chúng ta đã biết, lứa tuổi Mầm non là lứa tuổi còn ngây thơ, trong sáng, ở lứa tuổi này chưa tự mình xác định được mục đích và phương thức hành động. Người giáo viên sẽ truyền thụ sự hiểu biết cho trẻ bằng lời nói, nét vẽ...tuy nhiên không phải lúc nào sự gợi ý và hướng dẩn của cô giống ý thích của trẻ. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi khả năng cảm nhận và lĩnh hội thế giới xung quanh phong phú và do đó hoạt động tạo hình càng đa dạng. Sản phẩm của trẻ thật ngộ nghĩnh ngây thơ đáng yêu nhưng đều mang mục đích. II. Cơ sở thực tiễn: * Thực trạng: Hoạt động tạo hình là phương tiện thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong các hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động trẻ tạo nguồn cảm hứng làm nãy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ nhằm phát triển toàn diện trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động và đặc biệt với giáo dục thẩm mĩ. Đối với trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động tạo hình còn có ý nghĩa không nhỏ trong việc chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học tiểu học. Trong chương trình giáo dục mầm non mục đích của việc dạy tạo hình cho trẻ là phát hiện tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong học, lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển khả năng cảm thụ của trẻ và cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ hình thành tình yêu với vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống con người và nghệ thuật. Hoạt động tạo hình còn giúp trẻ hình thành kỹ năng, kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Thực hiện tốt hoạt động tạo hình trong trường mầm non sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách toàn diện. Đặc điểm chung nhất của trẻ ở trường Mầm non là rất thích vẽ, nặn, cắt, xé dán...và đây là nhu cầu nên trẻ rất say sưa nhưng phần lớn những sản phẩm của trẻ có khi thiếu, cũng có khi thừa các chi tiết nhỏ hoặc tỉ lệ bố cục của tranh dể bị sai lệch. Chính vì sự say sưa của trẻ nên trẻ không quan tâm lắm đến tư thế thực hiện hoạt động, cách cầm bút...Năm học 2009 - 2010 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp Mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Trong quá trình thực hiện bộ môn tạo hình nhất là đối với việc dạy vẽ cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bản thân tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:  Thuận lợi:
  4. - Bản thân tôi có lòng yêu nghề mến trẻ luôn nhiệt tình với công việc, đặc biệt luôn có sự đam mê đối với bộ môn tạo hình. Tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi để sáng tạo các tiết dạy hấp dẫn, đạt kết quả cao. - 100% trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi, hầu hết đã qua học lớp mẫu giáo nhỡ, do đó việc thực hiện hoạt động đã có kiến thức, kỹ năng cơ bản. - Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm trong việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho tập thể giáo viên. - Bản thân tôi luôn học hỏi đồng nghiệp để trau dồi kiến thức về nghiệp vụ giẳng dạy thông qua các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường, dự giờ đồng nghiệp... - Luôn được sự quan tâm giúp đỡ của phụ huynh về việc sưu tầm tranh ảnh, tìm kiếm phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy học. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp không ít khó khăn.  Khó khăn: - Là lớp có số lượng đông ( 56 cháu), một số trẻ còn rất rụt rè, ít nói. Do đó mỗi khi có giờ dạy vẽ tôi gặp trở ngại rất lớn từ việc sắp xếp chổ ngồi, cũng như việc hướng dẩn làm sao 100% trẻ được quan sát và tiếp nhận kiến thức từ cô rõ ràng chính xác. Đến phần trưng bày sản phẩm cũng không kém phần vất vã, cháu đông quá gây nhốn nháo, lộn xộn khi kẹp bài. Vì vậy, khả năng bao quát lớp chưa cao. Khi nhận xét sản phẩm các cháu còn rất nhút nhát không nói lên được ý thích của mình...do đó, chất lượng hoạt động chưa cao. Những bài vẽ của trẻ còn nghèo nàn, đơn điệu đồng loạt theo ý của cô, chưa thể hiện được óc sáng tạo, thẩm mỹ trong bài vẽ. Qua khảo sát chất lượng đầu năm, khi tiến hành cho trẻ hoạt động tạo hình với bài vẽ, tôi hoàn toàn thất vọng với kết quả đạt được. - Trẻ cầm bút chưa đúng: 12/ 56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 21,4% - Tư thế ngồi chưa đúng: 28/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 50%. - Trẻ chưa biết sắp xếp bố cục tranh: 35/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 62,5%. - Trẻ chưa sáng tạo trong khi vẽ: 43/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 76,7%. - Trẻ chưa phân biệt rõ màu sắc: 15/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 26,7%. - Trẻ rụt rè nhút nhát: 30/56 trẻ, chiếm tỉ lệ: 53,5%. Đứng trước tình hình như vậy, tôi luôn trăn trở một suy nghĩ: “mình sẽ có biện pháp thế nào để trẻ chủ động sáng tạo, hoạt động tích cực hơn trong hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động vẻ nói riêng làm cho giờ hoạt động được tốt hơn đây!?” Sau khi được bồi dưỡng chuyên đề tạo hình do tổ chuyên môn của trường, cụm trường tôi đã áp dụng một số biện pháp sau: III. Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ trong hoạt độnh tạo hình  Biện pháp 1: Lập kế hoạch:
  5. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch hoạch động cho trẻ làm quen với tạo hình phù hợp với từng chủ điểm, với tình hình thực tế của lớp như làm thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động. Kế hoạch rèn trẻ yếu, trẻ cá biệt, phân nhóm cụ thể cho giáo viên phụ trách và theo dõi, kết hợp với phụ huynh ... Kế hoạch đã được ban giám hiệu nhà trường duyệt và bổ sung qua từng chủ điểm, bằng những biện pháp tích cực tôi luôn thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Mặt khác, bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức, luôn tạo ý thức tự học, tự rèn luyện, bồi dưỡng, tham khảo ở sách báo, tập san....thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để đúc rút kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện đúng chương trình, sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Vì thế, đến nay việc xây dựng kế hoạch phục vụ bộ môn tạo hình ở lớp tôi luôn đúng trọng tâm, sát thực cụ thể và thu được nhiều kết quả tốt.  Biện pháp 2: Tạo môi trường tạo hình: ( nghệ thuật) trong và ngoài lớp học. Lớp học tôi đang phụ trách có không gian tương đối rộng nên dể dàng cho việc trang trí tạo môi trường. Muốn tạo cho trẻ có niềm say mê hứng thú khám phá, quan sát tìm tòi chủ động sáng tạo sau đó tự mình muốn thể hiện được sản phẩm. Thì trước hết giáo viên phải xây dựng được môi trường phong phú, hấp dễn, kích thích hứng thú cho trẻ để lần sau trẻ đến lớp những hình ảnh chủ đích đập vào mắt trẻ trẻ muốn đến quan sát, sờ lên tranh, tự trò chuyện về cảnh vật trong tranh, qua đó phát huy được tính sáng tạo cũng như phát triển ngôn ngữ đồng thời giáo dục được đức tính thẩm mỹ cho trẻ. Ví dụ: ở chủ điểm thế giới động vật, hoạt động chủ đích trong chủ điểm vẽ gà trống, gà mái...thì ngay ở ngoài cửa tôi vẽ thật nhiều bức tranh như sự lớn lên của gà, chú gà trồng đang đứng trên đống rơm để gáy, haygà mẹđang dắt đàn con đi ăn... ở bên trong lớp học, ở các góc được tôi trang trí theo kế hoạch của từng chủ điểm, tôi đã xây dựng ở lớp tôi một góc mà tôi thấy thật sự lôi cuốn trẻ đó là góc: “ Bé tập làm hoạ sĩ” ở đó tôi trưng bày tất cả các dụng cụ như giấy màu bút sáp, mun cưa, cọ, bột màu...Đồ chơi như các con vật được tôi làm từ xốp và may từ vải làm thú nhồi bông với nhiều con vật khác nhau. Ngoài ra tôi cũng không quên trưng bày những sản phẩm đẹp của trẻ và những bức tranh được tôi vẽ hoàn chỉnh cắt thành nhiều mảnh để trẻ ghép thành những con vật, đồ vật có chủ đích, cứ như vậy nhận thức của trẻ về môn tạo hình được diển ra một cách dần dần, từ từ có hiệu quả.  Biện pháp 3: Phát huy tính tích cực và khã năng sáng tạo của trẻ thông qua việc cho trẻ hoạt động tạo hình ở mội lúc mọi nơi:
  6. Trẻ ở lứa tuổi mầm non học mà chơi, chơi mà học do đó tuỳ theo yêu cầu của từng bài trước mỗi giờ vẽ tôi luôn tạo điều kiện cho trẻ đi tham quan, dạo chơi để trẻ quan sát được nhiều cảnh vật, hiện tượng, vì qua việc đi dạo tiếp xúc với thiên nhiên giúp trẻ ghi nhớ những cảnh vật màu sắc, hình ảnh, để khi trẻ vẽ trẻ sẽ vận dụng vào trong bài vẽ của mình được tốt hơn. Ví dụ: Khi chuẩn bị cho trẻ vẽ vườn cây ăn quả: “ tôi dẩn trẻ ra ngoài quan sát một số cây ăn quả và một số cây khác, tôi cùng trẻ trò chuyện về thân cây, tán lá, màu sắc, quả...Trẻ vừa được xem cây sau đó lại được học vẽ cây nên khi được vẽ trẻ rất say mê, tập trung chú ý để vẽ và tô màu cho đẹp hơn. Tận dụng mọi lúc mọi nơi tôi phát cho trẻ những tờ giấy, bút màu, phấn, bảng... cho trẻ vẽtheo ý thích của trẻ, tôi vận động trẻ với nhiều hình thức” Thi đua xem ai vẽ được nhiều quà tặng chú bộ đôị hơn, thi đua xem ai vẽ được vườn cây có nhiều loại quả ngon...) và tôi không quên động viên, khen ngợi trẻ kịp thời. Ngoài hình thức cho trẻ đi tham quan dạo chơi thì công nghệ thông tin là phương tiện truyuền thụ kiến thức cho trẻ một cách dễ dàng thu hút sự tập trung chú ý cũng như kích thích khả năng sáng tạo của trẻ rất lớn. Nắm bắt được điều đó cũng là lúc lớp tôi được phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ cấp máy vi tính, tận dụng được điều đó tôi đã tiến hành cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình, dưới hình thức điều khiển cho trẻ quan sát trên máy, vẽ trên máy cho trẻ xem. Tập trẻ điều khiển, sử dụng con chuột trên máy...Từ đó mà đã kích thích các cháu hoạt động tích cực và ham muốn được vẽ.  Biện pháp 4: Tổ chức hướng dẩn cho trẻ thể hiện sự chủ động và khã năng sáng tạo của mình thông qua hoạt động chung( hoạt động vẻ): Hình thức trên tiết học là điều kiện thuận lợi nhất để cung cấp vốn hiều biết, kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Vì vậy, trước mỗi tiết dạy tôi luôn dành thời gian nghiên cứu kỹ bài soạn để xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ cho trẻ trong mỗi tiết học, tìm ra những phương pháp hay phù hợp với tình hình của lớp. Chuẩn bị kỹ phương tiện truyền thụ đảm bảo yêu cầu đẹp, hấp dẫn, an toàn đối với trẻ. Khi hướng dẫn cho trẻ vẽ tôi luôn chú ý đến phân bố thời gian hợp lý. Phần giới thiệu bài cần ngắn gọn súc tích, nhưng vẫn gây được sự chú ý tập trung của trẻ. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng chổ luôn tạo được sự bất ngờ cho trẻ. Tôi luôn dành thời gian cho trẻ vẽ. Muốn gây hứng thú,tạo sự chủ động cho trẻ lúc vẽ tôi đưa ra hình thức tạo sự thi đua cho trẻ như vậy trẻ sẽ hứng thú tích cực và cố gắng vẽ đẹp như bạn và hơn bạn. Ví dụ: Khi cho trẻ qua sát bức tranh vẽ “bó hoa” tôi nói đây là bức tranh bạn búp bê vẽ tặng mẹ nhân ngày 8/3 các con cũng như bạn búp bê rất yêu mẹ
  7. nên chắc chắn ai cũng sẽ vẽ được nhiều bông hoa như bạn để tặng mẹ phải không nào? Trong quá trình dạy trẻ vẽ tôi không nôn nóng trước kết quả học tập của trẻ, không cầm tay hộ trẻ mà tôi dùng hình thức khuyến khích động viên kịp thời để tạo hứng thú và chủ động cho trẻ. Khi bao quát trẻ tôi luôn chú ý nhẹ nhàng gợi ý cho những cháu vẽ chưa được, không nói to để tránh sự phân tán của trẻ. Trong mỗi tiết học vẽ tôi cố gắng lồng một số trò chơi để thay đổi trạng thái hoạt động chống mệt mỏi cho trẻ, giúp trẻ có tinh thần sảng khoái trong mỗi giờ học. Ví dụ: Khi trẻ vẽ xong tôi cho trẻ đọc bài thơ: “ Bàn tay xinh” do tôi tự sáng tác. Bàn tay xinh.  (Trẻ thực hiện động tác theo bài thơ) “Đã hết giờ. Bé ngồi ngay ngắn, cất bút Tay giữ vở. Tay trái cuộn cổ tay hai lần. Tay cầm bút. Tay phải cuộn cổ tay hai lần Cùng nghĩ ngơi. Hai tay cùng co duổi Cùng bé chơi. Hai tay cùng co duổi Bài thể dục. Hai tay cùng co duổi Tay giơ cao. Hai tay đưa lên cao Tay giơ thấp Hai tay đưa xuống thấp Chống mệt mỏi Hai tay vòng qua đầu Tạo dẻo dai Hai tay vòng qua đầu Để ngày mai Đưa tay trái lên cao Cùng học tốt.” Đưa tay phải lên cao. ************ Với đặc thù của lớp tôi rất đông nên việc treo sản phẩm của trẻ thời gian đầu rất vất vã. Vì vậy, phải làm thế đây để giờ nhận xét sản phẩm được nhanh chóng và có hiệu quả. Tôi quan sát cho cháu vẽ xong trước thì mang bài của mình cô kẹp vào giá trưng bày sản phẩm trước sau đó về chổ ngồi giữ im lặng quan sát sản phẩm của mình, các bạn còn lại tiếp tục vẻ. Như vậy, khâu nhận xét sản phẩm được nhẹ nhàng hơn, không còn cảnh cô đứng kẹp tranh còn cháu đứng nhao nhao phía sau “Thưa cô cháu vẽ xong rồi cô kẹp bài cho cháu”. Với cách thức này
  8. tôi cảm thấy việc trưng bày và nhận xét sẩn phẩm của trẻ cuối tiết học thích thú, không có gì trở ngại và khó khăn trong nhận xét đánh giá sản phẩm của trẻ tôi cũng chú ý thay đổi nhiều hình thức khác nhau .Có bức tranh tôi cho trẻ tự đặt tên cho sản phẩm của mình ( vẽ theo ý thích). Có khi tôi sữ dụng hệ thống câu hỏi gợi mở nhằm giúp trẻ phát triển tư duy và tích cực tham gia vào tiết học. “Trong những bức tranh trên đây con thích bức tranh nào nhất? Vì sao con thích bức tranh này? Trong khi nhận xét tranh vẽ của cháu tôi luôn chú ý dùng hình thức động viên khích lệ là chính không chê bai tranh vẽ của trẻ. Vì thế giúp trẻ mạnh dạn tự tin khi thực hiện sản phẩm cũng như đánh giá sản phẩm của mình, của bạn Sau mỗi giờ vẽ tôi để nguyên sản phẩm trên giá để cho trẻ quan sát, so sánh bài vẽ của mình với bài vẽ của bạn để giờ học sau trẻ vẽ đẹp hơn, có sáng tạo hơn, sữ dụng màu sắc hợp lý và bố cục cân đối hơn. Ngoài ra, sau mổi giờ vẽ tôi luôn dặn trẻ về nhà vẽ lại cho ông bà, bố mẹ, anh chị xem , để tặng ông bà bố mẹ, anh chị....Qua biện pháp này tôi muốn cũng cố kiến thức cho trẻ nhằm rèn luyện khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ, đồng thời rèn luyện đôi bàn tay quen dần với ý thức tự học, đây là cơ sở cho quá trình chuẩn bị tâm thế cơ bản cho trẻ khi bước vào lớp 1.  Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo theo hướng tích hợp môn học tạo hình trong các môn học khác. Trong chương trình giáo dục mầm non nội dung dạy học được chia theo các môn học tìm hiểu môi trường xung quanh, phát triển ngôn ngữ, hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng, day trẻ hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc, thể dục và phát triển vận động. Tuy vậy thực tế dạy học phân chia lòng ghép các môn học khác thì sẽ măng tính rất gò bó, áp đặt, máy móc, cứng nhắc, phổ thông hóa không không phát huy được tính sáng tạo của trẻ, không phù hợp với đặc điểm nhận thức và vốn sống của trẻ. Vì vậy để phát huy được năng lực phù hợp với nhu cầu của trẻ, thì theo tôi giáo viên phải linh hoạt lòng ghép các nội dung giữa các môn học một cách khoa học. ở trường mầm non tôi luôn sử dụng lòng ghép hoạt động tạo hình ở các môn học khác thông qua trò chơi cũng cố ôn luyện. Ví dụ: Với môn toán tôi dạy trẻ nhận biết số lượng 10 thì tôi vẽ sẳn 6 quả táo cho một nhóm trẻ vẽ thêm cho đủ số lượng 10.( Trẻ vẽ thêm 4 quả). Hoặc ngược lại. - Với môn làn quen chử cái. Cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình qua trò chơi với chữ cái. Trẻ được tô màu chữ cái theo yêu cầu của cô, tô màu các sự vật hiện tượng có sẵn trong tranh theo ý thích... Ngoài ra, tôi còn tích hợp hoạt động tạo hình theo từng chủ điểm.
  9. Ví dụ: Lớp tôi đang thực hiện chủ điểm tết và mùa xuân, thì trong các tiết học khi sử dụng các nội dung tích hợp tôi luôn chú trọng cho trẻ thực hiện lại những đặc điểm thời tiết, thói quen, phong tục, tập quán...của ngày tết và mùa xuân thông qua hoạt động vẽ. Qua đó, thấy rõ và nắm bắt được nhận thức của trẻ, phát huy được khã năng sáng tạo hơn khi để cho trẻ tự bọc lộ hiểu biết của mình qua bài sản phẩm của mình.  Biện pháp 6: Kết hợp với phụ huynh: Để thực hiện được tốt mục tiêu giáo dục theo hướng đổi mới thì đòi hỏi phụ huynh cùng tham gia vào quá trình chăm sóc và giáo dục. Tôi luôn nghĩ rằng giữa nhà trường và phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẻ, thường xuyên, liên tục . Để thực hiện tốt sự phối hợp đó ngay từ đầu năm học tôi đã đưa vào kế hoạch họp phụ huynh nội dung tuyên truyền tầm quan trọng của giáo dục Mầm non và đặc biệt là tầm quan trọng của môn học. Để giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn và xác định rõ vai trò của mình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Hàng ngày, vào giờ đón trả trẻ tôi trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ và thông báo với phụ huynh nội dung trẻ được học trong ngày này là gì? Những khả năng nào nổi trội và những thói quen cũng như những biểu hiện mà trẻ chưa thực hiện được hướng dẩn phụ huynh về nhà ôn luyện và cũng cố thêm kiến thức được học ở trường cho trẻ. Ngoài ra để phát huy được hiệu quả trong chất lượng dạy học, kích thích sự hứng thú tham gia, thói quen học bài ở nhà cho trẻ tôi trao đổi và hướng đẩn với phụ huynh để cùng bé tạo sản phẩm, đồng thời rèn luyện thêm cho trẻ sự mạnh dạn. Ví dụ: Bạn Quỳnh Thu ở lớp vẽ chưa đẹp, bố cục chưa hợp lý và tô màu chưa phù hợp, tôi trao đổi với phụ huynh về nhà cho trẻ tập vẽ lại bức tranh đó và có thể mẹ cùng tham gia tô màu với bé cho bức tranh hoàn thiện hơn để ngày mai mang đến tặng cô...dần dần, trẻ hứng thú và thích hoạt động cùng mẹ. Ngoài ra, tôi động viên phụ huynh mua vở tạo hình cho trẻ học ở nhà. Với những phụ huynh ít quan tâm đến con tôi cũng dành thời gian đến tận nhà thông báo tình hình học tập của trẻ ở lớp. Qua đó, giúp gia đình hiểu rõ hơn về việc cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình, để phụ huynh quan tâm hơn khi trẻ ở nhà. IV: Kết quả đạt được: áp dụng những biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả khá mỹ mãn so với đầu năm. * Đối với trẻ: đa số trẻ đã mạnh dạn, tham gia hoạt động và đã thể hiện được óc sáng tạo cũng như khả năng thẩm mỹ của mình qua bài vẽ một cách rõ ràng.
  10. Cụ thể: - Kỹ năng cầm bút vẽ, tô của trẻ đạt: 98%. - Tư thế ngồi đúng đạt: 95%. - Kỹ năng sắp xếp bố cục bức tranh đạt: 90%. - Kỹ năng phân biệtmàu sắc và sáng tạo khi vẽ đạt: 98%. * Đối với bản thân: - Xây dựng được môi trường tạo hình khá phong phú, môi trường được thay đổi phù hợp theo chủ điểm nên trẻ rất tích cực tham gia vào hoạt động tìm tòi khám phá những tranh vẽ được trang trí. - Nắm vững nội dung, mục đích yêu cầu, kiến thức kỹ năng của giờ học theo hướng đổi mới để truyền thụ cho trẻ đảm bảo yêu cầu của giờ học, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. - Nắm chắc phương pháp của bộ môn vận dụng lựa chọn phương pháp phù hợp xây dựng được kế hoạch và thực hiện có hiệu quả cao chuyên đề. - Biết vận dụng các phương pháp để tổ chức các giờ học sáng tạo, linh hoạt, xử lý tình huống tốt, biết lòng ghép tích hợp các nội dung khác nhau vào bộ môn tạo hình một cách phù hợp. - Biết cách đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề và đánh giá chính xác. * Đối với phụ huynh: - Đã có sự chuyển biến rõ nét, qua các buổi gặp gỡ, trao đổi, qua việc tuyên truyền thì phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm của mình. Đã tích cực quan tâm hơn đến công tác phối kết hợp với giáo viên để hướng dẫn rèn luyện những kỹ năng tạo hình ở nhà cho trẻ. - Hội phụ huynh đã huy động đống góp kinh phí mua sắm đồ dùng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng cho trẻ học tốt môn tạo hình. V. Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình dạy trẻ tham gia hoạt động tạo hình bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Muốn gây hứng thú cho trẻ tham gia tốt hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động vẽ nói riêng và hoạt động tạo hình nói chung, trước hết giáo viên phải thường xuyên gần gũi tìm hiểu để nắm bắt khả năng của từng trẻ về việc sử dụng các kỹ năng cũng như sự tập trung chú ý của trẻ...từ đó, giáo viên lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp với từng đối tượng trẻ. - Xây dựng cụ thể hoá kế hoạch thực hiện phù hợp với nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Tạo môi trường trong và ngoài lớp là phương tiện giúp trẻ phát triển khả năng một cách nhanh nhất. Vì vậy, luôn thay đổi tranh ảnh phù hợp theo từng chủ điểm, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp trưng bày vừa tầm với trẻ.
  11. - Thường xuyên kết hợp với phụ huynh để thống nhất biện pháp bồi dưỡng và rèn luyện cho trẻ có kết quả. - Trao đổi với các đồng nghiệp về những gì còn vướng mắc để có kế hoạch tháo gỡ và cùng xây dựng để thực hiện chuyên đề tốt hơn. B/ Kết luận: Từ lâu hoạt động tạo hình đã được xem là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục Mầm non. Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật rất quan trọng đối với đời sống của trẻ. Nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và trở thành một nhu cầu không thể thiếu đuợc trong đời sống xã hội, nó có sức thu hút hấp dẫn ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là lứa tuổi ấu thơ. Hoạt động tạo hình làm giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo cho trẻ, giúp trẻ hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, xã hội. Trẻ được nhìn, được ngắm, được thể hiện lại sự vật hiện tượng. Có thể nói, hoạt động tạo hình đã trở thành món ăn tinh thần đối với trẻ. Vì vậy, là giáo viên Mầm non phải biết khơi gợi lòng ham hiểu biết của trẻ bằng sự khéo léo, tinh tế, linh hoạt, sử dụng những biện pháp hay nhất, phù hợp nhất để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới. Trên đây là sáng cải tiến kỷ thuật của bản thân tôi và đã được tôi áp dụng trong suốt năm học này.Tuy nhiên, không tránh khỏi những mặt hạn chế, kính mong sự quan tâm góp ý, giúp đỡ của hội đồng khoa học nhà trường, Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thuỷ để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy. Hưng Thuỷ, ngày 20 tháng 5 năm 2010 Xác nhận HĐKH Người viết Hiệu trưởng Sáng kiến được áp dụng tốt Xếp loại A Đã ký Nguyễn Thị Vân. Đào Thị Xiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2