intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học số 1 Kiến Giang

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

1.048
lượt xem
109
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với học sinh lớp 5, năng lực cảm thụ văn học còn giúp các em hiểu sâu nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ.... tạo đà tốt cho học sinh học lên cấp trung học cơ sở. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học số 1 Kiến Giang”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 tại trường tiểu học số 1 Kiến Giang

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 KIẾN GIANG
  2. A. Phần mở đầu: Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ, dễ xúc động như K. A.U Sinxki có nói “ Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ảnh trong đó chỉ thông qua công cụ này”. Vì thế việc phát triển tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta. Vậy nên tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ hình thành và phát triển các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh mà môn tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp, trước buồn- vui - yêu- ghét của con người. Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có giá trị của một câu văn, câu thơ... Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học là một nhu cầu cấp thiết trong giảng dạy môn tiếng Việt ở tiểu học. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn, được phong phú thêm về tâm hồn, nói- viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Bên cạnh đó, cảm thụ văn học không những góp phần vào học tiếng Việt nói riêng mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh. Chương trình tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 luôn coi nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của Thầy, Cô giáo, những bài thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều kì thú và hấp dẫn. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 5, năng lực cảm thụ văn học còn giúp các em hiểu sâu nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ.... tạo đà tốt cho học sinh học lên cấp trung học cơ sở.
  3. Với mục đích và ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “ Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu, nâng cao năng lực cảm thụ văn học, nhằm giúp các em học tốt hơn môn tiếng Việt . B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn I. Cơ sở khoa học: Có thể khẳng định rằng: Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đóng vai to to lớn trong việc hình thành các kĩ năng cơ bản cho học sinh. Mặt khác trong quá trình học tiếng Việt, học sinh nhận biết được cái chân, cái thiện, cái mĩ của văn học thông qua việc nhận biết giá trị thẩm mĩ của các yếu tố ngôn ngữ trong thơ, văn. Những nhận biết và cảm xúc đó sẽ là những cơ sở ban đầu của việc học văn ở bậc trung học sau này của học sinh. Vậy nên hoạt động cảm thụ văn học đặc biệt được coi trọng trong quá trình dạy học môn tiếng Việt cho học sinh. Cảm thụ văn học là gì? Ta có thể hiểu: Cảm thụ văn học là hoạt động mang tính đặc thù trong tiếp nhận văn học. Cơ sở, nguồn gốc của cảm thụ là sự nhân hoá tự nhiên bên trong của con người thông qua quá trình hoạt động. Cấu trúc của cảm thụ là sự đan xen phức tạp của các yếu tố tri giác, lý giải, tưởng tượng, cảm xúc. Cũng còn có thể hiểu: Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc ( nghe) một câu chuyện, một bài thơ, ... ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc... Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng từng nhớ lại thuở ấu thơ và viết “ Dế mèn phiêu lưu kí” giúp tôi phát hiện tình bạn như một sức mạnh kì diệu của tâm hồn.... Khi đói quá sắp chết thì Dế Trũi đã đưa càng cho Dế Mèn đề nghị bạn ăn lấy thịt mình để sống. Tôi nhận ra rằng chính Mèn và Trũi mới là nhân vật của tâm hồn tôi, đã làm tôi chảy nước mắt”. Rõ ràng với học sinh lớp 5, đọc có suy ngẫm, tưởng tượng ( hay liên tưởng) và rung cảm thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt. Đúng như nhà văn Anh Đức đã tâm sự : “ Khi đọc tôi không chỉ còn thấy dòng chữ, mà còn thấy cảnh tượng sau dòng chữ, trí tưởng tượng nhiều khi dẫn tôi đi rất xa, vẽ thêu ra lắm điều thú vị”.
  4. Những điều nói trên về cảm thụ văn học cho thấy : Các em học sinh tiểu học tuy ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng bước nâng cao trình độ cảm thụ văn học, giúp cho việc học tập môn tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành học sinh giỏi. Thực tế cho thấy năng lực cảm thụ văn học ở một số em khá tốt nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cảm thụ văn học cho học sinh. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Một số kết quả về việc bồi dưỡng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 , trường tiểu học số 1 Kiến Giang: Trong những năm qua bản thân tôi đã làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh lớp 4-5. Nhiều học sinh có khả năng cảm thụ văn học tốt, vì thế hiệu quả học tập đạt được rất cao. Cụ thể: - Trước hết, tôi đã chú trọng khâu luyện đọc diễn cảm cho học sinh, luyện cho học sinh cách dùng từ có hình ảnh; viết câu văn sinh động, hấp dẫn; viết đoạn văn, bài văn hay. - Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của giáo viên, học sinh đã có giọng đọc diễn cảm, biết ngắt- nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng dưới những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết đọc giọng phù hợp với tính cách của nhân vật. Bên cạnh đó, học sinh đã biết dùng từ ngữ có hình ảnh, đặt câu sinh động, viết đoạn văn, bài văn hay. Các em đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật( so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ...) khi đặt câu, viết đoạn văn. - Mặt khác, học sinh rất say mê, hứng thú khi học môn tiếng Việt. 2. Thực trạng , nguyên nhân về dạy cảm thụ văn học cho học sinh ở trường tiểu học số1 Kiến Giang * Nhìn chung, năng lực cảm thụ văn học của đại đa số học sinh còn yếu các mặt sau: + Vốn từ vựng ít ỏi do các em ít đọc sách, ít giao tiếp, ít tiếp xúc với thực tế.
  5. + Học sinh chưa hiểu cái đẹp trong các từ ngữ mặc dù các từ ngữ đó rất có hình ảnh và dễ nhận thấy. + Khả năng đọc hay, đọc diễn cảm còn nhiều hạn chế. Một số em còn biểu hiện sợ viết văn do học sinh ít đọc, ít đặt câu, ít viết đoạn văn. + Nhiều em học sinh chưa hình dung được thế nào là cảm thụ văn học hoặc chưa nắm được những yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học. Chương II:Một số biện pháp rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh lớp 5 Rèn luyện để nâng cao năng lực được cảm thụ văn học là một trong những nhu cầu cần thiết đối với mỗi học sinh. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, làm cho tâm hồn các em được phong phú thêm, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động. Cho nên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã có những phương pháp và định hướng rõ ràng trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ văn học thông qua các môn học tiếng Việt.Cụ thể như sau: 1. Luyện kĩ năng cảm thụ văn học thông qua Luyện từ và câu. *Về vốn từ: - Muốn học văn tốt, trước hết phải hiểu “ từ”. Tiếng Việt ta giàu và đẹp, mỗi từ mang một nghĩa riêng, một sắc thái biểu cảm riêng. Nét nổi bật trong từ ngữ tiếng Việt là sự trong sáng, giản dị, cụ thể, sinh động, bóng bẩy. Muốn cảm thụ văn học tốt trước hết phải hiểu từ, phải nắm vững ý nghĩa của các từ để sử dụng thật chính xác khi diễn đạt. Ngạn ngữ cũng đã có câu “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả đúng vậy. Thật là khó khi hiểu rõ nghĩa của một từ, một ngữ. Vậy, hiểu từ như thế nào mới đúng? Sử dụng từ ngữ như thế nào mới chính xác? Đó là điều mà tôi luôn định hướng giúp các em nắm và tháo gỡ. Trước hết, tôi giúp các em hiểu biết về Ngữ âm và Chữ viết tiếng Việt. Qua mỗi bài học, mỗi tiết dạy, tôi luôn cung cấp thêm cho học sinh những từ ngữ có hình ảnh, các từ gợi tả màu sắc, âm thanh của sự vật. Và giúp học sinh biết : Để lời văn được sinh động, hấp dẫn, khi viết ta phải sử dụng từ ngữ có hình ảnh, có sức gợi tả, gợi cảm.
  6. Ví dụ: Đọc đoạn văn tả cảnh làng quê ngày mùa trong bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” của nhà văn Tô Hoài( Tiếng Việt 5- Tập 1), nếu các em nắm vững kiến thức về từ ngữ đã học, các em sẽ chú ý ngay tới các sắc độ của màu vàng do nhà văn sáng tạo ra bằng sự quan sát vô cùng tinh tế: “ Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng- những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đó. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng”. Rõ ràng các từ ghép ( có nghĩa phân loại ) chỉ màu vàng khác nhau đã được nhà văn biến hóa khôn lường: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng sẫm, vàng tươi, vàng đốm, vàng ối, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt.... Có cả những màu vàng không nhìn thấy được bằng mắt, mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn qua cách diễn tả của nhà văn: Vàng hơn thường khi, vàng như những vạt áo nắng..... *Về câu: Ngoài trình bày ngôn ngữ để người nghe hiểu được ý mình cần diễn đạt, tôi luôn hướng dẫn cho các em viết câu văn gợi tả, gợi cảm, sinh động. Ví dụ: Những chiếc lá bàng to như cái quạt lọc ánh sáng lờ mờ ( Tả cây bàng ) Hoặc: Dòng sông như một tấm lụa đào vắt ngang làng em ( Tả dòng sông quê em. ) Như vậy, nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng Việt, có một vốn từ phong phú, các em sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động, hấp dẫn.
  7. 2. Rèn luyện khả năng cảm thụ văn học thông qua Tập đọc, học thuộc lòng Muốn cảm nhận trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật bài văn, bài thơ, trước hết giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung của tác phẩm, tìm hiểu bố cục và nội dung bài. Ví dụ trong bài: Phong cảnh đền Hùng ( Tiềng Việt 5- Tập 2), giáo viên gợi ý học sinh đọc và xác định nội dung thông qua bố cục như sau: + Đoạn 1: Đền Thượng nằm trên đỉnh Nghĩa Lĩnh + Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh khu đền + Đoạn 3: Cảnh vật trong khu đền - Từ bố cục 3 đoạn của bài, giúp học sinh hiểu nội dung thông qua hệ thống câu hỏi như: + Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? + Em biết được những gì về các vua Hùng? + Cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng có những gì đẹp? ... - Trả lời được các câu hỏi nêu trên, các em sẽ nêu được nội dung của bài văn. Đó chính là cả một quá trình cảm thụ bài văn. Qua đây, giúp các em diễn đạt tốt hơn trong quá trình rèn đọc. Trong giờ tập đọc, ngoài quá trình cảm thụ qua hệ thống câu hỏi thì còn có những biện pháp và cũng là bài tập có hiệu quả để bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học đó là “đọc diễn cảm có sáng tạo”. Loại bài tập này giúp cho học sinh nâng cao cảm xúc thẩm mỹ và kích thích các em khám phá ra những gì bí ẩn dưới những dòng chữ để chúng được vang lên. Ví dụ với bài thơ “Cửa sông” (Tiếng việt 5- Tập 2) . Đó là bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ nên tôi để cho học sinh đọc thật nhiều lần: Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ để gây ấn tượng. Cụ thể: Là cửa nhưng không then khóa
  8. Cũng không khép lại bào giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ” Học sinh phải đọc làm sao để thấy được điều mà nhà thơ Quang Huy muốn gửi gắm là: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Hoặc khi hướng dẫn học sinh đọc bài thơ “Cao Bằng” (Tiếng Việt 5 -Tập 2) cần hướng dẫn học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện lòng yêu mến núi non, đất đai và con người Cao Bằng; nhấn giọng dưới những từ ngữ nói về địa thế đặc biệt, về lòng mến khách, sự đôn hậu, mộc mạc của người Cao Bằng như: “qua, lại vượt, lại vượt, rõ thật cao.... rất ngọt, rất thương, rất thảo”.... Để từ đó cảm nhận được điều mà tác giả muốn nói đến là: Ca ngợi Cao Bằng - mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Trong quá trình thực hiện loại bài tập này, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi bài tập nhằm xác định kĩ thuật đọc thành tiếng của bài đọc, giọng đọc chung của toàn bài, đoạn, chỗ ngắt giọng- nghỉ giọng- nhấn giọng.... Đó là những điều cần thiết nhất mà tôi luôn hướng dẫn học sinh trong quá trình rèn đọc diễn cảm. 3. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học: Để đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngoài những bài tập về Luyện từ và câu, Tập làm văn.... tôi luôn chú trọng rèn luyện cho các em kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học. Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với khả năng của học sinh tiểu học. Để làm được bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, tôi hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những việc sau: + Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập ( Phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì? ....). + Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn) hay đoạn trích được nêu trong đề bài (Dựa vào yêu cầu cụ thể của bài tập để tìm hiểu,ví dụ: Cách dùng từ, đặt câu; cách dùng
  9. hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuộc quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ....đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc) + Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7) dòng hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ ). Ví dụ: Bài thơ Cửa sông ( Tiếng việt 5- Tập 2), tác giả viết: Dù giáp mặt cùng biển rộng Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống Bỗng....nhớ một vùng núi non. * Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở khổ thơ trên ? Nhờ biện pháp nghệ thuật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ? Để giúp học sinh trả lời được câu hỏi trên, tôi gợi mở học sinh bằng các câu hỏi : +Tìm biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ ? ( nhân hóa qua các từ “ giáp mặt”, “ chẳng dứt”, “ nhớ” ) +Phép nhân hóa giúp tác giả nói được điều gì? (“ tấm lòng” không quên cội nguồn của cửa sông). +Viết đoạn văn cảm thụ ( Tức là trả lời câu hỏi theo yêu cầu) - Lưu ý học sinh đoạn văn có nội dung về cảm thụ văn học cần được diễn đạt một cách hồn nhiên, trong sáng, bộc lộ cảm xúc; cần tránh mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; tránh diễn giải dài dòng về nội dung đoạn thơ ( hay đoạn văn) hoặc sa vào phân tích quá kĩ bằng giọng văn không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. 4.Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe Ông, Bà, Cha, Mẹ hoặc người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với
  10. những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa tiếng Việt, nhiều em muốn đọc to lên một cách thích thú. Đó chính là biểu hiện ban đầu của hứng thú học tiếng Việt. Có hứng thu khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn, trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ học tốt và học giỏi môn tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, tôi luôn kiên trì luyện tập từng bước từ dễ đến khó. Bỡi vậy, các em đã có sự cảm thụ tốt về văn học. Ví dụ: Khi dạy bài Đất nước ( Tiếng Việt 5- Tập 2) của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Để cho học sinh cảm nhận được niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. Bên cạnh đó để học sinh cảm nhận được hết giá trị nghệ thuật của bài văn, tôi phân tích rõ cho học sinh thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ở trong bài thơ; lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những từ ngữ được lặp lại trong bài thơ như: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta, của chúng ta.....”. Những hình ảnh: “ Những cánh đồng thơm mát, những ngả đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa...” được miêu tả theo cách liệt kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do, bao la. Tất cả điều đó sẽ được học sinh giải đáp qua hệ thống câu hỏi gợi mở như: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ ngữ nào trong bài thơ được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy có tác dụng gì? .... Dựa vào những câu hỏi gợi mở trên chắc chắn học sinh sẽ thi đua nhau tìm hiểu, các em sẽ có hứng thú học tập, lớp học sẽ sôi nổi hơn. Như vậy, trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách tự giác, say mê - ấy chính là yếu tố quan trọng nhất của cảm thụ văn học. 5. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “ vốn sống” của mỗi người. Cái vốn ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Có những con vật , con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì chúng ta sẽ không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, để làm giàu cho
  11. các em vốn hiểu biết về cuộc sống hằng ngày, tôi tập cho các em quan sát với những giác quan( Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi,...). Nhưng để quan sát như thế nào mới có kết quả tốt, tôi chỉ rõ cho học sinh biết quan sát tìm ra nét chính, thấy được nét riêng của sự vật. Quan sát kĩ chẳng những giúp cho các em viết được bài văn hay mà còn tạo điệu kiện cho các em cảm nhận được vẻ đẹp của thơ văn một cách tinh tế và sâu sắc. Ví dụ: Các em quan sát kĩ hoạt động của con vịt đang kiếm mồi ở trong ao mới thấy được “ Chú lạch bạch đi lại trên bờ, đuôi ngúc ngoắc trông thật buồn cười. Chợt mắt chú sáng rực lên, hình như chú đã phát hiện ra một con cá đang bơi....” Hay quan sát kĩ mặt biển buổi sáng khi mặt trời lên, các em mới có thể viết : “Mặt biển như rộng ra, xanh mênh mông. Mặt trời rực rỡ chiếu những tia nắng hồng xuống mặt biển. Biển như đỏ hơn, xanh hơn, đón nhận những tia nắng ấm áp đó...” Bên cạnh vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống, các em còn cần tích lũy cả vốn hiểu biết về văn học thông qua việc đọc sách thường xuyên. Mỗi cuốn sách có biết bao điều bổ ích và lí thú. Nó giúp ta mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu những suy nghĩ và cảm xúc, góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học ở mỗi học sinh. Song, để học sinh đọc sách có hiệu quả, tôi đã hướng dẫn các em lựa chọn những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập và tu dưỡng. Mặt khác, tôi còn hướng dẫn cụ thể phương pháp đọc sách cho học sinh như sau: + Khi đọc sách, cần tập trung tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để thấy cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đọc sách đến say mê sẽ cảm nhận được những hình ảnh đẹp, những câu văn hay, những chi tiết xúc động. + Đọc sách cần có sự ghi chép, chọn lọc những điều bổ ích, lý thú, những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, những câu thơ- đoạn văn thích thú hoặc những điều cảm nhận được nhằm trau dồi năng lực cảm thụ văn học của bản thân. Chăm đọc sách, đọc sách có phương pháp tốt sẽ giúp ta “tự học” được những điều thú vị, từ đó mà “lớn lên” cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Càng hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, trí tưởng tượng và cảm xúc của các em sẽ càng thêm phong phú, chân thực. Đó chính là điều kiện quan trọng để giúp các em cảm thụ văn học tốt.
  12. C. Phần kết luận Dạy cho học sinh cảm thụ văn học tốt không phải là điều dễ dàng nhưng nếu người giáo viên có phương pháp, biện pháp dạy học tốt sẽ giúp các em cảm thụ văn học tốt. Đó chính là khả năng khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương, của cuộc sống. Đó là đường nét, màu sắc, hình vị, âm thanh, nhịp điệu.... được diễn tả sinh động trong từng bài văn, bài thơ nhằm giúp cho các em tự khám phá những năng lực sáng tạo còn tiềm ẩn ngay trong tâm hồn thông minh và đáng yêu của bản thân mình. Thực hiện được những biện pháp nêu trên sẽ giúp các em cảm thụ văn học tốt hơn, từ đó càng thêm yêu thích môn học tiếng Việt- môn học mang đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2