intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp xây dựng bếp ăn thân thiện cho học sinh nội trú

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

473
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đưa ra các giải pháp để tổ chức bữa ăn cho học sinh một cách tốt nhất, tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi như các em có những bữa ăn tại gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả trong giáo dục, các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy mỗi ngày ở trường, trong mỗi bữa ăn là một niềm vui. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng bếp ăn thân thiện cho học sinh nội trú ”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp xây dựng bếp ăn thân thiện cho học sinh nội trú

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ LIÊN HUYỆN TÂN PHÚ – ĐỊNH QUÁN Mã số: ……………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẾP ĂN THÂN THIỆN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Người thực hiện: Phạm Thị Hoàng Mai Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục:  - Phương pháp dạy học bộ môn:  - Phương pháp giáo dục:  - Lĩnh vực khác:  Có đính kèm  Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Hoàng Mai 2. Ngày tháng năm sinh: 30/7/1974 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Tổ 7 khu 12 thị trấn Tân Phú – Tân Phú - Đồng Nai 5. Điện thoại (CQ) 0613.856.483 ĐTNR 0613.856.316 6. Fax: 0613.856.483 7. Chức vụ: tổ phó tổ quản lý nội trú 8. Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Sơ cấp nấu ăn - Năm nhận bằng (chứng nhận): 2006 - Chuyên ngành đào tạo: Chế biến thực phẩm III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: phục vụ nấu ăn cho học sinh nội trú - Số năm có kinh nghiệm: 18 năm - Các kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong trường học. + Một số biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn cho học sinh dân tộc nội trú.
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẾP ĂN THÂN THIỆN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường chuyên biệt, thực hiện cả việc nuôi dưỡng và dạy học con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện Tân Phú – Định Quán. Nhà trường có bếp ăn tập thể để phục vụ công tác nuôi dưỡng học sinh hàng ngày. Vì thế trong công tác nuôi dưỡng để giúp các em học sinh có đủ sức khỏe, phát triển tốt về thể chất, trí tuệ, thì cần có một chế độ khẩu phần ăn hợp lí, đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng cho các em. Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” trên cả nước. Trong môi trường nội trú các em được ăn, ở và học tập cùng nhau, vì thế việc xây dựng môi trường thân thiện trong nhà trường nói chung là rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục các em học sinh biết yêu thương, đoàn kết và chia sẻ coi nhau như anh em một nhà. Ở trong môi trường các em được học tập và sinh hoạt cũng như ăn uống tại đây vậy làm thế nào để có những bữa ăn tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi như các em có những bữa ăn tại gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập, các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy mỗi ngày ở trường là một niềm vui. Bếp ăn thân thiện là nơi huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, các thầy cô giáo, đồng lòng, đồng sức xây dựng, quan trọng nhất là tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn bình đẳng tạo hứng thú cho học sinh, với sự thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Tổ chức các bữa ăn thân thiện vai trò các cô có ý nghĩa rất quan trọng chúng ta từng bước xây dựng để học sinh có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳ phát triển mới. Học sinh năng động, tích cực dưới sự dậy dỗ của các cô, trong môi trường học thân thiện, sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Sau nhiều năm làm công tác phục vụ nuôi dưỡng học sinh bản thân tôi luôn tích cực nghiên cứu tài liệu, tìm tòi các giải pháp để tổ chức bữa ăn cho học sinh một cách tốt nhất, ở đó có những bữa ăn tạo bầu không khí thân thiện, gần gũi như các em có những bữa ăn tại gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả trong giáo dục, các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy mỗi ngày ở trường, trong mỗi bữa ăn là một niềm vui. Chính vì vậy nên tôi trọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng bếp ăn thân thiện cho học sinh nội trú ” II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận :
  4. “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là chủ trương các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước rất quan tâm, xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hình thành và phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh. Vậy bếp ăn tập thể thân thiện tạo điều kiện cho các em có một bữa ăn ngon để có sức khoẻ tốt, từ những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày, nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả và giáo dục toàn diện. Căn cứ văn bản số 7055/BGDĐT-CTHSSV- Bộ giáo dục đào tạo ngày 21/10/2011. V/v hướng dẫn việc triển khai thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực“. Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT. V/v phát động phong trào thi đua Trường học thân thiện thiện - Học sinh tích cực trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 Căn cứ quyết định số 05/2007/QĐ-BYT ngày 17/01/2007của Bộ y tế về việc ban hành 10 lời khuyên dinh dưỡng, trong ngành y tế để phục vụ cho công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng hợp lý. Số 16/2010/TT-BYT ngày 20/5/2010 thông tư ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm Căn cứ thông tư số 01/2011/TT-BYT Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phụ gia thực phẩm. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 2.1 Một số vấn đề xây dựng bếp ăn thân thiện: Để làm tốt công việc này tại bếp ăn tập thể trong trường có những việc cần thực hiện như. Tạo mối quan hệ thân thiện với các thành viên cũng như với học sinh Tổ chức xây dựng nề nếp ăn, uống cho học sinh Xây dựng thực đơn thân thiện tính khẩu phần ăn hợp lý phù hợp với đúng độ tuổi Các biện pháp nâng cao an toàn thực phẩm, không để tình trạng ngộ độc thực phẩm xẩy ra trong nhà trường vì một lý do nào. Xây dựng qui định chấm điểm thi đua bàn ăn Phối hợp với các đoàn thể trong trường làm tốt công tác giáo dục học sinh Hướng dẫn học sinh khi tham gia trực nhà ăn cũng như lao động vệ sinh tạo môi trường Xanh – Sạch – Đẹp. 2.2 Công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện: a) Xây dựng mối quan hệ thân thiện tại bếp ăn. */ Xây dựng mối quan hệ thân thiện trong đội ngũ nhân viên.
  5. Với phương trâm, mỗi nhân viên là một tấm gương cho học sinh noi theo vì thế trong quá trình phục vụ công tác nuôi dưỡng cho các em hàng ngày đòi hỏi mỗi nhân viên luôn phải thể hiện sự gương mẫu trong mọi hoạt động. Vì thế trong giao tiếp hàng ngày luôn hòa nhã và tôn trọng, cùng nhau thực hiện nghiêm túc quy định về văn hóa công sở, trong công việc luôn cần có sự chia sẻ, động viên và hỗ trợ nhau nhằm xây dựng một môi trường làm việc an toàn, thân thiện và đoàn kết. */ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa nhân viên với học sinh. Đội ngũ nhân viên làm công tác nuôi dưỡng học sinh không chỉ là những người làm công việc đơn thuần như nấu ăn ngày ba bữa mà còn tham gia nề nếp giáo dục học sinh và quan tâm phát huy tác dụng tốt trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giúp các em phấn đấu hơn trong học tập, lao động và sinh hoạt trong nội trú, tạo cho môi trường giáo dục tốt hơn, khuôn viên trường học xanh, sạch hơn, các em thân thiện hơn, không phân biệt dân tộc các em coi như mái nhà chung cùng ăn, cùng ở, cùng học và cùng sinh hoạt, vui chơi giải trí phát triển trí tuệ, thể chất sau này phục vụ bản làng. Khi giao tiếp với các em cần sử dụng ngôn ngữ sao cho các em dễ hiểu nhất. thể hiện sự lắng nghe tích cực, tạo sự tin cậy, tôn trọng từ phía học sinh, lời nói của các cô nhẹ nhàng, để giúp các em cảm thấy mình được yêu thương, tôn trọng, gần gũi và gắn bó. Tiếng cười là liều thuốc bổ để tạo bầu không khí thân thiện, có những sự hài hước để thu hút sự chú ý của các em làm tăng sự hấp dẫn về vấn đề truyền đạt, đem lại hiệu quả cao, không khí trở lên thân thiện. Việc làm này giúp học sinh hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống khi gặp khó khăn, chán nản, tạo điều kiện cũng như cho các em muốm bày tỏ ý kiến của mình. Như chúng ta đã biết nhiều khi các em muốn nói những suy nghĩ của mình nhưng không giám nói với các cô, nhưng khi cô quan tâm thân thiện thì các em sẽ bày tỏ và chia sẻ. Tinh thần thái độ phục vụ luôn hòa nhã, ân cần. Hàng ngày có phân công nhân viên phục vụ trực nhà ăn theo dõi bữa ăn xem tình hình diễn biến bữa ăn để nắm bắt nhu cầu và phục vụ kịp thời cho các em, em nào không đi ăn, hoặc bị bệnh không ăn được và nhất là trong khi ăn không làm đổ cơm, canh ra bàn và xuống nền nhà, bàn nào vi phạm giáo dục kịp thời và nhắc nhở từ đó trong ăn uống các em có những bữa ăn văn minh, lịch sự, không còn tình trạng đổ cơm, canh dư xuống nền nhà. */ Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa học sinh với học sinh. Phối hợp với giáo viên và các bộ phận trong nhà trường tích cực tổ chức giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho các em, giáo dục các em xưng hô chuẩn mực, thân thiện với nhau, biết cảm thông chia sẻ và đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà, thông qua bản tin măng non và được mở vào 5 phút trước khi giờ ăn mỗi tuần 1 lần. Phân công các em lớn giúp đỡ các em nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày từ đó xây dựng được mối đoàn kết thân thiện hơn trong sinh hoạt nội trú, các em được chăm sóc chu đáo, các em được sống trong môi trường thân thiện tại đây các em không còn hiện
  6. tượng nhớ nhà, nhiều em thích ở trường hơn và tình trạng bỏ học trong năm cũng giảm. b) Xây dựng thực đơn thân thiện: Tổ chức và duy trì bữa ăn hàng ngày cho học sinh là một vấn đề không đơn giản. Đối với các em ở lứa tuổi đang phát triển nhanh, nhu cầu dinh dưỡng cao, vì vậy bữa ăn cần đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng, không phải là thịnh soạn mà phải hợp khẩu vị của đa số các em và cũng linh hoạt cho những em ăn kiêng để các em thấy được sự quan tâm như ăn trong một gia đình. Quan trọng nhất là tạo nên môi trường thân thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, an toàn, bình đẳng, các mối quan tâm thế hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm giúp các em khi ăn có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, các em ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra nắm bắt tình hình những em bị bệnh kịp thời từ y tế để chăm sóc chu đáo. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách không thể không có, không chỉ là giải quyết lúc đói mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, ngoài ra thức ăn còn cung cấp các axit amin,Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào. Thật vậy nếu thiếu hoặc thừa các chất nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý. Ở lứa tuổi các em từ 12- 15 cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, để có khẩu phần ăn cân đối thì phải phối hợp 4 nhóm thực phẩm với nhau trong ngày nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng với lứa tuổi các em. Trên thực tế phải cân đối số tiền ăn hiện có lựa chọn thực đơn phù hợp với đa số các em không vì một lý do nào mà các em bỏ bữa. Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp, cân đối giữa các chất dinh dưỡng: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, dưới đây là bảng thực đơn đã xây dựng và thực hiện trong năm học. Xây dựng thực đơn các bữa ăn trong ngày theo tuần: Thứ Bữa sáng Bữa trưa Bữa chiều Bánh mì sữa Cơm Cơm Hoặc cơm Thịt xay, nấm mèo Cá kho khóm nhồi đậu hũ chiên Thứ hai, Thứ năm Thịt ram Đậu ve xào gan heo Canh Cải xoong thịt Canh cải thịt bằm Canh bí xanh tôm khô Dưa leo xào hành, cần Tráng miệng: Dưa hấu Thứ ba, Bánh cuốn chả Cơm trắng Cơm trắng
  7. Thứ sáu Hoặc cơm Thịt hấp gừng Tôm ram Trứng chiên nấm Rau muống xào tỏi Su su, cà rốt xào Canh rau dền, tôm Canh chua Canh bí đỏ nấu đậu khô phộng, nước dừa Tráng miệng: Chuối Xôi trà bông Cơm trắng Cơm trắng Hoặc cơm Cá chiên Thịt kho trứng Thứ tư, Gà kho gừng Gỏi bắp cải thịt Dưa chua xào Thứ bảy … Canh cải thìa thịt Canh chua Canh cải nhúng heo Tráng miệng : Mận Trong bữa ăn còn có khẩu phần riêng cho những em ăn kiêng, những em bị bệnh . Thay đổi các món ăn theo từng bữa cho đủ chất lượng và số lượng, các thực phẩm được thay thế phải tương đương về chất lượng đảm bảo cho khẩu phần ăn không bị thay đổi về thành phần các chất dinh dưỡng. Ngoài việc cân đối khẩu phần ăn, còn tuyên truyền cho các em những vấn đề liên quan về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh vì thực phẩm đối với con người rất cần thiết và quan trọng. nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc. Để góp phần nâng cao sức khoẻ giúp cho bữa ăn tốt thì cần lên thực đơn trước và cũng nắm bắt được thực phẩm theo mùa để thay đổi cho phù hợp. c) Tổ chức bàn ăn thân thiện: Như chúng ta đều biết, từ xưa cha ông ta thường nói “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” Bếp ăn tập thể nhà trường phục vụ cho gần 300 em học sinh ăn tập chung với 38 bàn mỗi bữa, vì thế để cho bữa ăn của các em có cảm giác thoải mái, thân thiện thì cần sắp xếp bàn ăn khoa học và hợp lí, mỗi em ăn một khay riêng, trong lúc các em ăn đội ngũ nhân viên phục vụ quan sát, tìm hiếu nhu cầu thực tế của các em để phục vụ và đạt hiệu quả cao nhất như các em muốn thêm cơm, canh, nước mắm… Các bàn ăn được bố trí cho các em hợp lí theo lớp (8HS/bàn), trong khi ăn bộ phận quản sinh tổ chức chấm điểm thi đua giữa các bàn để các em phấn đấu. Hàng ngày nhân viên phục vụ được trang bị đồng phục, đội mũ, tạp dề, đeo khẩu trang trong giờ ăn quan sát tình hình diễn biến để nắm bắt kịp thời em nào không đi ăn, hoặc bi bệnh không ăn được để có hướng giải quyết.
  8. Cùng với quản sinh hàng ngày nắm bắt sĩ số chính xác, những gì các em thắc mắc phải giải thích kịp thời. Để các em hăng hái nhận phần việc được giao có tinh thần trong công việc và biết bảo vệ gữi gìn của công, làm sạch đẹp cảnh quan, môi trường vì thế các thành viên cần phải có sáng tạo, nhiệt tình, kiên trì và hiểu được tính cách của các em. Xây dựng bếp ăn thân thiện sẽ thực hiện thành công khi có sự tham gia nhiệt tình từ phía học sinh và từ đó đã đưa vào tiêu chí thi đua hàng ngày, từng bữa ăn, bàn ăn, trực nhà ăn, ghi nhận theo dõi sát các hoạt động và khen kịp thời vào sáng thứ hai hàng tuần những em nào tham gia tích cực hay không tích cực và nhắc nhở các em đế chỉnh sửa và hoàn thiện. Khi các em nhận được sự quan tâm từ các cô và từ đó các em đã tự giác phân công nhau mỗi em làm một việc rất thân thiện đoàn kết không phân biệt giới tính, các em có được niềm vui, đây cũng là cách để duy trì sĩ số. Trước bữa ăn nhắc nhở các em đi rửa tay, vào bàn ăn mỗi em sử dụng một khay, các cô phục vụ tạo không khí vui vẻ qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, không la mắng trong bữa ăn, thân thiện trong bữa ăn vì yếu tố tâm lý các em cảm nhận như khi đang ăn quây quần tại gia đình và các em hào hứng khi đến giờ ăn, tổ chức bữa ăn hợp lý góp phần cho các em cảm thấy ngon miệng và ăn hết suất. d) Trang trí nhà ăn và tổ chức bữa ăn thân thiện. Để có một cảm giác thân thiện đối với các em học sinh mỗi khi bước vào nhà ăn trong bữa ăn, thì nhà ăn cũng cần có sự đầu tư trang trí hài hòa khoa học và đẹp mắt, phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh. Đối với khu vực chế biến cần trang trí những tranh ảnh quy định của y tế đối với công tác chế biến thực phẩm an toàn, các nguyên tắc trong chế biến thực phẩm, đồng thời sắp xếp đồ dùng gọn ngàng và ngăn nắp… Đối với khu vực nhà ăn cần trang trí những tranh ảnh giới thiệu món ăn ngon, những bảng hiệu về nguyên tắc đảm bảo VSATTP khi ăn uống để học sinh tìm hiểu và tự giác thực hiện, bên cạnh đó có thể phát động học sinh trang trí thêm cây xanh ở các trong nhà ăn. Mỗi bàn ăn đều có danh sách phân công chỗ ngồi rõ ràng, trang trí tranh, ảnh minh hoạ sẽ giúp các em biết yêu và tạo ra cái đẹp có ý thức gìn gữi, không làm hư hỏng và vẽ bẩn lên tường, gữi gìn tài sản chung. Ngoài ra khu vực phòng ăn còn có xây dựng nội qui nhà ăn việc làm này hết sức có ý nghĩa các em được cung cấp thông tin giúp các em hiểu tôn trọng và thực hiện tốt, phát huy tinh thần tập thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, có tháp dinh dưỡng để các em biết được cơ thế cần những chất gì, hàng ngày công khai tài chính và thực đơn bữa ăn lên bảng cho tất cả đội ngũ, các em cùng biết được khẩu phần ăn, giá trị bữa ăn, từ đó các em sẽ thấy được sự quan tâm của các cô đối với các em cũng như dân chủ trong hoạt động.
  9. Ngoài công tác trang trí thì vấn đề vệ sinh cũng rất được chú trọng, hàng ngày phân công học sinh tham gia làm vệ sinh nhà ăn cùng với đội ngũ nhân viên sau mỗi bữa ăn, đây cũng là hoạt động giáo dục các em về kĩ năng sống, các em biết chia sẻ công việc, có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tạo cho nhà ăn luôn sạch đẹp. e) Xây dựng hộp thư thân thiện: Để nắm bắt được những thông tin góp ý từ phía học sinh cũng như các lực lượng khác trong nhà trường về công tác nuôi dưỡng, tại nhà ăn cần trang bị một họp thư góp ý. Tất cả những ý kiến đóng góp hàng ngày được nhân viên trực nhà ăn thu thập và tổng hợp, báo cáo với tổ trưởng và từ đó đội ngũ phục vụ tại bếp ăn tiếp thu, rút kinh nghiệm và điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng chính đáng của các em, nhằm thực hiện tốt hơn trong công tác nuôi dưỡng các em. III. KẾT QUẢ: Qua việc vận dụng xây sáng kiến kinh nghiệm xây dựng bếp ăn thân thiện vào thực tế trong năm học 2012-2013 đã cho thấy kết quả như sau: Đối với đội ngũ nhân viên cấp dưỡng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc, xây dựng được mối đoàn kết gắn bó nhau hơn, luôn sãn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đối với học sinh các em đã có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh chung, bảo quản tốt tài sản nhà ăn, các em ăn uống có nề nếp không ồn ào, lộn xộn khi ăn, giao tiếp với các cô chú nhân viên trong bữa ăn thân thiện cởi mở và tôn trọng. Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy nhà ăn đã giảm, đồng thời tỉ lệ bàn ăn xếp loại tốt về thi đua đã tăng. Số liệu thống kê và so sánh * Trước khi áp dụng SKKN: Số liệu 1: Kết quả xếp loại bàn ăn trong năm học 2011-2012 Kết quả khảo sát TS Tốt Khá Trung bình Yếu Bàn ăn TS % TS % TS % TS % 38 14 36.84 17 44.74 6 15.79 1 2.63
  10. Số liệu 2: Khảo sát về đánh giá của học sinh đối với công tác cấp dưỡng Stt TSHS Kết quả khảo sát được Tốt Khá Trung bình Yếu Nội dung khảo sát khảo TS % TS % TS % TS % sát 01 Thái độ phục vụ của 42 52.5 25 31.25 13 16.25 / / nhân viên cấp dưỡng 02 80 Thực đơn các bữa ăn 54 67.5 21 26.25 5 6.25 / / 03 Cách thức tổ chức 39 48.75 28 35 23 28.75 / / bữa ăn * Sau khi áp dụng SKKN: Số liệu 1: Kết quả xếp loại bàn ăn trong năm học 2012-2013 Kết quả khảo sát TS Tốt Khá Trung bình Yếu Bàn ăn TS % TS % TS % TS % 38 32 84.21 5 13.16 1 2.63 / / Số liệu 2: Khảo sát về đánh giá của học sinh đối với cộng tác nuôi dưỡng Stt TSHS Kết quả khảo sát được Tốt Khá Trung Nội dung khảo sát Yếu khảo bình sát TS % TS % TS % TS % 01 Thái độ phục vụ của 69 86.25 11 13.75 / / / / nhân viên cấp dưỡng 02 80 Thực đơn các bữa ăn 72 90 8 10 / / / / 03 Cách thức tổ chức 76 95 2 5 / / / / bữa ăn IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Đề xuất: Công tác nuôi dưỡng trong trường nội trú là một trong những hoạt động chính của nhà trường trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định 49/2008/BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo đối với trường chuyên biệt. Vì
  11. thế để việc tổ chức công tác nuôi dưỡng trong nhà trường có chất lượng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và nuôi dưỡng học sinh hàng năm, bản thân tôi đề xuất như sau: Đối với mỗi nhân viên trong tổ cấp dưỡng cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, quan tâm thương yêu chăm sóc học sinh như người trong gia đình, đồng thời không ngừng học hỏi trong công tác chuyên môn để tạo nên các món ăn ngon, hấp dẫn học sinh hơn, các em ăn hết khẩu phần. Đối với GVCN lớp và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần tăng cường phối hợp trong công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em có có kĩ năng sống tốt hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập. Đối với lãnh đạo nhà trường hàng năm cần tổ chức cho đội ngũ nhân viên cấp dưỡng được đi giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị bạn để nâng cao hiệu quả công tác hơn. 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng Từ những kết quả đạt được trên đây là sự nỗ lực của bản thân, tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi thực tế, trong quá trình thực hiện chia sẻ cùng đồng nghiệp trong tổ, lắng nghe ý kiến chỉ đạo của cấp trên, với kết quả trên bản thân thấy rằng một giải pháp rất hiệu quả, không có việc gì khó chỉ cần sự nhẫn nại, lòng khoan dung, sự gần gũi, chia sẻ tạo môi trường vui, lành mạnh tôi thấy bếp ăn thân thiện rất hữu ích đối với các em học sinh ở nội trú. Tôi hy vọng rằng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ của đồng nghiệp và sự quan tâm của BGH nhà trường, công tác nuôi dưỡng xây dựng bếp ăn thân thiện thiện của nhà trường ngày càng được tốt hơn, đồng thời các giải pháp trong sáng kiến có thể áp dụng trong phạm vi toàn ngành. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ phát huy tốt cho việc giáo dục nhân cách, kỹ năng sống của học sinh để góp phần cùng với nhà trường xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực, giúp các em phấn đấu hơn trong học tập, lao động và sinh hoạt nội trú, các em thân thiện hơn. Với khả năng còn hạn chế rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp bổ sung, tìm ra giải pháp tốt nhất mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình phục vụ tổ chức xây dựng bếp ăn thân thiện cho học sinh nội trú để áp dụng cho những năm tiếp. Xin trân thành cảm ơn!
  12. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội – NXB khoa học xã hội 1996 2. Văn hoá và lối sống, nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội 2001 3. Dinh dưỡng hợp lí và sức khỏe – NXB Y học năm 1998 4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam – NXB Y học 1995 5. Tài liệu về giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số của Bộ GDĐT năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Phạm Thị Hoàng Mai
  13. MỤC LỤC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC Trang 2 I. LÝ DO CHỌN DỀ TÀI Trang 3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Trang 3 1. Cơ sở lý luận Trang 3 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Trang 4 III. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Trang 9 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Trang 10 1. Đề xuất Trang 10 2. Khuyến nghị khả năng áp dụng Trang 11 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 12
  14. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường PT DTNT liên huyện Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Tân Phú – Định Quán Tân Phú, ngày 28 tháng 05 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG BẾP ĂN THÂN THIỆN CHO HỌC SINH NỘI TRÚ Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hoàng Mai . Đơn vị: Trường Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú. Lĩnh vực: Quản lý giáo dục:  Phương pháp dạy học bộ môn:  Phương pháp giáo dục  Lĩnh vực khác: ………………………………. 1. Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao.  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và triển khai tại đơn vị có hiệu quả.  3. Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CM THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2