intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục

Chia sẻ: Đặng Quốc Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

431
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc xây dựng phong trào đúc rút và viết SKKN đã được đưa vào chương trình nội dung công tác của CĐGD Quận, công đoàn các cơ sở trường học. Đây còn là nội dung chỉ đạo tổ chức cuộc vận động “Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm” do Công Đoàn Thành phố phát động, là một trong các tiêu chí đánh giá phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ CBGV các nhà trường. Xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục để có cách viết hay nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc viết sáng kiến kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo hoạt động giáo dục

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Người thực hiện : Tạ Thắng. Chủ tịch công đoàn nghành GD Đống Đa.
  2. Kính thưa các vị đại biểu Kính thưa toàn thể hội nghị Đã từ nhiều năm qua phong trào “Tự học – tự bồi dưỡng”, phong trào Viết và đúc rút áp dụng các SKKN của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cấc nhà trường trong quận đống đa đã thành truyền thống và là nhu cầu và ý thức của dội ngũ cán bộ giáo viên. Việc xây dựng phong trào đúc rút và và viết SKKN đã được đưa vào chương trình nội dung công tác của CĐGD Quận, công đoàn các cơ sở trường học. Đây còn là nội dung chỉ đạo tổ chức cuộc vận động “Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm” do Công Đoàn Thành phố phát động, là một trong các tiêu chí đánh giá phát triển, nâng cao trình độ của đội ngũ CBGV các nhà trường. Những năm qua quận Đống Đa luôn đạt được thành tích cao trong phong trào viết SKKN của Thành phố và được Sở Giáo dục khen thưởng. Chúng ta biết rằng trong các hoạt động quản lý giáo dục cũng như trong các hoạt động giảng dạy – giáo dục học sinh từng ngày từng giờ diễn ra hết sức phong phú, đa dạng với nhiều kết quả khác nhau. Cùng một nội dung hoạt động giáo dục, cùng một tiết dạy, một chuyên đề nhưng ở mỗi đơn vị trường học, ở từng nhà quản lý giáo dục, ở mỗi giáo viên được chỉ đạo, hoặc thực hiện một cách khác nhau với sự sáng tạo mang dấu ấn riêng rõ nét trên nền các quy định chung thống nhất. Vì vậy, việc đánh giá, tổng kết cách đi, cách làm, phương pháp một HĐ giáo dục bất kỳ nào cũng hết sức cần thiết và có giá trị. Hơn lúc nào hết, lúc này khi chúng ta đang thực hiện nghị quyết 7 (khoá IX) của Đảng “Giáo dục cho mọi người” “Cả nước trở thành một xã hội học rộng” thì việc đẩy mạnh việc đúc rút và áp dụng các SKKN trong ngành GD-ĐT Đống Đa thật có nhiều ý nghĩa. Các SKKN thật sự là những kinh nghiệm là sản phẩm và sáng tạo cá nhân CB – GV giúp cho việc giao lưu, học tập lẫn nhau, trao đổi rút kinh nghiệm trong mọi mặt của công tác giáo dục. Một kinh nghiệm, một cách làm hay sẽ được phổ biến và nhân rộng, được trao đổi và nâng tầm khi chúng ta đúc rút thành một sáng kiến kinh nghiệm, đặc biệt khi SKKN đó được các cơ quan quản lý của ngành từ Quận đến Thành phố đánh giá xếp loại, và cho áp dụng và phổ biến rộng rãi, được lưu trữ trong thư viện của các nhà trường để CB – GV có dịp tham khảo, áp dụng. Một điều cũng hết sức giá trị và có ý nghĩa đối với chính người đúc rút và viết SKKN là ở chỗ: thông qua quá trình viết trên cơ sở vấn đề đặt ra chính tác giả phải tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, tổng hợp các kết quả các mặt đã
  3. triển khai cũng như thực tiễn thực hiện vấn đề đặt ra để nêu ra, đưa ra các giải pháp hoặc sáng kiến của cá nhân v.v.. và chính qua việc hoàn thành SKKN bản thân người viết được trưởng thành về chuyên môn và nghiệp vụ, cũng như về lý luận. Kính thưa các quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị ! Trong những năm qua cùng với phong trào viết SKKN được phát động trong toàn ngành, bản thân tôi ở góc độ quản lý chỉ đạo CM và đoàn thể, tôi đã tham gia viết 2 SKKN và gửi Sở GD - ĐT Hà Nội xét xếp loại công nhận: * SKKN: “Tổ chức hoạt động thanh tra – kiểm tra của cán bộ chỉ đạo chuyên môn Phòng GD - ĐT nâng cao hiệu quả quản lý dạy và học môn ngoại ngữ” được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại và cấp giấy chứng nhận loại B Thành phố (năm học 1998 – 1999). * SKKN: “Các giải pháp tăng cường XHHGD Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội“được Sở Giáo dục và Đào tạo xếp loại và cấp giấy chứng nhận loại A Thành phố (năm học 2002 – 2003) và được CĐGD Hà Nội đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xét tặng bằng khen Huy hiệu lao động sáng tạo năm 2003. Sau đây cho phép tôi xin được nêu một số kinh nghiệm nhỏ của cá nhân trong việc đúc rút và viết SKKN đã đạt kết quả cao Thành phố. - Trước tiên, người viết cần xác định chọn vấn đề để viết, tổng kết kinh nghiệm. Vấn đề chọn phải mang tính thực tiễn và có tác dụng phục vụ cho CM, công tác quản lý hiện tại cũng như lâu dài, và vấn đề chọn phải được chính người viết đã thực hiện và kiểm chứng bằng thực tiễn của bản thân cũng như của đồng nghiệp. - Sau khi chọn được đề tài, vấn đề để viết, người viết cần tập hợp, sưu tầm các tài liệu tham khảo để làm rõ các vấn đề lý luận, các quan điểm chỉ đạo của các cấp, của các nhà khoa học xung quanh vấn đề đề tài mà người viết đưa ra. Qua việc đọc các tài liệu trên giúp người viết hệ thống hoá cơ sở lý luận của vấn đề, cơ sở khoa học để định hướng vấn đề được trình bày, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm đặt ra của đề tài. - Tiếp đó, người viết tập hợp, hệ thống hoá các dữ liệu, kinh nghiệm cá nhân, đánh giá các vấn đề đã trải nghiệm thực hiện thành công cũng như kinh nghiệm của người khác, bạn bè mà người viết tiếp thu hoặc thu nhận được.
  4. - Xây dựng đề cương tóm tắt của SKKN. Đây là một bước quan trọng. Khi xây dựng đề cương cần quan tâm các vấn đề sau: + Chọn tên đề tài: Cần ngắn gọn, cụ thể bao quát được nội dung của vấn đề trình bày + Xây dựng đề cương SKKN thường bao gồm một số phần chính sau: (1) Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài viết, mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng, nhiệm vụ nhiệm vụ, các phương pháp lựa chọn nghiên cứu. (2) Phần nội dung: thường gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến đề tài Chương II: Nêu thực trạng của vấn đề nêu ra đang được thực hiện: Tổng quan chung. Đánh giá tổng kết thực tiễn triển khai vấn đề trên phạm vi cơ sở và ở phạm vi rộng hơn. Phân tích và nhận định, đánh giá thực trạng để nêu ra những vấn đề, những hạn chế cần có giải pháp, biện pháp để khắc phục, giải quyết tốt hơn. Chương III: Nêu các giải pháp, biện pháp đề xuất để khắc phục, các phương hướng giải quyết mới hoặc điều chỉnh. Nêu các điều kiện cần thiết để các giải pháp, biện pháp đưa ra có khả năng thực thi. Khảo nghiệm thực tiễn để làm rõ tính ưu việt, cái được của những giải pháp hay phương pháp mới đề xuất, Nêu rõ bằng các số liệu kiểm chứng từ thực tế kèm theo đánh giá. (3) Phần kết luận và khuyến nghị: Khẳng định sự cần thiết tính thực tiễn và tính khả thi, hiệu quả của vấn đề đưa ra. Nêu các khuyến nghị với các cấp quản lý, các đối tượng để đảm bảo cho vấn đề đặt ra thực hiện thành công. (4) Phần danh mục các tài liệu tham khảo (5) Phần phụ lục - Sau khi đã xây dựng xong đề cương tóm tắt bắt đầu xây dựng các tiểu mục nhỏ cho từng mục lớn. Tiếp đó nên tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tổ CM, hoặc BGH, xin ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh đề cương. - Hoàn chỉnh đề cương của SKKN
  5. - Tiến hành viết SKKN: Viết theo tiến trình của đề cương, bám sát theo đề cương chi tiết cùng các dữ liệu, số liệu minh hoạ kèm theo để củng cố lý luận, lập luận ở trong phần, từng mục. Nếu thấy chưa có đủ số liệu dữ liệu thì ngừng lại để sưu tập, bổ sung thêm. Dù viết bằng cách nào thì cũng cần có một chiến lược cụ thể thông qua các bước cơ bản sau: 1. Phân tích đề tài SKKN 2. Trình bày đề cương hay dàn ý SKKN 3. Tập hợp các thông tin dữ liệu liên quan 4. Viết thành văn 5. Kiểm tra lại bài viết toàn bộ đề tài SKKN Ngoài ra, khi trình bày nội dung của SKKN cần lưu ý quan tâm đến tính khoa học, tính đổi mới, tính khả thi và hiệu quả của vấn đề, sáng kiến nêu ra. Sau đây xin đưa ra tóm tắt SKKN của cá nhân tôi đã được Sở GD - ĐT xếp loại A năm học vừa qua: Tên đề tài SKKN: Các giải pháp tăng cường xã hội giáo dục Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội Đề cương đề tài SKKN: Mở đầu: Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề xã hội giáo dục đối với bậc học Tiểu học và Trung học cơ sở 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến XHH và XHHGD 1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về XHHGD 1.3. XHHGD ở một số nước trên thế giới 1.4. Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa của XHHGD Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Đống Đa.
  6. Chương II: Thực trạng xã hội hoá giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở trên điạ bàn quận Đống Đa, Hà Nội 2.1. Kết quả XHHGD Tiểu học và THCS trên địa bàn quận Đống Đa 2.2. Một số cơ sở thực tiễn khẳng định sự cần thiết tăng cường XHHGD TH và THCS trên địa bàn quận Đống Đa. 2.3. Bài học rút ra từ việc chỉ đạo và thực hiện XHHGD Tiểu học và THCS trên địa bàn quận. Chương III: Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở trên điạ bàn quận Đống Đa, Hà Nội 3.1. Định hướng phát triển và XHHGD đối với bậc Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2010. 3.2. Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở quận Đống Đa trong giai đoạn tới. 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của hệ thống các giải pháp đưa ra. Kết luận – kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Các giải pháp tăng cường xã hội hoá giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở trên điạ bàn quận Đống Đa, Hà Nội (Trích chương III của SKKN) 1. Tăng cường sự phối hợp và sự tham gia của các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội vào phát triển giáo dục TH và THCS trong Quận. 2. Mở rộng các hình thức học tập – giáo dục. Phát triển các loại hình trường lớp ngoài công lập, bán công. 3. Huy động các nguồn tài chính để phát triển GD TH và THCS.
  7. 4. Đổi mới hoạt động của Hội CMHS. Huy động sự tham gia toàn diện của CMHS, Hội CMHS vào các hoạt động giáo dục của nhà trường 5. Tăng cường vai trò của ĐHGD và HĐGD Quận và HĐGD các phường đối với XHHGD Tiểu học và THCS. 6. Tăng cường vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ giữa ngành giáo dục, các nhà trường TH và THCS đối với địa phương và với các đoàn thể khác để làm tốt công tác XHHGD. 7. Xây dựng Website GD - ĐT Đống Đa, tăng cường thông tin tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách và kết quả công tác GD và XHHGD trên phạm vi toàn quận và tại địa phương. 8. Tăng cường sự chỉ đạo và quản lý Nhà nước về XHHGD trên địa bàn Quận. 9. Đẩy mạnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm XHHGD, tăng cường hợp tác quốc tế thu hút các nguồn tài trợ tăng thêm nguồn lực cho GD Tiểu học và THCS trong quận. Trên đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm nhỏ bé của cá nhân thu nhận được trong quá trình tham gia chỉ đạo và triển khai phong trào viết SKKN của ngành GD - ĐT Quận Đống Đa những năm qua. Xin hết sức chân thành cám ơn sự chỉ đạo cụ thể và sát sao của Sở GD - ĐT Hà Nội, Công đoàn GD Hà Nội đã giúp cho ngành GD - ĐT quận Đống Đa duy trì và phát triển phong trào viết SKKN. Xin kính chúc các đồng chí đại biểu dự Hội nghị sức khoẻ, thành đạt và xin chúc Hội nghị thành công tốt đẹp !
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2