intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sổ tay hướng nghiệp nghề gì, làm gì

Chia sẻ: Physical Funny | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:314

118
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Sổ tay hướng nghiệp nghề gì, làm gì" được biên soạn nhằm giúp cho các bậc phụ huynh, bạn trẻ sinh viên, học sinh có điều kiện để tham khảo, nghiên cứu hướng nghiệp chọn lựa và tìm hiểu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn trước lúc quyết định tương lai cho cuộc đời mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sổ tay hướng nghiệp nghề gì, làm gì

  1. SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Hướng nghiệp 101 ngành nghề từ phổ thông đến chuyên ngành Chọn nghề trong trong công nghệ thông tin LỜI NÓI ĐẦU Nhà xuất bản thống kê tái bản lán 1 cuốn “Nghề gì? Làm gì”. Với nội dung có sửa chữa phong phú hơn, cũng không ngoài mục đích giúp cho các bậc phụ huynh, bạn trẻ sinh viên, học sinh có điều kiện để tham khảo, nghiên cứu, hướng nghiệp chọn lựa và tìm hiểu đầy đủ, kỹ lưỡng hơn trước lúc quyết định tương lai cho cuộc đời mình. Chúc thành công và xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ của bạn đọc. Ban b iên tập
  2. Phần 1. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ Phần 3. CHỌN NGHỀ TRONG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM
  3. Phần 1. KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN XIN VIỆC SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? Trong xu thế tuyển dụng ngày nay bằng cấp học vấn không còn là một yếu tố quyết định duy nhất. Nó không thể thay thế năng lực mà bạn có thể chứng tỏ qua phỏng vấn, giai đoạn thử việc (proba– tion) hoặc tập sự (trainee period). Nhiều công ty coi trọng thực lực của ứng viên, và sẵn sàng tuyển bạn mà không yêu cầu bằng cấp. Tuy nhiên, cùng với học vấn bạn sẽ được đánh giá cao nếu thể hiện được trí thông minh, óc sáng tạo, sự nhạy bén, kinh nghiệm, sự cân bằng về cá tính, nhân cách cũng như các phẩm chất khác của mình. Bài viết sau đây trích trong tập san Job Research for Aldults do Bộ Giáo dục Đào tạo & Việc làm của Australia xuất bản sẽ giới thiệu với các bạn những kinh nghiệm hữu ích khi bạn chuẩn bị đến phỏng vấn xin việc, và chỉ giúp chúng ta những sai lầm có thể tránh được. Phỏng vấn là cơ hội để b ạn giới thiệu những
  4. phẩm chất của mình 1. Công việc bạn làm trước ở nhà: Việc lo lắng trước khi đến phỏng vấn là điều rất bình thường mà ai cũng cảm thấy, dù cho bạn đã nhiều lần đi phỏng vấn. Đa số người phỏng vấn hiểu và thông cảm điều đó, nên bạn không phải lo gì nếu phạm một vài vụng về nho nhỏ. Việc còn lại là bạn cố gắng chuẩn bị càng đầy đủ càng tốt, vì như thế bạn có thể làm chủ tình hình tốt hơn. Bạn nên thu thập những thông tin về công ty hay doanh nghiệp mà bạn định đến xin việc, bạn nên biết: – công ty, doanh nghiệp này sản xuất, bán sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì? – nhân viên của công ty cần có hiểu biết chuyên môn hay đào tạo nào? – những yêu cầu về công việc hoặc chức vụ mà bạn định ứng tuyển? – doanh nghiệp có những phát triển hay mở rộng kinh doanh nào mới nhất? – công ty đang chú trọng đến chất lượng sản
  5. phẩm, dịch vụ hậu mãi hay năng suất sản xuất? – những triển vọng của doanh nghiệp ấy? Những thông tin trên giúp bạn thấy được những mặt mạnh nà bạn có thể nêu ra trong tờ résumé (ly lịch bản thân, CV), trong đơn xin việc mà bạn sẽ gửi đi, hay ngay trong buổi phỏng vấn sắp đến. Bạn có thể tìm chúng trong: – những ấn phẩm giới thiệu công ty (company profile, brochure, v.v..) – những tờ giới thiệu sản phẩm (leatlet) của công ty phát hành trong các dịp hội chợ, chiến dịch tiếp thị, đợt khuyến mãi – các chuyên mục giới thiệu doanh nghiệp trong các tạp chí, nguyệt san, niên san v.v… – các văn phòng hay trung tâm giới thiệu việc làm địa phương. Một ý tưởng hay là bạn có thể làm một tờ ghi chú tóm tắt chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Nếu cần bạn cũng có thể đặt chúng vào trong 1 bia hồ sơ cho gọn gàng. Nếu thấy thích hợp bạn cũng có thể mang theo một vài mẫu của công việc liên quan mà bạn đã làm trước đây để giới thiệu với người phỏng vấn. Dĩ
  6. nhiên bạn chỉ để lại bản sao của chúng khi được yêu cầu, vì chắc là bạn còn cần chúng trong những dịp khác. 2. Hãy tỏ ta mạnh dạn: Bạn hãy tự tin khi đến phỏng vấn. Cung cách của bạn rất quan trọng. Nên để người phỏng vấn thấy được bạn quan tâm và nhiệt tình với công việc. Phải mềm dẽo linh động. Chứng tỏ bạn sẵn sàng làm việc hăng say, sẵn sàng chấp nhận các tình huống thử thách mới. Vui thích muốn tham dự các chương trình huấn luyện cho kỹ năng bổ sung. Bạn phải làm cho người phỏng vấn thấy bạn – biết thích ứng – có óc thực tế – đáng tin cậy – biết hòa đồng, thích làm việc chung vai sát cánh với mọi người. Điều này rất quan trọng vì đa số các công ty muốn tuyển những người có tinh thần làm việc tập thể (teamwork), chứ không phải là những “ngôi sao” kiêu kỳ. Sau hết, bạn phải là người ham thích công việc và nhiệt tình với cuộc sống.
  7. 3. Hãy chú ý đến vẻ ngoài của bạn: Cần phải gây được ấn tượng tốt đẹp ngay từ phút đầu tiên gặp người phỏng vấn. Bạn ăn mặc đứng đắn, trang nhã, thích hợp với công việc mà mình định làm. Việc ăn mặc tươm tất cũng làm cho bạn tự tin hơn. Phong thái của bạn cũng rất quan trọng. Vui vẽ, mềm mỏng, và trên hết là tinh thần lạc quan. Bạn không có cơ may thành công nếu chưng ra một bộ mặt ủ dột như muốn nói lên ràng “Tôi phỏng vấn cho qua lượt mình thôi, chứ biết chắc là tôi không được chọn!” Bạn nên biết rằng những ý nghĩ chủ bại của chúng ta sẽ thể hiện lên toàn bộ cung cách, thái độ, thấm lên gương mặt, và đến lượt chúng được cảm nhận bởi người phỏng vấn. Đó là điều bất lợi mà chúng ta nên tránh. Một khi đã quyết định là mình nên đi đến để phỏng vấn, thì phải tin vào năng lực và cơ may của mình, và phải vui vẽ tươi tắn. Kết quả hãy để cho người phỏng vấn quyết định. 4. Các câu hỏi thường gặp trong một buổi phỏng vấn: – Bạn biết thông báo tuyển dụng của chúng tôi bằng cách nào?
  8. – Bạn biết gì về công ty / doanh nghiệp của chúng tôi? – Bạn biết gì về sản phẩm và thị trường của chúng tôi? – Tại sao bạn xin công việc này? – Điều gì hấp dẫn bạn khi chọn công việc này? – Tại sao bạn nghĩ mình thích hợp với vị trí này? – Bạn có chuyên môn gì thích hợp cho công việc này? – Quá trình đào tạo (backgrounds) của bạn như thế nào? – Bạn có kinh nghiệm gì về công việc muốn ứng tuyển? – Tại sao bạn rời bỏ công việc gần đây của bạn? – Sao thời gian qua bạn đổi công việc nhiều lần vậy?
  9. – Tại sao bạn lại không có việc làm trong suốt thời gian qua? – Bạn có thể mang lại điều gì cho công ty chúng tôi? – Tại sao bạn nghĩ chúng tôi nên chọn bạn vào công việc này? – Bạn có những đức tinh nào? – Đâu là những ưu / khuyết điểm của bạn? – Bạn thích làm việc một mình hay là thành viên của một nhóm? – Bạn có làm việc chung với người khác dễ dàng hay không? – Bạn cảm thấy thế nào nếu được phụ trách bởi một người nào đó trẻ hơn bạn nhiều? – Bạn có thể làm việc dưới một áp lực, xoay xở những đình trệ và luôn phải hoàn tất công việc với kế hoạch thời gian (deadlines) định trước không? – Bạn quan niệm ra sao về ý thức trách nhiệm?
  10. – Bạn muốn có một thủ trưởng như thế nào? – Dự định tương lai cho sự nghiệp của bạn là gì? – Bạn có thích nếu được huấn luyện hay đào tạo thêm không? – Thú tiêu khiển hoặc sở thích riêng (hobbies & interests) của bạn là gì? – Bạn có là thành viên của 1 câu lạc bộ hay tổ chức nào không? – Bạn mong được trả lương bao nhiêu? – Mức lương trước đây của bạn là bao nhiêu? – Bạn đã lập gia đình chưa? – Sức khoẻ của bạn như thế nào? – Có trở ngại gì nếu bạn phải đi công tác xa? – Bạn có thể lam việc thêm giờ khi công việc đòi hỏi không? – Nếu được chọn, thì bao lâu bạn có thể sẵn sàng nhận việc?
  11. – Bạn có câu hỏi nào đặt ra cho chúng tôi không? (xem phần 5) Qua một số các câu hỏi trên bạn có thể nhận ra ý thức các điểm mạnh và điểm yếu cho mình. Hãy suy nghĩ trước những câu trả lời, cũng như cách trả lời của bạn về các câu hỏi này. Cố gắng dự liệu các tình huống. Chẳng hạn nếu bạn gặp câu hỏi “Tại sao bạn rời bỏ công việc gần đây của bạn?” Nếu bạn công kích chê bai chỗ làm hay thủ trưởng cũ của mình và nghĩ đó là một giải thích chính đáng, thì quả bạn đã vấp một sai lầm nghiêm trọng. Bạn sẽ làm cho người ta ngờ vực và không muốn dùng bạn. Ngược lại với câu hỏi “Mức lương trước đây của bạn là bao nhiêu?” một vài người có khuynh hướng “lên giá” quá lố và làm cho người phỏng vấn bực mình. Bạn phải biết lượng định chính mình, và có câu trả lời hợp lý. Nên nhớ rằng ngồi ở cương vị phỏng vấn thường là những người có nhiều kinh nghiệm. Và đôi lúc chúng ta không nên trả lời vội vã mà cần những câu trả lời thông minh! Thỉnh thoảng người phỏng vấn có thể hỏi vào các điểm yếu của bạn, bạn không cần phải bối rối, mà
  12. cứ trả lời bình tĩnh và mạnh dạn. Có thể bạn cho mọi người biết bạn có thể khắc phục như thế nào. Sự trung thực của bạn nhiều khi lại là một điểm tốt bất ngờ. Một lần nữa, việc làm phiếu ghi chú tóm tắt các điểm mạnh (strengths) của bạn phù hợp cho công việc ứng tuyển là rất có ích. Nó giúp bạn tự tin trong khi phỏng vấn và giúp bạn thuyết phục người phỏng vấn vì sao bạn có thể làm tốt công việc nếu được chọn. Nếu gần kết thúc cuộc phỏng vấn mà cảm thấy chưa có cơ hội trình những bằng cấp hay chuyên môn thích hợp với công việc, bạn hãy nhã nhặn nói thêm những gì bạn nghĩ là có ích. 5. Các câu bạn có thể hỏi: Người phỏng vấn thường hỏi xem bạn muốn hỏi thêm gì về công việc không. Họ dễ thấy nơi bạn một ứng viên triển vọng nếu bạn có những câu hỏi cho thấy sự hứng thú và quan tâm của bạn đối với công việc, bạn có thể: – Hỏi chi tiết thêm về một vài khía cạnh đáng chú ý của công việc mà bạn đang ứng tuyển. – Hỏi về các cơ hội phát triển nghề nghiệp
  13. – Yêu cầu người phỏng vấn nói thêm cho bạn biết về công ty. – Hỏi công ty có chương trình huấn luyện cho nhân viên không – Điều kiện và môi trường làm việc của công ty Trước buổi phỏng vấn: – biết chính xác địa chỉ và thời gian phỏng vấn. Nên đến nơi phỏng vấn độ 15 phút trước giờ ấn định. Nên ghi rõ số điện thoại của công ty trong sổ tay mang theo phòng khi bạn không tìm ra địa chỉ. Những địa chỉ ở xa, những bạn cẩn thận có thể đi ngang qua nơi sẽ phỏng vấn từ một vài ngày trước để biết chắc mình sẽ tìm ra địa điểm và đến nơi phỏng vấn đúng giờ hẹn. – bạn cần biết rõ tên của công ty, họ tên, chức vụ của người phỏng vấn. Nếu là tên nước ngoài bạn phải phát âm đúng (cũng không tự động đổi tên người phỏng vấn bạn, chẳng hạn gọi cô Miss Madona thành ra Miss Maradona. Bạn nghĩ sao nếu bạn là Thanh Lâm mà người ta nói “Xin chào ông Tham Lam!”) –
  14. nếu có thể, nhờ một cấp trên trực tiếp trước đây trong công ty cũ của bạn, hoặc người có uy tín với công ty bạn định xin việc viết thư giới thiệu. – nên đem theo những thư giới thiệu, chứng chỉ, bằng cấp bản gốc và những giấy tờ liên quan khác mà bạn nghĩ người phỏng vấn có thể hỏi đến. Không nên quên mang theo bút viết, sổ tay. Bạn sẽ rất bối rối khi bất ngờ cần đến trong buổi phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn: – Đừng bắt tay một cách hững hờ nguội lạnh, đừng qúa vồn vã hay thân mật quá trớn – Đừng ngậm kẹo hay hút thuốc khi bạn đang được phỏng vấn, trừ khi bạn được mời – Đừng chống cằm khi ngồi phỏng vấn, bạn nên chăm chú theo dõi câu chuyện. – Đừng trả lời nhát gừng, cộc lốc, hoặc nhìn lơ đãng – Đừng nhìn xuống gầm bàn thay cho một câu trả lời bạn muốn tránh né. Hãy có một câu trả lời trung thực mà khôn ngoan – Đừng nói nhiều hay nói quá về bản thân mình – Đừng hỏi thăm về những quyền lợi “lẻ tẻ”
  15. – Đừng bao giờ chỉ trích công ty hoặc ông chủ cũ của mình – Đừng nói độc thoại, phải tinh ý khi thấy dấu hiệu người phỏng vấn muốn nói và bạn có thể nhường lời đúng lúc – Đừng có tâm lý chần chừ, dò dẫm đối với công việc mà bạn muốn ứng tuyển – Đừng tỏ lộ vẻ thất vọng dù bạn có cảm tưởng rằng cuộc phỏng vấn không được như ý hay bạn sẽ bị từ chối. Hãy luôn giữ nụ cười! NÊN: – Nên lắng nghe. Người phỏng vấn càng nói nhiều bạn càng có lợi, bạn khuyến khích họ bằng những câu hỏi mộc mạc tỏ ra sự quan tâm đến câu chuyện. – Nên nhã nhặn dù bạn gặp những câu hỏi liên quan đến đời sống cá nhân của mình – Nên giữ tâm trạng thoải mái, tươi tắn, dù có thể bạn đang hơi lo lắng bên trong. Trước khi ra về: – Bạn nhớ chào và cám ơn người đã phỏng vấn bạn.
  16. – Bạn cũng đừng quên nhẹ nhàng đóng cửa trước khi bước ra khỏi phòng phỏng vấn. HỒ SƠ XIN VIỆC: – khi gửi tờ khai lý lịch, các bản sao chứng chỉ, văn bằng đến công ty ứng tuyển bạn nên sắp xếp các giấy theo thứ tự hợp lý. Các giấy tờ bản sao nên photocopy rõ ràng, trên giấy trắng tốt. Nên dùng các kẹp giấy để phân định rõ các tài liệu. Có thể bỏ tất cả vào một bì thư lớn trang nhã, ghi địa chỉ rõ ràng có dòng chú thích HỒ SƠ XIN VIỆC (JOB APPLICATION) bên ngoài. Toàn bộ cách trình bày của bạn cần gây ấn tượng tốt đẹp với người nhận và đọc hồ sơ của bạn. Điều này có lợi khi bạn đến phỏng vấn. KẾT LUẬN: CẦN MỘT TRIẾT LÝ LẠC QUAN Nộp đơn xin việc hay đi phỏng vấn là một điều hết sức bình thường của một xã hội phát triển và năng động. Nhiều người chủ doanh nghiệp, những người sẽ phỏng vấn bạn trước đây cũng từng đi xin việc, họ cũng có bao bối rối vụng về và họ đã vượt qua. Nói cho cùng họ là những người có thực lực. Nếu bạn tin ở khả năng mình, cố gắng chuẩn bị tốt chừng nào hay chừng ấy, bạn có quyền hy vọng rằng, dù gặp một vài thất bại
  17. nhỏ lần này lần khác, cuối cùng bạn sẽ tìm được chỗ thích hợp nơi mà khả năng của bạn được ghi nhận và được phát triển. Nếu bạn giành được một chỗ làm, thì đó không phải là nhờ tấm lòng từ thiện của một ai đó. Nó không phải vì bạn là người tuyệt vời nhất mà không ai có thể thay thế. Đơn giản chỉ là bạn đã vượt qua những yêu cầu nhất định của một người tuyển dụng nhất định. Những yêu cầu này không giống nhau cho những công ty khác nhau. Điều này giải thích tại sao một người bị từ chối ở một trí thấp trong công ty này có thể được nhận vào một chức vụ quan trọng ở doanh nghiệp khác. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra chỗ thích hợp cho mình. Điều đó đòi hỏi sự cố gắng và kiên nhẫn. Và rất thường là phải qua nhiều hơn một lần phỏng vấn. Và khi bạn được một công ty mời phỏng vấn lần thứ 2, bạn đừng nên bực mình hoặc vui quá sớm: bạn cứ phải tỏ ra tươi tắn và nhẩn nại như ban đầu. Anh F. hơi bực mình, và ít nhiều có ý bỏ cuộc, khi được mời phỏng vấn lần thứ 3 trong vòng 2 tuần. Rốt cuộc anh quyết định cố gắng một lần nữa. Khi kết thúc buổi phỏng vấn anh ngạc nhiên được đề nghị một chức vụ và mức lương cao hơn những người cùng đợt. Bạn cứ cho là mình có thể bị từ chối. Có thể
  18. người ta sẽ không gửi thư phúc đáp như đã hứa. Có thể lần này những lời sốt sắn mà bạn đặt nhiều hy vọng nhất đã không mang lại kết quả (hay chính xác hơn là chưa mang lại kết quả). Cứ sẵn lòng chấp nhận nhưng điều xấu nhất, nhưng bạn luôn giữ vững niềm tin của mình, không bao giờ đánh mất phẩm giá của mình. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, vấn đề đời sống & việc làm cũng luôn gặp phải những thời kỳ trì trệ như nhau. Và ngay cả những người tài năng nhất cũng có lúc chịu tạm thời thất nghiệp. Điều qua trọng là chúng ta không được thoái chí. Bạn cùng đã có những thời kỳ ttoost đẹp với những cống hiến cho xã hội. Hãy tin rằng khó khăn tạm thời này rồi sẽ qua đi. Nếu kiên nhẫn, cuối cùng bạn sẽ tìm được vị trí của mình, nơi bạn có thể phát triển năng lực đúng mức. Chúc bạn may mắn.
  19. Created by AM Word2CHM
  20. Phần 2. HƯỚNG NGHIỆP 101 NGÀNH NGHỀ SỔ TAY HƯỚNG NGHIỆP NGHỀ GÌ, LÀM GÌ? BÁC SĨ THÚ Y (Veterinanan) Vai trò của b ác sĩ thú y là săn sóc, chữa b ệnh cho loài vật b ị thương, giúp chúng chống lại các b ệnh hay lây. Học cũng có những lời khuyên, dạy b ảo cho các nhà nuôi gia súc trong vùng. Bác sĩ thú y đảm đương các công việc sau: – người thầy thuốc lo chăm sóc, chữa bệnh cho loài vật. Ở thành phố bác sĩ thú y chăm sóc gia súc như chó, mèo… cả chim chóc, các loài vật ở sở thú. Ở thôn quê, bác sĩ thú y săn sóc gia cầm, gia súc: trâu bò, lợn, gà vịt. Bằng những phương pháp đặc biệt, bác sĩ nghe bệnh, điều trị, có khi tiến hành cả những cuộc giải phẫu cho loài vật. – chống lại các nạn bệnh dịch, bác sĩ thú y ban bố những lời khuyên bảo vệ vệ sinh, thực hiện những cuộc chích ngừa phòng bệnh, có khi áp đặt các biện pháp cách ly kiểm dịch. Nghề này có tầm hoạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2