intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với giới văn nghệ sĩ Việt Nam - 1

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

147
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với giới văn nghệ sĩ Việt Nam 1 Sự ra đi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã để lại sự tiếc thương sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè thế giới, trong đó có các văn nghệ sỹ Việt Nam. Ông Sáu Dân là “Mạnh thường quân” của kiến trúc Đó là những suy nghĩ về nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt của KTS Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng tư vấn kiến trúc của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với giới văn nghệ sĩ Việt Nam - 1

  1. Sự gần gũi & gắn bó của ông Võ Văn Kiệt với giới văn nghệ sĩ Việt Nam 1 Sự ra đi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã để lại sự tiếc thương sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè thế giới, trong đó có các văn nghệ sỹ Việt Nam. Ông Sáu Dân là “Mạnh thường quân” của kiến trúc Đó là những suy nghĩ về nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt của KTS Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng. Ông Luyện tâm sự: “Đối với kiến trúc, thì có thể nói rằng, hầu hết các vị lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm, vì kiến trúc là ngành nghệ thuật đặc thù. Các công trình kiến trúc “đập” ngay vào mắt người ta, và có tác động rất lớn đến không gian sống của cả cộng đồng... Ở ông Sáu Dân (tức nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt) có một điều đặc biệt là ông không chỉ quan tâm đến những vụ việc cụ thể trong kiến trúc, mà còn quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng các thể chế về kiến trúc để giúp cho kiến trúc được quản lý tốt hơn. Ông đã xây dựng nề nếp trong kiến trúc. Khi chúng ta bắt đầu phát triển đô thị, cứ rập r ình nói đến mô hình quản lý kiến trúc đô thị. Sau khi tìm hiểu, ông đã quyết định việc thực hiện mô hình Kiến trúc sư trưởng ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, để rồi sẽ
  2. nhân rộng ra. Ông quyết định chức danh KTS trưởng do chính ông – người đứng đầu Chính phủ - bổ nhiệm, để nâng cao vị thế của Kiến trúc sư trưởng trong quan hệ làm việc với các ban ngành khác. Bởi lẽ, việc quản lý kiến trúc thường “đụng chạm” đến rất nhiều ban, ngành... Cái nhìn ấy của ông là rất chuẩn xác. Đương nhiên để phát huy được hiệu quả mô hình này còn phụ thuộc vào việc triển khai thực hiện như thế nào... Khi chuyển sang cơ chế thị trường, thì cũng đặt ra vấn đề Nhà nước cần quản lý chung về kiến trúc như thế nào. Tôi nhớ trong kỳ họp Quốc hội năm ấy (KTS Nguyễn Trực Luyện nguyên là Đại biểu Quốc hội), đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng chúng tôi ngồi hàng ghế thứ 2, sau lưng hàng ghế dành cho các đồng chí lãnh đạo. Tôi đã chuẩn bị sẵn một tờ trình, trình bày sự cần thiết phải có một cơ quan tư vấn giúp Chính phủ, Nhà nước trong các quyết định trên lĩnh vực kiến trúc. Tôi đã gửi tờ trình này tới ông. Và sau đó thì như chúng ta đã biết, Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng đã được thành lập. Trong thời kỳ đầu Đổi mới, các Hội VHNT gặp nhiều khó khăn. Trong một buổi làm việc với các Hội - tôi nhớ là tại sảnh tầng 2 của Hội trường Ba Đình - chúng tôi nêu lên các vấn đề khó khăn của Hội, đề nghị Nhà nước có sự giúp đỡ các Hội, định hướng và động viên cho hội viên của các Hội bằng các giải thưởng định kỳ. Đề nghị đó đã góp phần giúp cho các Hội có giải th ưởng định kỳ (hằng năm, hoặc 2 năm/lần như Hội KTS VN) Ngoài ra, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có rất nhiều quyết định đúng đắn liên quan đến kiến trúc. Chẳng hạn vụ khách sạn Hà Nội Vàng: hàng trăm bài báo lên
  3. tiếng, nhưng nhiều cơ quan vẫn quyết tâm làm. Lúc bấy giờ ông Kiệt vừa đi công tác miền Nam ra, đã triệu tập ngay một cuộc họp và rồi ông đưa ra quyết định phải đình ngay công trình này lại để bảo vệ cảnh quan Hồ Gươm: Hà Nội phải thuyết phục nhà đầu tư đình công trình lại, nếu cần phải đền bù cho người ta, thì đền bù! Tôi nhớ có một NXB nào đó có xuất bản cuốn “Ấn tượng Võ Văn Kiệt”, sau đó họ muốn bổ sung thêm một phần nữa nói về quan hệ giữa Võ Văn Kiệt với các giới. Và họ có đặt tôi viết một bài về mối quan hệ giữa Võ Văn Kiệt với giới KTS. Tôi có viết một bài gửi cho NXB đó, rồi sau đó tôi lại gửi một bản copy đến ông. Nhân dịp đi công tác TP.HCM, tôi không nhớ là nhân việc gì nữa, tôi có được ông mời đến nói chuyện. Trong câu chuyện, ông có nói rằng: “Tôi có đọc bài viết của ông rồi, viết có vẻ tâm tư quá!” Bài viết đó, tôi cũng kể lại một số chuyện như tôi vừa kể trên. Tôi cũng có nhấn mạnh rằng, kiến trúc cũng như các ngành nghệ thuật trên thế giới, ở nước nào cũng vậy, chỉ phát triển mạnh được khi có được những “Mạnh thường quân”. “Mạnh thường quân” của từng công trình kiến trúc là ông chủ đầu tư, nhưng ở tầm quốc gia, thì “Mạnh thường quân” của kiến trúc chính là người đứng đầu Chính phủ. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là “Mạnh thường quân” của kiến trúc! Kỷ niệm của giới văn sĩ với anh Sáu Võ Văn Kiệt Đó là kỷ niệm của Nhà văn Lê Văn Thảo (Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM): Trong chiến trường chống Mỹ, tôi cũng nh ư mọi người ngay từ những ngày đầu biết đến anh Sáu Võ Văn Kiệt như một người lãnh đạo sáng suốt năng động, nhìn xa trông rộng, quyết đoán trong những tình huống cực kỳ khó khăn khẩn cấp, và
  4. nhứt là rất ưu ái với thanh niên và văn nghệ sĩ, lớp người mỏng manh nhạy cảm hơn những người khác. Có chuyện như thế này. Đầu những năm 60, anh Sáu lúc đó tên là Chín Dũng, là bí thư khu Sài Gòn Gia Định (I4), căn cứ đóng ở Củ Chi, nhân một chuyện phải lo cho một anh em văn nghệ sĩ, để chứng tỏ văn nghệ là quan trọng, anh đã nói với cấp ủy đó như thế này: “Mấy anh nói chính trị một chỗ, tôi đem đoàn văn công diễn chỗ khác, thử coi người dân đi nghe ai”. Chỉ là cách nói ví von, mỗi ngành nghề mỗi chức năng khác nhau, nhưng người làm văn nghệ chúng tôi nghe nói vậy cũng thấy nức lòng. Tôi nghe tiếng anh từ lâu nhưng đến năm 1968 mới gặp anh. Năm đó tôi được đưa về trước ở Sài Gòn chờ dự cuộc Tổng tấn công Mậu Thân. Sau nổ súng vài ngày ông Trần Bạch Đằng là thủ trưởng cũ phân công tôi về mặt trận phía Tây Nam, ở với tiểu đoàn Một của ông Tư Thân đánh vào Sài Gòn. Ngay ngày đầu tiên đã gặp khó khăn, các mũi đánh vào các cơ quan đầu nảo giặc đã bị tiêu hao nặng, địch phản công dữ dội càn quét bắn phá suốt ngày đêm, các đơn vị ta chống trả trong tình cảnh cực kỳ khó khăn, địa hình ngập nước, thiếu súng đạn, lương thực và nước ngọt. Buổi sáng hôm đó ở xã Hưng Long huyện Cần Giuộc, trời còn tờ mờ nghe tiếng trực thăng chúng tôi chạy ra bám lấy ven lá dừa nước vừa lúc trực thăng ào tới bắn xối xả, tôi ngồi dưới công sự ghìm súng bắn trả. Bỗng có ai đó chỉ tay nói: “Ông Võ Văn Kiệt kìa!”. Tôi ngưng bắn quay lại nhìn thấy một người trung niên gầy gò
  5. bận quần cụt đang lội trong ven lá lấp xấp nước, không khác mọi người chung quanh. Tôi thực sự ngỡ ngàng” “Ông Võ Văn Kiệt nổi tiếng như vậy đó sao?”. Nhưng chỉ như vậy thôi, đó là lần đầu tiên tôi gặp anh, thoáng chút cảm động thấy anh cũng giống như tôi, như mọi người. Nhưng sau này mỗi lần nhớ lại kỷ niệm ấy tôi càng thấy buổi gặp gỡ thêm quí giá; tôi đã biết được một con người lỗi lạc của đất nước trong giây phút hiếm có nh ư vậy. Tôi có nhiều năm tham gia chiến đấu trong quân đội, dự nhiều trận đánh lớn vào sinh ra tử, dễ cảm động với người cùng đồng cam cộng khỗ, nhứt là với người chỉ huy cấp cao như vậy. Anh Sáu là người lãnh đạo đất nước lo chuyện lớn, anh cũng lo nhiều chuyện nhỏ, hiếm có người lãnh đạo cấp cao nào sâu sát đến vậy. Sau này về thành phố chính anh thường xuyên theo dõi giúp đỡ giới văn nghệ, sáng lập ra các hội văn nghệ trong đó có hội nhà văn tôi đang công tác. Trước mắt tôi giờ đây, anh là một con người hiếm có, cống hiến cho đất nước từ buổi thiếu thời. Cho đến thời gian gần đây, dù đã về hưu, anh vẫn không một ngày ngừng nghỉ theo dõi hiện tình đất nước, viết nhiều bài báo nêu những ý kiến góp ý xác đáng đầy trăn trở ưu tư. Hiếm có lắm! Một trái tim lớn đã ngừng đập, nhưng nhớ lại những bài báo ấy, vừa mới đây thôi, về kinh tế, về văn hóa về con người, tôi có cảm giác trái tim ấy vẫn còn đập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2