intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự sinh sản ở lưỡng cư (thụ tinh)

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

171
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự thụ tinh - Đa số lưỡng cư có đuôi còn hiện tượng giao phối hoan sinh dục trước khi giao phối. Hiện tượng này bao gồm những động tác liên tiếp nhau, tiến hành theo một trình tự nhất định, đặc trưng cho từng loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự sinh sản ở lưỡng cư (thụ tinh)

  1. Sự sinh sản ở lưỡng cư (thụ tinh) 2. Sự thụ tinh - Đa số lưỡng cư có đuôi còn hiện tượng giao phối hoan sinh dục trước khi giao phối. Hiện tượng này bao gồm những động tác liên tiếp nhau, tiến hành theo một trình tự nhất định, đặc trưng cho từng loài. Ở kỳ giông có mào, hiện tượng giao hoan sinh dục bao gồm động tác liên tiếp như sau: trèo lên nhau, cọ thân vào
  2. nhau, sau đó con đực tách rời con cái, uốn thân mình, quật đuôi rồi phóng ra nhiều túi tinh dịch chìm xuống đáy. Hiện tượng giao hoan sinh dục hiếm thấy ở lưỡng cư không đuôi. Ở ếch trèo cây Trung Mỹ (Dendrobates auratus) trước khi giao phối con đực và con cái nhảy nhót hung hăng, con nọ va vào con kia trong khoảng từ 2 - 3 giờ như một trận giao đấu thật sự. Hiện tượng giao hoan sinh dục phức tạp ở chẫu xanh (Rhacophorus nigropalmatus) sống ở Cúc Phương kéo dài trong 7 giờ bao gồm nhiều động tác liên tiếp ở cả con đực và con cái trên 3 môi truờng: cạn, trong nước và trên cây (Trần Kiên, 1970).
  3. - Ở lưỡng cư có đuôi, mùi thơm tiết ra từ những tuyến chung quanh lỗ huyệt của con đực ngoài vai trò làm cá thể cái nhận biết được đối tượng sinh sản của mình, còn có tác dụng hấp dẫn con cái và kích thích đẻ trứng. - Sự giao phối được tiến hành đơn giản ở nhóm không đuôi (cóc, ếch, nhái). Trong khi ghép đôi cá thể đực dùng chi trước ôm chặt lấy con cái, hoặc ôm vào cổ, nách hoặc vào hai bên hông tùy loại. Ở tư thế đó, sau khi con cái phóng trứng ra con đực sẽ phóng tinh trùng vào để thụ tinh cho trứng.
  4. Ghép đôi thụ tinh của ếch (theo Raven) Ở lưỡng cư có đuôi như cá cóc Tam Ðảo, sa giông có mào, giao phối bằng cách cuộn đuôi vào nhau. Do sức ép của thân con cái mà con đực phóng ra túi tinh dịch. Ðể bám chặt vào nhau khi ghép đôi, nhiều loài có da sần sùi như những điểm tựa cần thiết. Hàm cũng là bộ phận giúp con đực bám chặt vào con cái. Ở nhóm không chân và không đuôi có hiện tượng thụ tinh
  5. trong. Ếch giun (Ichthyophis) con đực có một phần dài của huyệt làm nhiệm vụ giao cấu. Một số loài lưỡng cư không đuôi như ếch Mỹ (Ascaphus) có di tích đuôi nhỏ sử dụng như cơ quan giao phối để đưa tinh trùng vào ống dẫn trứng của con cái. Hiện tượng này để thích nghi với môi trường sông. Loại ếch này sống ở những sông, suối có nước chảy mạnh, nên sự thu tinh ngoài hoàn toàn không phù hợp vì trứng và tinh trùng phóng ra sẽ bị nước cuốn đi mất. Hiện tượng ghép đôi có ý nghĩa sinh học quan trọng vì nếu thiếu nó sự đẻ trứng sẽ không bình thường, hoặc con cái không đẻ trứng được, trứng đầy làm vỡ ống dẫn trứng. Ở Lưỡng cư không đuôi sự ghép đôi tạo điều kiện cho sự phóng trứng tinh trùng đúng
  6. lúc bảo đảm cho sự thu tinh, mặt khác do tư thế phù hợp mà tinh trùng phóng ra dễ dàng kết hợp với trứng hơn tỷ lệ trứng được thụ tinh cao hơn. Phản xạ ghép đôi trong mùa sinh dục rất mạnh mẽ. Chúng rất say, không buông nhau ra ngay cả khi ta chạm vào cơ thể chúng. Những vật tròn to vừa bằng một ôm tay lưỡng cư (một khúc gỗ, một hòn đá) đều có thê gây ra phản xạ giao phối ở con đực. Vì thế thường xảy ra hiện tượng ôm nhầm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2