intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sức khỏe cho học sinh-sinh viên

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

6 lời khuyên của bác sĩ Cùng với sự bùng nổ về số lượng thì sức khoẻ của SV đáng là một vấn đề đang quan tâm. Trong khi sức khoẻ quyết định tới sự thành công thì rất nhiều SV lại có những thói quen không tốt cho sức khoẻ. Các chuyên gia của Mỹ đã đưa ra một số lời khuyên và cảnh báo dành cho SV và các bậc phụ huynh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sức khỏe cho học sinh-sinh viên

  1. Sức khỏe cho học sinh-sinh viên 6 lời khuyên của bác sĩ Cùng với sự bùng nổ về số lượng thì sức khoẻ của SV đáng là một vấn đề đang quan tâm. Trong khi sức khoẻ quyết định tới sự thành công thì rất nhiều SV lại có những thói quen không tốt cho sức khoẻ. Các chuyên gia của Mỹ đã đưa ra một số lời khuyên và cảnh báo dành cho SV và các bậc phụ huynh. 1.Dịch vụ kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ:
  2. Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh cũng có nghĩa là phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ. ở hầu hết các trường ĐH đều có bộ phận chăm sóc sức khoẻ cho SV và mọi SV đều phải kiểm tra sức khoẻ ở đây ít nhất hai lần lúc mới nhập trường và lúc ra trường. 2.Sức khoẻ giới tính: Một số SV đã có quan hệ tình dục trong thời gian học ĐH, CĐ. Nh ưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết về vấn đề này. SV cần hiểu rằng các bệnh lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục có thể sẽ trở nên nghiêm trọng không chỉ tại thời điểm đó mà trong suốt cuộc đời họ sau này. Những bệnh lây nhiễm qua sinh hoạt tình dục như bệnh lậu, giang mai, hoa liễu và AIDS lại thường có nguy cơ lây nhiễm rất cao. 3. Stress: Mặc dù các chứng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất nghiêm trọng nhưng nó chưa phải là vấn đề phổ biến nhất. Vấn đề phổ biến nhất đối với SV hiện nay là hội chứng căng thẳng thần kinh.
  3. Một bác sỹ ở Mỹ đã nghiên cứu và kết luận có nhiều nguyên nhân làm cho SV bị căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khoẻ như áp lực về điểm số; bất hoà, tranh cãi với người khác đặc biệt là các SV nội trú; rắc rối về việc sắp xếp thời gian... Các yếu tố này là nguyên nhân dẫn đến lo âu, mất ngủ, ăn uống thất thường. Và khi đã mệt mỏi, kiệt sức thì bạn rất dễ bị mắc nhiều loại bệnh tật. Để tránh stress, bạn nên duy trì các mối quan hệ lành mạnh với bạn bè, thầy cô giáo và đặc biệt nên gặp các nhà tư vấn tâm lý khi có vấn đề phức tạp, họ sẽ giúp bạn tìm được cách đẩy lùi stress. Nếu bạn sống xa gia đình thì nên thường xuyên liên lạc với người thân qua điện thoại, thư từ, e-mail để có một chỗ dựa về tinh thần và cũng để cảnh báo cho gia đình những vấn đề của bạn trước khi nó ảnh hưởng quá lớn đến sức khoẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên chơi thể thao, đi chơi với bạn bè, giao lưu với bạn mới.
  4. 4. Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống là chìa khoá vàng để khoẻ mạnh nhưng có một thực tế là rất nhiều SV tự lập cho mình một chế độ ăn riêng và không phải lúc nào họ cũng đủ hiểu biết để có một lựa chọn lý tưởng. Một cuộc điều tra ở Mỹ cho thấy đa số SV hiểu biết rất ít về dinh dưỡng và sức khoẻ, họ hầu như không biết về lượng chất béo, chất xơ họ ăn mỗi ngày hay những điều tương tự như thế. Các chuyên gia khuyên bạn nên tranh thủ ăn nhanh một cái gì đấy ví dụ như ăn một quả táo trên đường đi học, đó cũng là một giải pháp cho sức khoẻ của bạn. 5. Nguy cơ viêm màng não: Ký túc xá là một trung tâm của SV nhưng việc phải chia sẻ không gian sống, ăn ở và học tập với quá nhiều SV khác có thể làm bạn mắc bệnh viêm màng não. Bệnh này xuất hiện khi vi khuẩn lây nhiễm qua đường hô hấp xâm nhập vào máu. Bệnh viêm màng não lây lan nhanh đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trường học nội trú hay các căn cứ quân sự. 6.Các bậc phụ huynh nên làm gì? Khuyến khích con cái sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của các trường ĐH và CĐ.
  5. Thường xuyên nói đến các thông tin về sức khoẻ để con cái có lựa chọn tốt về vấn đề sử dụng các loại thuốc và các phương pháp điều trị. Tìm kiếm thông tin trên Internet. Hầu hết các trường ĐH đều có một Website riêng trên đó cũng đưa cả các thông tin về bộ phận chăm sóc sức khoẻ sinh viên. Nếu có con cái đi học xa nhà thì cha mẹ nên gửi cho con mình một túi y tế cá nhân có các loại thuốc thông thường như thuốc cảm, ho, tiêu chảy... Hy vọng mang lại cho SV và các bậc phụ huynh một số lời khuyên bổ ích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2