intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy nhược thần kinh

Chia sẻ: Anhtuc_1 Anhtuc_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

123
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suy nhược cơ thể hay suy nhược thần kinh là hai loại bệnh chung chung mà chúng ta thường nghe bác sĩ nói. Khi chưa có đủ những triệu chứng chính yếu để chẩn đoán xác định các bệnh rối loạn thần kinh như lo âu, các phản ứng với stress, cơn ám ảnh sợ quá mức... thì bác sĩ sẽ nói chung chung là bệnh nhân bị suy nhược thần kinh. Chứng suy nhược này cũng là một tên gọi chung cho các bệnh loạn thần kinh khi các bệnh này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy nhược thần kinh

  1. Suy nhược thần kinh
  2. Suy nhược cơ thể hay suy nhược thần kinh là hai loại bệnh chung chung mà chúng ta thường nghe bác sĩ nói. K hi chưa có đủ những triệu chứng chính yếu để chẩn đoán xác định các bệnh rối loạn thần kinh như lo âu, các phản ứng với stress, cơn ám ảnh sợ quá mức... thì bác sĩ sẽ nói chung chung là bệnh nhân bị suy nhược thần kinh. Chứng suy nhược này cũng là một tên gọi chung cho các bệnh loạn thần kinh khi các bệnh này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trong Bảng phân loại bệnh tâm thần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
  3. Ảnh: Shutterstock Tại buổi trò chuyện với người dân về chuyên đề này ở TP.HCM mới đây, các bác sĩ cho biết, suy nhược thần kinh bao gồm như: - Stress - gồm mức độ từ nhẹ đến nặng, kéo dài sau một sang chấn. Một người bị stress nếu vượt qua được thì sẽ trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống (gọi là stress có lợi). Nhưng nếu không vượt qua được thì rất dễ đưa đến trầm cảm, có thể vừa lo âu vừa trầm cảm. - Tiếp nữa là rối loạn lo âu. Đây là dạng bệnh gặp nhiều nhất trong nhóm suy nhược thần kinh. Theo các bác sĩ, biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hồi hộp, đánh trống ngực (dễ bị chẩn đoán nhầm với rối loạn thần kinh tim; ho ặc rối loạn chức năng thần kinh tim). Trầm cảm thường được biểu hiện như: hay buồn chán, mất ngủ, bứt rứt, rề rà, mất hứng thú với công việc, cuộc sống. - K ế nữa là bệnh rối loạn thực thể hóa. Khi một người bị tình trạnG
  4. lo âu không hết, kéo dài có thể xuất hiện các triệu chứng đau không cụ thể ở các cơ quan trong cơ thể. Mà hay gặp nhất là đau ở vùng trước ngực; đau dạ dày vùng thượng vị. Đau như có bệnh thật, lúc này bác sĩ cho làm các chẩn đoán cận lâm sàng như X-quang, CT, MRI, nội soi cũng không phát hiện thương tổn đặc hiệu. Do vậy, đây được xem là rối loạn thực thể hóa, được liệt kê thuộc vào suy nhược thần kinh.
  5. Đ ể phòng ngừa suy nhược, bác sĩ khuyên cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý; ngủ đủ giấc; tập thể dục vận động cơ thể thường xuyên; tránh lạm dụng bia rượu; tránh dùng thuốc kích thích; và trong cuộc sống cần biết lượng sức mình, đ ừng cố vượt quá sức chịu đựng của bản thân; tránh để rơi vào tình huống thù hằn, ích kỷ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2